. Sử dụng rối
* Mục đích sử dụng
Khi dạy trẻ đọc thơ giáo viên cần sử dụng rối tay có tác dụng làm cho bài thơ sinh động, hấp dẫn hơn, vì rối tay là một loại hình nghệ thuật do con người điều khiển biểu diễn minh hoạ theo vần bài thơ một cách linh hoạt, khi sử dụng rối tay giáo viên cần chú ý đến lời đọc, cách biểu diễn đưa hình ảnh rối tay ra một cách phù hợp hấp dẫn nhằm giúp trẻ hiểu nội dung sâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Gấu qua cầu” cô đưa ra hai con Gấu đang muốn qua cầu, cô dùng hai tay để điều khiển rối minh hoạ cho bài thơ. Giáo viên kết hợp giữa lời đọc và làm động tác điều khiển rối. Trẻ nghe và chú ý quan sát lên hai hình ảnh con vật đó, trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn so với khi đọc thơ không có đồ dùng trực quan.
* Nội dung sử dụng
Giáo viên thường đưa rối vào phần đọc thơ lần một nhằm gây hứng thú cho trẻ một cách sinh động.
Ví dụ: Khi giáo viên đọc bài thơ “Gấu qua cầu” giáo viên đọc kết hợp rối để minh họa cho cả bài thơ khi đọc đến nhân vật nào thì xuất hiện nhân vật đó ra.
Ngoài ra giáo viên còn sử dụng rối tay vào phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Ví dụ: giáo viên đặt câu hỏi. (Hai Gấu con đang làm gì)? Trẻ trả lời.
Sau đó cô đưa rối về hai con vật đó ra để minh họa.
Bên cạnh đó giáo viên còn đưa vào phần trò chơi một cách hấp dẫn để trẻ hứng thú chơi
Ví dụ: Cho hai bạn đóng vai hai Gấu con sau đó cầm rối luồn vào tay để thực hiện trò chơi với nhau, mỗi bạn đóng vai một chú Gấu sau đó đọc đến câu thơ nào của bạn đó thì xuất hiện rối của nhân vật ra.
Qua việc sử dụng rối cho thấy, rối là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ thơ mang đến cho tâm hồn trẻ và khắc sâu trong tâm chí trẻ thơ.
lần hai giáo viên đưa tranh minh hoạ ra kết hợp với lời đọc của giáo viên với bài thơ “Rong và Cá” nhằm minh hoạ cho từng câu thơ, đoạn thơ minh hoạ cho từng đoạn thơ (Có cô rong xanh, đẹp như tơ lụa). Qua quan sát trẻ dễ hiểu và nhớ lại bài thơ một cách sâu hơn, trẻ sẽ hình dung ra hình ảnh có rong xanh đẹp và mềm mại như tơ lụa. Trẻ được đọc và quan sát hình ảnh trên tranh sẽ khắc sâu hơn vào tâm hồn trẻ thơ. Qua bài thơ trẻ được đọc, được quan sát trực tiếp vào bức tranh hay hình ảnh minh họa từ đó bổ sung vào tiềm thức của trẻ các biểu tượng khách quan thông qua cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Bài thơ “Đàn Gà con” Qua quan sát về hình ảnh trên tranh sau đó trẻ biết tự đặt tên cho bài thơ theo ý thích của mình. Tên bài thơ mà trẻ thích đó là “Gà con đáng yêu”. Thơ là hình ảnh của tranh minh hoạ mà trẻ đã được quan sát. Qua những hình ảnh của tranh minh hoạ đã tạo hứng thú cho trẻ tiếp thu bài tốt. Vì ở lứa tuổi này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy trẻ đọc thơ rất cần có tranh minh hoạ để trẻ dễ hình dung và tiếp thu bài tốt hơn. Sử dụng tranh minh hoạ phù hợp để trẻ dễ nhìn, dễ quan sát. Khi dạy trẻ đọc thơ hay câu chuyện muốn đạt kết quả cao thì giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng sao cho phù hợp với từng bài thơ hay câu chuyện. Tranh minh hoạ còn được sử dụng trong việc đàm thoại, giảng giải, giúp trẻ hiểu nội dung và ghi nhớ về thơ hay truyện hơn, sử dụng trong việc cho trẻ luyện đọc theo tranh, Trẻ biết sắp xếp tranh và đọc theo nội dung của bức tranh từ đó trẻ nhớ trình tự bài thơ hay câu chuyện hơn. Khi tôi đọc mẫu lần hai đã kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ để trẻ dễ hiểu, dễ hình dung ra nội dung bài thơ mà trẻ đang được làm quen nhằm giúp trẻ hiểu nội dung như trong bài thơ “Ong và Bướm” Tôi hỏi trẻ: Bài thơ nói đến con gì? Trẻ trả lời “Ong và bướm”. Sau đó cô đưa hình ảnh Ong và Bướm ra cho trẻ xem để trẻ khắc sâu vào tâm hồn trẻ những hình ảnh đẹp về các loại côn trùng. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh qua nội dung các bài thơ. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ tranh tờ rời để minh hoạ nội dung của từng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ. Ngoài ra, tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá nhânđể trẻ hứng thú dần với các bức tranh trong bài thơ mà trẻ muốn, khuyến khích trẻ biết tự đặt tên cho nội dung bài thơ qua các bức tranh. Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi thi đua ghép tranh bài thơ “Thăm nhà bà”. Từ đó trẻ biết xắp xếp tranh một cách có hệ thống và biết yêu quí nhà của mình. Sử dụng tranh cho trẻ khi đọc thơ, muốn trẻ khắc sâu hơn được nội dung của bài thơ thì giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các bức tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ một cách sáng tao, hấp dẫn để cho trẻ vừa đọc vừa quan sát theo ttranh để hiểu sâu về nội dung bài thơ hơn. Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Con Cá vàng” Giáo viên vừa đọc vừa đưa hình ảnh minh hoạ ra để trẻ được nhìn và quan sát hình ảnh để trẻ hiểu nội dung bài thơ hơn. 4.2. Sử dụng máy chiếu * Mục đích: Sử dụng hình ảnh trình chiếu trên máy chiếu nhằm giúp trẻ chú ý đến nội dung bài học một cách hứng thú, sôi nổi, vì các hình ảnh trên máy chiếu là các hình ảnh động, màu sắc đẹp nên trẻ dễ hình dung, tưởng tượng về nội dung của bài thơ, giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn. Ví dụ: Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Khi được sử dụng trên máy chiếu với các hình ảnh động đã đưa đến mắt nhìn của trẻ tri giác được các hình ảnh sống động, màu sắc đẹp hấp dẫn về Bác Gấu đang đi trong rừngtrẻ hứng thú, tích cực và ghi nhớ bài sâu hơn. Từ đó, thông qua nội dung truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” giáo dục trẻ lòng yêu thương, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, trẻ biết tự đặt tên cho các hình ảnh trên máy như “Bác Gấu đáng thương”. Qua các hình ảnh đó đã tạo ra cho trẻ hứng thú và nhớ tên truyện, nội dung truyện lâu hơn, khắc sâu vào tâm hồn trẻ hơn, phát triển vốn từ cho trẻ tốt hơn. Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” khi cô đọc: “Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng” Cô vừa đọc vừa đưa hình ảnh về hoa Cà có màu tím, hoa Mướp có màu vàng. Các cánh hoa được cô làm hình ảnh đung đưa trông rất sinh động, trẻ chú ý lắng nghe cô đọc và rất hứng thú. Khi dùng hình ảnh minh hoạ cho bài thơ, giáo viên cần đưa vào lúc đọc diễn cảm lần 2 và ở phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. Ví dụ: Khi tôi đặt câu hỏi: Cô vừa đọc bài thơ gì? (Trẻ trả lời). Sau đó cô mở hình ảnh về nội dung bài thơ để trẻ quan sát. Tôi đặt câu hỏi đến đâu thì đưa hình ảnh nội dung câu thơ để giúp trẻ tư duy trẻ nhớ lâu hơn. Khi sử dụng máy chiếu tôi làm các Slide trên máy tính về các hình ảnh của nội dung bài thơ. Để cho trẻ lên chơi trò chơi tạo cho trẻ hứng thú về nội dung bài học. 4.3. Sử dụng mô hình sa bàn * Mục đích: Dạy trẻ bằng mô hình sa bàn qua các bài thơ, trẻ sẽ được quan sát cô đưa hình ảnh một cách hấp dẫn qua đó trẻ hứng thú học và khắc sâu bài thơ vào tâm hồn trẻ, trẻ được quan sát mô hình trên sa bàn trẻ sẽ dễ dàng tư duy tưởng tượng những vấn đề mà trẻ chưa biết. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ “Ong và Bướm” khi đọc đến câu thơ nào thì đưa những con vật đó ra trên mô hình sa bàn để giúp trẻ chú ý, hứng thú lắng nghe và quan sát hình ảnh, qua đó trẻ hiểu và thuộc nội dung bài thơ một cách hiệu quả nhất. Qua hình thức cho trẻ quan sát mô hình sa bàn ngoài việc trẻ được quan sát và nghe cô đọc thơ ra, trẻ còn biết đặt cho bài thơ một tên mới theo ý tưởng của trẻ hoặc trẻ. Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Ong và Bướm” kết hợp với mô hình sa bàn với những mô hình ngộ nghĩnh của các hình ảnh đó sẽ giúp trẻ nhớ được trình tự nội dung của bài thơ, hiểu tác phẩm một cách phù hợp. Ngoài ra, thông qua cách đặt câu hỏi dễ hiểu của giáo viên cũng giúp trẻ khắc sâu kiến thức qua các câu hỏi cho trẻ trả lời. Ví dụ: Câu hỏi 1: Cô vừa đọc bài thơ gì? Trẻ trả lời – Bài thơ Ong và Bướm ạ. Sau đó cô đưa mô hình Ong và Bướm để minh hoạ cho câu hỏi trên. Câu hỏi 2: Con Bướm trắng bay đi đâu? Trẻ trả lời đang lượn vườn Hồng. Cô đưa hình ảnh Bướm trắng lượn vườn Hồng ra cho trẻ quan sát. Cứ như vậy trẻ vừa trả lời câu hỏi và được quan sát bằng mô hình sa bàn đã khắc sâu vào tâm hồn trẻ những hình ảnh đẹp trong bài thơ. Ngoài ra mô hình xa bàn còn có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. Ví dụ: Khi giáo viên đọc lần 2 cô vừa đọc vừa kết hợp mô hình, sa bàn để cho trẻ nghe và vừa quan sát nội dung bài thơ. Khi đọc bài thơ “Ong và Bướm” giáo viên vừa đọc vừa đưa mô hình Ong, Bướm cùng với lời đọc. Qua sử dụng mô hình, sa bàn tôi thường chú ý đến cách sử dụng sao cho phù hợp với từng nội dung, từng câu thơ hấp dẫn nhằm thu hút trẻ vào bài. 4.4. Sử dụng rối * Mục đích sử dụng Khi dạy trẻ đọc thơ giáo viên cần sử dụng rối tay có tác dụng làm cho bài thơ sinh động, hấp dẫn hơn, vì rối tay là một loại hình nghệ thuật do con người điều khiển biểu diễn minh hoạ theo vần bài thơ một cách linh hoạt, khi sử dụng rối tay giáo viên cần chú ý đến lời đọc, cách biểu diễn đưa hình ảnh rối tay ra một cách phù hợp hấp dẫn nhằm giúp trẻ hiểu nội dung sâu hơn. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Gấu qua cầu” cô đưa ra hai con Gấu đang muốn qua cầu, cô dùng hai tay để điều khiển rối minh hoạ cho bài thơ. Giáo viên kết hợp giữa lời đọc và làm động tác điều khiển rối. Trẻ nghe và chú ý quan sát lên hai hình ảnh con vật đó, trẻ rất hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn so với khi đọc thơ không có đồ dùng trực quan. * Nội dung sử dụng Giáo viên thường đưa rối vào phần đọc thơ lần một nhằm gây hứng thú cho trẻ một cách sinh động. Ví dụ: Khi giáo viên đọc bài thơ “Gấu qua cầu” giáo viên đọc kết hợp rối để minh họa cho cả bài thơ khi đọc đến nhân vật nào thì xuất hiện nhân vật đó ra. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng rối tay vào phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. Ví dụ: giáo viên đặt câu hỏi. (Hai Gấu con đang làm gì)? Trẻ trả lời. Sau đó cô đưa rối về hai con vật đó ra để minh họa. Bên cạnh đó giáo viên còn đưa vào phần trò chơi một cách hấp dẫn để trẻ hứng thú chơi Ví dụ: Cho hai bạn đóng vai hai Gấu con sau đó cầm rối luồn vào tay để thực hiện trò chơi với nhau, mỗi bạn đóng vai một chú Gấu sau đó đọc đến câu thơ nào của bạn đó thì xuất hiện rối của nhân vật ra. Qua việc sử dụng rối cho thấy, rối là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ thơ mang đến cho tâm hồn trẻ và khắc sâu trong tâm chí trẻ thơ. 4.5. Sử dụng vật thật * Mục đích sử dụng Sử dụng vật thật là một việc rất cần thiết với trẻ mẫu giáo bé tại trường mầm non. Trẻ ở tuổi này trẻ bé nên màu sắc là rất quan trọng trẻ thích được nhìn các màu hoa rực rỡ, trẻ phải được quan sát, sờ mó, khàm phá. Qua đó nhằm giúp trẻ rễ hiểu và khắc sâu nội dung bài thơ hơn Ví dụ: Bài thơ “Hồ Sen” của Nhược Thuỷ Qua bài thơ trẻ được quan sát về (Hoa Sen) trẻ được nhận biết về màu sắc, hương thơm của hoa, màu xanh của lá giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một trong các loài hoa. Mục đích của việc sử dụng vật thật là rất quan trong và phải chính xác. Qua đó trẻ được quan sát và được chi giác về các loại hoa được khắc sâu về nội dung của bài thơ vào tâm hồn trẻ. * Biện pháp5: Hình thức gây hứng thú kết hợp với các bộ môn khác. Văn học tuy là một loại hình nghệ thuật mà trẻ yêu thích, nhưng mỗi giáo viên dạy đều phải tìm ra các thủ thuật khác nhau để thu hút trẻ, giờ học không bị tẻ nhạt, nhàm chán vì vậy tôi đã sáng kiến ra một số kinh nghiệm để dẫn dắt trẻ vào giờ học, sau đây là một số kinh nghiệm về cách gây hứng thú môn văn học một cách thoải mái nhẹ nhàng. Ví dụ: Khi dạy truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Tôi đã gây hứng thú bằng cách cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng , trời mưa”. và đàm thoại dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện, sau đó kể cho trẻ nghe chuyện bằng rối dẹt, khi kể lần 2 sử dụng hình ảnh trên máy vi tính. Trẻ vừa được nghe, được tri giác hình ảnh phần nào hiểu được tính cách của nhân vật biết đâu là việc tốt, đâu là việc xấu, để hướng tới cái đích mà trể cần làm đó là học tập những việc làm tốt, dũng cảm, yêu thương giúp đỡ bạn bè như bạn Thỏ trắng. Hoặc khi dạy trẻ bài thơ: “Thăm nhà bà” tôi gây hứng thú bằng cách cho trẻ hát bài: “Cháu yêu bà”, trò chuyện với trẻ về bài hát và hỏi trẻ: Chúng mình vừa hát bài gì? bài hát nói về ai? Bà
Tài liệu đính kèm: