3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ quan, tổ chức nào:
Sáng kiến đã mang lại những kết quả tích cực trong việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THPT chuyên Lào Cai. Vì vậy, việc tích hợp nội dung văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh có thể áp dụng ở phạm vi lớn hơn tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai để góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Tích hợp nội dung văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh ở bậc THPT Mã số: . 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết; ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị: Việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường THPT hiện nay thường tập trung vào những kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc). Phương pháp giảng dạy này giúp chuẩn bị kiến thức cho học sinh để có thể tham dự các kỳ thi viết như: kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào đại học. Tuy nhiên, nhiều thầy cô giáo tiếng Anh chưa thật sự hiểu và quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực liên văn hóa cho học sinh. Vì vậy, tính chủ động trong học tập của học sinh còn yếu, kết quả học tập bộ môn còn chưa cao, nhiều học sinh chưa thật sự yêu thích môn học. Bên cạnh đó, trong giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh còn thiếu tự tin, dễ gây hiểu lầm và chưa có những cách ứng xử linh hoạt trong những tình huống văn hóa khác nhau 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp; những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào cơ sở lý luận của việc tích hợp nội dung văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh ở bậc THPT nhằm nâng cao nhận thức của các thầy cô giáo tiếng Anh về tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh. Đồng thời, SKKN đi sâu vào miêu tả những kỹ thuật đã được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy môn tiếng Anh tại trường THPT chuyên Lào Cai. SKKN cũng phân tích, so sánh các số liệu về kết quả học tập của học sinh lớp 11 chuyên Anh trong 2 năm học (2012-2013 và 2013-2014) nhằm làm nổi bật những hiệu quả tích cực mà giải pháp đã mang lại. Bên cạnh đó, những kỹ thuật được miêu tả trong đề tài sẽ giúp cho các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn tiếng Anh trên ở bậc THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai có thể lựa chọn và áp dụng những kỹ thuật phù hợp với thực tế giảng dạy của mình. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ quan, tổ chức nào: Sáng kiến đã mang lại những kết quả tích cực trong việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THPT chuyên Lào Cai. Vì vậy, việc tích hợp nội dung văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh có thể áp dụng ở phạm vi lớn hơn tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai để góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Việc áp dụng giải pháp sẽ giúp các em học sinh thêm yêu thích bộ môn tiếng Anh, chủ động và tích cực trong việc học tiếng Anh, nâng cao hiểu biết về văn hóa để có thể giao tiếp tiếng Anh hiệu quả. Đồng thời, giải pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THPT. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Thu Thương 6. Tài liệu kèm theo gồm: - Sáng kiến kinh nghiệm: 01 (bản) - Bản dịch: 01 (bản) - trong phần phụ lục Lào Cai, Ngày 28 tháng 05 năm 2014 Người báo cáo (Ký ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Vân Khánh
Tài liệu đính kèm: