Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy khi xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động tôi luôn chú trọng chỉ đạo giáo viên cần chú ý đến các yếu tố như:
+ Không gian của lớp
+ Mục đích tổ chức các hoạt động
+ An toàn đối với trẻ
+ Các nhu cầu của trẻ đặc biệt (khuyết tật)
+ Linh hoạt, dễ thay đổi theo mục đích giáo dục và theo chủ đề.
Bên cạnh đó tôi cũng tư vấn, hướng dẫn giáo viên bố trí các trang thiết bị, đồ dùng học liệu, giá, tủ phải dễ dàng di chuyển, có không gian để trẻ hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, cả lớp. Đảm bảo không gian bố trí cho việc ăn và ngủ trưa. Với những phòng học nhỏ (Khu Gia Viễn) thì chỉ đạo giáo viên bố trí toàn bộ bàn ghế, phản ngủ, tủ tư trang ngoài hiên lớp để tạo nhiều diện tích cho trẻ hoạt động.
Ngoài ra nhà trường cũng yêu cầu giáo viên bố trí đồ dùng, đồ chơi ở các góc đảm bảo thẩm mỹ, mang tính mở, trang trí những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của trẻ. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động bằng việc sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Những đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải để rời đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ.
hải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với chất lượng chăm sóc, giáo dục đồng thời nắm được các yêu cầu về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để tổ chức thực hiện các hoạt động của lớp mình theo yêu cầu. Để thay đổi quan niệm, cách làm từ lâu đã ăn sâu vào việc làm hàng ngày của giáo viên là không dễ, nhưng bản thân tôi luôn ý thức vẫn phải thay đổi bằng cách thay đổi dần dần, từ từ, không vội vàng thúc ép như vậy sẽ không đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường tổ chức cho giáo viên cùng nhau thảo luận thống nhất phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng là chính. Chú ý đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm phát triển năng lực cá nhân. Tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể nhằm rèn luyện cho trẻ tính tự lập học tập, có kỹ năng sống, giáo dục lòng nhân ái...mọi hoạt động giáo dục đều phải lấy trẻ làm trung tâm, vì nếu tổ chức được hoạt động như vậy thì trẻ rất hứng thú tham gia, tuy nhiên vai trò của giáo viên cũng cao hơn rất nhiều. Ngoài bồi dưỡng về tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì còn bồi dưỡng về nội dung, yêu cầu, các thành tố của trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện để giáo viên căn cứ vào đó mà đưa ra những mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó nhà trường đã xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích, động viên kịp thời những tấm gương tốt, trong sáng nhằm đề cao tính nhân văn trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên và phụ huynh...nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 7..1.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Trước đây chủ yếu là nhà trường xây dựng kế hoạch như thế nào thì giáo viên chỉ thực hiện đúng theo kế hoạch đó, không có sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với nhận thức của trẻ, do đó thiếu đi sự sáng tạo, nội dung, hình thức tổ chức thường dập khuôn, kết quả trên trẻ cũng chưa phân biệt rõ khả năng của trẻ mà thường đạt được kết quả đồng loạt như nhau. Nhận thức rõ được những hạn chế từ việc lập kế hoạch giáo dục nên bản thân tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch của lớp mình để việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn vì trong quá trình phát triển, chương trình giáo dục đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch -> Thực hiện -> Đánh giá -> Điều chỉnh -> Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Chỉ đạo 100% nhóm lớp có các loại kế hoạch: kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày, đặc biệt với giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì kế hoạch tuần và kế hoạch ngày là quan trọng hơn cả vì nó xác định mục tiêu dễ dàng, cụ thể hơn, nó đáp ứng nhu cầu học tập của nhóm trẻ cũng như của từng cá nhân, nó có thể dự kiến được nhu cầu và hứng thú của trẻ và trẻ có thể dễ dàng hiểu được những nội dung đó như thế nào. Cụ thể hơn là nó sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp, dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả, giáo viên tập trung hơn vào trẻ, giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ... Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của giáo viên cũng cần hết sức linh hoạt bởi vì: Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra (ví dụ như đám cưới ở cổng trường, có đoàn viếng nghĩa trang liệt sĩ đi qua, có các sự việc đột xuất xuất hiện gần trường, hoặc đang học ở chủ đề Hiện tượng tự nhiên mà đột xuất hôm đó trời mưa thì giáo viên có thể chuyển sáng dạy quan sát, tìm hiểu về mưa...); có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng nội dung khác. Và việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển, việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan, các hoạt động “học bằng chơi, chơi mà học”... Hình ảnh: Trẻ được tạo cơ hội học bằng chơi, chơi mà học Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm làm bánh trôi ngày tết Hàn thực – Hội chợ xuân 7.1.4. Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy khi xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động tôi luôn chú trọng chỉ đạo giáo viên cần chú ý đến các yếu tố như: + Không gian của lớp + Mục đích tổ chức các hoạt động + An toàn đối với trẻ + Các nhu cầu của trẻ đặc biệt (khuyết tật) + Linh hoạt, dễ thay đổi theo mục đích giáo dục và theo chủ đề. Bên cạnh đó tôi cũng tư vấn, hướng dẫn giáo viên bố trí các trang thiết bị, đồ dùng học liệu, giá, tủ phải dễ dàng di chuyển, có không gian để trẻ hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, cả lớp. Đảm bảo không gian bố trí cho việc ăn và ngủ trưa. Với những phòng học nhỏ (Khu Gia Viễn) thì chỉ đạo giáo viên bố trí toàn bộ bàn ghế, phản ngủ, tủ tư trang ngoài hiên lớp để tạo nhiều diện tích cho trẻ hoạt động. Ngoài ra nhà trường cũng yêu cầu giáo viên bố trí đồ dùng, đồ chơi ở các góc đảm bảo thẩm mỹ, mang tính mở, trang trí những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của trẻ. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động bằng việc sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Những đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải để rời đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ. Hình ảnh: Môi trường trong lớp học 7.1.5. Xây dựng môi trường hoạt động ngoài lớp học Môi trường ngoài lớp học trước đây giáo viên chưa thật sự quan tâm và chú trọng nhưng từ năm học năm học 2018 – 2019 với việc chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường về việc xây dựng môi trường phát huy tính tích cực của trẻ giáo viên đã biết bố trí cây xanh, các hình ảnh tuyên truyền về nề nếp, lễ giáo của trẻ ở những mảng tường, hành lang lớp học...tạo sự thân thiện, đẹp mắt và gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra hành lang các lớp học còn được giáo viên bố trí tranh tuyên truyền về biển đảo quê hương, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông, công khai bảng theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ tạo sự kết nối, chia sẻ với học sinh và phụ huynh. Nhà trường chỉ đạo giáo viên bố trí góc thiên nhiên ngoài trời, tận dụng khoảng hiên sau (trước) ngoài lớp học với chậu hoa, cây cảnh, đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây...cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc chơi khác. Ban giám hiệu nhà trường luôn trú trọng công tác tham mưu với các cấp đầu tư khu sân chơi ngoài trời với nhiều loại đồ chơi có quy mô lớn như: Khu vui chơi liên hoàn, xích đu chữ A cộng đồng, cầu trượt máy bay, bộ liên hoàn lâu đài cầu vượt 2 xích đu Khu, bệp bênh Luôn trú trọng công tác xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện Ban giám hiệu nhà trường đã phối kết hợp với các đơn vị bộ đội kết nghĩa, đoàn thanh niên xã Định Trung, ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tập thể CB-GV-NV nhà trường tích cực tham gia cải tạo môi trường sân chơi ngoài trời với nhiều khu vực chơi như khu vui chơi vận động, khu cát nước, chợ quê, vườn rau, vườn cổ tích...ở mỗi khu vực đều được sắp xếp bố trí đẹp mắt, hấp dẫn trẻ, có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia hoạt động. Ngoài ra nhà trường cũng tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trang bị một số ghế đá để trẻ có thể ngồi nghỉ ngơi trò chuyện với nhau, ôn lại những bài hát, điệu múa đã học, chơi các trò chơi theo ý thích tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thư giãn, thoải mái, trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, được hòa mình vào thiên nhiên, chăm sóc cây cối. Hình ảnh: Nhà trường phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ trẻ cải tạo vườn rau Hình ảnh: Khu chợ quê Hình ảnh: Góc thiên nhiên 7.1.6. Đẩy mạnh công tác phòng tránh tai nạn thương tích, bạo lực học đường Để duy trì môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, nhà trường luôn trú trọng công tác bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động ngoại khóa an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ từng độ tuổi. Tuy nhà trường chưa có nhân viên y tế nhưng hàng năm Ban giám hiệu đều xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cứu một số tình huống bệnh thông thường. Thường xuyên trao đổi thông tin về việc đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ với gia đình trẻ và cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hiểu biết về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. Tích cực nâng cao các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bằng các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, gia đình trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối v
Tài liệu đính kèm: