Chuyên đề Một số biện pháp dạy thực hành cho học sinh Lớp 3

Chuyên đề Một số biện pháp dạy thực hành cho học sinh Lớp 3

 Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế.

 Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy học thụ động sang dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích chuyển sang dạy học bằng cách khám phá; dạy học độc thoại bằng dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân nay dạy học tập trung vào nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung tiến tới dạy học tập trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay dạy học tập trung vào việc học; Dạy kiến thức nay dạy cách học cho học sinh .

 Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành. Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ.

 Bước đầu vận dụng một số phương pháp dạy học làm sao cho học sinh: được tham gia nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều hơn.

 Đó chính là thay đổi nhận thức từ dạy học tập trung vào người dạy chuyển sang dạy học tập trung vào người học. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, . Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em.

 

doc 8 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số biện pháp dạy thực hành cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thông tin trên thế giới do đó môn tin học ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn. Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của môn học này: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật mới tiên tiến như hiện nay; tiếp cận những nền văn hoá tiên tiến khác trên thế giới. 
Môn Tin học tuy không chiếm giữ vai trò quan trọng như các môn khác nhưng đây cũng là môn học là công cụ đắc lực, không thể thiếu trong kỷ nguyên số hiện nay và cũng giúp ích cho các em rất nhiều ở các cấp học trên. Tin học trong thời đại hiện nay ở nước ta được xem như là một môn rất bổ ích thu hút giới trẻ tìm hiểu. Do đó Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy tin học vào ngay từ Cấp Tiểu học.
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, 
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
Dạy tin học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những tiết thực hành. Để việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em. Do đó tôi lựa chọn chuyên đề “Một số biện pháp dạy thực hành cho học sinh lớp 3” nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tăng cường tự học để năng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học môn tin học:
	 Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế.
          	Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy học thụ động  sang   dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích chuyển sang  dạy học bằng cách khám phá; dạy học  độc thoại bằng dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân  nay  dạy học tập trung vào nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung   tiến tới  dạy học tập trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay  dạy học tập trung vào việc học; Dạy kiến thức nay dạy cách học cho học sinh ..
	Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành. Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ...
 	Bước đầu vận dụng một số phương pháp dạy học làm sao cho học sinh: được tham gia nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều hơn.
 	Đó chính là thay đổi nhận thức từ dạy học tập trung vào người dạy chuyển sang dạy học tập trung vào người học. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, ... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em.
2. Giáo viên phải xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và thực hành chính xác và nhanh hơn.
Ví dụ: Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành cho từng nhóm, sau đó hướng dẫn ( theo nhóm) phân tích, sau đó giáo viên thực hiện trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của cô. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Bài 2: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông (thực hành)
- Đầu tiên chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất chiếc tivi (T5/21 – SGKTH4) thì :
+ Các em cần vẽ những gì?
+ Sử dụng những công cụ nào để vẽ?
+ Có cần sao chép hình nào không?
+ Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý hay em thích màu như hình mẫu.
	- Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
	- Nhận xét và bắt đầu cho các em thực hành vẽ.
3. Giáo viên có biện pháp khơi dậy hứng thú học tập đồng thời động viên giúp đỡ học sinh trong giờ học:
Khi dạy thực hành giáo viên cần tạo sự tranh đua giữa các nhóm học sinh bằng cách cho các nhóm thi đua với nhau, sau đó nhận xét bình bầu sản phẩm của các nhóm với để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Ví Dụ: Bài 2: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
Giáo viên yêu cầu các em trang trí hình vuông theo mẫu
	- Chia lớp thành các nhóm (mỗi máy là một nhóm), mỗi nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng
	- Các em của mỗi nhóm thực hành vẽ, nếu bạn nào vẽ tốt ở phần nào thì nhóm trưởng phân công bạn đến giúp sau đó trở về hoàn thành tiếp bài của mình.
	- Như thế thì tất cả các bạn trong nhóm đều vẽ tốt.
	- Giáo viên kiểm tra và cho các nhóm nhận xét bình bầu sản phẩm của từng nhóm sau đó khen gợi nhóm làm tốt và động viên khích lệ kịp thời nhóm có sản phẩm chưa tốt.
4. Sử dụng đồ dùng trực quan để đạt hiệu quả cao hơn trong dạy thực hành:
Giáo viên sử dụng máy chiếu sẵn có để minh cho các em xem, cho học sinh quan sát trực tiếp thì hiệu quả cao hơn.
5. Vận dụng vào tiết dạy thực tế:
BÀI 6: VẼ ĐƯỜNG CONG (TIẾT 1)
I, Mục tiêu 
- Biết công cụ vẽ đường cong trong phần mềm PAINT
	- Biết cách sử dụng công cụ vẽ đường cong để vẽ một số hình liên quan đến đường cong
- Nghiêm túc, thích thú
II, Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1), máy chiếu, máy tính
 - Chuẩn bị phòng máy tính.
* Học sinh: sách, vở, đồ dùng học tập 
III, Hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra các bước để di chuyển hình? 
Gọi 2-3 em trả lời
GV yêu cầu lớp nhận xét.
GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bước 1: Dùng công cụ hoặc công cụ để chọn một vùng bao quanh phần hình định di chuyển
Bước2: Đưa con trỏ chuột vào vùng được chọn và kéo thả chuột tới vị trí mới
Bước 3: Nháy chuột bên ngoài vùng chọn để kết thúc
2, Bài mới :
 - Giáo viên giới thiệu bài ghi tên bài 
* Hoạt động1: Tìm hiểu cách vẽ đường cong
Tìm hiểu về các bước vẽ đường cong: 
Đọc kĩ nội dung sau và kết hợp với quan sát hình ảnh.
GV đưa ra các bước thực hiện.
 B1. Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
 B2. Chọn màu vẽ, nét vẽ.
 B3. Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra. 
 B4. Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa.
Bài tập vận dụng khả năng ghi nhớ:
Bài tập:
Hãy sắp xếp lại các bước sau để được các bước thực hiện vẽ hình bằng công cụ cọ vẽ đúng:
Chọn màu vẽ, nét vẽ.
Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa.
Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
 Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra.
Hoạt động2: Luyện tập (Thực hành)
- Sử dụng công cụ ,hãy vẽ con cá theo ý thích của em. 
+ Yêu cầu HS đọc hướng dẫn trước khi thực hành.
 + HD HS thực hành.
 - Nhận xét bài thực hành của HS.
HS trả lời.
HS khác nhận xét.
HS trả lời.
HS khác nhận xét.
- Học sinh ghi tên bài vào vở, 
* Tìm hiểu về các bước vẽ đường cong: 
- HS đọc, quan sát.
- HS đọc và ghi nhớ.
* HS thảo luận nhóm :
Các bước thực hiện vẽ đường cong:
B1. Chọn công cụ Đường cong trong hộp công cụ.
B2. Chọn màu vẽ, nét vẽ.
B3. Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra. B4. Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa.
* Luyện tập: (Thực hành)
- HS đọc phần Hướng dẫn
- HS làm việc theo nhóm.
- HS bình chọn nhóm nào vẽ đẹp nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung kiến thức của bài học;
- Về nhà các em có thể sưu tầm thêm những bức tranh đẹp, vẽ theo các nét vẽ mà em đã được học và đọc trước bài học tiếp theo.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua việc vận dụng một số biện pháp dạy thực hành cho học sinh lớp 4 vào giảng dạy cho thấy các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập hứng thú, sôi nổi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Khi áp dụng các biện pháp này đã giúp cho giáo viên tự tin hơn trong trình bày kế hoạch giảng dạy, chủ động tổ chức các hoạt động dạy học.
	Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_day_thuc_hanh_cho_hoc_sinh_lop_3.doc