Báo cáo tóm tắt SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit

Báo cáo tóm tắt SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit

Giải pháp lập trình trên mạch micro:bit:

Hướng dẫn cho học sinh sử dụng website lập trình phần mềm ứng dụng makecode.microbit.org. Giới thệu về chức năng, cách kết nối mạch micro:bit với máy tính, điện thoại, cách nạp một ứng dụng vào mạch micro:bit. Hướng dẫn học sinh chức năng các khối lệnh: Basic, input, radio, logic, math, functions, arrays, Từ đó, cụ thể hóa cho các em các khối lệnh này dùng để tạo ra những loại ứng dụng nào. Ví dụ: khối show leds trong nhóm basic dùng để tạo hiệu ứng đèn led sáng trên micro:bit, khối lệnh temperature trong nhóm input dùng micro:bit để đo nhiệt độ căn phòng,

Sau khi hướng dẫn xong việc kết nối micro:bit cũng như chức năng các khối lệnh trên micro:bit, giáo viên tạo một ứng dụng mẫu và nạp vào mạch micro:bit cho học sinh xem. Sau đó, cho các em tự xây dựng một ứng dụng theo ý tưởng cá nhân.

- Tính mới, sáng tạo: Giải pháp này lần đầu tiên áp dụng nên có nhiều điểm mới. Học sinh từng bước tiếp cận với việc lập trình ứng dụng. Biết được cách tạo ra một ứng dụng và đưa được ứng dụng đó vào sử dụng trong cuộc sống. Chính vì vậy, kĩ năng lập trình của các em ngày một nâng lên cao hơn cho dù là học sinh tiểu học.

- Tính khả thi: Hiện nay, việc lập trình theo nhóm, chia sẻ công việc cũng như tự mỗi cá nhân phải biết xây dựng một ứng dụng, một sản phẩm tin học là việc làm bắt buộc trong các giờ học tin học ở cấp tiểu học. Chính vì lẽ đó, mà việc sử dụng “Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit” là hoàn toàn khả thi và có thể sử dụng để áp dụng vào việc học, cuộc sống hằng ngày cũng như trong các cuộc thi “Tin học trẻ”, “Sáng tạo thanh thiếu niên Nhi đồng”, . cấp Huyện và Tỉnh.

 

