Cách viết Sáng kiến kinh nghiệm

Cách viết Sáng kiến kinh nghiệm

3- Bố cục của một SKKN

a) Mở đầu đặt vấn đề (chiếm khoảng 5  10% tổng số trang)

 Nội dung của phần mở đầu bao gồm:

- Bối cảnh của đề tài.

- Lý do chọn đề tài

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu.

- Điểm mới trong các giải pháp đã tiến hành và kết quả nghiên cứu

b) Nội dung:

b.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:

+ Làm rõ một số khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ chính trong đề tài.

+ Tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết. Có thể dẫn chứng một số quan điểm, kết luận hay đánh giá có giá trị lớn liên quan đến vấn đề chính của đề tài làm cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn trong phần đặt vấn đề.

 

doc 4 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 9487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cách viết Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số khái niệm:
Sáng kiến: Đó là những ý tưởng ới, ý kiếnmowsi cótasc dụng làm cho công việc đợc tiến hành tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm: Là những hiểu biết có được do trải qua thực tế, được tích lũy qua hoạt động thực tế, kiến thức do từng trải mà có.
Sáng kiến – Kinh nghiệm: Có thể hiểu như là những hiểu biết (tri thức) có được nhờ sự tích lũy được về một vấn đề nào đó trong thực tiễn từ những việc đã làm, đã có kết quả và đã kiểm nghiệm, rút ra những ý tưởng mới, cách giải quyết mới về vấn đề đó một cách có hiệu quả hơn, được tác giả viết lại, trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, lôgic.
Sáng kiến kinh nghiệm được đúc kết có thể giúp cho tác giả vận dụng để nâng cao hiệu quả công tác, nếu được phổ biến thì người khác có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề tương tự có hiệu quả hoặc có thể làm cơ sở khoa học để nghiên cứu, mở rộng ứng dụng cho phạm vi lớn hơn.
Sự khác nhau giữa sáng kiến – kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học:
- NCKH:  tìm kiếm, xem xét, điều tra, thí nghiệm (bằng các PP khoa học) ® phát hiện ra cái mới dựa trên cơ sở khoa học. Người NCKH phải dựa vào kinh nghiệm và thực tế khách quan.
- Viết SKKN: Viết lại những việc đã làm có kết quả, viết SKKN chỉ diễn đạt nội dung công việc đã làm, không phân tích sâu bản chất sự việc, hiện tượng. Viết SKKN chỉ là “Tường thuật và phân tích kinh nghiệm”. Có thể xem SKKN bao gồm 2 phần; một là hệ thống những giải pháp được chọn lọc đã tiến hành để giải quyết một vấn đề nào đó đạt hiệu quả tốt, hai là những kinh nghiệm rút ra được khi áp dụng hệ thống những giải pháp đó, những kinh nghiệm nầy có thể đem áp dụng vào những tình huống tương tự
I- Một số yêu cầu cơ bản đối với người viết sáng kiến kinh nghiệm:
Kiên nhẫn, đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian.
Phải thu thập đủ thông tin, số liệu có liên quan tới đề tài SKKN
Phải có trải nghiệm thực tế (SKKN phát sinh từ việc giải quyết vấn đề cụ thể)
Phải có cơ sở lý luận là cơ sở lý luận cho việc tìm tòi giải quyết vấn đề.
Phải có phương pháp trình bày SKKN
III- Các bước tiến hành viết một SKKN
1. Chọn đề tài – Xác định phạm vi, phương pháp nghiên cứu: 
a) Chọn đề tài (đặt tên cho đề tài): 
 Xác định lý do chọn đề tài: Lý do chọn đề tài phải xuát phát từ yêu cầu thực tiễn trong công việc của chính bản thân mình.
 Chọn đề tài trong lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm, đề tài được chọn phải được tác giả thực hiện và kiểm chứng bằng thực tiễn của bản thân. Đề tài được chọn nhằm giải quyết được vấn đề gì trong nhiệm vụ của bản thân, của bộ môn, của tổ, của trường . . . . . . .
 Tên đề tài cần ngắn gọn, súc tích, nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết, không nên lồng nhiều mục tiêu vào đề tài
 Tên đề tài phải thể hiện rõ mục tiêu và định hướng phương pháp nghiên cứu đề tài (dùng động từ hành động để thể hiện mục tiêu và phương pháp).
 b) Xác định phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu. (Đề tài cần tập trung giải quyết cho một bộ phận, một lĩnh vực hoặc một vấn đề cụ thể nào đó trong công việc của người viết), chỉ cần chọn một vấn đề hoặc một khía cạnh cụ thể, sâu sắc nhất để phân tích.
- Giới hạn không gian và thời gian nghiên cứu (thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài (bắt đầu thực hiện lúc nào?)
c) Xác định phương pháp nghiên cứu:
- Về lí luận nghiên cứu tài liệu, giáo trình nào;
- Về thực tiễn thì nghiên cứu theo hướng nào (khảo sát?; điều tra?; thực nghiệm?. . .
- Đề tài thực hiện dựa trên ý tưởng nào của tác giả?
Có thể tóm tắt thêm một số nét mới cơ bản nhất trong các biện pháp đã áp dụng và kết quả đã đạt được trong nội dung của đề tài .
2. Viết đề cương chi tiết 
- Xây dựng một đề cương chi tiết với các đề mục rõ ràng, lôgic, nêu lên những ý cần thiết trong từng đề mục cụ thể.
- Liệt kê những tài liệu có liên quan tới đề tài cần tham khảo.
- Liệt kê những công việc đã thực hiện trong thực tiễn bao gồm: các biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể, các số liệu để dẫn chứng. 
- Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.
3- Bố cục của một SKKN
a) Mở đầu đặt vấn đề (chiếm khoảng 5 ® 10% tổng số trang)
 Nội dung của phần mở đầu bao gồm:
Bối cảnh của đề tài.
Lý do chọn đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Điểm mới trong các giải pháp đã tiến hành và kết quả nghiên cứu
b) Nội dung:
b.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
+ Làm rõ một số khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ chính trong đề tài.
+ Tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết. Có thể dẫn chứng một số quan điểm, kết luận hay đánh giá có giá trị lớn liên quan đến vấn đề chính của đề tài làm cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn trong phần đặt vấn đề.
b.2 Thực trạng của vấn đề:
+ Trình bày những thuận lợi, khó khăn, mâu thuẫn gặp phải trong vấn đề chọn để viết SKKN.
+ Nêu thực trạng về số lượng, chất lượng, điều kiện hoạt động của các đối tượng trong đề tài, lịch sử phát triển của vấn đề đặt ra trong phần mở đầu.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế cần có giải pháp khắc phục và dự đoán hướng phát triển của vấn đề nếu không có những giải pháp mới kịp thời.
b.3 Các giải pháp, biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
+ Trình bày những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để khắc phục hoặc điều chỉnh những hạn chế nêu ra trong phần thực trạng. Nêu rõ các phương pháp thực hiện các giải pháp đề ra.
+ Phân tích ảnh hưởng, tác dụng của từng giải pháp đề ra (có số liệu dẫn chứng quá trình diễn biến của các đối tượng nghiên cứu). 
 + So sánh kết quả đạt được với thực trạng trước đây để chứng minh cho hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đã tiến hành.
+ Nêu những nhận định hoặc đánh giá sơ bộ về hiệu quả của các giải pháp và phương pháp chính đã tiến hành.
b.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Đã áp dụng SKKN (hệ thống những biện pháp đã tiến hành) cho đối tượng cụ thể nào? Những kết quả cụ thể đạt được, những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng SKKN 
c) Phần kết luận: (khoảng 5% tổng số trang)
+ Khẳng định tính thực tiễn, tính khả thi và và hiệu quả của các giải pháp đã tiến hành trong phạm vi áp dụng của đề tài (trong phạm vi đối tượng, điều kiện thực tiễn đã thực hiện), từ đó khẳng định sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp như trên để giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn trong thực trạng đã nêu, rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
+ Ý nghĩa của SKKN đối với việc quản lý, giảng dạy, giáo dục.
+ Hướng phát triển của đề tài, khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN.
+ Những kiến nghị, đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục để đảm bảo cho việc triển khai, ứng dụng SKKN có hiệu quả.
4- Tóm tắt kết cấu của một SKKN
TRANG BÌA : :
Tên đơn vị. CÁC CẤP QUẢN LÝ UBND ; PHÒNG GD-ĐT
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : (Ngắn gọn, cụ thể, bao quát được nội dung của vấn đề nghiên cứu)
Người thực hiện: (Họ và tên, chức danh).......
 Đơn vị công tác:.........................................
NĂM HỌC:
TRANG PHỤ BÌA: Danh mục các chữ cái viết tắt (nếu có)
PHẦN TRÌNH BÀY NỘI DUNG : Phần nầy nên có kết cấu như sau:
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ (Có từ 1 à 3 trang)
(lý do chọn đề tài)
Bối cảnh
Lý do chọn đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
Điểm mới trong kết quả nhiên cứu.
PHẦN II - NỘI DUNG
(Giải quyết vấn đề)
Cơ sở lý luận của vấn đề (không bắt buộc phải có.).
Thực trạng của vấn đề.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của SKKN
PHẦN III – KẾT LUẬN
Những bài học kinh nghiệm.
Ý nghĩa của SKKN
Khả năng ứng dụng, triển khai.
Những kiến nghị đề xuất
TRANG PHỤ LỤC (Nếu có)
TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO.
TRANG MỤC LỤC.
BÌA

Tài liệu đính kèm:

  • docCach viet SKKN.doc