Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực cho học sinh Lớp 4 thông qua chủ đề 2 "Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi"

Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực cho học sinh Lớp 4 thông qua chủ đề 2 "Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi"

Biện pháp 3: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là việc làm rất quan trọng của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp.

 Mặt khác, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.Trong mỗi giờ học, các em trong cán bộ lớp thực hiện nhiệm vụ được phân công để cùng giáo viên điều hành, duy trì các nội dung học tập. Chính vì thế cán bộ lớp là công cụ hữu hiệu, một biện pháp giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

*Biện pháp 4: Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp cho các hoạt

 động trải nghiệm .

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau.

Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng, tra cứu sách, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin.), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

 

doc 11 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 14Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp nhằm phát huy năng lực cho học sinh Lớp 4 thông qua chủ đề 2 "Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Do đó người thầy đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tối đa năng lực cho học sinh. 
Cụ thể, sau khi học xong chủ đề 2 “ Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi.”
* Học sinh cần đạt được một số năng lực chung như:
+Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực thẩm mĩ.
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
* Các năng lực đặc thù bao gồm:
+ Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động.
+ Năng lực khám phá và sáng tạo
Để giúp học sinh hình thành được những năng lực nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
+Biện pháp 1: Thiết lập các hoạt động phù hợp với học sinh và phù hợp điều kiện thực tiễn.
Để thiết lập các hoạt động phù hợp khả năng của học sinh và điều kiện thực tiễn thì giáo viên phải nắm vững mục tiêu tiết dạy. Xác định được những phẩm chất, năng lực, kĩ năng nào cần hình thành cho học sinh. Từ đó lập được kế hoạch , thiết kế các hoạt động, các đồ dùng cần thiết phục vụ tiết dạy. Đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng cho thành công của các tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt, hiệu quả, tạo cho học sinh kĩ năng quan sát, tư duy hình ảnh, động nãoBên cạnh đó các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để học sinh hoàn thành sản phẩm phải đơn giản, gần gũi, dễ chuẩn bị như giấy màu, bút màu, kéo, thước, chì tẩy, nan tre, hộp nhỏ,
	*Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động 2: Tìm hiểu về thời gian biểu của các thành viên trong gia đình .
	Giáo viên cần chuẩn bị một trang biểu bảng mẫu cho học sinh quan sát. Gợi ý để học sinh phát hiện được những thông tin có trong biểu bảng như : tên bố, mẹ, anh, chị, em và lịch từ thứ hai đến chủ nhậtTrước khi các em thực hành làm biểu bảng về lịch thời gian làm việc, sinh hoạt của gia đình, giáo viên cho các em hợp tác trao đổi để thống nhất những thông tin có thể đưa vào biểu bảng và cách trình bày một trang trong biểu bảng.
Trình bày thông tin kết hợp với các hình vẽ, biểu tượng. 
*Ví dụ: công việc của bố thì gắn hình ảnh của bố với công việc đó, sau đó học sinh tô màu, trang trí cho sản phẩm thêm đẹp. Học sinh trình bày kết quả thảo luận dưới dạng sơ đồ tư duy, bông hoa,...
	Hoặc hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động yêu thích của các thành viên trong gia đình.
	Ở hoạt động này, các em cần làm được một sản phẩm thể hiện các hoạt động yêu thích của từng thành viên vào cánh hoa và hoạt động cả gia đình yêu thích vào nhụy với hình thức sáng tạo của em có thể là vẽ tranh, hoặc cắt hoa. Có thể gợi ý để học sinh nói với cả gia đình và nơi để sao cho cả nhà đều quan sát được.
	Nguyên liệu, dụng cụ: Giấy A4, giấy màu, bút chì, bút màu, kéo, tẩy, hồ dán, lọ, giỏ để làm giỏ hoa
Thông qua các hoạt động này, học sinh phát triển óc sáng tạo, tính lôgic, óc 
thẩm mĩ, sự khéo léo, tình cảm tốt đẹp
+Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho tất cả các học sinh tham gia nội dung của hoạt động trải nghiệm.
	Chủ đề 2: Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi gồm 10 hoạt động. Dù hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hay trò chơithì mỗi cá nhân học sinh cũng đóng vai trò chủ thể của hoạt động. Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực các hoạt động. 
	*Ví dụ ở hoạt động 4: Lập kế hoạch công việc chung hàng tuần của gia đình.
Học sinh cần nắm được yêu cầu ở đây là Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện sự biết ơn với thầy, cô giáo
Để lập được kế hoạch đòi hỏi mỗi học sinh phải suy nghĩ tìm được những việc làm cụ thể, thời gian thực hiện, cách thực hiện, điều cần lưu ý. Sau đó mỗi em ghi chép lại, tốt nhất là các em nên kẻ bảng để tiện theo dõi và thực hiện. Ví dụ:
Ngày trong tuần
Thời gian
Công việc
Người thực hiện
Ghi chú

Thứ 2

5h00 đến 5h45
TD buổi sáng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và làm việc.
Bố, mẹ, anh, chị, em và bản thân
Tập trong nhà hay ngoài trời
19h đến 19h30
Cùng xem ti vi
Bố, mẹ, anh, chị, em và bản thân
Trao đổi, thảo luận tự nhiên 






