Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng công tác tự quản học sinh lớp 2

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng công tác tự quản học sinh lớp 2

 4.2. Xây dựng nề nếp trật tự kỹ luật:

 - Hướng dẫn học sinh học tập nội quy của nhà trường vào những ngày đầu năm học. Phổ biến một số nội quy riêng của lớp đến học sinh.

 - Không cho học sinh làm việc riêng trong giờ học, yêu cầu học sinh phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng. Đẩy mạnh thi đua trong nhóm, thi đua cá nhân để tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu.

 - Lập bảng tuyên dương cho học sinh xuất sắc nổi trội trong tuần. Chỉ cần học sinh có tiến bộ nhỏ là đưa lên bảng để động viên, khuyến khích.

 - Để tập cho học sinh tính tự giác tự quản ngay từ đầu năm học mọi kế hoạch của lớp, những điều cần phổ biến nhắc nhở trước lớp cần thông qua cán bộ lớp. Lúc đầu mọi hoạt động của cán bộ lớp điều có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm để tạo niềm tin và uy tín của các em đối với lớp, sửa chữa những việc làm sai trái, những lời nói thiếu tế nhị của các em, tạo cho mỗi cán bộ lớp có một uy quyền trước lớp.

 

doc 3 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4037Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng công tác tự quản học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH VĨNH PHONG 4 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 Vĩnh Phong, ngày 07 tháng 01 năm 2016
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh
	 - Chức danh: Giáo viên tiểu học
	 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4
 1.Tên Giải pháp:
 xây dựng công tác tự quản học sinh lớp 2.
 2.Căn cứ:
 - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ; 
 - Quyết định số 16/2006/ QĐ- BGD- ĐT Ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ;
 - Công văn 974/ SGDĐT- GDTH ngày 12 tháng 08 năm 2013 của sở giáo dục và đào tạo về việc triển khai và nhân rộng mô hình trường học mới Việt Nam (Vnen). 
 3.Thực trạng, tình hình:
 -Ưu điểm:
 Trong giảng dạy ở trường tiểu học công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình giảng dạy. Trong năm học 2015-2016 bản thân tôi được phân công dạy lớp 2/2.Tổng số học sinh là 25/12 nữ. Đa phần sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cùng với phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong giảng dạy học sinh được cha mẹ quan tâm , các em có năng lực trong học tập và có lứa tuổi đồng đều. Trang thiết bị dạy học đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong lớp, lớp học sang trang đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học ở lớp
 -Hạn chế:
 + Học sinh từ lớp hai lên lớp ba các em có sự thay đổi về lớp, về thầy cô về cách học, mô hình trường học mới các em còn bở ngỡ chưa quen theo cách ngồi học theo nhóm, nên các em nói chuyện chọc phá bạn trong giờ học.
 + Học sinh chưa có ý thức học tập, ham chơi; lơ là trong việc học, đi học thiếu chuyên cần; đến lớp chưa thuộc bài và làm bài tập. 
 + Trong lớp một số học sinh chưa đoàn kết gắn bó với nhau, có khi bạn lớn bắt nạt bạn nhỏ. Một số học sinh nam còn nói tục, chửi thề. Một số học sinh tùy tiện trong việc ngồi học, trả lời tự do. 
 4.Các nội dung chính của giải pháp:
 4.1. Tổ chức lớp học thân thiện:
 - Khi nhận lớp, việc đầu tiên là người giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tính cách của từng học sinh qua quá trình ổn định lớp đầu năm học để nắm được những em có cá tính đặc biệt, nhằm uốn nắn và giáo dục cho phù hợp.
 - Sử dụng nhiều kênh thông tin để hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, cá tính của từng học sinh thông qua đó bản thân là giáo viên chủ nhiệm năm học trước, các bạn trong lớp qua quá trình tiếp xúc hai năm học liên tục, Cụ thể: Các em thích học môn học nào? Có năng khiếu gì? Hoàn cảnh gia đình ra sao? 
 - Phân nhóm học sinh (nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm ngẫu nhiên xen kẽ 3 đối tượng vừa có giỏi vừa có trung bình và cả học sinh yếu), hình thành đôi bạn cùng học giúp đỡ nhau học tập trong suốt năm học.
 - Đầu năm đối tượng được quan tâm nhiều hơn là cá biệt, học sinh yếu, (thường rơi vào học sinh xếp loại trung bình hoặc yếu) Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, cho ngồi bàn đầu gần bàn giáo viên hoặc cho ngồi gần các em giỏi chăm ngoan để tiện việc theo dõi giúp đỡ. 
