1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của yếu tố sức nhanh trong chạy tiếp sức
. Khả năng duy trì tốc độ trong thời gian dài, chính vì thế mà ta cần tăng độ dài bước chạy bằng cách tăng tần số trong mỗi bước chạy cũng như tăng hiệu quả trong từng giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát, từ đó sẽ giúp cho việc phát triển thành tích chạy tiếp sức một cách tốt hơn. Như vậy có thể nói chiến thắng sẽ thuộc về những ai thực hiện tốt các tố chất thể lực trên.
2. Lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức
- Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau.
- Trao và nhận tín gậy với tốc độ chậm
- Trao và nhận tín gậy với tốc độ nhanh
- Chạy tốc độ cao trên đường vòng
- Tập phối hợp trao và nhận tín gậy toàn đội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Tên sáng kiến: Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong môn chạy tiếp sức lớp 12) Mã số: . (tác giả không ghi vào phần này) I. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong các nội dung học thể dục ở trường phổ thông môn điền kinh luôn là môn học chính trong đó môn chạy đã trở thành môn chủ lực cuốn hút học sinh tập luyện và thi đấu ở các giải truyền thống và Hội Khoẻ Phù Đổng của các tỉnh và cả nước. Là một giáo viên yêu thích môn Điền kinh đặc biệt là môn chạy tiếp sức hơn nữa thông qua tập luyện, quan sát, giảng dạy và tìm hiểu tôi thấy vấn đề thể lực chuyên môn và khả năng phối hợp của học sinh lớp 12 trong chạy tiếp sức chưa phát huy được hết khả năng vốn có của mình. Xuất phát từ lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong môn chạy tiếp sức lớp 12”. - Ưu điểm của giải pháp đã, đang thực hiện tại nhà trường: Học sinh có sức khỏe tốt và yêu thích bộ môn Thể dục. - Khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại nhà trường: Sự tiếp thu kiến thức và động tác kỹ thuật của học sinh còn chậm và kém, các em chưa thật sự nhiệt tình trong giờ học, đặc biệt khi trong tập luyện sự e ngại và xấu hổ của các em vẫn còn. Dẫn đến thành tích của các em không cao. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích: Đưa ra một số bài tập chuyên môn nâng cao thành tích cho học sinh trong chạy tiếp sức, giúp học sinh có thành tích cao, ổn định làm cơ sở để phát huy thành tích cao nhất trong tập luyện và thi đấu. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một số bài tập chuyên môn nâng cao thành tích cho học sinh trong chạy tiếp sức nhưng dựa vào cơ sở lý luận Nhiệm vụ 2: Xác định kế hoạch tập luyện, lựa chọn các bài tập chuyên môn nâng cao thành tích và đánh giá hiệu quả ứng dụng. - Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này giúp học sinh huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập và tập luyện nhằm nâng cao thành cao thành tích trong môn chạy tiếp sức lớp 12. - Tính mới của giải pháp: Qua sáng kiến " Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong môn chạy tiếp sức lớp 12". Học sinh biết cách thực hiện các kỹ thuật trong môn Chạy tiếp sức thuần thục, nhanh nhẹn hơn và biết cách phân phối sức khi tập luyện. Giáo viên đã đưa ra một số bài tập bổ trợ phù hợp với thể lực của học sinh. Qua đó nhằm nâng cao thành tích cũng như kỹ thuật cho các em. - Mô tả chi tiết của giải pháp: A. PHẦN MỞ ĐẦU a. Lý do chọn đề tài. Trong các nội dung học thể dục ở trường phổ thông môn điền kinh luôn là môn học chính trong đó môn chạy đã trở thành môn chủ lực cuốn hút học sinh tập luyện và thi đấu ở các giải truyền thống và Hội Khoẻ Phù Đổng của các tỉnh và cả nước. Là một giáo viên yêu thích môn Điền kinh đặc biệt là môn chạy tiếp sức hơn nữa thông qua tập luyện, quan sát, giảng dạy và tìm hiểu tôi thấy vấn đề thể lực chuyên môn và khả năng phối hợp của học sinh lớp 12 trong chạy tiếp sức chưa phát huy được hết khả năng vốn có của mình. Xuất phát từ lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong môn chạy tiếp sức lớp 12”. b. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.Mục đích Đưa ra một số bài tập chuyên môn nâng cao thành tích cho học sinh trong chạy tiếp sức, giúp học sinh có thành tích cao, ổn định làm cơ sở để phát huy thành tích cao nhất trong tập luyện và thi đấu. 2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một số bài tập chuyên môn nâng cao thành tích cho học sinh trong chạy tiếp sức nhưng dựa vào cơ sở lý luận Nhiệm vụ 2: Xác định kế hoạch tập luyện, lựa chọn các bài tập chuyên môn nâng cao thành tích và đánh giá hiệu quả ứng dụng. c. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp lớp 12 d. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp quan sát: Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp trực quan: e. Thời gian nghiên cứu - Trong năm học 2013 – 2014. g. Địa điểm và trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu - Địa điểm: Trường THPT số 2 Văn Bàn. - Trang thiết bị và dụng cụ: Bao gồm sân bãi, còi, cờ, đồng hồ bấm giây, bàn đạp, tín gậy, dây đích.. B. NỘI DUNG Chương I - Cơ sở lý luận 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của yếu tố sức nhanh trong chạy tiếp sức . Khả năng duy trì tốc độ trong thời gian dài, chính vì thế mà ta cần tăng độ dài bước chạy bằng cách tăng tần số trong mỗi bước chạy cũng như tăng hiệu quả trong từng giai đoạn xuất phát và chạy lao sau xuất phát, từ đó sẽ giúp cho việc phát triển thành tích chạy tiếp sức một cách tốt hơn. Như vậy có thể nói chiến thắng sẽ thuộc về những ai thực hiện tốt các tố chất thể lực trên. 2. Lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức - Chạy bước nhỏ. - Chạy nâng cao đùi. - Chạy đạp sau. - Trao và nhận tín gậy với tốc độ chậm - Trao và nhận tín gậy với tốc độ nhanh - Chạy tốc độ cao trên đường vòng - Tập phối hợp trao và nhận tín gậy toàn đội Chương II:Thực trạng về phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy tiếp sức lớp 12 trường THPT số 2 Văn Bàn 1.Thuận lợi Đa số học sinh xuất thân từ gia đình làm nghề nông do đó phải lao động giúp đỡ gia đình từ nhỏ nên có sức khỏe tốt. 2. Khó khăn Sự tiếp thu kiến thức và động tác kỹ thuật của học sinh còn chậm và kém, các em chưa thật sự nhiệt tình trong giờ học, đặc biệt khi trong tập luyện sự e ngại và xấu hổ của các em vẫn còn. Dẫn đến thành tích của các em không cao. 3. Khảo sát thực tế Tổng số học sinh được khảo sát: 131 + Đạt: 88 học sinh. + Chưa đạt: 45 học sinh. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức lớp 12 Trường THTP số 2 Văn Bàn *Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kĩ thuật chạy tiếp sức và cách trao nhận tín gậy thông qua các biện pháp sau: - Giáo viên phân tích và làm mẫu kĩ thuật chạy, cho học sinh xem tranh, ảnh. - Tại chỗ tập trao và nhận tín gậy theo tín hiệu. - Chạy chậm tập trao và nhận tín gậy. - Chạy tốc độ cao tập trao và nhận tín gậy trong khu vực. Ngoài ra có thể cho học sinh tập trao và nhận tín gậy theo từng cặp hoặc theo vòng tròn nhiều người thực hiện. *Nhiệm vụ 2: Dạy kĩ thuật xuất phát của người nhận gậy tiếp sức thông qua các biện pháp sau: - Xuất phát cao 3 điểm chống trên đường thẳng. - Xuất phát cao 3 điểm chống trên đường vòng. - Xuất phát thấp, tay cầm tín gậy. - Tập xuất phát đúng lúc người cầm tín gậy chạy tới vạch báo hiệu. Người cầm tín gậy xuất phát chạy đúng phần đường của mình người nhận tín gậy chạy theo đường còn lại. *Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức thông qua các biện pháp sau: - Tập trao và nhận tín gậy trên đường thẳng trong khu vực 20 m với tốc độ tối đa. - Tập trao và nhận tín gậy trên đường vòng trong khu vực 20 m với tốc độ tối đa. - Tập luyện toàn bộ cự ly, thi đấu tiếp sức 4x100m. - Kiểm tra và đánh giá kết quả. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu ở trên tôi đã đưa ra một số bài tập bổ trợ cho kĩ thuật cũng như một số điều luật cơ bản của chạy tiếp sức để học sinh vận dụng vào trong tập luyện cũng như trong thi đấu như sau: 1. Trao và nhận tín gậy 2. Xuất phát 3. Phối hợp và hoàn thiện kĩ thuật chạy tiếp sức 4x100m 4. Một số điều luật cơ bản trong chạy tiếp sức Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ và thực hiện các bài tập bổ trợ kĩ thuật chạy tiếp sức. Qua quan sát khi tập luyện các em vẫn còn nhiều sai sót và mắc một số sai lầm tôi đã đưa ra một số biện pháp sửa sai như sau: 1. Trao tín gậy - Sai: Trao tín gậy không chính xác gậy khó khăn cho bạn Cách sửa: Giáo viên nhắc lại kĩ thuật. Cho học sinh tập phối hợp trao, nhận tín gậy tại chỗ sao không cho ảnh hưởng tới nhịp đánh tay. Yêu cầu người nhận tín gậy phải đưa tay về sau ổn định, làm cho người trao biết trước phải đưa tín gậy vào đâu. 2. Nhận tín gây - Sai: Xuất phát sớm làm cho bạn không đuổi kịp, không trao được tín gậy hoặc phạm quy. Điều này thường xảy ra khi nhiều đội cùng chạy, do sự thua( nhất là khi có đội đã vượt) hoặc do nhìn không chính xác. Cách sửa: Giáo viên phân tích tác hại, yêu cầu học sinh kiên trì, bình tĩnh trước ngoại cảnh không để bị dao động. Cho tập trong điều kiện phải ganh đua để rèn luyện tâm lý thi đấu. - Sai Xuất phát muộn làm cho việc trao và nhận tín gậy sẽ xảy ra sớm khi chưa đạt tốc độ cao, làm giảm thành tích. Do sợ bạn không đuổi kịp trao tín gậy trong khu vực. Cách sửa: Giáo viên phải làm cho học sinh tin vào vạch báo hiệu, tin vào bạn để xuất phát đúng lúc. - Sai: Vừa chạy vừa quay lại phía sau nên tốc độ chạy giảm và có thể chạy sang ô khác dẫn đến phạm quy. Do không tin vào vạch báo hiệu, sợ không phối hợp trao và nhận được tín gậy chỉ là hành động không chú ý. Cách sửa: Không được quay đầu lại khi nhận tín gậy. Cho học sinh đứng tại chỗ tập với bạn để củng cố kỹ thuật và kĩ năng nhận tín gậy. * Soạn giảng minh hoạ một bài cụ thể: Đá cầu – Chạy tiếp sức Kiểm tra, đánh giá để xác định tính khả thi của sáng kiến, hoàn thiện sáng kiến. So sánh kết quả với lớp đối chứng, nhận xét, rút kinh nghiệm của các giáo viên dự giờ. III. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trong khi giảng dạy có thể áp dụng linh hoạt ở tất cả các khối lớp, các đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường ở bộ môn Điền kinh phần Chạy cự ly ngắn. Đồng thời giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn Thể dục của nhà trường nói chung và chất lượng bộ môn Thể dục phần Chạy tiếp sức của lớp 12 trường THPT số 2 Văn Bàn nói riêng. IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích chạy tiếp sức đối với học sinh lớp 12 và thu được kết quả như sau: Đạt: 131 học sinh - Hệ thống các bài tập phát triển sức nhanh được lựa chọn và nghiên cứu, đó chính là các bài tập cơ bản để thực hiện và kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện hiện nay của trường THPT số 2 Văn Bàn, mang lại kết quả cao trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy có thể bổ sung và thực hiện được trong qua trình học tập, tập luyện và thi đấu. - Lựa chọn và đề ra được các nhiệm vụ giảng dạy, phát hiện ra một số sai lầm mà trong quá trình tập luyện học sinh thường mắc phải từ đó đa ra một số bài tập và biện pháp sửa sai kĩ thuật nâng cao thành tích cho học sinh - Qua thực nghiệm tôi thấy thành tích của học sinh lớp 12 được nâng lên rõ rệt. Như vậy có thể áp dụng phương pháp này cho tất cả học sinh các khối khối 10,11 trong nội dung chạy cự ly ngắn. Văn Bàn, ngày 25 tháng 5 năm 2014 Người báo cáo Liễu Thị Linh Hương
Tài liệu đính kèm: