Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo môi trường và hỗ trợ các biện pháp của giáo viên đưa ra để hình thành những thói quen tích cực trong việc bảo vệ môi trường của trẻ. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ.
Giáo viên phải tuyên truyền với phụ huynh về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, động viên khuyến khích phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường trong trường mầm non bằng những việc làm đơn giản như: Tổ chức các buổi lao động vệ sinh trường lớp, đóng góp và trồng nhiều cây xanh, ủng hộ chậu cây cảnh, ủng hộ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng để hướng dẫn trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô với những đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ các vật liệu phế thải như: Vỏ chai, bìa cát tông, vỏ hộp kẹo.
Qua giờ đón trẻ và trả trẻ giáo viên luôn nhắc nhở phụ huynh tập cho trẻ có thói quen tự cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không làm thay trẻ, khi cho trẻ chơi ngoài sân phụ huynh cho trẻ ăn uống thì phải bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung, . đó cũng là một việc làm góp phần để giáo dục và hình thành cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường.
Nhắc nhở phụ huynh luôn là tấm gương cho trẻ về bảo vệ môi trường. Khuyến khích trẻ cùng tham gia cùng với phụ huynh một số việc làm cụ thể ở gia đình như: cùng trồng cây, gieo hạt, chăm sóc cây cối, con vật nuôi, giữ nhà cửa sạch sẽ, xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, dùng nước hợp lý.
Tôi đã xây dựng góc thư gỏ để vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu: Sách báo cũ, hộp bìa cát tông, chai nhựa, cây xanh,. để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí và tạo môi trường và góc học mở cho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp.
Ví dụ: Phát động phụ huynh chung tay xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ, mỗi phụ huynh ủng hộ cho góc thiên nhiên của các con bằng cây xanh, cây hoa, chậu dựng hoa, giá treo cây cảnh. Qua đợt phát động kết quả thu được rất tốt,phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình, góc thiên nhiên của các con đẹp hơn, phong phú và đa dạng về các loại cây hơn.
cho trẻ về bảo vệ môi trường. Ví dụ: Hàng tuần vào cuối tuần, giáo viên tổ chức phát động phong trào làm xanh- sạch- đẹp môi trường như: Quét rác, dọn vệ sinh, trồng cây,. Và tổ chức cho trẻ cùng tham gia với giáo viên góp phần làm cho môi trường thêm đẹp khi ra hoạt động ngoài trời, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng lao động để trẻ tham gia vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ và sắp xếp đồ dùng – đồ chơi ở các góc ngăn nắp, gọn gàng như quét phòng học, sân trường; Lau chùi các kệ đồ dùng đồ chơi, rửa đồchơi, lau cửa,..Tham gia trồng cây, chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên, nhặt lá, nhổ cỏ, tưới cây.. Hình ảnh minh họa: Hình ảnh minh họa Biện pháp 3: Tận dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng. Tận dụng những đồ dùng, vật liệu đã qua sử dụng như chai nhựa, chai sữa chua, chai gội đầu, vỏ hộp sữa,.mà phụ huỳnh ủng hộ, hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường mầm non. Thông qua hoạt động này, giáo viên cũng có thể giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo cũng là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường và góp phần bảo vệ môi trường. Trẻ rất hào hứng và thích thú khi tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, trẻ cũng có thể về nhà cùng bố mẹ làm một số đồ dùng, đồ chơi ở nhà. Ví dụ: Làm các loại cây hoa, chậu hoa, các con vật làm bằng các hũ sữa chua, thìa sữa chua, hộp sữa chua, vỏ hộp sữa, các chai nhựa, Từ những chai nước rửa chén, chai nước ngọt, can dầu ăn,.có thể làm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi ở góc “ Bé chọn vai nào” như: Chén, ấm, cốc uống nước, làn đi chợ, bàn là, Hình ảnh minh họa. Biện pháp 4: Công tác phối kết hợp với phụ huynh Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo môi trường và hỗ trợ các biện pháp của giáo viên đưa ra để hình thành những thói quen tích cực trong việc bảo vệ môi trường của trẻ. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Giáo viên phải tuyên truyền với phụ huynh về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, động viên khuyến khích phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường trong trường mầm non bằng những việc làm đơn giản như: Tổ chức các buổi lao động vệ sinh trường lớp, đóng góp và trồng nhiều cây xanh, ủng hộ chậu cây cảnh, ủng hộ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng để hướng dẫn trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô với những đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ các vật liệu phế thải như: Vỏ chai, bìa cát tông, vỏ hộp kẹo... Qua giờ đón trẻ và trả trẻ giáo viên luôn nhắc nhở phụ huynh tập cho trẻ có thói quen tự cất giầy, dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không làm thay trẻ, khi cho trẻ chơi ngoài sân phụ huynh cho trẻ ăn uống thì phải bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác lung tung,.. đó cũng là một việc làm góp phần để giáo dục và hình thành cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh luôn là tấm gương cho trẻ về bảo vệ môi trường. Khuyến khích trẻ cùng tham gia cùng với phụ huynh một số việc làm cụ thể ở gia đình như: cùng trồng cây, gieo hạt, chăm sóc cây cối, con vật nuôi, giữ nhà cửa sạch sẽ, xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, dùng nước hợp lý... Tôi đã xây dựng góc thư gỏ để vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu: Sách báo cũ, hộp bìa cát tông, chai nhựa, cây xanh,... để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí và tạo môi trường và góc học mở cho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp. Ví dụ: Phát động phụ huynh chung tay xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ, mỗi phụ huynh ủng hộ cho góc thiên nhiên của các con bằng cây xanh, cây hoa, chậu dựng hoa, giá treo cây cảnh... Qua đợt phát động kết quả thu được rất tốt,phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình, góc thiên nhiên của các con đẹp hơn, phong phú và đa dạng về các loại cây hơn. Biện pháp 5: Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động hàng ngày. Như chúng ta đã biết mỗi một hoạt động đều có những mục đích – yêu cầu riêng, nhưng bản thân tôi vẫn luôn chú ý tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường một cách linh hoạt với những nội dung, hình thức và các biện pháp phù hợp để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ và đạt hiệu quả ở mức cao nhất. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, đây là một nội dung cần phải được giáo dục liên tục và thường xuyên để hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ Ngay từ đầu năm học kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo từng chủ đề và nhận thức của trẻ để lựa chọn những nội dung, hình thức, biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường sao cho phù hợp nhất. * Qua giờ đón trả trẻ. Giáo viên quan sát và nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân vào nơi quy định, một cách ngay ngắn, gọn gàng. Bỏ rác đúng nơi quy định. Cô giáo trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên, về không khí, nguồn nước, về các phương tiện giao thông trẻ quan sát thấy trên đường tới trường. Ví dụ: Cô và trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí. Cô hỏi trẻ: - Con có biết vì sao môi trường không khí bị ô nhiễm không? - Trên đường đi học con quan sát thấy xe maý, ô tô xả ra khí thải có màu gì? - Khói bụi do ô tô , xe maý thải ra làm cho môi trường bị thế nào? - Khi đi dường con cần làm gì để không hít phải khói bụi? * Qua hoạt động học có chủ đích. - Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có thể thực hiện dưới nhiều hình thứcvà thông qua nhiều hoạt động khác nhau của trẻ ở trường. Tuy nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả thì rất cần thiết sự lồng ghép nội dung này vào