Báo cáo Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn

Báo cáo Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn

Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng. Có em thì có rất ít hoặc chưa hề có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp.Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều. Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì môn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ để đó.

Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi “em và chú gà” như sau . Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp.

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6196Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu 02/BCSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Trần Thới, ngày 03 tháng 9 năm 2015
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
- Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
- Họ Và Tên: Võ Mỹ Linh
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2.
- Cá nhân, tổ chức phối hợp: Gồm có 4 đồng chí tham gia.
1. Nguyễn Văn Đời – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.
2. Ngô Hoàng Vũ – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.
3. Võ Mỹ Linh – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.
4. Huỳnh Văn Đông – Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 3/9/2015 đến ngày 30/5/2016.
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn.
 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Trau dồi những ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. 
Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh. 
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho học tập giao tiếp cụ thể là giúp các em : 
Nắm được các nghi thức lời nói như : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ, cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,  Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng 
Trong toàn trường và đã được nhân rộng ra các trường lân cận trong xã. Đã được đồng nghiệp ủng hộ và thực hiện có hiệu quả rất khả quan.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP...
1 Thực trạng:
 - Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo, của chi bộ, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
 - Khó khăn:	
Học sinh ở vùng sâu vùng xa ít được giao lưu tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh.
Còn nhiều học sinh chỉ biết trả lời câu hỏi, chưa biết dựa vào gợi ý để viết thành một đoạn văn ngắn.
- Nguyên nhân chính:
- Giáo viên chưa chú ý và chưa biết cách gợi mở, giúp học sinh yếu và những học sinh chưa mạnh dạn nói trước đông người nên các em thường không làm tốt được tập làm văn nói chung và đối nói, viết chưa tốt nói riêng.
- Giáo viên chưa đưa ra những yêu cầu cho các đối tượng học sinh trong lớp.
 - Vào đầu năm học 2014- 2015, lớp tôi có 14 học sinh trong đó có 5 em viết đoạn văn ngắn còn hạn chế chưa biết dùng từ, câu, cách ngắt câu, viết chưa biết chấm câu, cách viết hoa đầu câu. Để thực hiện tốt việc viết tập làm văn cho học sinh nên bản thân tôi đã mạnh dạn làm đề tài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn.
- Đôi khi giáo viên phân chia thời gian trong tiết Tập làm văn chưa thật sự hợp lí.
Qua khảo sát cho thấy:
TSHS
HỌC SINH YẾU TẬP LÀM VĂN
14/8
Tập làm văn nói
Tập làm văn viết
SL
%
SL
%
4
28.57
6
42.85
2. Các giải pháp
 2.1 Nghi thức lời nói : 
Đại từ xưng hô với đối tượng của bản thân mình phải phù hợp. 
Thái độ , cử chỉ, lời nói phải phù hợp với tình huống. 
Lịch sự, tự nhiên khi nói cũng như khi viết .
- Chào hỏi, tự giới thiệu, xin lỗi, mời nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, khen ngợi, chia vui 
- Đáp lời chào, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối, chia vui  
- Nói và đáp lời khẳng định, phủ định: 
 2.2. Các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày.
-Bản khai tự thuật 
-Viết tin nhắn, bưu thiếp 
 2.3. Viết đoạn văn 
Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng. Có em thì có rất ít hoặc chưa hề có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp.Mà cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều. Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì môn tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ để đó. 
Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở bài (giới thiệu), thân bài (nội dung), kết luận (tình cảm) và lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi “em và chú gà” như sau . Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp. 
“Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có nuôi một chú gà” 
Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái màu trên đầu. Tôi gáy rất to ” 
Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em thường rải thóc cho gà ăn ” 
Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau :
Chú gà ở nhà em
Mào đỏ 
Lông nhiều màu 
Gáy to 
Ăn thóc 
Em yêu mến chú gà 
Con gà
Từ sơ đồ mạng đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi lại trên bảng, thế là đã có bốn đoạn văn mẫu. Có thể câu văn lúc ấy còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa. 
3. Kết quả chung 
Qua thời gian áp dụng những vắn đề trên tại lớp 2 tại trường tiểu học Trần Thới 2 tôi nhận thấy đã có kết quả rõ rệt: 
NĂM HỌC
TSHS
CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP LÀM VĂN ĐẠT ĐƯỢC
ĐẦU NĂM
CUỐI NĂM
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
2014-2015
14/8
14.28%
21.42%
42.84%
21.42%
21.42%
27.57%
50%
0%
 III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới
 Trong quá trình dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi đã nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, viết đoạn văn ngắn hay hơn. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học tập làm văn, học sinh dần biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. 
 2. Tính hiệu quả và khả thi:
 Trong quá trình dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy HS lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. HS ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, HS dần biết cách phát hiện, chiếm lỉnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số như sau:
 Năm học: 2014-2015
XẾP LOẠI
ĐẦU NĂM
GHKI
CHKI
GHKII
CUỐI NĂM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
GIỎI
2
14.28
2
14.28
2
14.28
3
21.42
3
21.42
KHÁ
3
21.42
3
21.42
4
27.57
4
27.57
4
27.57
TB
6
42.84
6
42.84
6
42.84
7
50
7
50
YẾU
3
21.42
3
21.42
2
14.28
0
0
0
0
3. Phạm vi áp dụng:
Trong toàn trường đã vận dụng và đã đạt kết quả rất tốt so với khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Và cũng đã nhận được ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp ở trong toàn trường, các đồng nghiệp ở địa bàn trong xã, các đồng nghiệp trong xã đã qua thực hiện mang lại kết quả cao so với khi chưa áp dụng sáng kiến nêu trên.
IV. KẾT LUẬN:
Một là giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Hai là giáo viên phải nắm được mục tiêu của phân môn Tập làm văn ở lớp hai cần cung cấp cho các em những tri thức làm văn nào.
Ba là giáo viên phải nắm được các đối tượng học sinh trong lớp của minh từ đó có phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Bốn là giáo viên phải biết phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, biết vận dụng và phát triển các hoạt động dạy học dựa trên sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.
Năm là giáo viên phải có vốn từ nhất định để giúp học sinh làm tốt tập làm 
nói chung và viết văn nói riêng.
 Trên đây là suy nghĩ của tôi về cách dạy 1 số bài trong phân môn Tập làm văn lớp 2 mới, tôi đã áp dụng những cách dạy đó nhằm nâng cao chất lượng học tập làm văn cho lớp mà tôi chủ nhiệm. Bước đầu các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học tập làm văn. Đối với tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em.
	Ý kiến xác nhận Trần Thới, ngày 3 tháng 9 năm 2015 
 Người viết sáng kiến 
 của thủ trưởng đơn vị
 Võ Mỹ Linh
 Mẫu 02/BCTTSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trần Thới, ngày 3 tháng 9 năm 2015 
BÁO CÁO 
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
 - Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
 - Họ Và Tên: Võ Mỹ Linh
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 3/8/2014 đến ngày 30/5/2015.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Nắm được các nghi thức lời nói như : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ, cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,  Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP...
1 Thực trạng:
 - Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo, của chi bộ, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
 - Khó khăn:	
Học sinh ở vùng sâu vùng xa ít được giao lưu tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh.
Còn nhiều học sinh chỉ biết trả lời câu hỏi, chưa biết dựa vào gợi ý để viết thành một đoạn văn ngắn.
- Nguyên nhân chính:
 2. Các giải pháp
Đại từ xưng hô với đối tượng của bản thân mình phải phù hợp. 
- Chào hỏi, tự giới thiệu, xin lỗi, mời nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, khen ngợi, chia vui 
- Đáp lời chào, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, từ chối, chia vui  
3. Kết quả chung 
Qua thời gian áp dụng những vắn đề trên tại lớp 2 tại trường tiểu học Trần Thới 2 tôi nhận thấy đã có kết quả rõ rệt: 
 III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới
 Trong quá trình dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi đã nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập.
 2. Tính hiệu quả và khả thi
 Trong quá trình dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy HS lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. 
3. Phạm vi áp dụng:
Trong toàn trường đã vận dụng và đã đạt kết quả rất tốt so với khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
IV. KẾT LUẬN:
Một là giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Hai là giáo viên phải nắm được mục tiêu của phân môn Tập làm văn ở lớp hai cần cung cấp cho các em những tri thức làm văn nào.
Ba là giáo viên phải nắm được các đối tượng học sinh trong lớp của minh từ đó có phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Bốn là giáo viên phải biết phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, biết vận dụng và phát triển các hoạt động dạy học dựa trên sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.
Năm là giáo viên phải có vốn từ nhất định để giúp học sinh làm tốt tập làm 
nói chung và viết văn nói riêng.
	Ý kiến xác nhận Trần Thới, ngày 3 tháng 9 năm 2015 
 Người viết sáng kiến 
 của thủ trưởng đơn vị
 Võ Mỹ Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docMau_SKKN_Lop_2_TLV_20152016.doc