SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy Tập đọc

Bác Hồ đã từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sáng”. Nói cho hay như thế nào đi chăng nữa mà thực hành dở cũng không mang lại kết quả gì. Việc cần thiết đầu tiên là tôi cố gắng đọc đúng, đọc diễn cảm để khi nghe tôi đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong muốn đọc được như tôi.

Tôi luôn luôn quan sát cách đọc của học sinh, nghe học sinh đọc nghĩa là tôiđã nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của cô giáo. Tôi phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan.

Tôi luôn phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là có sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của cô.

Ví dụ: Sai phụ âm đầu p và b. Tôi hướng dẫn các em phát âm từ: “Phò tá” (SGK TV4 T1). Phần lớn các em đều phát âm “bò tá”. Tôi hướng dẫn như sau: âm /p/ pờ thành /b/ bờ .( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính ,/p/ là phụ âm vô thanh ,/b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/ , tôi đã hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng,một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra.

Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho các em làm lại như trên nhưng phát thành các tiếng khác, từ khác như: đèn pin, Sa Pa .

Qua những lần thực hành như trên, trong các tiết học sau hay những hoạt động khác giống như vậy các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra và phát âm chuẩn hơn.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1489Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phú, đa dạng nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc.
Một vài giáo viên vẫn còn hạn chế về kĩ năng đọc; còn ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. 
Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được, không sữa lỗi cho học sinh kịp thời.
Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy – học phân môntập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của học sinh và phụ huynh trong đối tượng học sinh mình giảng dạy; công tác dân vận chưa được chú trọng.
Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh chưa hoàn thành; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện phát âm đúng đối với học sinh mà chỉ chú trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc độ.
Qua thực tế dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở tổ khối; trong quy mô toàn cấp trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh dân tộc nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em. Đồng thời, tôi luôn tìm tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học làm sao cho các em đọc đạt hiệu quả cao hơn.
Để đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng đọc đúng của học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Tình Thương. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế thông qua tiết Tập đọc của học sinh vào ngày 4/3/2017, bài “Dù sao trái đất vẫn quay”. Kết quả như sau: 
Tổng số HS
Đọc đúng toàn bài
Đọc sai ít lỗi
Đọc sai nhiều lỗi
SL
%
SL
%
SL
%
20
2
10
5
25
13
65
	Tỉ lệ học sinh đọc đúng còn quá thấp (10%) , tỉ lệ học sinh phát âm chưa đúng còn quá cao (65 %). Đây là thực trạng đáng buồn, tỷ lệ học sinh đọc chưa đúng, sai ít lỗi về dấu thanh, vần và sai nhiều chiếm hơn 50% tổng số. Từ thực trạng như thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4. Các giải pháp này tôi đã áp dụng tại đơn vị từ cuối năm học 2016 – 2017; năm học 2017- 2018 và năm học 2018- 2019.
	III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
1.1. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc
Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc. 
 Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, trong các tiết dạy tôi luôn luôn phải nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo.Khả năng nói tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm đúng, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê - đê các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói, khi giao tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, luyện đối thoại. Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho HS. 
 Tồn tại khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Ê- đê là nói thừa hoặc thiếu dấu thanh, đặc biệt nói không có dấu (thanh bằng). Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em. 
	Ví dụ khi dạy bài Tập đọc: Truyện cổ nước mình. Tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ đó. Ví dụ như từ : thương người, truyện cổ,  bằng cách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần,rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em yếu, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó.
	Trong giờ dạy, ngoài luyện đọc, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng. Và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu. Tôi luôn luôn tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc sau đây:
- Lựa chọn tiếng, từ để  tập nói cho phù hợp.
- Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh.
	- Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2. Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy Tập đọc
Bác Hồ đã từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sáng”. Nói cho hay như thế nào đi chăng nữa mà thực hành dở cũng không mang lại kết quả gì. Việc cần thiết đầu tiên là tôi cố gắng đọc đúng, đọc diễn cảm để khi nghe tôi đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong muốn đọc được như tôi. 
Tôi luôn luôn quan sát cách đọc của học sinh, nghe học sinh đọc nghĩa là tôiđã nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của cô giáo. Tôi phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan.
Tôi luôn phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là có sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của cô.
Ví dụ: Sai phụ âm đầu p và b. Tôi hướng dẫn các em phát âm từ: “Phò tá” (SGK TV4 T1). Phần lớn các em đều phát âm “bò tá”. Tôi hướng dẫn như sau: âm /p/ pờ thành /b/ bờ .( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính ,/p/ là phụ âm vô thanh ,/b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/ , tôi đã hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng,một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra.
Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho các em làm lại như trên nhưng phát thành các tiếng khác, từ khác như: đèn pin, Sa Pa..
Qua những lần thực hành như trên, trong các tiết học sau hay những hoạt động khác giống như vậy các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra và phát âm chuẩn hơn.
Tùy theo từng bài mà tôi đọc cả bài hay từng đoạn. Đọc vào đầu tiết hay cuối tiết, tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ tôi đọc, nói đều phải chuẩn mực.
Có nhiều cách đọc mẫu: 
+ Đọc mẫu toàn bài: để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh
+ Đọc câu, đoạn: giúp học sinh nhận xét, giải thích và tìm ra cách đọc.
1.3. Tăng thời lượng cho những tiết luyện đọc
Thực hiện theo hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi luôn căn cứ vào tình hình của lớp để lên kế hoạch dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài, tôi tăng thời gian các tiết Tập đọc để nhằm mục đích rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh và tạo điều kiện cho tất cả các em, em nào cũng có cơ hội được đọc.
Ví dụ: Số lượng câu trong mỗi tiết để học sinh tập đọc cũng như nội dung cần thiết cho học sinh đọc do tôi lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng của lớp.
1.4. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp.
* Đọc đúng các vần:
Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu mà cần rèn cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Ví dụ:
- Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh: “con hươu” vần “ươi” không đọc là con “hiêu” vần iêu, “về hưu” không đọc là “về hiu” vần “iu”, “uống rượu” vần “ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo...”
- Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó.
- Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi còn luyện đúng dấu thanh. Đây là lỗi cơ bản nhất của học sinh đan tộc thiểu số.
+ Đọc đúng dấu thanh.
Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai nghĩa của câu. Đặc biệt các em học sinh dân tộc thiểu số thì thường đọc không dấu. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như:
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” - Tiếng Việt lớp 4 - phần I.
- Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn.
- Giáo viên gọi một số học sinh đọc.
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa.
- Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng.
- Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh.
Chẳng hạn như:
“Tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “Tặc lưới” thanh sắc.
“Giận dữ” thanh ngã không đọc là “Giận dứ” thanh sắc.
“Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “Dúng cảm” thanh sắc....
Chú ý: Trong mỗi tiết tập đọc tôi dạy, việc phát hiện lỗi phát âm của bạn, giáo viên cần hướng dẫn các em đưa ra lời nhận xét tế nhị làm sao cho các bạn không mất đi sự tự tin. Sự tập trung học tập của học sinh dân tộc chưa cao nên tôi thường tổ chức thi đua hái hoa điểm tốt bằng trả lời miệng những câu hỏi dễ để học sinh yếu cũng tham gia trả lời tốt giúp các em tự tin vào bản thân để tiếp tục có hứng thú học tập. 
1.5. Rèn đọc cho học sinh trong các tiết học khác
	Kĩ năng đọc – nói – viết luôn đi song hành với nhau trong suốt quá trình học tập tiếng Việt. Bởi vì khi các em đọc đúng, nói đúng thì các em mới có thể viết đúng được. Đặc biệt đọc đúng các dấu thanh cũng không kém phần quan trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai sót khi các em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại nhiều lần cho đúng sau đó mới hướng dẫn cho các em cách viết bài.