doc 3 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận giải pháp cấp huyện năm học 2020 - 2021
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: NGUYỄN HỮU ÂN.
- Năm sinh: 10/ 08/ 1990; Giới tính: Nam.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tin học.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường TH Vĩnh Trung 4.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy Tin học.
II. Nội dung:
1. Tên giải pháp: “Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit”.
2. Thời điểm áp dụng: Năm học 2020 - 2021.
3. Cơ quan, đơn vị áp dụng: Trường TH Vĩnh Trung 4.
4. Mô tả giải pháp: 
- Nội dung: 
Hiện nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình ứng dụng phát triển nhằm giúp kích thích khả năng tư duy, sáng tạọ cho học sinh. Đồng thời, rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành nhóm và xây dựng ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, sẽ là rất khó khăn cho học sinh tiểu học.
Vì vậy, đầu năm học tôi có ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn về một số giải pháp giúp học sinh của trường lập trình trên mạch Micro:bit.
Đầu năm học, tôi đã có khảo sát để nắm lại khả năng lập trình của học sinh các khối. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng khảo sát về khả năng lập trình của học sinh đầu năm học 2020 - 2021
Khối
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
3
77
17
22%
20
26%
40
52%
4
45
9
20%
15
33%
21
47%
5
44
10
23%
14
32%
20
45%
Tổng
166
36
22%
49
29%
81
49%
Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp học sinh tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit.
* Giải pháp tạo hứng thú, tìm tòi khi học lập trình micro:bit: Cho các em xem các ứng dụng được sử dụng trên mạch micro:bit. Sau đó, nạp một vài chương trình mẫu từ máy tính vào mạch micro:bit, hay dùng điện thoại để điều khiển mạch micro:bit cho các em xem. Chính việc làm này sẽ kích thích sự hứng thú, say mê từ các em. Từ đó, các em sẽ tìm tòi và quyết tâm lập trình điều khiển cho bằng được mạch micro:bit. Giáo viên cho các em biết rằng mình hoàn toàn có thể làm ra được các ứng dụng, sản phẩm tương tự. 
* Giải pháp tìm thuật toán lập trình micro:bit: Lập trình có xác định thuật toán là dạng lập trình khó với học sinh tiểu học. Vậy, khi gặp những bài lập trình dạng này giáo viên cần định hướng cho học sinh phân tích để cụ thể hóa được thuật toán, gợi ý cho học sinh chuyển những câu lệnh phức tạp về câu lệnh đơn giản, thường gặp. Hướng dẫn học sinh phải mô tả được quá trình tìm kiếm hướng giải quyết bài toán theo các bước: Phân tích đề bài, tìm thuật toán, lựa chọn khối lệnh lập trình cụ thể. Từ đó, giúp các em có được cách giải quyết một bài toán nhanh nhất, đúng nhất.
* Giải pháp lập trình trên mạch micro:bit: 
Hướng dẫn cho học sinh sử dụng website lập trình phần mềm ứng dụng makecode.microbit.org. Giới thệu về chức năng, cách kết nối mạch micro:bit với máy tính, điện thoại, cách nạp một ứng dụng vào mạch micro:bit. Hướng dẫn học sinh chức năng các khối lệnh: Basic, input, radio, logic, math, functions, arrays, Từ đó, cụ thể hóa cho các em các khối lệnh này dùng để tạo ra những loại ứng dụng nào. Ví dụ: khối show leds trong nhóm basic dùng để tạo hiệu ứng đèn led sáng trên micro:bit, khối lệnh temperature trong nhóm input dùng micro:bit để đo nhiệt độ căn phòng,  
Sau khi hướng dẫn xong việc kết nối micro:bit cũng như chức năng các khối lệnh trên micro:bit, giáo viên tạo một ứng dụng mẫu và nạp vào mạch micro:bit cho học sinh xem. Sau đó, cho các em tự xây dựng một ứng dụng theo ý tưởng cá nhân.
- Tính mới, sáng tạo: Giải pháp này lần đầu tiên áp dụng nên có nhiều điểm mới. Học sinh từng bước tiếp cận với việc lập trình ứng dụng. Biết được cách tạo ra một ứng dụng và đưa được ứng dụng đó vào sử dụng trong cuộc sống. Chính vì vậy, kĩ năng lập trình của các em ngày một nâng lên cao hơn cho dù là học sinh tiểu học.
- Tính khả thi: Hiện nay, việc lập trình theo nhóm, chia sẻ công việc cũng như tự mỗi cá nhân phải biết xây dựng một ứng dụng, một sản phẩm tin học là việc làm bắt buộc trong các giờ học tin học ở cấp tiểu học. Chính vì lẽ đó, mà việc sử dụng “Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học học lập trình ứng dụng trên mạch Micro:bit” là hoàn toàn khả thi và có thể sử dụng để áp dụng vào việc học, cuộc sống hằng ngày cũng như trong các cuộc thi “Tin học trẻ”, “Sáng tạo thanh thiếu niên Nhi đồng”, ... cấp Huyện và Tỉnh.
- Hiệu quả mang lại: 
* Trước khi áp dụng giải pháp: Học sinh chưa có khả năng hợp tác nhóm, phân công công việc. Các em còn rất lúng túng mỗi khi xây dựng một ứng dụng.
* Sau khi áp dụng giải pháp: Tỷ lệ học sinh yêu thích lập trình tăng lên. Kỹ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm đạt hiệu quả cao hơn. Các em chủ động, sáng tạo hơn trong các giờ học lập trình, biết tự tạo một ứng dụng thực tế.
Bảng khảo sát về khả năng lập trình của học sinh sau khi áp dụng giải pháp:
Khối
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
3
77
66
86%
11
14%
0
0%
4
45
37
82%
8
18%
0
0%
5
44
37
84%
7
16%
0
0%
Tổng
166
140
84%
26
16%
0
0%
Trên đây, là sáng kiến của bản thân tôi trong năm học 2020 – 2021. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận sáng kiến./.
Vĩnh Trung, ngày 06 tháng 04 năm 2021
NGƯỜI BÁO CÁO
Nguyễn Hữu Ân

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tom_tat_skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc.doc