Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh đã giúp lớp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kỹ năng sống cơ bản như sau:
- 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; ngoài ra học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác .
- 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
- Cha mẹ luôn coi trọng học sinh và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh ở nhà trường
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Thoại Sơn, ngày 26 tháng 10 năm 2021 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm I-Sơ lược lý lịch tác giả: -Họ và tên: Nguyễn Văn Tươi Nam, nữ: Nam -Ngày tháng năm sinh: 25/10/1968 -Nơi thường trú: Phú An – An Bình -Thoại Sơn - An Giang -Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Phú -Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp và chủ nhiệm lớp 2C -Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm -Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp 2 II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi: 2. Khó khăn: 3. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh Tiểu học” 4. Lĩnh vực: Tiểu học III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: 3. Nội dung sáng kiến : 3.1. Vai trò của giáo viên trong việc dạy kỹ năng sống cho học sinh : 3.2.Xây dựng nề nếp tự quản trong công tác chủ nhiêm: 3.3 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống 3.4.Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp. 3.5 Phân loại kỹ năng sống cần cung cấp cho học sinh. 3.5.1 Nhóm kỹ năng chung: 3.5.2 Nhóm kĩ năng chuyên biệt: 3.6. Thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống: 3.7. Hình thành các nhóm kỹ năng trong quá trình giảng dạy: 3.8 Xây dựng môi trường “ Học tập thân thiện”: 3.8.1 Dạy học tích cực: 3.8.2 Học tập tích cực: 3.9. Giúp học sinh phát triển các kỹ năng sống qua hoạt động ngoại khóa: 3.10.Giáo viên chủ nhiệm với CMHS trong việc thực hiện dạy các em các kỹ năng sống cho học sinh IV. Hiệu quả đạt được: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh đã giúp lớp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kỹ năng sống cơ bản như sau: - 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; ngoài ra học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác . - 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. - 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển. - Cha mẹ luôn coi trọng học sinh và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh ở nhà trường - Các bậc CMHS đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ liên lạc - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng học sinh, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho các em , phân việc cho các em , không cung phụng thái quá - CMHS cảm thấy mãn nguyện với thành công của học sinh, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp và các hoạt động khác Trong hai năm qua, nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào, hội thi, lễ hội dành cho trẻ như: Lễ hội trăng rằm, hội thi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, hội thi “Chơi cờ dân gian, Tổ chức biểu diễn văn nghệ , tổ chức thi tiếng hát dân ca và thực hiện trang phục dân gian khi biểu diễn . Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh, đồng thời đây là những cơ hội vàng dạy trẻ kỹ năng sống. V. Mức độ ảnh hưởng: Đối với các thầy giáo, cô giáo: Ý thức tự giác nâng cao trình độ, tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngành cao hơn. Việc sử dụng các kênh thông tin, các thiết bị, phương tiện dạy học đã được sử dụng tốt hơn, các ứng dung công nghệ thông tin: giáo án điện tử, sử dụng kênh hình cho việc giảng dạy được nâng lên và có hiệu quả trong việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Thông qua việc dạy tích hợp giáo, rèn kỹ năng sống qua các môn học được các thầy cô chú trọng và thực hiện nghiêm túc. Thông qua các giải pháp để rèn các nhóm kỹ năng sống mà thầy cô gần gũi học sinh hiểu được hoàn cảnh các em, từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tốt hơn. Đối với học sinh: Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống tối thiểu mà trước đây các em không để ý tới như các xưng hô, lễ phép với thầy cô, với khách, với người lớn tuổi; các em biết ứng xử thân thiện hơn trong mọi tình huống, đã biết kiềm chế bản thân, biết làm việc theo nhóm, bước đầu có kỹ năng về hoạt động xã hội. Các em đã biết giữ gìn sức khỏe, có ý thức bảo vệ bản thân. Thông qua việc rèn kỹ năng sống các em đã có ý thức tốt hơn trong học tập trên lớp và ý thức tự học của các em có tiến bộ rõ nét. Các em đã thể hiện được bản thân dám đấu tranh với thói hư tật xấu và mạnh dạn lên án thói hư tật xấu, biết phân biệt đúng sai và dám chịu trách nhiệm việc mình làm. Đối với cha mẹ học sinh: Đã được nhà trường tư vấn về kỹ năng sống theo lứa tuổi học sinh từ đó đã có nhận thức đầy đủ, quan tâm đến chuyện học tâp, rèn luyện của con em mình. Đồng thời đã ôn hòa hơn khi con em mắc lỗi và có cách dạy bảo khoa học hơn, giảm được các trận đòn lên học sinh khi các em mắc khuyết điểm. Đã có lý lẽ phân tích cho con nhiều hơn để trẻ thấy được lỗi đã mắc và hướng phấn đấu vươn lên. Giúp cho học sinh có được kỹ năng sống tốt hơn là việc làm không thể thiếu được của các thầy, cô giáo mà nó còn thể hiện lương tâm trách nhiệm của các nhà giáo. Nhiều năm liền lớp tôi không còn hiện tượng học sinh bất hòa, gây gổ đánh nhau, nghỉ học không lý do, việc thực hiện đồng phục, mang khăn quàng được các em thực hiện tự giác, ý thức trách nhiệm và sự cố gắng hoàn thành công việc được giao của các em được nâng lên rõ rệt... Ý thức học tập, tự học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” được củng cố và phát triển. Có thể nói thông qua việc quan tâm giúp đỡ học sinh rèn các kỹ năng sống đã góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục toàn diện của nhà trường. Rèn kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, hãy bắt đầu từ kỹ năng đơn giản, với “các bước đi nhỏ” kỹ năng sống của các em dần thay đổi bổ sung, điều chỉnh các kỹ năng sống đã có trong con người các em. Hãy quan tâm đến các em từ những điều nhỏ nhất chắc chắn chúng ta có được những thành công không nhỏ trong công giáo dục. VI. Kết luận Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không những dạy chữ mà còn dạy người . Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Giải pháp rất cần, nhưng cái cần hơn cả vẫn là tấm lòng, là sự nhiệt tình, trách nhiệm và tình thương yêu học trò. Nếu chúng ta làm việc với cái tâm của người thầy, thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thành một giáo viên “Chuẩn mực” và sẽ gặt hái được nhiều thắng lợi. Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Văn Tươi
Tài liệu đính kèm: