Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn vùng núi cao huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn vùng núi cao huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Tình hình kinh tế chính trị được ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, an ninh quốc phòng đảm bảo. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương về giáo dục và đào tạo ngày càng một sâu sắc hơn. Trải qua 20 năm đổi mới, giáo dục Thường Xuân được mở rộng và phát triển cả về quy mô lẫn mạng lưới, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể:

Quy mô giáo dục phát triển đồng đều ở tất cả các cấp học, nghành học và đã đi vào thế ổn định.

Huyện đã hoàn thành chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS.

Có đội ngũ GV đạt chuẩn tương đối cao.

Cơ sở vật chất có sự chuyển biến tích cực.

 

doc 101 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2556Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn vùng núi cao huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy còn nhiều hạn chế vì đa số các trường chưa được trang bị máy vi tính và đèn chiếu. Mặt khác, GV chưa được bồi dưỡng sử dụng máy vi tính và các thiết bị kèm theo. Bên cạnh đó cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời việc ứng dụng thông tin vào dạy học, điện lưới cũng như mạng Internet ở một số xã chưa có. Vì vậy, đa số GV hiện nay lên lớp vẫn dạy với những thiết bị dạy học hiện đã cũ kỹ, lạc hậu hoặc dạy chay. Tỷ lệ thống kê cho thấy rất nhiều GV chưa thực hiện tốt công việc này thể hiện ở kết quả trung bình và yếu chiếm tới 75,3%
2.3.2.4 Thực trạng kỹ năng sư phạm.
Bảng 8: Thực trạng kỹ năng sư phạm của GV THCS
Các tiêu chí
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án
Tốt
415
65
Khá
215
33
TB
16
2
Yếu
0
0
2. Kỹ năng dạy học trên lớp
Tốt
389
60
Khá
236
37
TB
21
3
Yếu
0
0
3. Kỹ năng quản lý giáo dục học sinh
Tốt
437
68
Khá
172
27
TB
37
6
Yếu
0
0
4. Kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng
Tốt
484
75
Khá
132
20
TB
30
5
Yếu
0
0
5. Kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục, giảng dạy
Tốt
24
66
Khá
198
31
TB
24
4
Yếu
0
0
6. Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề
Tốt
484
75
Khá
138
21
TB
24
4
Yếu
0
0
7. Kỹ năng nghiên cứu khoa học
Tốt
297
46
Khá
212
33
TB
137
21
Yếu
0
0
(Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo Thường Xuân)
* Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án.
Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám Hiệu tất cả GV đều xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần cho hoạt động chính khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp nội dung bao gồm: Giáo án, lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ hoạt động chuyên môn...
* Kỹ năng dạy học trên lớp
Đa số GV có kỹ năng dạy học trên lớp. Tuy nhiên vẫn tồn tại hai vấn đề lớn đó là: Thứ nhất, là một số GV mới ra trường mặc dù đã được kiến tập, thực tập trước khi ra trường nhưng đa số GV chậm thích ứng với việc dạy học trên lớp, rụt rè khi áp dụng kiến thức vừa được học ở trường sư phạm vào trong hoạt động giảng dạy trên lớp; Thứ hai là đối với GV đã dạy học lâu năm không thường xuyên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, thiếu ý thức trao đổi học hỏi, cứ đến giờ thì lên lớp dạy. 
Tóm lại, với những GV được khảo sát cho thấy kỹ năng dạy học trên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học của đa số GV chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Kết quả được thể hiện cụ thể với chỉ đạt 37,5% khá, giỏi, còn lại là trung bình và yếu.
* Kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh
Để đánh giá kỹ năng này thông thường dựa vào khả năng của GV chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và GV bộ môn. Đa số GV có thời gian công tác lâu năm, có nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ em, hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của trẻ thì có cách giáo dục hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Kỹ năng này còn thể hiện ở GV chủ nhiệm người thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với học sinh, người quản lý các em về mọi mặt trong nhà trường trong suốt cả năm học, do đó việc giáo dục các em phần lớn phụ thuộc vào GV chủ nhiệm. Bên cạnh đó GV cũng thể hiện được vai trò của GV bộ môn, ở góc độ đứng lớp mỗi GV bộ môn cũng phải thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, giáo dục các em tiếp thu kiến thức, ý thức tự học, tự nghiên cứu để nắm rõ ý nghĩa của môn học nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập. Kết quả của nhóm kỹ năng này được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có sự phối kết hợp giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn một cách chặt chẽ và thường xuyên, mà còn có sự đùn đẩy né tránh việc giáo dục học sinh. Chưa thường xuyên tổ chức giáo dục cho các em phương pháp tự học và tự quản, có GV ngại nhắc nhở học sinh, làm lơ khi các em vi phạm nội quy, có thái độ vô lễ với thầy cô giáo vì sợ bị phản ứng từ phía phụ huynh học sinh sẽ làm khó dễ cho GV khi có biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn. Từ đó dẫn đến tình trạng hành vi đạo đức của học sinh có chiều hướng xấu đi. Kết quả khảo sát cho thấy có 65% GV được đánh giá là khá, giỏi trong nhóm kỹ năng này, còn lại là trung bình, đặc biệt tỷ lệ yếu vẫn còn tương đối cao chiếm tới 10% trong tổng số GV được khảo sát. Kỹ năng cảm hoá, giáo dục học sinh cá biệt còn nhiều hạn chế.
* Kỹ năng nghiên cứu khoa học 
Thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng như vận dụng những nghiên cứu khoa học (sáng kiến kinh nghiệm) vào thực tiễn còn nhiều bất cập. Phòng GD&ĐT chưa thực dự quan tâm đến hiệu quả, cũng như GV chưa thấy hết lợi ích của việc viết sáng kiến kinh nghiệm vì lâu nay sáng kiến kinh nghiệm chỉ dừng lại ở những trang giấy, chưa được triển khai vào thực tế. Do đó hầu hết GV chưa thật sự thích thú công việc này, mặt khác công việc ngày càng lớn, GV giành nhiều thời gian cho việc soạn giảng, tham gia các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường mà không chú trọng rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Kết quả khảo sát cho thấy ý thức và thực tế của kỹ năng nghiên cứu khoa học của GV có 71% được đánh giá trung bình và yếu. 
* Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề 
Hầu hết GV THCS luôn có ý thức để tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của mình, điển hình là tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, thay sách giáo khoa và bồi dưỡng thường xuyên do sở GD & ĐT tổ chức. Tuy nhiên kết quả thu được từ các lớp tập huấn đó là chưa cao, chưa đáp ứng thực tế đòi hỏi ngày càng cao của dạy học theo phương pháp đổi mới như áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, dạy học phân hoá...
Ngoài ra, đời sống của các thầy cô giáo còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Ngoài giờ lên lớp dạy, ngoài việc vận động phụ huynh và HS, các thầy cô gáo còn phải tham gia sản suất để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Có nhiều nơi, các thầy cô giáo nói vui đùa rằng “buổi sáng làm thầy, buổi chiều làm nông dân”.
Để tự bồi dưỡng, tự đào tạo theo chủ trương của ngành giáo dục là rất khó bởi quỹ thời gian cụ thể của GV giành cho công việc này là rất thiếu, hầu như không có. Kết quả khảo sát cho thấy cụ thể nhận xét trên, chỉ có 58,5% đạt khá, giỏi, còn lại 39% đạt trung bình và 2,5% đạt loại yếu.
2.3.2.5 Thực trạng quản lý chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng các trường THCS
* Xây dựng đội ngũ GV
Hiện nay công tác này còn nhiều bất cập, mặc dù hiệu trưởng các trường được tự chủ về mặt tài chính nhưng hầu hết công tác phân bổ GV do phòng GD&ĐT, phòng nội vụ và UBND huyện chịu trách nhiệm. GV thừa môn này, thiếu môn khác do vậy việc quy hoạch, xây dựng đội ngũ gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng năm GV được phân bổ về các trường không đáp ứng nhu cầu thực tế của các trường làm cho việc phân công gặp nhiều trở ngại khó khăn. Do vậy hiệu trưởng không thể có kế hoạch tổng thể nhằm xây dựng đội ngũ phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nhà trường.
* Quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của GV
Hầu hết việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ được các hiệu trưởng quan tâm cao. Bắt buộc GV tham gia tập huấn thay sách giáo khoa, tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, có viết bài thu hoạch. Bên cạnh đó hiệu trưởng có kế hoạch để GV học nâng chuẩn; Khuyến khích học tin học, ngoại ngữ. Nhìn chung công tác quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của GV được hiệu trưởng các trường quan tâm đúng mức, kết quả mang lại tương đối tốt. 
* Công tác kiểm tra đánh giá GV
Công tác kiểm tra đánh giá GV được thể hiện trong kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này còn nhiều tồn tại ở hầu hết các trường, cụ thể một số trường chưa đánh giá đúng năng lực chuyên môn của cán bộ GV như các trường vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các chuẩn đánh giá, tiêu trí đánh giá chưa bám sát quy định chung và chưa rõ ràng, việc chỉ đạo còn chung chung, chưa cụ thể hoá nội dung kiểm tra, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng giảng dạy còn mang tính hình thức. 
Tóm lại, công tác kiểm tra, đánh giá phân loại GV chưa được chú trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
* Công tác xây dựng và quản lý CSVC- TBDH phục vụ việc dạy và học
Được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành từ tỉnh đến huyện nên việc đầu tư xoá bỏ các phòng học tạm bợ, xoá ca ba, tiến hành xây dựng phòng học kiên cố, trang bị thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học ở các trường THCS trong huyện từng bước được thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên thực hiện công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số các trường hiện nay chưa có các phòng học, thư viện chưa có, nếu có vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chưa đạt tiêu chuẩn. ậ nhiều trường thiếu sân chơi bãi tập vì trường được xây dựng hầu hết ở các sườn núi; hầu hết các phòng không có phòng thí nghiệm thực hành và phòng bảo quản thiết bị dạy học nên việc bảo quản, sử dụng còn gặp nhiều khó khăn. 
Hiện nay cả huyện chỉ có hai trường có phòng học bộ môn đó là trường Dân tộc nội trú huyện và trường THCS thị trấn, còn lại tất cả các trường không có phòng học bộ môn, các phòng học chỉ vừa đủ cho các buổi học chính khóa. 
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thường Xuân
Căn cứ vào việc tìm hiểu, khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thường Xuân. Căn cứ, đối chiếu các báo cáo tổng kết năm học của phòng GD & ĐT, báo cáo đánh giá lộ trình thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Thường Xuân. Tác giả đưa ra một số nhận định về thực trạng chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thường Xuân như sau:
2.3.3.1 Những mặt mạnh và thuận lợi
Tình hình kinh tế chính trị được ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, an ninh quốc phòng đảm bảo. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương về giáo dục và đào tạo ngày càng một sâu sắc hơn. Trải qua 20 năm đổi mới, giáo dục Thường Xuân được mở rộng và phát triển cả về quy mô lẫn mạng lưới, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể:
Quy mô giáo dục phát triển đồng đều ở tất cả các cấp học, nghành học và đã đi vào thế ổn định.
Huyện đã hoàn thành chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS.
Có đội ngũ GV đạt chuẩn tương đối cao.
Cơ sở vật chất có sự chuyển biến tích cực.
Nề nếp kỷ cương trong các nhà trường những năm qua có tiến bộ rõ rệt. Các trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình, dạy đủ các môn theo quy định của Bộ. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm đúng mức.
Huyện Thường Xuân đang trong giai đoạn thực hiện (kế hoạch 5 năm 2006-2010) đề án nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp trên trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV nên chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao hơn. 
2.3.3.2 Những mặt còn hạn chế, khó khăn
 - Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 
Đội ngũ GV thiếu về số lượng, về cơ cấu có nơi thừa, nơi thiếu, thiếu GV có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, thiếu GV nòng cốt cho tất cả các môn. GV chậm đổi mới phương pháp dạy học.
Công tác hướng nghiệp còn kém hiệu quả, bất cập, việc dạy nghề cho HS và người lao động còn lúng túng.
Công tác quản lý giáo dục còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu nhạy cảm trước vấn đề đổi mới giáo dục. 
Cơ sở vật chất nhiều nơi còn thiếu, nhất là các xã vùng sâu, kinh phí hỗ trợ cho xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế. 
Nguồn tài chính còn khó khăn. Việc huy động sức dân chưa cao vì phần lớn nhân dân làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Kết luận
Trên đây là bức tranh toàn cảnh về thực trạng đội ngũ GV bậc THCS của huyện miền núi Thường Xuân. Bằng một số biện pháp nghiên cứu, điều tra, tác giả đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện, chính xác về thực trạng đội ngũ GV THCS của huyện Thường Xuân hiện nay. Nhìn chung, đội ngũ GV ngày càng được kiện toàn về số lượng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, cơ cấu tương đối phù hợp. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ GV còn thiếu nhiều cần tiếp tục được bổ sung, chất lượng còn hạn chế về nhiều mặt, cơ cấu GV chưa phù hợp, có sự chênh lệch về trình độ giữa GV mới và GV lâu năm.những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo bậc THCS, vì vậy cần thiết phải có những chủ trương, biện pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ GV của huyện đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay.
Chương 3
Các giảI pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GV trung học cơ sở trên địa bàn huyện miền núi Thường xuân, tỉnh thanh hóa
3.1. Một số nguyên tắc cho việc đề xuất các giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc các mục tiêu.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS, gắn chất lượng đội ngũ GV THCS với nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Thường Xuân, thực hiện nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND của HĐND huyện khoá 18 về kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Thường Xuân giai đoạn 2006-2010 và chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
3.1.2 Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý GV THCS, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách, điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm của GV THCS. Ngoài ra còn phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, xem xét mối tác động qua lại giữa các giải pháp và yêu cầu thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS.
3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS của huyện Thường Xuân cũng như những huyện có điều kiện kinh tế xã hội giống như huyện Thường Xuân.
3.1.4 Nguyên tắc khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thường Xuân, yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra các giải pháp được đề xuất phải thích ứng với đa số GV, cán bộ quản lý ở bậc THCS.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thường xuân.
3.2.1. Tăng cường giáo dục tư tưởng và giác ngộ cho cán bộ quản lý và GV trong nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn hiện nay.
* Mục đích
Quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đến cán bộ quản lý, GV quan điểm về việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS huyện Thường Xuân.
* Nội dung
Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường.
Đối với các Tổ trưởng chuyên môn.
Đối với đội ngũ GV giảng dạy.
* Biện pháp cụ thể
 3.2.1.1 Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn GV
Đổi mới tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng hiệu lực quản lý nhà nước phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng các trường.
 Phải xem việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS là nhiệm vụ trọng tâm là nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của toàn Huyện. Công tác này phải được phổ biến rộng rãi cho Hiệu trưởng các trường, đến từng GV.
 Phải có kế hoạch thực hiện, kiểm tra, đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm học.
 Nhân điển hình những trường thực hiện tốt công tác quản lý về mặt chất lượng, có những cải tiến trong phương pháp giảng dạy cũng như trong phong trào dạy và học.
 Đánh giá, phân loại cán bộ quản lý các trường trong huyện, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp lại.
3.2.1.2 Đối với các Tổ trưởng chuyên môn
 Tổ trưởng chuyên môn các tổ là lực lượng nòng cốt góp phần tạo nên chất lượng của trường. Do vậy việc bố trí sắp xếp hợp lý đúng người đúng việc, giao quyền quản lý về chất lượng chuyên môn cho họ dưới sự giám sát của ban giám hiệu là điều hết sức cần thiết nhằm tạo tính chủ động, phát huy trách nhiệm của người quản lý hành chính vừa có yếu tố chuyên môn.
 Kế hoạch hoá các sinh hoạt định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cả năm học, hướng về thực hiện nề nếp dạy học căn cứ theo kế hoạch chung của trường và chỉ đạo của ban giám hiệu.
3.2.1.3. Đối với đội ngũ GV giảng dạy 
 Đặc điểm của lao động sư phạm đòi hỏi người GV, nhất là GV THCS phải không ngừng học hỏi, không thoả mãn với trình độ hiện có, thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp. Để thực hiện điều này người GV có thể tham gia các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, bồi dưỡng theo chuyên đề. Điều có tính quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người GV là tự học, tự nâng cao trình độ của mình. Căn cứ trên kết quả đánh giá năng lực nghề nghiệp, mỗi GV cần suy nghĩ, nghiền ngẫm về kết quả đánh giá đó và tìm ra những điều mấu chốt để xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ của bản thân. Việc tự nâng cao trình độ (tự bồi dưỡng) của người GV THCS để đạt chuẩn nghề nghiệp có thể được tiến hành theo các bước: Xác định những mục tiêu tự bồi dưỡng, căn cứ vào kết quả đánh giá người GV THCS, xác định một cách khách quan, trung thực những mặt mạnh và yếu trong hoạt động sư phạm của mình. Đồng thời xác định những mặt mạnh cần phát huy, mặt yếu cần khắc phục. Lựa chọn một hay hai mục tiêu (mặt mạnh và yếu) để có thể học theo một chuyên đề liên quan đến mục tiêu đã lựa chọn. Xác định lộ trình thực hiện những mục tiêu đã được xác định từ đó xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng....
3.2.2. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV hiện có nhằm phát huy sức mạnh nội lực và xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ cán bộ quản lý, GV ở các trường 
* Mục đích 
 Nắm tổng thể tình hình của đội ngũ GV trong toàn huyện về số lượng và chất lượng để có giải pháp sử dụng một cách có hiệu quả đội ngũ hiện có bên cạnh đó có kế hoạch lâu dài.
* Nội dung
Sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV hiện có nhằm phát huy nội lực
Xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ cán bộ quản lý, GV.
* Biện pháp cụ thể
 3.2.2.1. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ GV hiện có nhằm phát huy nội lực. 
* Xác định số lượng GV 
Phòng giáo dục lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá lại tình hình đội ngũ GV trong toàn huyện: Cán bộ quản lý, GV.
Hiệu trưởng báo cáo số lượng cụ thể của trường mình theo độ tuổi, lập kế hoạch xây dựng đội ngũ GV trong năm năm.
Phòng giáo dục xem tổng thể số lượng GV hiện có với định biên chung của ngành để có biện pháp thu hút thêm lượng GV mới, cho chuyển đi những môn thừa GV và hạn chế về trình độ, năng lực sang hoạt động ở một số lĩnh vực khác hoặc vận động nghỉ hưu nếu sắp đến tuổi.
 Bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ quản lý ở các trường một cách phù hợp nhất, mạnh dạn cho cán bộ quản lý không đủ năng lực xuống dạy lớp.
* Giải pháp nâng cao chất lượng 
 Xác định những GV cốt cán, GV giỏi của từng môn học nhằm bồi dưỡng đúng mức, tổ chức buổi hội giảng, hội thảo điển hình nhằm làm cho tất cả các GV học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của những GV này.
Đưa ra giải pháp cụ thể để bồi dưỡng những GV có năng lực chuyên môn yếu, vận động những GV lớn tuổi nghỉ hưu sớm theo Nghị định 132/2007/ NĐ-CP ngày08/8/2007 của Chính phủ.
Phấn đấu 100% cán bộ quản lý phải qua đào tạo
Củng cố đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường, Hiệu trưởng rà soát lại năng lực của nhóm đối tượng này để giữ hoặc thay thế nhằm tạo thế vững chắc, nâng cao chất lượng toàn diện của tổ.
* Xây dựng những giải pháp hỗ trợ khác
Có chính sách khen thưởng, nhân điển hình những GV có thành tích tốt, cho GV đi học nâng cao tay nghề.
Tạo môi trường thuận lợi để GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho việc soạn giảng cũng như trau dồi nghề nghiệp.
Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới.
3.2.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ cán bộ quản lý, GV 
 Sắp xếp lại một cách hợp lý vị trí của từng cán bộ trong tương lai và vạch ra được tiến độ, quy trình thực hiện. Triển khai công tác quy hoạch cán bộ trong toàn ngành theo hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21/10/2008 của Ban tổ chức Trung Ương, thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính Trị về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nói cách khác, quy hoạch chính là sự “khoanh lại” đội ngũ cán bộ quản lý, GV đang công tác và những người kế cận, lực lượng kế thừa để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Nội dung cơ bản của giải pháp này là quy hoạch, sắp xếp lại một cách hợp lý đội ngũ GV đảm bảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docLuận văn chú Thịnh.doc