	Tôi luôn tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở các môn học khác nhau như: Toán, khoa học, Lịch sử, Địa lí, Yêu cầu học sinh khi trả lời câu hỏi của giáo viên phải nói đầy đủ thành phần câu. Nếu là học sinh đọc còn chậm, Tôi thường xuyên gọi các em đọc yêu cầu bài học, bài giải và sửa sai kịp thời. Bên cạnh đó, khi các em trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn và làm mẫu nhiều lần, giúp các em rèn kỹ năng nói. Còn học sinh có khả năng hoàn thành tốt thì tôi gợi ý để các em có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung yêu cầu của bài.
2. Luôn đổi mới phương pháp dạy học.
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Để góp phần giúp đỡ người học thành công, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới các phương pháp, nhạy bén và sáng tạo sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học: nhóm, đọc phân vai, tổ chức trò chơi, sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với nội dung bài dạy, với điều kiện thực tế của lớp. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tiết Tập đọc cần tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát - nhận xét - ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ dạy bài Tập đọc: Kéo co (Tuần 16, SGK TV4 Tập 1). Khi dạy đến phần đọc nối tiếp đoạn để rút ra từ khó đọc tôi tiến hành như sau:
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1
- Yêu cầu nhận xét bạn đọc
- Học sinh nhận xét bạn đọc sai từ: thượng võ, đấu sức
- Yêu cầu 1 em nhận xét xem là bạn nhận xét như vậy đã đúng chưa? Và một bạn khác nhận xét bằng cách nhắc lại.
- Tôi sẽ là người chốt lại cuối cùng.
2.2. Dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi
Tôi có thể thực hiện hình thức dạy học theo nhóm ở các hoạt động:
+ Kiểm tra bài cũ:
Tôi chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2,3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn, bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.
- Nhóm nhận xét
- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
- Giáo viên nhận xét.
+ Luyện đọc lần 1: Luyện phát âm đúng
- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
- Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.
- Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em đọc chưa đúng.
- Qua báo cáo của các em, giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.
*Tổ chức trò chơi
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh, gắn với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ, thể chất và các phẩm chất đạo đức.
Ví dụ dạy bài Tập đọc: Con chim chiền chiện ( Tuần 33, SGK TV2, lớp 4) 
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ, tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Đọc thơ truyền điện”. Cách thực hiện như sau:
- Chia lớp thành hai nhóm A và B. Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm để dành quyền đọc trước.
- Nhóm nào bốc trúng thăm đọc trước sẽ cử một bạn đọc thuộc lòng câu thơ đầu tiên.
- Sau khi đọc xong thì bạn của nhóm đó có quyền chỉ một bạn bất kì của nhóm kia đọc câu tiếp theo. Tiến hành tương tự để đọc hết bài thơ.
- Nếu thành viên của nhóm nào được chỉ định mà không đọc được hoặc đọc chậm thì nhóm đó thua cuộc.
Hoặc khi dạy bài ôn tập cuối học kì II, nhằm rèn kỹ năng đọc đúng, rõ ràng một đoạn văn trong bài đã học ( Tiếng việt 4, tập 2). Luyện kỹ năng nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học. Tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Nghe đọc đoạn, đoán tên bài”
Ôn tập cuối kì II có các bài tập đọc: Đường đi Sa Pa, Trăng ơitừ đâu đến?, Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Dòng sông mặc áo, Ăng – co Vát, Con chuồn chuồn nước, Vương quốc vắng nụ cười, Ngắm trăng – Không đề, Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo), Con chim chiền chiện, Tiếng cười là liều thuốc bổ, Ăn “ mầm đá”.
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu chơi: Hai nhóm tham gia chơi ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành và bốc thăm để chọn nhóm đọc trước.
