Biện pháp Thúc đẩy sự tích cực và tự giác học tập của học sinh Lớp 12A2 trường THPT số 1 Sa Pa trước nhiệm vụ của giáo viên giao bằng cách thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ

Biện pháp Thúc đẩy sự tích cực và tự giác học tập của học sinh Lớp 12A2 trường THPT số 1 Sa Pa trước nhiệm vụ của giáo viên giao bằng cách thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ

Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là: 5,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 5,0, độ lẹch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều này đã cho thấy có sự khác biệt rất rõ về tác động của phương pháp đến kết quả học tập ; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm, lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,56. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt.

 Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,02 < 0,05.="" kết="" quả="" này="" khẳng="" định="" sự="" chênh="" lệch="" điểm="" trung="" bình="" của="" hai="" nhóm="" không="" phải="" là="" ngẫu="" nhiên="" mà="" là="" do="" tác="" động,="" nghiêng="" về="" nhóm="" thực="">

 

doc 35 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 572Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Thúc đẩy sự tích cực và tự giác học tập của học sinh Lớp 12A2 trường THPT số 1 Sa Pa trước nhiệm vụ của giáo viên giao bằng cách thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các bài dạy và chuẩn bị giáo án, dự kiến các tình huống xảy ra khi kiểm tra đầu giờ.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về giáo án, các tình huống kiểm tra đầu giờ và dự định triển khai nhóm.
	Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thay đổi kiểm tra đánh giá đầu giờ.
	Lớp đối chứng: Sử dụng phương pháp kiểm tra đầu giờ theo cách thông thường.
	* Tiến hành dạy thực nghiệm.
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa để đảm bảo tính khách quan.
5. Đo lường:
- Kiểm tra trước tác động: Tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút trước khi tác động với 10 câu hỏi trắc nghiệm với cung nội dung và cùng thời điểm.
- Kiểm tra sau tác động: Lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I để đánh giá, bài kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm khách quan.
 	* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
- Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo viên trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. 
IV. Phân tích kết quả và bàn luận số liệu
Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình
5,9
5,0
Độ lệch chuẩn
1,5
1,6
Giá tri p của t-test
0,02
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
( SMD)
0,56
Điểm
Trước
tác động
Sau
tác động
Biểu đồ so sánh điểm trưng bình kiểm tra trước và sau tác động
12A1
12A2
Bảng 7: Thang bậc điểm trước và sau tác động .
Lớp
Thang bậc điểm
Tổng
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
12A2
Trước TĐ
4
7
17
2
30
13,3%
33,3%
50%
3,4
100%
Sau TĐ
3
6
18
5
30
10%
23,3%
56,7%
10%
100%
12A1
Trước TĐ
2
11
14
3
30
6,7%
40%
46,6
6,7%
100%
Sau TĐ
3
9
16
2
30
16,7%
33,3%
43,3%
67%
100%
Số học sinh
Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động
Trước tác động ta đã kiểm tra kết quả của 2 nhóm là tương đương. Sau tác động kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng t- test kết quả p = 0,02 cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Đồng thời qua đồ thị, thấy rõ nhất và ý nghĩa nhất là tỉ lệ học sinh yếu sau tác động của lớp 12A2 giảm nhiều so với trước tác động và giảm nhiều hơn so với lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
So sánh kết quả SMD với bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES)
Ảnh hưởng
Trên 1,00
Rất lớn
0,80 đến 1,00
Lớn
0,50 đến 0,79
Trung bình
0,20 đến 0,49
Nhỏ
Dưới 0,20
Không đáng kể
* Kết luận mức độ ảnh hưởng
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,56 cho thấy sau tác động kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 1 Sa Pa tăng khi thay đổi cách kiểm tra đánh giá đầu giờ là khả quan.
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
* Bàn luận
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là: 5,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 5,0, độ lẹch điểm số giữa hai nhóm là 0,9. Điều này đã cho thấy có sự khác biệt rất rõ về tác động của phương pháp đến kết quả học tập ; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm, lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,56. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là tốt.
	Phép kiểm chứng t-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,02 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
*Hạn chế:
- Thời gian dành cho kiểm tra đầu giờ còn ít vì vậy không thể kiểm tra được nhiều học sinh để thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn..
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng còn khá mới mẻ, tác giả cũng là người lần đầu tham gia nghiên cứu nên kinh nghiệm chưa nhiều.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá là một hoạt động hữu ích, thúc đẩy học sinh tích cực và tự giác hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong các giờ học Vật lý. Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, hạn chế nhiều tình trạng ỷ lại, không chú ý khi đã có bạn lên kiểm tra miệng và trước những nhiệm vụ giáo viên giao. Học sinh thực hiện nghiêm túc vai trò của mình cũng cố gắng chú ý hơn trong giờ học để sẵn sàng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi bổ xung các ý kiến.
Tôi đã quan sát thấy hầu hết học sinh thích được đặt các câu hỏi cho bạn và sẵn sàng trả lời bổ xung ý kiến khi cần thiết. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn, chủ động hơn và mạnh dạn hơn trong việc đặt các vấn đề chưa rõ hoặc chưa hiểu đối với giáo viên và đề nghi giải thích mà trước đây HS vẫn còn rất han chế.
Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra gần đây chỉ ra rằng một số học sinh trong quá trình tham gia hoạt động kiểm tra đánh giá đầu giờ có kết quả học tập tăng lên, sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ rệt hơn ở nhóm học sinh trung bình. Tuy nhiên tôi cảm thấy chưa đầy đủ nếu chỉ đưa ra lý do cho sự cải thiện này là do tác động của việc thay đổi kiểm tra đánh giá đầu giờ.
Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn khả năng học tập của mỗi học sinh, từ đó giúp giáo phân loại đối tượng và có phương pháp dạy phù hợp hơn đối với mỗi đối tượng học sinh. Học sinh cũng thấy được việc tham khảo, giúp đỡ của bạn trong nhiều vấn đề nảy sinh trong học tập chứ không thụ động đợi giáo viên giải thích.
Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá đổi mới các phương pháp kiểm tra đánh giá và các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện làm tăng sự tích cực và chủ động của học sinh trước những nhiệm vụ được giáo viên giao. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu phạm vi lớp học trong giờ Vật lý và những thay đổi hành vi, sự tích cực, tự giác của học sinh đối với việc học môn Vật lý.
Đổi mới kiểm tra đánh giá đầu giờ (kiểm tra thường xuyên) là một trong những vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá được Bộ, Sở GD&ĐT quan tâm hàng đầu hiện nay trong vấn đề từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Những học sinh tham gia tích cực được rèn luyên không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng trình bày giải thích và đặt câu hỏi mà không sợ bị lúng túng trước lớp. Học sinh được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và phối hợp, hợp tác với nhau.
Cuối cùng, Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây cho các giáo viên có mong muốn thực hiện hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá đầu giờ.
1. Để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động kiểm tra đánh giá đầu giờ, Giáo viên nên phổ biến rõ hình thức, yêu cầu, cách đánh giá kết quả, khuyến khích học sinh đưa ra phản hồi nắm bắt tâm tư, thái độ của học sinh trong quá trình thực hiện từ đó thay đổi nội dung, hình thức phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. 
2. Khi giao các nhiệm về nhà cho học sinh cần cụ thể và không quá khó phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú, tích cực hơn ở học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Hội thảo quản lý hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT	Bộ GD&ĐT
2. Một số vấn đề về đổi mới PPDH...........TS. Nguyễn mạnh Cường(ĐHSPHN I)
3. Đề tài” Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS ở nhà trường THPT hiện nay.........................................................TS. Vũ Thị Ngọc Anh( Viện khoa học GD)
4. Một số PPDH tích cực...................PGS. TS. Vũ Hồng Tiến
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT Hè 2012-2013............
...................................................................................................Sở GD&ĐT Lào Cai.
6. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.....Sở GD&ĐT Lào Cai.
7. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
 Sa Pa, ngày 10 tháng 03 năm 2014	
	 Người viết
 Nguyễn Xuân Hùng
VII. PHỤ LỤC
I. BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
MÔN: Vật lí – Khối 12
Thời gian làm bài:15 phút
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Một vật dđđh theo pt: x= 10 cos( (cm).
A. Tần số dđ của chất điểm là 0,4 Hz. 	 B. Tần số dđ của chất điểm là 3 Hz. 
C. Chu kì dđ của chất điểm là 3 s. 	 D. Đáp án khác. 
Câu 2: Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một vật nặng có khối lượng m. Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần thì chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo sẽ
	A. tăng lên 4 lần.	 	 B. tăng lên 2 lần.	 
	C. giảm đi 4 lần.	 	 D. giảm đi 2 lần 
Câu 3: Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất.
	B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
	C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
 D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.
Câu 4: Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang 	 B. Trùng với phương truyền sóng
C. Vuông góc với phương truyền sóng 	 D. Thẳng đứng
Câu 5: Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang 	 B. Trùng với phương truyền sóng
C. Vuông góc với phương truyền sóng	 D. Thẳng đứng
Câu 6 : Biểu thức li độ của dao động điều hoà là x = Acos(wt + j), vận tốc của vật có giá trị cực đại là
	A. vmax = A2w. B. vmax = 2Aw.	 C. vmax = Aw2. D. vmax = Aw.
Câu 7 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kỳ 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy p2 » 10, cho g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo là:
A. 640 N/m. B. 25 N/m	 C. 64 N/m. D. 32 N/m
Câu 8 : Một vật dao động điều hoà, có quãng đường đi được trong một chu kỳ là16cm. Biên độ dao động của vật là:
A. 8 cm. B. 16cm	 C. 4 cm. D. 2 cm
Câu 9 : Một con lắc đơn dao động với biên độ 3cm, chu kì T = 0,4s. Nếu kích thích cho biên độ tăng lên 4cm thì chu kì dao động của nó sẽ là :
A. 0,5 s. 	B. 0,4 s	 C. 0,2 s. D. 0,3 s
Câu 10 : Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là sai. 
	A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng K của lò xo
	B. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
	C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
	D. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
II. BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời biến đổi
A. sớm pha π/4 so với li độ.	B. lệch pha π/2 so với li độ.
C. ngược pha với li độ.	D. cùng pha với li độ.
Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 , cuộn cảm thuần có độ tự cảm (H) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng:
A. 150 V	B. 250 V	C. 100 V	D. 160 V
Câu 3: Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2 và u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 4: Trong chuyển động dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. biên độ; tần số; năng lượng toàn phần	B. lực; vận tốc; năng lượng toàn phần
C. biên độ; tần số; gia tốc	D. động năng; tần số; lực.
Câu 5: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay có dạng i = 2cos100pt (A), điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng 12 V và sớm pha p/3 so với dòng điện. Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
A. u = 12cos(100pt - p/3) (V)	B. u = 12cos(100pt + p/3) (V)
C. u = 12cos(100pt + p/3) (V)	D. u = 12cos100pt (V)
Câu 6: Mạch điện xoay chiều gồm có R = 30W; C = (F); L = (H). Biết điện áp hai đầu mạch u = 120cos100pt (V). Tổng trở và cường độ dòng điện qua mạch là
A. Z = 30W ; I = 4A.	B. Z = 30W ; I = 4A.
C. Z = 30W ; I = 4A.	D. Z = 30W ; I = 2A.
Câu 7: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A. 11V.	B. 440V.
C. 110V.	D. 44V.
Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước với 2 nguồn kết hợp A,B dao động với tần số 100Hz, cùng pha với nhau. Biết AB = 8,7cm và vận tốc truyền sóng là 1,2m/s. Số gợn sóng lồi trong khoảng giữa A và B là:
A. 8 gợn	B. 14 gợn	C. 15 gợn	D. 13 gợn
Câu 9: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
Câu 10: Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là:
A. vận tốc truyền sóng.	B. bước sóng.
C. độ lệch pha.	D. chu kỳ
Câu 11: Một dòng điện xoay chiều có phương trình i = 6cos(100πt - ) (A). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện này là:
A. 3A	B. 3A	C. 6A	D. 6A
Câu 12: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 13: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt - ) (cm). Quãng đường mà vật đi được sao khoảng thời gian t = 2,4s kể từ lúc bắt đầu dao động là:
A. 74,7cm	B. 44,7cm	C. 47,7cm	D. 77,4cm
Câu 14: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos40pt (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là
A. 20.	B. 17.	C. 19.	D. 18.
Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó một vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo chiều dương trục tọa độ. Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Phương trình dao động của quả nặng là:
A. x = 5 cos(40t - ) (cm)	B. x = 5 cos(40t - ) (m)
C. x = 0,5 cos(40t + ) (m)	D. x = 0,5 cos(40t + ) (cm)
Câu 16: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là: u = 5cos2π( - ) mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là:
A. 2cm	B. 2mm	C. 4cm	D. 4mm
Câu 17: Một vật có khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy π2 = 10). Năng lượng dao động của vật là :
A. W = 6mJ	B. W = 6J	C. W = 60kJ	D. W = 60J
Câu 18: Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 10m/s	B. 40m/s	C. 5m/s	D. 20m/s
Câu 19: Đặt một điện áp xoay chiều u =  vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L =  và tụ điện có điện dung C =. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch là
A. A. B. 1A. C. 2A.	 D. A.
Câu 20: Tốc độ của một chất điểm dao động điều hòa bằng 0 khi
A. pha dao động của chất điểm đạt cực đại. B. chất điểm ở vị trí x = ±A.
C. gia tốc của chất điểm bằng không. D. chất điểm đi qua vị trí cân bằng x = 0.
Câu 21: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 200 g và lò xo nhẹ có độ cứng 80 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 4 cm. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 100 cm/s.	B. 60 cm/s.	C. 40 cm/s.	D. 80 cm/s.
Câu 22: Mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 30Ω; ZL = 60 Ω; ZC = 20 Ω. Tổng trở của mạch là:
A. Z = 50 Ω	B. Z = 70 Ω	C. Z = 110 Ω	D. 2500 Ω
Câu 23: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = 4 cos 100 πt (cm) và x2 = 3 cos(100 πt + π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động đó có biên độ là:
A. 7cm	B. 1cm	C. 5cm	D. 3,5cm
Câu 24: Khi chu kì dòng điện xoay chiều chạy qua tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
A. giảm đi 2 lần.	B. tăng lên 2 lần.	C. tăng lên 4 lần.	D. giảm đi 4 lần.
Câu 25: Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là
A. 50 Hz	B. 440 Hz	C. 220 Hz	D. 27,5 Hz
Câu 26: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì
A. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch.
D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 27: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã:
A. Cung cấp cho vật một phần năng lượng đúng bằng năng lượng của vật bị tiêu hao trong từng chu kì.
B. Tác dụng vào vật một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.
C. Kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
D. Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
Câu 28: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2pft, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 29: Một chất điểm dao động điều hòa trên quỹ đạo có chiều dài 20cm và trong khoảng thời gian 3 phút nó thực hiện 540 dao động toàn phần. Tính biên độ và tần số dao động.
A. 20cm; 1Hz	B. 10cm; 2Hz	C. 10cm; 3Hz	D. 20cm; 3Hz
Câu 30: Đặt một điện áp u = 200cos(100pt + p/6) (V) vào hai đầu của một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2/p (H). Biểu thức của cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây là
A. i = 2cos( 100pt + p/3) (A)	B. i =cos(100pt - p/3) (A)
C. i =cos(100pt +2p/3) (A)	D. i =cos(100pt - 2p/3) (A)
	----------- HẾT ----------
III. GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẦU GIỜ
Tiết 7. DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỞNG BỨC
Ngày soạn: 07 / 09 /2013
 Ngày dạy: 10 / 09 /2013
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.
 - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
 - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
2. Kỹ năng:
	- Vận dụng được điều kiện cộng hưởng để giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan và để giải được bài tập tương tự như trong bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 4.3 và một số ví dụ về dao động cưởng bức, hiện tượng cộng hưởng.
2. Học sinh: Ôn tập về cơ năng của con lắc: W = mw2A2.
3. Nội dung tích hợp tiết kiệm năng lượng: Cách duy trì dao động tiết kiệm năng lượng nhất. Cách cung cấp năng lượng hiệu quả nhất cho một hệ dao động trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ: 
 - GV hướng dẫn lại phương pháp kiểm tra đánh giá đầu giờ
	- Gọi một học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh dưới lớp đặt 3 câu hỏi về nội dung bài học trước.
	- Để ý đến nội dung câu hỏi khi học sinh đưa ra để có định hướng đúng nội dung bài học.
	- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét đánh giá câu trả lời, hoặc bổ sung câu trả lời. Nhận xet, cho điểm học sinh.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu dao động tắt dần.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nhận xét về dao động của các con lắc trong thực tế.
 Cho học s

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_thuc_day_su_tich_cuc_va_tu_giac_hoc_tap_cua_hoc_si.doc