Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Đạo đức Tiểu học)

Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Đạo đức Tiểu học)

– Nhận xét được tính chất đúng– sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt.

– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác.

 

ppt 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 1529Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Đạo đức Tiểu học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
(Đạo đức tiểu học) 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
- Giáo dục công dân ( môn Đạo đức ở cấp T iểu học ) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân ; góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dâ n Việt Nam. 
- Môn Đạo đức ở cấp T iểu học là môn học bắt buộc ; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân , gia đình, quê hương, cộng đồng , nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
1. Đ ảm tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn ; 
2 . Đảm b ả o tính hệ thống ; 
3. C hú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học ; 
4. Chương trình được xây dựng theo hướng mở . 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm ; các năng lực của người công dân Việt Nam , đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội , nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 
2. Mục tiêu cấp T iểu học 
a) Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực : yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân. 
b) Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân ,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu : 
Yêu n ư ớc ; 
Nhân ái ; 
Chăm chỉ ; 
Trung thực ; 
Trách nhiệm . 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù : 
N ăng lực điều chỉnh hành v i; 
N ăng lực phát triển bản th ân ; 
N ăng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội . 
Năng lực 
Cấp Tiểu học 
NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI 
Nhận thức chuẩn mực hành vi 
– Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. 
–Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. 
– Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày. 
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác 
– Nhận xét được tính chất đúng– sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. 
– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 
– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác. 
Điều chỉnh hành vi 
– Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác. 
– Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. 
–Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. 
– Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí. 
Năng lực 
Cấp T iểu học 
NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 
Tự nhận thức bản thân 
– Nhận biết được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. 
Lập kế hoạch phát triển bản thân 
– Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, cách lập kế hoạch cá nhân. 
– Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân. 
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân 
– Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. 
– Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân. 
NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ – XÃ HỘI 
Tì m hiểu các hiện tượng 
kinh tế – xã hội 
– Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu,... 
– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân. 
– Nhận biết được vai trò của tiền ; sự cần thiế t phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền . 
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hộ i 
– Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề đơn giản, phù hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. 
– Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt. 
– Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn	thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn. 
– Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức. 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
a) Nội dung khái quát các cấp học 
Chú thích: kí hiệu (×) biểu thị nội dung giáo dục chủ yếu; kí hiệu (+) biểu thị nội dung giáo dục lồng ghép. 
Nội dung 
Cấp T iểu học 
Cấp T rung học cơ sở 
Cấp T rung học phổ thông 
Giáo dục đạo đức 
Yêu nước 
× 
× 
+ 
Nhân ái 
× 
× 
+ 
Chăm chỉ 
× 
× 
+ 
Trung thực 
× 
× 
+ 
Trách nhiệm 
× 
× 
+ 
Giáo dục kĩ năng sống 
Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân 
× 
× 
+ 
Kĩ năng tự bảo vệ 
× 
× 
+ 
Giáo dục kinh tế 
Hoạt động của nền kinh tế 
× 
Hoạt động kinh tế của Nhà nước 
× 
Hoạt động sản xuất kinh doanh 
× 
Hoạt động tiêu dùng 
× 
× 
× 
Giáo dục pháp luật 
Chuẩn mực hành vi pháp luật 
× 
Quyền và nghĩa vụ của công dân 
× 
× 
Hệ thống chính trị và pháp luật 
t × 
b) Nội dung khái quát cấp T iểu học 
Nội dung 
Lớp 1 
Lớp 2 
Lớp 3 
Lớp 4 
Lớp 5 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
Yêu nước 
Yêu thương gia đình 
Quê hương em 
Em yêu Tổ quốc 
V 
Biết ơn người lao động 
Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước 
Nhân ái 
Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình 
Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè 
Quan tâm hàng xóm láng giềng 
Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn 
Tôn trọng sự khác biệt của người khác 
Chăm chỉ 
Tự giác làm việc của mình 
Quý trọng thời gian 
Ham học hỏi 
Yêu lao động 
Vượt qua khó khăn 
Trung thực 
Thật thà 
Nhận lỗi và sửa lỗi 
Giữ lời hứa 
Tôn trọng tài sản của người khác 
Bảo vệ cái đúng cái tốt 
Trách nhiệm 
- Sinh hoạt nền nếp 
- Thực hiện nội quy trường, lớp 
Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình 
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ 
Bảo vệ của công 
Bảo vệ môi trường sống 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 
Kĩ năng nhận thức, quản lí 
bản thân 
Tự chăm sóc bản thân 
Thể hiện cảm xúc bản thân 
Khám phá bản thân 
Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè 
Lập kế hoạch cá nhân 
Kĩ năng tự bảo vệ 
Phòng, tránh tai nạn, thương tích 
Tìm kiếm sự hỗ trợ 
Xử lí bất hoà với bạn bè 
Phòng, tránh xâm hại 
GIÁO DỤC KINH TẾ 
Hoạt động tiêu dùng 
Quý trọng đồng tiền 
Sử dụng tiền hợp lí 
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
Chuẩn mực hành vi pháp luật 
Tuân thủ quy định nơi 
công cộng 
Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông 
Quyền và bổn phận trẻ em 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 
G iáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp, cụ thể là: 
1. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá , phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
2. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học : giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;... 
3. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả : dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại . 
 4. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội . 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định; giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trìn h. 
1. Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập , sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. 
2. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh , đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng , trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất ; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh. 
3. Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Môn Đạo đ ức  trong chương trình hiện hành 
Môn Đạo đ ức trong chương trình hiện hành 
- Mục tiêu giáo dục Đạo đức trong chương trình tiểu học là giúp học sinh c ó hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức , hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi . 
+ Bước đầu có kĩ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh . 
+ Bước đầu hình thành thái độ , trách nhiệm , tự tin, tự trọng , yêu thương con người . 
- Chương trình môn Đạo đức ở mỗi khối lớp có 35 tiết/175 tiết chiếm 20% thời lượng, mỗi khối lớp có 14 bài, mỗi bài dạy trong 2 tiết. Bên cạnh đó còn có 4 tiết thực hành kỹ năng và 3 tiết dành cho các nội dung giáo dục lịch sử địa phương. 
Tổ chức các hội thảo tập huấn giữa các nhóm đối tượng phụ huynh , giáo viên , cán bộ cộng đồng xã phường ,.. để thống nhất các quan điểm giáo dục và phối hợp giáo dục ; 
Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động chu ̉ động , tích cực thực sư ̣ trên lớp , giáo dục Quyền tre ̉ em kết hợp rèn ki ̃ năng sống cho học sinh , tích hợp giáo dục pháp luật , đạo đức Hồ Chí Minh ; 
Tổ chức viết truyện tranh tạo sự hấp dẫn , sinh động với những hoạt động , hình ảnh của cuộc sống hằng ngày 
Sử dụng tài liệu “Biện pháp giáo dục tích cực trong quản lý lớp học” để cải thiện các mối quan hệ giữa GV – HS – PHHS. 
Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức hướng về cộng đồng nơi các em đang sống để góp phần phát triển mục tiêu giáo dục địa Phương . 
CBQL các đơn vị đều quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy môn học thông qua kế hoạch dạy học của từng cá nhân, dự giờ, qua việc kiểm tra đánh giá học sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_giao_duc_cong_dan_dao_du.ppt