Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tập đọc cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tập đọc cho học sinh Lớp 2

Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc

hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho

việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho

học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và

phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư

tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc

sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có

nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy

định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn

khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc

dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên

suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.

Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục chỉ đạo đổi mới phương

pháp song sự chuyển biến trong phương pháp dạy học của giáo viên đang còn

chậm. Kiểu dạy học thuyết giảng đã trở thành nếp nghĩ, nếp làm của nhiều giáo

viên trong nhà trường. Thực hiện dạy Tập đọc theo phương pháp mới đòi hỏi giáo

viên phải từ bỏ một số thói quen không thích hợp như: Tham giảng bài, nói dài

dòng. Ngại sử dụng phương tiện dạy học, bệnh nói nhiều, dàn trải. Trong thực tế

giảng dạy việc tổ chức cho học sinh đọc từ, đọc câu, đọc đoạn là rất phù hợp với

lớp 2, 3. Tuy nhiên do giáo viên thiếu linh hoạt trong quá trình giảng dạy, kỹ năng

đọc của học sinh còn chậm. Việc luyện đọc từ khó – giảng từ của giáo viên còn

nhiều bất cập, nên giờ học đã kết thúc mà có khi học sinh chưa được tìm hiểu cái3/28

hay, cái đẹp, cái dí dỏm trong nội dung bài tập đọc hoặc giáo viên tham nói, tham

giảng từ dài dòng mà học sinh không được luyện đọc bài. Được trực tiếp giảng dạy

và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy tình trạng này diễn ra không phải là ít.

Người giáo viên cần làm gì? Làm như thế nào? để tiết học nhẹ nhàng, đem lại hiệu

quả cao trong giảng dạy Tập đọc là điều tôi còn băn khoăn, trăn trở. Thông qua

giảng dạy tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và một phần những việc

làm mà bản thân đã khám phá ra trong giảng dạy với một mong muốn tìm ra các

biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 để nâng cao hiệu quả giờ tập đọc. Đây chính

là lí do khiến tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc dạy Tập đọc cho học

