Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác

Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác

Biện pháp cụ thể giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác

3.1. Hình thành quy tắc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác:

 - Cần quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động dạy học theo các phương pháp dạy học linh hoạt để học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi.

 - Tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và công thức tính toán, giúp học sinh hiểu, phân biệt, nhớ lâu.

Ví dụ : Sau khi tìm ra cách tính chu vi hình tứ giác, giáo viên hỏi thêm: Khi tính chu vi hình tam giác và chu vi hình tứ giác ta thấy có điểm gì giống và khác nhau.

 Học sinh trả lời: Giống nhau là: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác đều là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác, tứ giác đó.

Khác nhau là: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh

 Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài 4 cạnh

 - Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh. Coi trọng việc làm rõ mối quan hệ giữa các công thức toán.

3.2. Tập cho học sinh tự giải thích:

 - Đồng thời với các việc làm trêm, giáo viên cần lưu ý: Tập cho học sinh thói quen đặt câu hỏi “Tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Tùy vào tình huống cụ thể mà giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao lại làm như vậy? Có cách nào khác không? Ai có cách hay hơn? Tại sao đúng? v.v

 - Các câu hỏi đó nhắc nhở, thôi thúc các em tìm đến các căn cứ, các cơ sở để giải thích. Từ thói quen trong suy nghĩ, ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt và trình bày.

 

doc 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chốt lại cho học sinh là khó.
 - Giờ học các yếu tố hình học thường trầm, không sôi nổi và khô khan . Học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như: thước, hình mẫu, vật mẫu, phấn màu
 - Một số ít giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng, vụng về khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
 - Một số em chưa ý thức trong học tập.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em. 
 - Việc không giao bài tập về nhà cũng khiến cho ý thức học tập của các em không tốt.
 - Dạy học còn nặng về áp đặt, chưa phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
 - Do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng bài còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em cũng còn chưa tốt dẫn tới ngại làm các bài tập có nội dung về các yếu tố hình học.
II- Giải pháp
 - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh là định hướng chung của phương pháp dạy học toán hiện nay. Mặt khác cần khai thác tính đặc trưng của việc hình thành khám phá kiến thức về nội dung yếu tố hình học.
 - Cần phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh.
 - Giáo viên cần sáng tạo các bài tập khác phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nhằm gây được hứng thú học tập.
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 
1.1. Các phương pháp dạy học 
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
+ Phương pháp thực hành luyện tập 
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
1.2. Các hình thức dạy học
+ Tổ chức dạy học theo cặp, theo nhóm
+ Tổ chức dạy học theo lớp
+ Tổ chức trò chơi
+ Tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tổ
2. Phương tiện, đồ dùng dạy học 
	Việc sử dụng tốt các phương tiện đồ dùng dạy học quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp mới.
Các mô hình hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình tròn.
Sử dụng phiếu học tập.
3. Biện pháp cụ thể giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác
3.1. Hình thành quy tắc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác:
 - Cần quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động dạy học theo các phương pháp dạy học linh hoạt để học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi.
 - Tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và công thức tính toán, giúp học sinh hiểu, phân biệt, nhớ lâu.
Ví dụ : Sau khi tìm ra cách tính chu vi hình tứ giác, giáo viên hỏi thêm: Khi tính chu vi hình tam giác và chu vi hình tứ giác ta thấy có điểm gì giống và khác nhau.
 Học sinh trả lời: Giống nhau là: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác đều là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác, tứ giác đó.
Khác nhau là: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh
 Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài 4 cạnh
 - Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh. Coi trọng việc làm rõ mối quan hệ giữa các công thức toán.
3.2. Tập cho học sinh tự giải thích:
 - Đồng thời với các việc làm trêm, giáo viên cần lưu ý: Tập cho học sinh thói quen đặt câu hỏi “Tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Tùy vào tình huống cụ thể mà giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao lại làm như vậy? Có cách nào khác không? Ai có cách hay hơn? Tại sao đúng? v.v
 - Các câu hỏi đó nhắc nhở, thôi thúc các em tìm đến các căn cứ, các cơ sở để giải thích. Từ thói quen trong suy nghĩ, ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt và trình bày.
3.3. Sắp xếp nội dung bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh.
 - Để làm tốt các dạng toán về chu vi hình tam giác, tứ giác vốn kiến thức của học sinh không có gì ngoài kết luận tính chu vi hình tam giác, tứ giác. Quan trọng là các em sử dụng kết luận một cách linh hoạt để giải quyết yêu cầu của từng bài toán.
 - Ban đầu học sinh rất lúng túng trong việc xác định cách làm. Chính vì thế, giáo viên cần cho các em là quen những dạng thật đơn giản và rèn cách trình bày rõ ràng, chặt chẽ để làm cơ sở cho việc nâng dần mức độ khó.
3.4. Biện pháp giúp học sinh khắc sâu cách tính chu vi tam giác, tứ giác.
a. Rèn luyện trực tiếp
 Khi hình thành xong cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác để trẻ học nhanh và nhớ lâu, không nên bắt trẻ đọc to nhiều lần để nhớ mà nên tuân theo các bước sau:
 - Đọc to thành tiếng 2-3 lần
 - Đọc thầm (đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt qua công thức mà vẫn nhận biết được nội dung cách tính) 2-3 lần.
 - Để trẻ tự đọc thuộc lòng lại cách tính.
 - Các bước trên giúp cho trẻ quen miệng mà nhớ, hiểu nội dung mà nhớ.
 Cũng có thể tạo một chỗ dựa trí nhớ cho trẻ bằng cách ghi bảng, hay ra giấy để trẻ tự nhớ và đọc thuộc lòng.
b. Phương pháp nhắc lại
 Mỗi khi làm bài tập thực hành GV đều yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác. 
3. 5. Rèn kĩ năng trình bày giúp học sinh phân tích bài mẫu kĩ càng nắm được từng bước trình bày bài giải.
Ví dụ: Bài 1: ( Sgk Toán lớp 2 )Tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh là: 
a, 7cm, 10 cm và 13 cm.
- HS nhận xét và rút ra bài giải gồm 3 bước của bài toán có lời văn 
- Khuyến khích học sinh giải theo các cách khác nhau (nếu có thể) để phát huy khả năng sáng tạo, tư duy linh hoạt ở các em.
Ví dụ: Bài 2 phần b, 10 cm, 20cm, 10cm và 20cm
 Sau khi HS làm xong GV khuyến khích HS tìm ra cách giải khác:
 ( 10 + 20) x 2 = 60 (cm) hay 10 x 2 + 20 x 2 = 60 (cm)
- Kết hợp chặt chẽ, đan xen giữa dạy chu vi tam giác, tứ giác với các mảng kiến thức khác nhau trong chương trình.
Ví dụ : Khi làm bài tập thực hành tính chu vi hình tam giác, tứ giác HS phải áp dụng mảng kiến thức số học ( phép cộng hoặc phép nhân)
- Khuyến khích học sinh hỏi ngay và nhờ cô giảng lại những vấn đề chưa hiểu ngay tại lớp.
3.6. Nhận xét – đánh giá
 - Việc chấm, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên theo thông tư 22 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh. Giáo viên sẽ đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung “lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh.
 - Ngoài ra, giáo viên cho học sinh tự chấm bài của mình, của bạn để học sinh biết khắc phục chỗ sai, học tập được cách làm hay, cách trình bày ngắn gọn của bạn.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả đạt được
 - Qua những năm giảng dạy ở lớp 2, với tư cách dạy trên, khi dạy các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2, tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. 
 - Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán hình nói chung và chu vi hình tam giác, tứ giác nói riêng.
 - Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. Thông qua đó hình thành và phát triển kỹ năng, trí tưởng tượng cho trẻ.
2. Bài học kinh nghiệm
 Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy chu vi hình tam giác - chu vi hình tứ giác, ngoài việc sử dụng phương pháp cơ bản là trực quan và luyện tập, thực hành. Tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
 - Tổ chức hoạt động để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu và nắm vững từng yếu tố, từng dạng bài ngay từ đầu.
 - Lựa chọn, sắp xếp hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh và theo 
mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Dạy kỹ các dạng đơn giản, tùy vào mức độ nắm bài của học sinh để nâng dần độ khó.
 - Tập cho học sinh tự giải thích bài làm của mình.
 - Bổ sung một số kiến thức cơ bản được suy luận từ công thức tính chu vi hình tam giác - chu vi hình tứ giác
 - Đối với giáo viên cần thường xuyên chấm chữa bài, kết hợp cho học sinh tự kiểm tra, nhận xét bài của mình, của bạn sau đó giáo viên kiểm tra lại, kịp thời khen ngợi cũng như tìm ra sai sót của học sinh. Có như vậy mới tạo ra hứng thú và niềm tin cho các em.
Tóm lại:
Để bài dạy đạt được kết quả cao nhất. Trước hết người giáo viên phải nắm được phương pháp chung của dạy toán bậc Tiểu học nói chung phần chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác nói riêng. 
Mặt khác giáo viên phải luôn trau rồi không ngừng học hỏi, tìm tòi để có vốn kiến thức vững vàng, phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài dạy, bổ sung các bài toán hay, lý thú để các em có thể lĩnh hội một cách tốt nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm về dạy "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, tứ giác", trong quá trình biên soạn tôi có vận dụng trong thực tế. Tuy nhiên không trách khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp sáng kiến của tôi để tôi được học hỏi nhiều hơn, nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới. 
 Duyệt của BGH TT Yên Lạc, ngày 10 tháng 3 năm 2017
 	 Người viết chuyên đề
 GV tổ 2 - 3 
Giáo án
	Toán
CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Rèn các em tính thành thạo chu vi tam giác, tứ giác
- Hs thêm yêu thích môn toán hình.
II. Chuẩn bị: 
	Hình tam giác, tứ giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, phiếu.
III. Các hoat động dạy học: 
A. Kiểm tra: Cho học sinh chơi trò chơi nhận biết tên gọi một số hình: Hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tứ giác.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hình thành cách tính chu vi tam giác.
- Quan sát lên bảng để nhận diện và đọc tên hình?
- Hình tam giác ABC có mấy cạnh là những cạnh nào?
- Độ dài từng cạnh?
- Độ dài các cạnh của hình tam giác ABC đã cùng đơn vị đo chưa?
- Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC?
+ Tổng độ dài của các 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_ren_ki_nang_t.doc