Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục giáo dục dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục giáo dục dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú và phù hợp giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp hàng ngày.

 Tổ chức hoạt động tập thể theo chủ điểm lớn trong các ngày lễ và các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần nhằm tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.tuyên truyền cho học sinh những nét văn hóa tại địa phương, giáo dục học sinh những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hằng ngày, kĩ năng hoạt động xã hội với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh của nhà trường.

 Tổ chức các trò chơi dân gian, phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các cuộc thi mang tính “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm tạo sân chơi cho học sinh dân tộc thiểu số giao lưu với nhau. Qua đó để giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt;

 Hướng dẫn học sinh tham gia lao động trải nghiệm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với công việc thường ngày phù hợp với sức lực của các em như: nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh xunh quanh trường lớp, quét dọn vệ sinh nơi nghĩa trang Liệt sĩ của địa phương, .

 Chỉ đạo cho bộ phận y tế, giáo viên làm công tác chủ nhiệm phối hợp với y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh chủ động, tích cực phòng chống bệnh dịch.

 

docx 7 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục giáo dục dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
= = = = = = = = = =
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: ĐOÀN THỊ THỎA Năm sinh: 1972
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học tiểu học
 - Chức năng nhiệm vụ được phân công: Phó hiệu trưởng
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
II. NỘI DUNG
 1. Tên giải pháp: Giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục giáo dục dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản
 lý
 Trình độ đào tạo, trình độ năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của đội 
ngũ giáo viên chưa đồng đều. Kĩ năng sư phạm của số ít giáo viên trong trường
còn hạn chế. Việc tiếp cận với công nghệ phần mềm vào giảng dạy chưa mang
tính chủ động và linh hoạt. Kĩ năng tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt tập
thể những trò chơi vận động,..chưa thật sự phát huy tốt.
 Trường có một số giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác, luôn có tinh thần học tập, rèn luyện và tâm huyết với nghề nghiệp nhưng vẫn chưa thể hiện được sự tự tin.
 Với số lượng học sinh dân tộc toàn trường là 529 em, chiếm tỉ lệ 95,1% nên khả năng giao tiếp, khả năng học tập của học sinh còn hạn chế nhất định. Ngoài ra các em còn có hoàn cảnh sống khó khăn riêng như về kinh tế, đường xá đi lại, cha mẹ mải mê làm ăn chưa có sự quan tâm phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 
 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 * Yếu tố khách quan: 
 Chúng ta đang tiếp tục dựa trên các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, 
của ngành Giáo dục để chú trọng thực hiện đến giáo dục dân tộc nhằm thu hẹp
 khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng dân tộc thiểu số với vùng thuận
 lợi, đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục bền vững góp phần ổn định chính
 trị vùng dân tộc.
 Giáo dục dân tộc mang một đặc thù riêng bởi vậy cần phải triển khai đồng bộ
các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Để thực hiện được công tác
 giáo dục dân tộc thì người quản lý phải có kiến thức, có trình độ chuyên môn 
và cần có sự điều hành tốt thì mới mang lại hiệu quả cao. 
 Ngoài việc chúng ta cần nâng cao chất lượng học tập, trau dồi kiến thức cho
 học sinh dân tộc thiểu số thì còn phải nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, tư 
tưởng, lối sống cho học sinh. Tăng cường nâng cao nhận thức của học sinh về 
dường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nâng cao chất lượng giáo
 dục pháp luật cho học sinh. Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục văn hóa
 dân tộc và kiến thức địa phương, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao để nâng 
cao đời sống tinh thần và giáo dục toàn diện cho học sinh.
 * Yếu tố chủ quan: 
 Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được phân công quản lý chất lượng giáo dục trong nhà trường, tiếp thu văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác giáo dục dân tộc. Với trách nhiệm này tôi có suy nghĩ và mong muốn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hơn chất lượng giáo dục dân tộc phù hợp với tình hình địa phương nơi địa bàn quản lý đang còn có nhiều khó khăn về mọi mặt ( kinh tế, nhận thức, ) và xây dựng được một đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, giáo dục dân tộc tại vùng xã đặc biệt khó khăn, đời sống dân trí còn thấp để giúp đỡ học sinh tiếp nhận những tri thức và đạo đức tốt đẹp làm hành trang cho các em vững bước vào đời góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà ngày một đi lên, 
 4. Các giải pháp công tác quản lý
 Biện pháp 1. Thực hiện tăng cường các nguồn lực cho giáo dục dân tộc và công tác quản lý, điều hành phù hợp với giáo dục dân tộc.
 Thực hiện phối hợp lãnh đạo trong nhà trường để tham mưu với các cấp và huy động vốn đóng góp xây dựng của địa phương cho trường lớp đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường thoáng mát để học sinh học tập và rèn luyện. Phát động phong trào làm công tác từ thiện của mỗi cá nhân, tập thể quyên góp hỗ trợ thêm về vật chất thu hút học sinh đến trường nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học. Bảo đảm duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
 Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh trẻ mầm non vào trường theo quy định, tạo mọi điều kiện để trẻ là người dân tộc thiểu số được đến trường.
 Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phổ thông theo chỉ đạo hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các cấp. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
 Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ	 giáo dục dân tộc
 Thực hiện việc phân công chuyên môn phù hợp, đảm bảo về số lượng giáo viên đứng lớp. Động viên giáo viên tham gia học tập chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ đào tạo đạt chuẩn nghề nghiệp, trình độ chuyên môn. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của người học. Ứng dụng tích cực và có hiệu quả về công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học, ..
 Tăng cường và đầu tư công tác chuyên môn
 Chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên theo dõi giáo viên thực hiện tốt công tác dạy học cho học sinh dân tộc. Bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp để thực hiện có hiệu quả 	và tổ chức tốt các chuyên đề, tập huấn chuyên môn về dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 
 Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại học sinh. Tổ chức khảo sát phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng đúng đối tượng học sinh; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng dạy học. 
 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện tốt việc phân tích kết quả đánh giá, xếp loại các môn học của học sinh ở năm học trước để đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho năm học tiếp theo.
 Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú và phù hợp giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp hàng ngày.
 Tổ chức hoạt động tập thể theo chủ điểm lớn trong các ngày lễ và các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần nhằm tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.tuyên truyền cho học sinh những nét văn hóa tại địa phương, giáo dục học sinh những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hằng ngày, kĩ năng hoạt động xã hội với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh của nhà trường.
 Tổ chức các trò chơi dân gian, phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các cuộc thi mang tính “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm tạo sân chơi cho học sinh dân tộc thiểu số giao lưu với nhau. Qua đó để giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; 
 Hướng dẫn học sinh tham gia lao động trải nghiệm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với công việc thường ngày phù hợp với sức lực của các em như: nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh xunh quanh trường lớp, quét dọn vệ sinh nơi nghĩa trang Liệt sĩ của địa phương, ... 
 Chỉ đạo cho bộ phận y tế, giáo viên làm công tác chủ nhiệm phối hợp với y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh chủ động, tích cực phòng chống bệnh dịch.
 Biện pháp 4. Nâng cao chất lượng và tạo điều kiện cho học sinh dân tộc học tiếng Việt song song với việc học bằng tiếng dân tộc.
 Bảo đảm chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
 Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn tại công văn số 8114/ BGDĐT ngày 15/9/2009 về: nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 
 Điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung dạy tiếng Việt cho học sinh.
 Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo hướng dạy tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; khuyến khích tổ chức các trò chơi học tập để tăng cường sử dụng và yêu thích tiếng Việt.
 Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc dạy tiếng Êđê. Xây dựng hệ thống hồ sơ theo dõi, quản lý dạy học, coi nhiệm vụ dạy học tiếng Êđê là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số.
 Chỉ đạo bộ phận thư viện và giáo viên dạy Êđê, giáo viên chủ nhiệm lớp quán triệt học sinh việc giữ gìn, bảo quản sách, vở học tập tiếng Êđê.
 Thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt theo chủ điểm, sinh hoạt lớp, nội dung bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong các môn học để giáo dục các kĩ năng xưng hô, diễn đạt, cách ứng xử tình huống, ... nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
 Chỉ đạo cho mỗi giáo viên tự học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn, tham khảo các tài liệu như “Bài tập bổ trợ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3” và vận dụng linh hoạt để thực hiện giảng dạy có hiệu quả. Trong quá trình lên lớp luôn tạo không khí thân thiện, khuyến khích các em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình thức dạy học theo đặc thù môn học hay là nội dung mỗi bài học giúp các em có nhiều cơ hội được nói tiếng Việt. Mỗi giáo viên phải biết cách động viên, khuyến khích học sinh trong học tập và uốn nắn học sinh kịp thời theo việc đánh giá nhận xét của TT22/2016/TTBGD&ĐT. 
 Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, phối hợp với gia đình, cộng đồng, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết phải tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
 Triển khai dạy tiếng dân tộc Ê đê theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số. 
 Biện pháp 5. Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh dân tộc
 Phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chuyên môn, đoàn thể nhà trường quan tâm, giúp đỡ tới học sinh nghèo là người dân tộc. Làm tốt công tác vận động con em là đồng bào dân tộc đi học chuyên cần, không bỏ học. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số. 
 Thực hiện công tác tham mưu với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
 5. Minh chứng kèm theo
 Một số việc trong các giải pháp đưa ra nhà trường đã thực hiện để tăng cường giáo dục dân tộc đó là: 
Tổ chức dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Một trước 2 tuần sau khi tuyển sinh. Dạy tăng cường Tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết trong các tiết học Tiếng Việt cũng như lồng ghép các tiết học khác bằng cách tổ chức dạy 2 buổi trên ngày cho học sinh, dạy phụ đạo cho học sinh còn khó khăn về học tập.
 Thực hiện dạy tiếng Êđê ở 13 lớp ( từ lớp 3 đến lớp 5), theo chương trình nội dung kiến thức 2 tiết trên lớp trên tuần. 
Tổ chức cho học sinh tham gia giao lưu tiếng Việt của chúng em trong các lớp, khối lớp trong trường. Lựa chọn thành lập đội tuyển học sinh dân tộc và phân công sắp xếp tổ bồi dưỡng cho học sinh giao lưu tiếng Việt của chúng em cấp huyện. Kết quả về cá nhân đạt 1 giải Nhất, 3 giải Ba và 2 giải Khuyến khích; toàn đoàn đạt giả Ba.
 Tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng có 1 học sinh dân tộc đạt 1 giải Nhất.
 Tham gia giai điệu tuổi hồng cấp trường, cấp huyện chào mừng các ngày lễ và trao giải thưởng cho các tiết mục nhằm khuyến khích động viên kịp thời tới học sinh dân tộc.
 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm tiếp theo
 Các giải pháp thực hiện trên tinh thần chỉ đạo theo các văn bản của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục. Bởi vậy, tôi coi đây là những giải pháp căn bản để tiếp tuc vận dụng trong công tác quản lý và được triển khai cụ thể hơn trong việc giáo dục dân tộc của những năm tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng của nhà trường.
 7. Đề xuất kiến nghị.
 Hằng năm lãnh đạo các cấp và phòng giáo dục tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển giáo dục dân tộc, đảm bảo chế độ chính sách cho người học, người dạy và đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, khuyến tài cho học sinh dân tộc để thu hút học sinh tới trường tới lớp.
 XÁC ĐỊNH CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
 VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docxBao cao giai phap _Thỏa.docx