- Nhóm bốc được thăm đọc trước mở sách chọn đoạn đọc ( trong số các bài đã nêu trên). Nhóm còn lại nghe để đoán bài tập đọc đã học. Mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc.
- Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi kết thúc trò chơi. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
- Lưu ý là khi nhóm kia đoán tên bài thì không được mở sách giáo khoa, nhóm 1 có thể đọc lại bài của nhóm 2 đã đọc nhưng khác đoạn.
3. Rèn đọc đúng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.1. Sửa lỗi trong giao tiếp thường ngày:	
Khi trò chuyện hay trao đổi vui vẻ với các em, tôi nhắc các em nhận ra lỗi phát âm trong lúc nói rồi nói lại cho đúng. Tôitập thói quen giúp bạn sửa sai trong khi giao tiếp: Phát hiện lỗi sai lẫn nhau, các em kịp thời sửa lỗi cho nhau bằng cách nhắc bạn nói lại; hỗ trợ bạn nói đúng. Đối với những trường hợp bạn mình nói lại mà vẫn chưa đúng, tôi chú ý khen ngợi những em giúp bạn được nhiều trong giao tiếp thường ngày.
Ví dụ: chơi trò chơi nhảy dây. Một em học sinh bảo: “Nhay mêt qua” thì tôi yêu cầu một học sinh phát âm chuẩn lại giúp bạn “nhảy mệt quá”..và tôi tuyên dương cả hai bạn.
3.2. Tổ chức “Đôi bạn cùng tiến”
	Trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “ Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh của lớp, cụ thể:
	+ Những học sinh đọc đúng sẽ giúp đỡ bạn còn đọc sai.
	+ Những bạn học sinh học tốt sẽ giúp các bạn học còn yếu và trung bình
	Để việc thực hiện có hiệu quả, tôi đã chủ động xếp học sinh ngồi gần nhau để học sinh tự sửa khi nói và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc tốt nên làm. Sau từng tuần, từng tháng,tôi tiến hành tổng kết, tuyên dương từng em, từng “Đôi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.
Khác với học sinh bình thường, học sinh dân tộc thiểu số thường không sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Cho nên trong giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. 
	Những nội dung như:
	- Thi đố vui để học, thi đọc đúng, đọc hay.
	- Sinh hoạt ca múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt tập thể. Các trò chơi như kéo co, ai nhanh hơn, bác giao thông thông thái.thật sự làm cho các em thích thú.
	- Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể thao. Vào những phút đầu giờ cho các em thi văn nghệ hát múa với nhau theo tổ và gọi một số em nhận xét và chỉnh sửa lẫn nhau.
	 - Các hoạt động cải tạo môi trường sống như trồng hoa, trồng và chăm sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường,
	 - Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm.
	Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học sinh được giao tiếp bằng Tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, của nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự hướng dẫn tích cực của giáo viên phụ trách và chị Tổng phụ trách Đội. Từ các hoạt động này làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp.
Đối với các em, bất kì học môn học nào, hoặc tham gia một phong trào gì các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn thi đua. Vì thế, giáo viên phải công bằng và đánh giá khách quan, chú ý khích lệ theo sự tiến bộ của từng học sinh để các em tự tin tham gia tiếp các hoạt động sau. Tâm lí các em trong đối tượng này dễ nhàm chán nên tôi phải tìm tòi để thay đổi hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, phong phú hơn. 
Rèn phát âm đúng là yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định trong việc giúp đọc đúng (đọc hiểu) và đọc diễn cảm cho các em. 
3.3. Xây dựng “Tủ sách thân thiện” tại lớp học
	Ngoài những tiết đọc thư viện theo chương trình của nhà trường, tôi tổ chức cho các em xây dựng “Tủ sách thân thiện” ngay trong lớp mình. Tủ sách gồm những cuốn sách, báo, truyện đọc được mượn từ thư viện trường hoặc do các em ủng hộ. Các em tự mang đến, tự sắp xếp, tự bảo quản và truyền nhau đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM.doc