Chủ nhật
5h00 đến 5h45
TD buổi sáng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và cùng giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Bố, mẹ, anh, chị, em và bản thân
Trao đổi, thảo luận tự nhiên
11h- 14h
Cả gia đình quây quần ăn trưa và nghỉ ngơi
Bố, mẹ, anh, chị, em và bản thân
Trao đổi, thảo luận tự nhiên
Sau khi lập bảng kế hoạch xong, giáo viên cho các em chia sẻ trong nhóm để các em có cơ hội trình bày các việc làm tốt của mình với bạn, thông qua đó, các em cũng tham khảo được những việc làm tốt của bạn. Từ đó có thể bổ trợ kiến thức học hỏi lẫn nhau cũng như động viên khích lệ những việc làm tốt của nhau.
Để tạo cơ hội cho học sinh được nói ra những việc làm đó, giáo viên tổ chức 
cho học sinh chơi trò chơi Phóng viên. Một em đóng vai phóng viên đặt câu hỏi cho các bạn để các bạn trả lời. 
Ví dụ:
- Công việc chính của bố bạn là gì?
- Bạn có thích công việc đó không?
- Bạn muốn sau này làm công việc giống bố bạn không?
 Như vậy người hỏi , người trả lời hoặc các bạn khác đều có tinh thần chuẩn bị, đều được tham gia hoạt động.
	Các hoạt động tiếp theo giáo viên luôn theo sát, động viên học sinh tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
	Ở hoạt động 10: Đánh giá
	Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá mình và xin ý kiến đánh giá của bạn về việc em tham gia các hoạt động. Việc đánh giá chính mình và đánh giá lẫn nhau rất quan trọng , giúp các em nhìn lại quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm. Từ đó các em tự rút kinh nghiệm cho bản thân ở các hoạt động tiếp, đồng thời tạo động lực tốt trong học tập.
	Như vậy, ở bất kì hoạt động nào, học sinh cũng tham gia hoạt động. Mỗi em dều có nhiệm vụ riêng của mình. Từ đó dần hình thành cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập. Thông qua đó phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực đánh giá,
*Biện pháp 3: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là việc làm rất quan trọng của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp.
 Mặt khác, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè....Trong mỗi giờ học, các em trong cán bộ lớp thực hiện nhiệm vụ được phân công để cùng giáo viên điều hành, duy trì các nội dung học tập. Chính vì thế cán bộ lớp là công cụ hữu hiệu, một biện pháp giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.
*Biện pháp 4: Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp cho các hoạt
 động trải nghiệm .
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau. 
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học(sử dụng, tra cứu sách, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Ví dụ hoạt động 4: Lập kế hoạch công việc chung hàng tuần của gia đình.
Ở hoạt động này, học sinh vừa làm việc cá nhân (Lập kế hoạch thực hiện những việc làm chung của gia đình), vừa làm việc nhóm (Chia sẻ những việc làm với bạn), vừa tham gia trò chơi (phóng viên).
Hoạt động 8: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
*Chuẩn bị: Các câu hỏi về chủ đề công việc của gia đình (giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị).
	- Cây để treo/gài các câu hỏi.
	- Một hộp đựng các phiếu ghi tên những phần quà (Ví dụ: một tràng pháo tay, một cái bút chì, một cục tẩy,). Một hộp đựng các phiếu ghi các hình phạt (ví dụ: nhảy lò cò một vòng, hát một bài hát,)
	- Các phần quà dành cho người thắng cuộc. 
	+ Cách chơi:
	Học sinh lên lựa chọn một câu hỏi bất kì, đọc cho cả lớp nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi của mình. Nếu trả lời đúng thì sẽ được bốc thăm một phần quà; nếu trả lời chưa đúng thì sẽ bốc thăm một hình phạt.
 Học sinh tự lựa chọn phần quà hoặc hình phạt ở chiếc hộp bí ẩn mà giáo viên đã chuẩn bị
 Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. 
 Đối với chủ đề: Kế hoạch hàng tuần của gia đình tôi, bên cạnh các hình thức
 như tổ chức trò chơi, sân khấu tương tác,giáo viên có thể lựa chọn hình thức
 thi đua giữa các tổ: Hội diễn văn nghệ chủ đề: Công việc.
*Chuẩn bị: 3 tổ, mỗi tổ 2 tiết mục có thể là : Hát, múa, đọc thơ, kịch
Ban giám khảo;
Một bạn dẫn chương trình;
Các tổ thi diễn văn nghệ. Ban giám khảo lựa chọn những tiết mục xuất sắc để tuyên dương.
* Các phương pháp được sử dụng khi dạy chủ đề này là:
+Phương pháp giải quyết vấn đề
+Phương pháp sắm vai
+Phương pháp trò chơi
+Phương pháp làm việc nhóm
* Các hình thức :
+Tổ chức trò chơi
+Sân khấu 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_nang_luc_cho_hoc_si.doc