 Giáo viên vừa cố gắng, kiên quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng, yêu thương chăm sóc các em. kiên trì luyện cho một số em có tác phong nhanh nhẹn tự tin, học giỏi chăm ngoan làm cán sự lớp. 
Theo dõi, cử các em thường nói chuyện riêng trong giờ học giữ chức vụ làm trưởng nhóm. Khi có chức vụ các em có trách nhiệm và hạn chế được khuyết điểm. 
 4.2. Xây dựng nề nếp trật tự kỹ luật:
 - Hướng dẫn học sinh học tập nội quy của nhà trường vào những ngày đầu năm học. Phổ biến một số nội quy riêng của lớp đến học sinh.
 - Không cho học sinh làm việc riêng trong giờ học, yêu cầu học sinh phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng. Đẩy mạnh thi đua trong nhóm, thi đua cá nhân để tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu.
 - Lập bảng tuyên dương cho học sinh xuất sắc nổi trội trong tuần. Chỉ cần học sinh có tiến bộ nhỏ là đưa lên bảng để động viên, khuyến khích. 
 - Để tập cho học sinh tính tự giác tự quản ngay từ đầu năm học mọi kế hoạch của lớp, những điều cần phổ biến nhắc nhở trước lớp cần thông qua cán bộ lớp. Lúc đầu mọi hoạt động của cán bộ lớp điều có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm để tạo niềm tin và uy tín của các em đối với lớp, sửa chữa những việc làm sai trái, những lời nói thiếu tế nhị của các em, tạo cho mỗi cán bộ lớp có một uy quyền trước lớp. 
 - Luôn nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy như xếp hàng ra vào lớp, khi tập thể dục,  đi học chuyên cần, đúng giờ, trang phục phù hợp, vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch đẹp,  để trở thành thói quen.
xây dựng nề nếp trật tự, kĩ luật cho học sinh, giáo viên cũng dần dần rèn luyện cho học sinh đi vào nề nếp tự quản nhằm kiểm tra ý thức của các em, từ đó phát hiện và nhắc nhở kịp thời cá nhân hay làm ồn lớp.
 4.3. Xây dựng nề nếp giờ sinh hoạt:
 - Sau mỗi tuần học giáo viên có kế hoạch khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp để học sinh các tổ tự đánh giá lẫn nhau về việc thực hiện nội quy nề nếp trong tuần.
 - Giáo viên cần ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết được hành vi đúng sai, giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại.
 - Lập bản tuyên dương ( ngoài những học sinh xuất sắc nổi trội trong tuần ) còn có bản tuyên dương dành cho học sinh tiến bộ. Chỉ cần có tiến bộ nhỏ là giáo viên đưa tên học sinh lên để động viên, khuyến khích.
 - Dùng tình thương trách nhiệm của giáo viên để giáo dục nhắc nhở các học sinh vi phạm. Giáo viên thường xuyên theo dõi ghi nhận để có biện pháp xử lý kịp thời hay tuyên dương đúng lúc. Việc động viên khen thưởng – phê bình ( nói riêng với em vi phạm ) kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
 - Đưa kế hoạch hoạt động cho tuần tới và nhắc nhở các em cùng thực hiện.
 - Yêu cầu các bộ phận nhận xét và đưa ra kế hoạch cho tuần sau.
 - Có kế hoạch khen thưởng, nêu gương học sinh chăm ngoan, học giỏi, tích cực. Giáo dục học sinh còn làm ồn trong giờ tự quản.
 5.Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
 Qua những việc làm trên, tôi nhận thấy các em đã hòa nhập vào hoạt động chung của cả lớp. Cụ thể nề nếp trật tự, kỷ luật nổi trội so với đầu năm học. Các em đã thực hiện tốt các nề nếp như việc xếp hàng ra vào lớp, đến lớp đúng giờ, biết làm vệ sinh trường lớp trước khi vào học và sau khi ra về, biết xin phép giáo viên khi ra vào lớp, 
 Hầu hết các em thực hiện tốt thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi,  biết giúp bạn vượt khó, tham gia phong trào kế hoạch nhỏ và phong trào ủng hộ bạn có bệnh máu trắng.
 Giải pháp này đã áp dụng vào thực tiễn ở các lớp 2 trường tiểu học Vĩnh Phong 4 năm học 2014-2015 và có thể nhân rộng trong toàn huyện Vĩnh Thuận.
 6. Kiến nghị:
 - Cấp trường: Triển khai các kinh nghiệm có chất lượng đến toàn thể giáo viên trong nhà trường để thực hiện. 
 - Cấp huyện :thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về công tác quản lý lớp.
 Trên đây là “Biện pháp xây dựng công tác tự quản học sinh lớp 2.” Mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Việc áp dụng giải pháp trên là xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái, có ý thức học tập tốt và tinh thần giúp đỡ nhau tiến bộ, biết tự nhận xét đánh giá về bản thân cũng như góp ý về bạn. Tình cảm giữa thầy và trò ngày càng gần gũi và thân thiện. Giải pháp này rất phù hợp với các lớp trong trường tiểu học trên cả nước.
 Người báo cáo 
 Nguyễn Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docskknlop1.doc