hoạt động học có chủ đích của trẻ ở trường mầm non. Ở trường mầm non việc giáo dục bảo vệ mô trường có thể lồng ghép ở nhiều tiết học như: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học... Ví dụ 1: Khám phá khoa học: “Tổ chức cho trẻ làm thí nhiệm về sự nảy mầm từ hạt thành cây” - Cô chuẩn bị mỗi trẻ vỏ một hộp sữa chua, hạt giống. - Cho trẻ gieo hạt giống vào đất, tưới nước hằng ngày - Các con hãy dự đoán xem điều gì sẽ sảy sau khi các con gieo hạt vào đất? - Sau 5 ngày cho trẻ kiểm tra kết quả Ví dụ 2: PTTM: Cắt dán ngôi nhà (Đề tài) - Cô chuẩn bị cho trẻ lá cây, giấy báo cũ. - Hướng dẫn trẻ cắt hình vuông làm thân ngôi nhà, hình tam giác làm mái nhà, hình chữ nhật đứng làm cửa ra vào từ lá cây, giấy báo cũ để tiêt kiệm giấy, khi sử dụng hồ dán thì lấy đủ lượng dùng, không dùng qua nhiều để tiết kiệm. Hình ảnh minh họa: * Qua hoạt động vui chơi. Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ và được tôr chức nhằm đá ứng nhu cầu cuả trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Nội dung giáo dục bảo vệ mô trường có thể thông qua các trò chơi như: - Trò chơi phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện các các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây,thu gom rác, xử lý rác... Ví dụ: Trò chơi “ Bé tập làm đầu bếp” chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu chế biến món ăn, vệ sinh sạch sẽ và thu gom đồ dùng sau khi làm bằng các câu hỏi : + Con đang làm món gì? + Khi rửa các nguyên liệu con sẽ rửa như thế nào để tiết kiệm nước? + Khi nhặt rau con sẽ lấy phần nào để ăn? + Sau khi nấu xong con phải làm gì để căn bếp được sạch sẽ? + Rác bẩn con để ở đâu? - Trò chơi học tập: Trẻ có thể tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn, trẻ giải các câu đố, kể lại câu chuyện về bảo vệ môi trường..... Ví dụ: Trẻ giải các câu đố về bảo vệ môi trường. Câu đố 1: Quanh năm đứng ở vệ đường Các bạn qua lại hãy thương cho cùng Cái gì các bạn chằng dùng Đư tôi giữ hộ, vứt vung người cười Là cái gì? ( Cái thùng rác) Câu đố 2: Ai cầm cái chổi Chăm chỉ miệt mài Quét dọn hằng ngày Phố phường sạch sẽ? Là ai? ( Bác lao công) Câu đó 3: Cô đố bé biết Xem xong tivi Bé phải làm gì Để tiết kiệm điện? (Tắt ti vi) * Qua hoạt động chơi ngoài trời Thông qua hoạt động chơi ngoài trời, trẻ được quan sát và lao động ngoài trời như: Quan sát cây cối, các loại hoa, vườn rau, tưới nước cho cây, nhặt lá trẻ không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành, có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động lao động. Ví dụ: HĐCMĐ: Cho trẻ làm vệ sinh sân trường. Cô tập trung trẻ cho trẻ quan sát và đưa ra các nhận xét. - Các con hãy quan sát và cho cô biết sân trường hôm nay sạch hay bẩn? - Vì sao sân trường lại bẩn? - Mỗi bạn cần làm gì để sân tường luôn sạch ? - Sau khi nhặt rác các con sẽ để giác vào đâu? Cô cho trẻ cùng nhặt rác trên sân trường. Hình ảnh minh họa: 7.2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính cải tiến, các biện pháp trên có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt khi áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Liên Bảo- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc, được áp dụng trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường, có thể nhân diện đại trà các trường mầm non trong thành phố và mang lại hiệu quả cao. 8. Những thông tin cần được bảo mật : Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Đối với giáo viên. Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình của lớp và đặc điểm của từng độ tuổi. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp khoa học, sạch đẹp - an toàn - thân thiện. Giáo viên cần phải tự học, tự bồi dưỡng để có kiến thức, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp để có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động để đạt kết quả cao. Có sự tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu để phục vụ cho đề tài. Phải có kiến thức về bộ môn đề tài nghiên cứu Có sự quan tâm, giúp đỡ và sự ủng hộ nhiệt tình
Tài liệu đính kèm: