Báo cáo Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể

Báo cáo Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể

 Dạy trẻ kể theo trí giác: Không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thể tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ quan sát tốt mới miêu tả tốt. Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.

 Chuẩn bị: Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể. Chọn đồ chơi, vật thật có thể như: Gương, lược, khăn , chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật ., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng, tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng. Ví dụ :Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh có nhà to, ruộng vườn, còn em có gì? khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa.

 Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:

 Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện. Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể.

 Day trẻ kể chuyện sáng tạo :

 Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về ngôn ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô kể một đoạn , rồi yêu cầu trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ.

 

doc 23 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục trẻ đã tích lũy cho bản thân mình một số kỹ năng, kỹ xảo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Sau đây là một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kể mà tôi nghiên cứu và thực hiện.
7.2.1. Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua thể loại dạy trẻ kể lại truyện.
 Dạy trẻ kể lại truyện :để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
 	 Yêu cầu đối với trẻ:
 	 Kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại.
 	 Chuẩn bị : tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe trước khi kể cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại 
 	 Tiến hành:
 	Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện .Đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện , giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể , lựa chọn hình thức ngôn ngữ :cách dùng từ đặt câu.
 	Ví dụ : Truyện cây khế: Theo con tính cách của người anh như thế nào?
 	 Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật , thời gian , không gian , hành động chính , lời nói ,cá tính nhân vật , Dê mẹ dặn dê con như thế nào? Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức và ngữ pháp. Khi đàm thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể.
 	Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn , dễ hiểu , phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội dung tác phẩm : Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ ( mới ). Mẫu chuyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt được: Về nội dung, độ dài, trình độ câu chuyện.
 	Ví dụ : Câu chuyện: Quả bầu tiên: Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé con nhà nghèo nhưng vô cùng tốt bụng cậu luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, mọi vật sống xung quanh mình. Khi thấy một con én bị thương cậu bé đã chăm sóc con én khỏi đau và khi mùa đông đến cậu bé đã thả con chim én bay về xứ sở phương nam để chánh rét , mùa xuân năm sau con chim én bay trở về và mang cho cậu bé một hạt bầu tiên .
 Thời gian đầu khi trẻ chưa quen trẻ kể theo mẫu câu của cô ( hoặc đối với trẻ kém ). Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ của mình .
 	 Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể :
 	Trẻ phải quay mặt xuống các bạn , kể với tốc độ vừa phải , giọng rõ ràng , tư thế tự nhiên . Trong quá trình kể , trẻ đứng sai tư thế , phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới sửa sai cho trẻ .
 	 Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt.
 	Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ. Trẻ kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng khuyến khích , động viên trẻ , nhận xét cả về nội dung , ngôn ngữ tác phong.
7.2.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua chơi đóng vai theo chủ đề.
 Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai , làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng 
 Ví dụ : Chủ đề : Gia đình : Nấu ăn : Trẻ tự phân vai chơi của mình : Mẹ đi chợ, nấu ăn , chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe .
7.2.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua chơi đóng kịch .
 Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ . Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen . Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc . Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng , giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt .
 	Ví dụ : Chủ đề : Gia đình: câu chuyện : Tích chu .
 	Cháu Ngọc Dương đóng vai Tích Chu ( lúc đầu ham chơi, thái độ không vâng lời ) ,sau biết lỗi ( tỏ thái độ biết nhận lỗi, giọng trầm ) : Bà ơi bà ở đâu ? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ đem nước cho bà, bà ơi !
 	 Cháu Thanh thảo đóng vai bà ( giọng run run , rứt khoát ) : Bà đi đây ! Bà không về nữa đâu !
 Cháu Lan Anh đóng vai Bà Tiên ( tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng nói dịu dàng, nhỏ nhẹ) : Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống, đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không?
7.2.4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời: 
 	Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ , sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Ví dụ: miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa.
 Kể chuyện theo chủ đề: tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện xảy ra trong thời gian nhất định của nhân vật nào đó. Ví dụ :Truyện ( dê con nhanh trí) con cáo giả vờ làm dê mẹ lúc dê đi vắng và nhúng chân vào chậu bột cho chân trắng giống dê mẹ. Nhưng cáo vẫn bị dê con phát hiện và đuổi cáo đi.
7.2.5. Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các hoạt động góc :
 Dạy trẻ kể theo trí giác: Không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thể tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ quan sát tốt mới miêu tả tốt. Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.
 Chuẩn bị: Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể. Chọn đồ chơi, vật thật có thể như: Gương, lược, khăn , chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật .., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng, tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng. Ví dụ :Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh có nhà to, ruộng vườn, còn em có gì? khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa.
 Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
 Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện. Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể.
 Day trẻ kể chuyện sáng tạo :
 Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về ngôn ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô kể một đoạn , rồi yêu cầu trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ.
7.2.6. Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học:
*.Tìm kiếm các giáo án PowerPoint làm quen với tác phẩm văn học trên Internet hoặc tự thiết kế những giáo án PowerPoint.
Khai thác các tư liệu, hình ảnh trên mạng: Cùng với các trang web về giáo dục, địa chỉ tôi thường xuyên vào đó để tìm kiếm hình ảnh về mọi lĩnh vực đó là google. Với tốc độ tìm kiếm cực nhanh, số lượng nhiều vô kể, tôi luôn thấy google là lực lượng trợ giúp đắc lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
Ví dụ: Muốn tìm PowerPoint truyện Hai anh em ta chỉ việc vào Google gõ PowerPoint truyện Hai anh em nhấn tìm kiếm, khi đã hiển thị các trang web có PowerPoint truyện Hai anh em, sau đó ta nhấn chuột phải để tải về.
*Thiết kế 1 số trò chơi, giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoint 
Trước hết sưu tầm những hình ảnh có liên quan đến nội dung TPVH để đưa hình ảnh vào máy tính. Sau đó sử dụng một số phần mềm photoshop, chương trình paint để cắt dán hình ảnh theo ý tưởng của mình , phối màu, tạo được tính thẩm mỹ caocho các slide. Copy các hình ảnh và Paste vào các slide. Để cho các hình ảnh đã được cắt rời chuyển động ta clich vào hình ảnh đó, tiếp theo vào slide show – Custom Animotion – Add Effect – Motion Paths để chọn các hướng di chuyển theo ý muốn. Sau đó chúng ta có thể lồng tiếng cho các Slide bằng biện pháp lồng tiếng trên phầm mềm Super MP3 bằng cách:
 Donwload phần mềm trên mạng về, chỉnh sửa cho phù hợp, tạo cho nó đường linh vào ổ ta thường hay sử dụng.
 Mở phần mềm ghi âm/ Bấm vào nút Recorde màu đỏ để bắt đầu ghi âm/ dừng lại thì bấm Stop. 
 Với phần mềm này, tôi có thể lồng tiếng cho từng Slide với các câu hỏi minh họa phù hợp, giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, kết hợp với hình ảnh động tôi đã sưu tầm trên mạng, tạo ra những hình ảnh động, rất hấp dẫn trẻ.
 Sau khi đã lồng tiếng xong tôi đưa vào các trang Slide bằng cách:
 Insert/ Movie and Sounds/ Sounnds from file/ chọn âm thanh/ đưa vào Slide phù hợp.
 	*. ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động học có chủ đích làm quen với tác phẩm ăn học.
Sau khi đã sưu tầm những giáo án điện tử phù hợp với nội dung bài dạy trên mạng Internet hay do mình tự thiết kế, tôi tiến hành ứng dụng vào bài dạy. Thông thường ứng dụng CNTT thường được đưa vào bài dạy lúc giáo viên đọc, kể cho trẻ nghe tác phẩm văn học lần 2. Tuy nhiên tùy theo hứng thú của trẻ, giáo viên phải biết linh hoạt đưa những hình ảnh minh họa trên máy tính vào thời điểm nào cho thích hợp 
 Trong khi đọc, kể diễn cảm câu chuyện kết hợp với hình ảnh minh họa trên máy chiếu giáo viên phải biết kết hợp, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. sự lên xuống của g

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tr.doc