sinh lớp 2” để nghiên cứu trong năm học này

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 762Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 việc sau: 
 + Soạn bài cụ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng 
được các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương 
tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả. 
 + Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao đổi 
học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và 
cách sửa các tình huống đó. 
 + Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã 
 8/28
dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình 
cảm của từng bài. 
 + Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi 
dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung. 
3. Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm: 
 Việc đọc mẫu của giáo viên là cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng, đọc hay 
giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định hướng 
cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài học. Nếu là 
văn bản nghệ thuật còn có tác dụng khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của học 
sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới một ánh sáng hấp 
dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc diễn cảm. Còn văn 
bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra với học 
sinh lớp 2, nhưng nếu giáo viên biết khích lệ, động viên học sinh sẽ bắt chước thầy 
cô. Giáo viên đọc mẫu tốt, chuẩn mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh 
bắt chước thầy cô. Đọc mẫu của GV bao gồm: 
- Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm 
thế học đọc cho HS. 
- Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh 
nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. 
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh 
Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu tốt, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ 
bài văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... 
tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ 
thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. 
Giọng đọc hay sẽ bắt đầu với cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc 
đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn. 
Ví dụ: * Bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” 
- Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi 
- Đoạn 2: Nhịp nhàng hơn, nhấn giọng những từ ngữ tự sự, ngạo nghễ của 
Thần Gió, sự tức giận của ông Mạnh – “Xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo 
nghễ...” 
- Đoạn 3, 4: Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện quyết tâm chiến thắng Thần 
Gió của ông Mạnh; sự điềm tĩnh, kiên quyết của ông trước thái độ tức tối của Thần 
Gió, “quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, lớn nhất, thật to, thét, không, giận 
dữ, lồng lộn...” 
 9/28
- Đoạn 5: Kể về sự thoả thuận giữa ông Mạnh và Thần Gió – Đọc với giọng 
kể chậm rãi, thanh bình. 
Đọc thơ phải nắm vững đặc trưng của thơ. Đó là tiếng nói tình cảm mãnh 
liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo, là kết tinh của trí tưởng 
tượng, phân tích. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, tính hàm xúc trong trong thơ. Vì 
vậy, khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm tác giả gửi gắm trong từng từ, từng 
dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. 
Ví dụ: Nhịp điệu 2/2 trong đoạn thơ dưới đây sẽ góp phần tích cực thể hiện nét vui 
tươi hoạt bát của chú bé liên lạc. 
“Chú bé / loắt choắt 
 Cái xắc / xinh xinh 
 ..... 
Nhảy trên đường vàng. (Tố Hữu - Lượm) 
Ví dụ: Khi đọc bài “Cái trống trường em” (TV 2), giáo viên phải đọc những mẫu 
sao cho thể hiện chờ đợi, mong mỏi khi đọc các dòng thơ: “Suốt ba tháng liền” 
(kéo dài “Suốt”, đọc chậm “ba tháng”). Những câu sau tiếp đọc với giọng nhẹ 
nhàng tâm sự (khổ 3), giọng vui náo nức (khổ 4). 
 Khi đọc mẫu, giáo viên cần giữ được tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên 
bổng xuống trầm một cách giả tạo, máy móc... Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên 
xác định các lối phát âm mà HS dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu 
khó để luyện đọc trước. Nói tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu là rất cần thiết vì muốn 
học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay 
của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em 
nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời 
đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, 
làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh 
sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với 
nội dung chính của bài văn, bài thơ. Ví dụ: biết nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, 
giữa các cụm từ đầu hay giữa các mục, các phần trong bài đọc, không đọc với nhịp 
nhanh, sôi nổi một bài cần đọc với giọng chậm rãi; không đọc với giọng vui vẻ một 
bài cần đọc với giọng trầm, buồn... 
Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học 
sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất 
lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn 
cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế ngồi đọc, hứng thú 
 10/28
nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao 
quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để 
em học sinh xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học 
sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Như vậy, người giáo viên khi đọc 
phải làm sao để “đánh thức những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa, làm cho con 
cá biết bơi, con chim biết bay, con người biết đi, đứng, chạy nhảy như cuộc sống 
ngoài đời, bởi dạy văn tức là dạy người”. Giáo viên phải làm sao để học sinh thể 
hiện được cảm xúc chân thành khi nghe thầy đọc thơ: 
“Thêm yêu tiếng hát nụ cười 
 Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn 
4. Biện pháp thứ tư: Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ: 
4.1. Cho học sinh đọc từ chú giải lúc nào cho hợp lý? 
 Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo 
khoa là không cần thiết. Giáo viên chỉ cần nêu câu hỏi nếu học sinh giải thích được 
nghĩa của từ là xem như học sinh đã được đọc phần chú giải? Vậy nếu như những 
bài tập đọc như: “Voi nhà” Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có 6 từ chú giải mà giáo 
viên cứ đặt câu hỏi lôi 6 từ ra để học sinh trả lời thì thời gian đâu để tổ chức hoạt 
động khác? Tạp chí thế giới trong ta nêu quan niệm: Chú giải là một bộ phận cần 
đọc. Đọc để ghi nhớ từ mới là tăng vốn từ cho học sinh. Đọc để nắm được cách giải 
nghĩa từ khi cần. Song nên tổ chức cho học sinh đọc từ chú giải lúc nào cho hợp lý? 
Theo tôi phần chú giải cần tổ chức cho học sinh đọc thầm, trong khi học sinh đọc 
thầm nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm là hợp lý nhất. Sau đó học sinh lại đọc 
thành tiếng theo nhóm trước lớp. Có thể HS đọc chú giải mà vẫn chưa hiểu nghĩa 
của từ GV vận dụng cơ hội này để giảng từ, nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh. 
 Đến bước tìm hiểu bài giáo viên vẫn còn thời cơ để kiểm tra, cũng cố nghĩa 
của từ (nếu cần), bằng cách đặt câu hỏi, tìm hiểu nội dung thông qua đó rút từ chìa 
khoá để giảng cho học sinh. Cách kiểm tra có thể yêu cầu học sinh nhắc lại nghĩa 
của từ, tìm từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với từ cần giải nghĩa. 
Chính ở bước này, những từ khó có thể ở địa phương các em chưa hiểu, hoặc từ 
 chìa khoá giáo viên có thể kết hợp giảng để học sinh hiểu nội dung. 
 4.2. Xác định từ ngữ cần giảng trong bài như thế nào cho hợp lý: 
 Đây là điều mà chúng tôi đưa ra bàn cãi rất nhiều. Nếu như giáo viên không 
biết xác định từ ngữ cần giảng thì tiết học sẽ dàn trải, thiếu trọng tâm, chiếm nhiều 
thời gian mà nhiệm vụ của tiết học vẫn không hoàn thành. 
 Theo tôi các từ ngữ cần giảng trong bài tập đọc là: 
 11/28
+ Từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa. 
+ Từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen. 
+ Từ ngữ đóng vai trò quan trọng là “chìa khoá” để mở nội dung bài học. 
 Trong một bài tập đọc cần xác định từ cần giảng và cách xác định từ là điều 
mà nhiều giáo viên còn lúng túng. Giảng ít từ khi thấy còn thiếu, giảng nhiều từ 
dẫn đến tham nói mất thời gian. Việc rút từ để tìm hiểu nội dung bài tập đọc là việc 
khó nhất trong giờ tập đọc. Theo tôi có 2 căn cứ giúp giáo viên rút từ chính xác, 
trọng tâm đó là: 
- Căn cứ vào nội dung cần truyền thụ chính là mục tiêu bài dạy. 
- Căn cứ tên bài (tiêu đề bài tập đọc). Giáo viên cần lưu ý việc giảng từ khó 
và rút từ chìa khoá hoàn toàn khác nhau. Từ khó hiểu chỉ yêu cầu học sinh đọc chú 
giải để hiểu nghĩa của từ. Còn từ chìa khoá là từ yêu cầu học sinh hiểu để nắm nội 
dung bài. Khi từ khó trùng với từ chìa khoá giáo viên ghi ở phần “tìm hiểu bài” 
(phần ghi bảng). Có 6 cách giải nghĩa từ: 
+ Đặt câu với từ cần giải nghĩa. 
+ Tìm từ đồng nghĩa. 
+ Từ trái nghĩa. 
+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa. 
+ Tách từ để miêu tả. 
+ Sử dụng đồ dùng dạy hoc (vật thật, tranh ảnh) 
 Cách tìm hiểu từ chủ yếu là phải đặt trong ngữ cảnh. Cần giới hạn việc giải 
nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ thể bài đọc giải nghĩa, đơn giản với học sinh lớp 2 
– tránh dài dòng, giải nghĩa cồng kềnh quá tải làm mất thời gian luyện đọc của HS. 
Ví dụ: Bài tập đọc: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” 
 Phần chú giải có 7 từ. Đó là: cầu hôn, lễ vật, ván, nộp, ngà, cựa, hồng mao. 
Các từ trên là từ khó hiểu nghĩa đối với các em song không phải là từ chìa khoá. 
Giáo viên cần căn cứ vào nội dung. Câu chuyện nhằm giải thích nạn lũ lụt ở nước 
ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra và nói lên tinh thần chống lũ của nhân 
dân nên từ chìa khoá ở đây là: đùng đùng nổi giận, cuồn cuộn, đuối sức. Việc rút 
từ chìa khoá của giáo viên không yêu cầu từ nào cũng phải giải nghĩa mà chủ yếu là 
để học sinh hiểu được nội dung bài từ đó giúp các em đọc, viết đúng; đọc hay. 
5. Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh: 
 Có 2 kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm. 
 Ngắt giọng logic là những chỗ dùng để tách nhóm trong câu. Ngắt giọng 
logic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. 
 12/28
 Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic đó là những chỗ nghỉ lâu 
hơn bình thường hoặc chỗ nghỉ không do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người 
đọc nhằm tạo ra ấn tượng về cảm xúc. 
5.1. Kỹ năng ngắt giọng logic: 
 Khi đọc một văn bản nếu gặp dấu câu ta cần phải ngắt, nghỉ giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh sau dấu chấm, dấu hai chấm, chấm cảm ta cần phải nghỉ. Song 
sau dấu chấm xuống dòng cần nghỉ lâu hơn sau dấu chấm. Sau dấu phẩy ta phải 
ngắt giọng, sau dấu phẩy có lúc cũng phải ngắt giọng khác nhau. Dấu phẩy ngăn 
cách giữa vế và câu ngắt lâu hơn, dấu phẩy sau trạng ngữ. Khi đọc một số bài văn 
xuôi có những câu dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp học sinh thường ngắt tuỳ tiện 
như sau: 
Ví dụ 1: Trong bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Tiếng Việt 2) 
 Học sinh đọc: Từ đó/ năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh/ Sơn Tinh 
gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng chịu thua.// 
 Học sinh đã đọc tách Sơn Tinh ra khỏi động từ “đánh” làm người nghe hiểu 
sai ý nghĩa của câu văn. 
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt như sau: Từ đó/ năm nào Thuỷ Tinh 
cũng dâng nước đánh Sơn Tinh/ gây lũ lụt khắp nơi/ nhưng lần nào Thuỷ Tinh 
cũng chịu thua.// 
Ví dụ 2: Khi đọc một số câu thơ do không chú ý đến quan hệ ngữ pháp mà chỉ chú 
ý đến sự cân đối về âm thanh mà học sinh đã ngắt nhịp sai. 
Anh Lừa / lo chuyện / gạo tiền. 
Giấy tờ thỏ chạy/ giao liên tài tình. 
 Nếu học sinh ngắt nhịp như trên đã tách cụm từ “thỏ chạy” ra khỏi cụm 
“giao liên tài tình” làm người nghe tưởng như chú giao liên tài tình chứ không 
phải “thỏ chạy giao liên tài tình” để khắc phục tình trạng đó với lớp 2 thì việc 
luyện đọc, đọc mẫu của giáo viên là cần thiết. Ngoài ra giáo viên cũng cần giảng để 
học sinh hiểu nội dung câu văn, câu thơ, quan hệ ngữ pháp để học sinh điều chỉnh 
nếu như học sinh đọc sai. 
5.2. Ngắt giọng biểu cảm: 
 Dạy cho học sinh biết cách ngắt giọng logic là yêu cầu quan trọng với học 
sinh lớp 2, ngoài ra giáo viên có thể dạy cho học sinh ngắt giọng biểu cảm ở một 
số bài thơ đây là phương tiện tác động người nghe. Ngắt giọng logic thiên về trí tuệ 
còn ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. 
Ví dụ: Khi đọc 2 câu thơ cuối của bài tập đọc “Thư trung thu” (sách Tiếng Việt 2 
 13/28
tập 2 trang 10). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc. 
Các cháu/ hãy xứng đáng 
Cháu Bác Hồ Chí Minh. 
 Ngắt nhịp như thế người nghe sẽ thấy được tình cảm yêu thương sâu sắc của 
Bác và đó chính là lời động viên khuyến khích cũng là lời khuyên của Bác đối với 
thiếu nhi. Qua đó để thấy được tình yêu bao la của Người đối với các em. 
 Tóm lại: Đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngắt giọng hay là yêu cầu, mục đích 
của việc dạy tập đọc là phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Thực tế 
giáo viên chúng ta chưa am hiểu sâu sắc về lý luận văn học tuy nhiên nếu giáo viên 
đầu tư, chuẩn bị bài kỹ lưỡng, đọc bài nhiều lần để tìm cách đọc đúng, chuẩn xác, 
cách đọc hay nhất để có mẫu tốt cho học sinh học tập. Muốn vậy theo tôi GV cần: 
+ Nắm vững nội dung bài, tính cách nhân vật, giọng điệu của câu chuỵên, bài 
tập đọc, bài thơ. 
+ Nắm được cốt truyện – nội dung các đoạn truyện. 
+ Nắm thể loại thơ để chọn cách đọc, giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng, ngọt 
ngào hay chua ngoa. 
+ Nắm được cấu trúc ngữ pháp của câu thơ, câu văn. 
6. Biện pháp thứ sáu: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: 
 Đối với trẻ em trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, bước vào 
nhà trường, trẻ em làm quen với hoạt động học tập với những yêu cầu cao hơn. 
Chúng ta – những nhà sư phạm thấy rằng nếu biết sử dụng kết hợp hình thức trò 
chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong 
các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông 
qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu .Việc tiếp thu kiến thức 
của học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên giáo viên 
cũng cần biết tổ chức trò chơi như thế nào cho hợp lý, không nên quá lạm dụng trò 
chơi, biến tiết học thành một hoạt động vui chơi vô bổ. Trò chơi học tập cần có yêu 
cầu khác với trò chơi thông thường. 
+ Chơi để đạt mục đích học tập nào? Ngoài giải trí còn có mục đích củng cố 
tri thức, kỹ năng học tập. 
+ Nội dung học tập phải gắn với các tri thức và kỹ năng của một nhóm học 
hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng tạo ra trò chơi 
thì người giáo viên cần dựa vào các kiến thức và kỹ năng của môn học. 
+ Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện 
không đòi hỏi thời gian dài. Trò chơi học tập thường diễn ra thời gian ngắn, phù 
 14/28
 hợp với trình độ học sinh. 
 Sau đây là một số trò chơi mà bản thân tôi thường sử dụng trong tiết dạy tập 
đọc: 
* Trò chơi “Thi đọc truyện phân vai”: 
Mục đích: 
 Tất cả học sinh đều được tham gia đọc và lựa chọn nhân vật mình yêu thích 
để đọc phân vai, từ đó khơi gợi hứng thú học tập cho các em. 
Cách chơi: 
 Học sinh thảo luận theo nhóm sau đó cử ra mỗi bạn đọc lời một nhân vật rồi 
luyện đọc trong nhóm. Sau đó các nhóm thi đọc truyện phân vai. Các học sinh khác 
đóng vai trò giám khảo, nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí đã xác định trước đó. 
 Ví dụ: 
Khi dạy các bài tập đọc đầu tuần như bài “Tôm Càng và Cá Con” học sinh 
được thảo luận theo nhóm 4 – mỗi nhóm cử 3 em, một em được chọn đọc lời người 
dẫn truyện, một em đọc lời Tôm Càng, một em đọc lời của Cá Con. Sau khi học 
sinh đọc trong nhóm, giáo viên tổ chức cho từng nhóm tham gia thi đọc truyện 
phân vai. Giáo viên dành thời gian cho 2, 3 nhóm thi. Giáo viên cùng ban khảo 
nhận xét đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương. (Ban giám khảo do 
học sinh bầu ra). 
*Trò chơi “thả thơ”: 
Mục đích: 
 Giúp học sinh ghi nhớ ngay tại lớp nội dung bài thơ thông qua trò chơi, tạo 
cho học sinh phong trào thi đua học tập sôi nổi. 
Cách chơi: 
 Học sinh từng đội chuẩn bị mẩu giấy nhỏ ghi một câu thơ hay một cụm từ 
trong khổ thơ, sau đó mời đội bạn bốc thăm. Nếu đội bạn đọc đúng câu thơ hoặc 
khổ thơ đó sẽ ghi được điểm. 
 Ví dụ: 
 Khi dạy bài thơ cuối giờ, tôi cho học sinh chơi trò chơi Thả thơ bằng cách: 
 - Giáo viên đưa ra luật chơi: +Học sinh đứng thành 2 đội, mỗi đội 3 học sinh 
 + Một học sinh làm trọng tài 
 + Thời gian chơi: 5 phút 
- Cách chơi: Học sinh trong từng đội chuẩn bị một mẩu giấy nhỏ trong có ghi một 
câu thơ hay một cụm từ có trong khổ thơ vừa học trong bài và trao mẩu giấy đó cho 
một người ở đội bạn. Nếu bạn nhận được mẩu giấy đó đọc được đúng khổ thơ có 
 15/28
câu (cụm từ) đã ghi trong mảnh giấy thì đội bạn sẽ được ghi điểm. Trò chơi cứ lặp 
lại như vậy cho đến hết. 
*Trò chơi “nghe đọc đoạn, đoán tên bài”: 
Mục đích: 
 Giúp học sinh củng cố các bài đã học thông qua hình thức đố vui. 
Cách chơi: 
 Học sinh từng đội chuẩn bị mẩu giấy ghi đoạn vă, đoạn thơ, sau đó mời đội 
bạn bốc thăm. Nếu đội bạn đoán đúng tên bài đọc và tác giả thì giàng chiến thắng. 
 Ví dụ: 
Đối với những tiết ôn tập ở từng giai đoạn ôn giữa kỳ I, kỳ II, cuối kỳ I, kỳ II 
tôi thường tổ chức trò chơi “nghe đọc đoạn, đoán tên bài”. 
 Cách chơi: 
Hai nhóm tham gia chơi ngồi đối diện nhau. Cử nhóm trưởng điều hành hoạt 
động chung cả nhóm. Bắt thăm hoặc “oẳn tù tì” để chọn nhóm đọc trước. Nhóm 
đọc trước (A) được mở sách giáo khoa để lựa chọn đoạn văn (trong số các câu 
chuyện kể do giáo viên nêu ra, nhóm A cử người đọc đoạn cho nhóm B đoán tên 
chuyện, đoán tên bài tập đọc sau đó nhóm B đọc nhóm A đoán tên câu chuyện). 
Khi đoán tên bài tập đọc hoặc tên chuyện cả nhóm không được mở sách giáo khoa. 
Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm so sánh – nếu tổ chức cho cả 4 nhóm 
cùng chơi – khi kết thúc giáo viên chọn nhóm giỏi nhất để khen ngợi. Nếu điểm 
bằng nhau, nhóm nào đọc rõ ràng, rành mạch chính xác hơn là nhóm đó thắng 
cuộc. 
Ngoài ra với cách tổ chức trò chơi ở tập đọc giáo viên có thể tổ chức một số 
trò chơi như: Thi đọc đồng thanh; biết một câu, đọc cả đoạn; tìm nhanh - đọc đúng; 
nhớ nhanh, đọc đúng; ghép các dòng thơ thành bài; đọc thơ truyền điện,... 
Qua thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu 
hút nhiều học sinh tham gia. Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học 
tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên tránh tổ 
chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. 
 IV. KẾT QUẢ 
 Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản 
thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của 
bản thân nên đã thu được một số kết quả như sau: 
1.Về giáo viên: 
 16/28
Tôi đã sử dụng thành thạo, linh hoạt quy trình lên lớp một tiết tập đọc biết 
kết hợp nhuần nhuyễn việc đọc câu với luyện đọc từ khó, tiếng khó chữa lỗi cho 
 học sinh triệt để. Việc giải nghĩa từ khó và rút từ chìa khoá trong giảng dạy đã 
thành thạo, biết kết hợp để ghi bảng cho hợp lý. Triệt để khai thác các câu hỏi trong 
sách giáo khoa, chỉ đặt câu hỏi phụ khi cần thiết để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi 
chính. Lối tham giảng, nói nhiều đã được gạt bỏ dần. 2. Về học sinh: 
a) Kỹ năng đọc: 
Học sinh biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, giữa các mục, 
các phần trong bài học. 92,7% học sinh đọc tốc độ 60tiếng/phút. Biết đọc thầm để 
hiểu nội dung và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu ra. 30% học sinh biết rút ra nội 
dung sau mỗi bài tập đọc. 
b) Kỹ năng nghe: 
Sau khi nghe giáo viên đọc mẫu học sinh bắt chước, có nhiều em đọc giống 
giọng đọc của giáo viên. Thậm chí có 2 đến 3 học sinh còn đọc hay hơn. Biết nghe 
bạn đọc và nhận xét cách đọc của bạn. Không khí lớp học sôi nổi. Mỗi lần gi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_doc_cho_hoc.pdf