Chuyên đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

Chuyên đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

Để rèn cho HS lớp 3 có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức, cũng như vận dụng làm tốt các dạng bài toán khác, ngoài việc ôn tập lại các biểu thức đơn là cơ sở để học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3 (biểu thức có 2 dấu phép tính) thì HS phải nắm chắc cách làm từng dạng bài trong chương trình SGK đã xây dựng. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại đã nêu trong phần thực trạng sau khi học các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi tiến hành ôn tập củng cố lại kiến thức, lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài và ra hệ thống bài tập củng cố giúp các em nắm vững kiến thức từng dạng bài và rèn cho các em có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức.

- Các dạng bài tính giá trị biểu thức được xây dựng trong chương trình

SGK Toán 3 gồm có 3 dạng cơ bản như sau:

+ Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia)

+ Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.

+ Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc.

- Đối với dạng bài này, GV tiến hành ôn tập, củng cố lại theo các bước như sau:

+ Bước 1: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học, lưu ý cách làm dạng bài.

+ Bước 2: Vận dụng, làm bài tập củng cố.

a. Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia

* Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ

- Đây là dạng bài tính giá trị biểu thức có 2 phép tính và có quy tắc đầu tiên trong chương trình Toán lớp 3. Do đó, căn cứ vào những tồn tại của các em khi làm dạng bài này, GV đưa ra ví dụ, cách làm, chốt kiến thức cho HS một cách chắc chắn như sau:

- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 dạng biểu thức: (+, -), (- , +), (+ , +),

 (- , -)

Một số em học yếu, không có trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo thì các em chậm hiểu. Cứ nghĩ rằng biểu thức có phép tính cộng, trừ mới thực hiện từ trái sang phải được. Còn biểu thức có phép tính: (- , +), ( + , +), (- , -), thì các em lúng túng không biết cách tính. Từ đó, tôi phân nhóm của từng cách tính giá trị của biểu thức cụ thể hơn, để hướng dẫn các em thực hiện dễ dàng:

Ví dụ: 60 + 20- 5 = 80- 5

 = 75

60 - 20 + 5

 60 + 20 + 5 Học sinh học yếu chậm hiểu thì lúng túng

60 - 20 - 5

Vậy tôi cho học sinh thực hiện 4 cách (có 2 dấu phép tính/1 cách) tính giá trị biểu thức của (+, -), rèn luyện theo nhóm học tập, bảng con, kể cả học tập ở bảng nhóm. Khi các bạn trong nhóm hổ trợ, giúp đỡ mà các em không thực hành được, các em mạnh dạn giơ bảng cứu trợ để thầy ( cô) giáo hướng dẫn các em chia sẻ sự hiểu biết và khắc sâu được kiến thức. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng phải có tính kiên trì, nhẫn nại thì đối với lứa tuổi học sinh lớp 3 mới thực hiện được cách giải thành thạo. Giáo viên hướng dẫn với học sinh rằng: Không chỉ có biểu thức (+ , -) mà cả (- , +), (+ , +), (- , -) . Đều là 1 nhóm của qui tắc, biểu thức (+ , -) trên . Từ đó học sinh hiểu sâu về kiến thức và rèn luyện được kĩ năng giải toán dạng này và kể cả kĩ năng sống mà học sinh học được ở nhóm .

- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 biểu thức:

 

doc 13 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 44Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
1. Các phương pháp dạy học 
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
+ Phương pháp thực hành luyện tập 
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Các hình thức dạy học
+ Tổ chức dạy học theo cặp, theo nhóm
+ Tổ chức dạy học theo lớp
+ Tổ chức trò chơi
+ Tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tổ
3. Phương tiện, đồ dùng dạy học 
 + Việc sử dụng tốt các phương tiện đồ dùng dạy học quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp mới.
 + Bảng con, bảng phụ. Sử dụng phiếu học tập.
4. Một số biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3
4.1. Rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đến kiến thức mới.
- Đây là dạng toán có tính khái quát, tổng hợp. Đối với học sinh học yếu, trung bình và một số em khá giỏi vẫn chưa thông thạo phương pháp giải bài tập này. Tôi dựa vào cơ sở rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia và cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia. Tôi đã ôn luyện các em giải dạng toán này trong những buổi học phụ đạo, bồi dưỡng, tiết học phụ đạo bồi dưỡng cụ thể hoá từng cách của từng nhóm tính giá trị biểu thức trong phạm vi 100, 1000. Vận dụng các biện pháp học sinh thực hành, luyện tập từng bước, nắm bắt và hiểu cụ thể:
4.2. Dạy, ôn tập các dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGK toán lớp 3 (Biểu thức có 2 dấu phép tính):
Để rèn cho HS lớp 3 có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức, cũng như vận dụng làm tốt các dạng bài toán khác, ngoài việc ôn tập lại các biểu thức đơn là cơ sở để học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3 (biểu thức có 2 dấu phép tính) thì HS phải nắm chắc cách làm từng dạng bài trong chương trình SGK đã xây dựng. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại đã nêu trong phần thực trạng sau khi học các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi tiến hành ôn tập củng cố lại kiến thức, lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài và ra hệ thống bài tập củng cố giúp các em nắm vững kiến thức từng dạng bài và rèn cho các em có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức.
- Các dạng bài tính giá trị biểu thức được xây dựng trong chương trình
SGK Toán 3 gồm có 3 dạng cơ bản như sau:
+ Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia)
+ Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.
+ Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc.
- Đối với dạng bài này, GV tiến hành ôn tập, củng cố lại theo các bước như sau:
+ Bước 1: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học, lưu ý cách làm dạng bài.
+ Bước 2: Vận dụng, làm bài tập củng cố.
a. Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia
* Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ 
- Đây là dạng bài tính giá trị biểu thức có 2 phép tính và có quy tắc đầu tiên trong chương trình Toán lớp 3. Do đó, căn cứ vào những tồn tại của các em khi làm dạng bài này, GV đưa ra ví dụ, cách làm, chốt kiến thức cho HS một cách chắc chắn như sau:
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 dạng biểu thức: (+, -), (- , +), (+ , +),
 (- , -) 
Một số em học yếu, không có trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo thì các em chậm hiểu. Cứ nghĩ rằng biểu thức có phép tính cộng, trừ mới thực hiện từ trái sang phải được. Còn biểu thức có phép tính: (- , +), ( + , +), (- , -), thì các em lúng túng không biết cách tính. Từ đó, tôi phân nhóm của từng cách tính giá trị của biểu thức cụ thể hơn, để hướng dẫn các em thực hiện dễ dàng:
Ví dụ: 60 + 20- 5 = 80- 5
	 = 75
60 - 20 + 5
	60 + 20 + 5 Học sinh học yếu chậm hiểu thì lúng túng
60 - 20 - 5
Vậy tôi cho học sinh thực hiện 4 cách (có 2 dấu phép tính/1 cách) tính giá trị biểu thức của (+, -), rèn luyện theo nhóm học tập, bảng con, kể cả học tập ở bảng nhóm... Khi các bạn trong nhóm hổ trợ, giúp đỡ mà các em không thực hành được, các em mạnh dạn giơ bảng cứu trợ để thầy ( cô) giáo hướng dẫn các em chia sẻ sự hiểu biết và khắc sâu được kiến thức. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng phải có tính kiên trì, nhẫn nại thì đối với lứa tuổi học sinh lớp 3 mới thực hiện được cách giải thành thạo. Giáo viên hướng dẫn với học sinh rằng: Không chỉ có biểu thức (+ , -) mà cả (- , +), (+ , +), (- , -) . Đều là 1 nhóm của qui tắc, biểu thức (+ , -) trên . Từ đó học sinh hiểu sâu về kiến thức và rèn luyện được kĩ năng giải toán dạng này và kể cả kĩ năng sống mà học sinh học được ở nhóm .
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 biểu thức:
* Biểu thức chỉ có dấu nhân, chia:
Ví dụ: (x, : ), (: , x), (x , x), (: , :)
- Bốn cách trên cùng một quy tắc. Tương tự như cộng và trừ, nên giáo viên tách từng nhóm cụ thể để khắc sâu vào trí nhớ của học sinh, phân biệt, nhớ kĩ, nhớ lâu và dễ dàng vận dụng vào luyện tập, rèn được kĩ năng giải toán dạng 
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
- Bước 2: Cách trình bày:
- Bước 3: Cách làm dạng bài:
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các
phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. (Cộng, trừ).
+ Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép
tính theo thứ tự từ trái sang phải. (nhân, chia).
+ Lưu ý HS: Nếu trong 1 biểu thức chỉ có 1 dấu phép tính ta vẫn thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải. Biểu thức có dấu (nhân, chia) hoặc (cộng, trừ) có thể dấu chia đứng trước dấu nhân, dấu trừ đứng trước dấu cộng ta vẫn thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.
c. Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia:
- Thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau có 8 biểu thức:
(x , +), (+ , x), (: , +), (+ , :)
(x , - ), (- , x), (: , -), (- , :)
- Tám cách tính (biểu thức) trên cùng một quy tắc.
Ngoài ra, nếu chúng ta không hướng dẫn cụ thể cho các em. Nhiều em sẽ ghi kết quả thực hiện sai, kết quả đúng nhưng cách thực hiện sai hoặc không đúng kết quả.
Ví dụ: 60 + 35 : 5 = 60 + 7
	 = 67 (Thực hiện tính giá trị biểu thức đúng)
	 60 + 35 : 5 = 7 + 60 
 = 67 (kết quả đúng nhưng bước thực hiện sai)
- Nếu các em có thói quen thực hiện sai lệch này, về mặt toán học, lập luận giải trình không đúng, lúng túng. Vậy cần chú ý trường hợp này 
Hoặc:86- 10 x 4 = 76 x 4 
	 = 304 Sai ( học sinh không hiểu bài, không nắm kiến 
 thức, lúng túng)
 86 – 10 x 4 = 40- 86
Vậy thực hiện đúng là: 
86- 10 x 4 = 86- 40
 = 46
Trường hợp này giáo viên phải hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nếu biểu thức có nhân hoặc chia thì phải thực hiện nhân hoặc chia trước rồi phải viết đúng kết quả vừa tính và dấu phép tính còn lại (chưa thực hiện) sang bên phải dấu (=) đúng vị trí.
- Còn phép tính (cộng hoặc trừ) chưa thực hiện thì phải viết lại đúng vị trí như ở đề bài thì kết quả mới đúng. Đồng thời cũng hướng dẫn, rèn luyện cách thực hành ở lớp bằng nhiều hình thức học tập. Bằng phương pháp dạy học này đã thực thi, các đối tượng học tập của lớp đã thành thạo kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
+ Các biểu thức trên đều có 2 dấu phép tính cộng trừ, nhân chia.
- Bước 2: Cách trình bày:
- Bước 3: Cách giải dạng toán:
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện
các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
+ Trong biểu thức có phép nhân, chia đứng sau phép cộng, trừ ta thực hiện
phép nhân chia trước nhưng vẫn viết kết quả đứng sau số thứ nhất (số hạng hoặc số
bị trừ,) như biểu thức ban đầu.
d. Biểu thức có dấu ngoặc đơn:
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: (SGK- trang 82)
(421 – 200) x2 b) 48 x(4 : 2)
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
+ Biểu thức trên đều chứa dấu ngoặc đơn. Biểu thức trong ngoặc có thể là cộng, trừ, nhân, chia.
- Bước 2: Cách trình bày:
a) (421 – 200) x2 = 221 x2 b) 48 x(4 : 2) = 48 x2
 = 442 = 96
- Bước 3: Cách làm dạng bài:
+ Nếu trong một biểu thức mà có dấu ngoặc thì ta thực hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Lưu ý HS: Biểu thức trong ngoặc bất kể là phép tính gì cũng được ưu tiên tính
trước, rồi mới tính phép tính ngoài ngoặc. Tuy nhiên, cần viết đúng thứ tự giá trị của biểu thức khi tính (Biểu thức trong ngoặc viết sau thì khi tính kết quả ta cũng viết sau, giữ nguyên vị trí số thứ nhất theo biểu thức ban đầu).
+ HS khá, giỏi có thể vận dụng giải bài toán kép bằng 1 phép tính.
- Do thói quen không quan tâm đến việc học thuộc nên đa số các em không thuộc các qui tắc tính giá trị của biểu thức. Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 3, việc thuộc qui tắc trên cũng rất cần thiết đặc biệt đối với những em học sinh còn yếu kém. Khi đã hình thành bảng, chúng ta cho các em chép lại qui tắc và yêu cầu phải học thuộc. Các quy tắc đó bao gồm:
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước cộng trừ sau.
+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- Đối với các quy tắc lớp 3, tôi chú trọng đến việc thực hiện đúng quy tắc, mạnh dạn tổ chức giờ học tập thể lớp đồng thời bổ sung các quy tắc dễ hiểu, dễ nhớ. 
4.3. Nhận xét- đánh giá
- Việc nhận xét, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên theo thông tư 22 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh. Giáo viên sẽ đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung “lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh.
- Ngoài ra, giáo viên cho học sinh tự nhận ét bài của mình, của bạn để học sinh biết khắc phục chỗ chưa đung, học tập được cách làm hay, cách trình bày ngắn gọn của bạn.
PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Tôi đã áp dụng những biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3. Học sinh đã ghi nhớ qui tắc và tìm ra được cách giải, nâng dần hiệu quả tiết dạy môn toán, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, thu hút các em hứng thú học tập, coi 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_giai_toan_dang.doc