Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana

Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có một số bỏ học để đi kiếm tiền mà không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập.

Nhiều em chưa xác định rõ động cơ, thái độ học tập nên chưa tự giác học; một số em do hổng kiến thức ở lớp dưới nên không theo kịp chương trình dẫn đến lười học; một số em chưa nhận thức rõ vai trò của việc học nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và thầy cô vì vậy việc tự học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này.

- Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua tìm hiểu ở đây có ba nguyên nhân chủ yếu:

+ Thứ nhất, là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho gia đình và bản thân các em là cần thiết; sự phối hợp thường xuyên hơn giữa giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên làm công tác quản lý nội trú.

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1171Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở nhà (ký túc xá hoặc giảng đường). Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà. Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng. Trò là chủ thể, không phải là nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Đây cũng là bí quyết của các em học sinh giỏi. Chúng ta thường thấy có những học sinh con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học giỏi, chính là các em đã biết cách học như trên, các em đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc áp dụng phương pháp này còn rất nhiều hạn chế.
Thời gian tự học ở ký túc xá cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc tự học ở ký túc xá còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước bài mới theo yêu cầu của từng bài giảng. Những học sinh xuất sắc thường phải học theo hướng này. Nhưng học sinh trường PTDTNT đa số chưa biết áp dụng phương pháp này. Từ thực tế đó tôi muốn viết ra những giải pháp của mình trong việc đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường PTDTNT Huyện Krông Ana -Tỉnh Đắk lắk nơi mà tôi đang công tác.	
Thực trạng khi chưa thực hiện giải pháp:
Khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình; một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy thiếu hấp dẫn, còn quá nặng với học sinh dân tộc thiểu số.
Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có một số bỏ học để đi kiếm tiền mà không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. 
Nhiều em chưa xác định rõ động cơ, thái độ học tập nên chưa tự giác học; một số em do hổng kiến thức ở lớp dưới nên không theo kịp chương trình dẫn đến lười học; một số em chưa nhận thức rõ vai trò của việc học nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và thầy cô vì vậy việc tự học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này.
- Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua tìm hiểu ở đây có ba nguyên nhân chủ yếu: 
+ Thứ nhất, là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho gia đình và bản thân các em là cần thiết; sự phối hợp thường xuyên hơn giữa giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên làm công tác quản lý nội trú.
+ Thứ hai, khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình; một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; bởi vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải dành nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt nội trú, sinh hoạt lớp để hướng dẫn phương pháp tự học cho HS; đồng thời giáo dục kỷ năng sống để HS tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống.
+ Thứ ba, là do trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thực sự quan tâm hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học có hiệu quả; phần lớn tiết dạy chủ yếu để truyền thụ kiến thức mới, nhiều khi còn bị “cháy giáo án” nên thời gian hướng dẫn HS tự học hầu như không có; hầu hết các nhà trường chưa có các chuyên đề để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. 
Từ những khó khăn nêu trên, với những kinh nghiệm giảng dạy và quản lý nhiều năm tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm được các kiến thức áp dụng, để từng bước các em biết cách tự học và nâng cao khả năng tự học.
3. Các Giải pháp quản lý.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy và quản lý nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao khả năng tự học để cải thiện kết quả học tập, cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác trong việc tự học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Từ thực tiễn giảng dạy và quản lý tôi nhận thấy rằng để học sinh có khả năng tự học cũng như từng bước nâng cao khả năng tự học của mình thì cần phải nắm vững các hình thức tự học sau:
 Có 3 hình thức tự học đó là: Học giáp mặt, học từ xa, và tự học ở nhà (Ký túc xá).
 Học giáp mặt là học giáp mặt với thầy, thầy trò nhìn mặt nhau và có thể trao đổi thông tin bằng lời nói trực tiếp, bằng chữ viết trên bảng
 Học từ xa là mọi thông tin giữa thầy và trò đều không trực tiếp mà học gián tiếp qua sách vở, tài liệu và các phương tiện kỷ thuật của tin học, viễn thông.
 Tự học ở nhà của học sinh trường PTDTNT là tự học vào các buổi chiều hay buổi tối ở trên giảng đường hay ở ký túc xá nhằm giải quyết những bài tập hay ôn lại những kiến thức cũ, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Để làm được việc này đòi hỏi học sinh phải tự học một cách khoa học, nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Ở đây tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp tự học của học sinh trường PTDTNT vào các buổi chiều hay buổi tối ở trên giảng đường hay ở ký túc xá .
Hiện nay, Học sinh các trường PTDTNT thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự học, nhất là những học sinh ở những lớp đầu cấp học. Các em thường rất lúng túng trong khi học bài và giải quyết những bài tập khó trong sách giáo khoa, kể cả những bài tập dễ có liên quan đến kiến thức cũ, không biết bắt đầu phải tháo gỡ từ đâu, bố trí học bài và làm bài tập như thế nào thì hợp lý và có hiệu quả (nhất là thời gian ôn lại kiến thức cũ ). Sau đây là phương pháp tự học giúp cho học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú học tập có hiệu quả.
b.1. Lập kế hoạch học tập:
+ Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
 Trong cuộc sống cũng như trong học tập nếu không có kế hoạch tức là không biết dự định những công việc phải làm, dự tính thời gian thực hiện, thì chẳng làm được bao nhiêu. Có người lúc nào cũng kêu bận, nhưng kể cả khi có thời gian cũng không biết làm việc gì. Hoặc khi mới bắt tay vào làm việc này thì phân tâm ( thiếu tập trung chú ý) lại muốn làm việc khác. Học tập có kế hoạch sẽ tận dụng được quỹ thời gian, công sức, không bị phân tán suy nghĩ và như vậy hiệu quả học tập sẽ cao hơn nhiều so với việc học tập không có kế hoạch.
 Học sinh trường PTDTNT có thể lập kế hoạch để thuộc một bài thơ dài, nắm được cốt truyện mà các em yêu thích. Muốn thế các em phải biết nhớ bài thơ phải học đến đâu, xác định thời gian phải thuộc, nên học vào lúc nào để không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác.
 Tự học phải có kế hoạch nhưng phải rất linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch. Không có kế hoạch thì sự phấn đấu rất lung tung như người đi trên đường lạ mà không có cột Km, chẳng biết mình đang ở đâu, biết bao giờ thì tới. Nhưng khi đã có kế hoạch và coi nó như là mục tiêu phấn đấu thì cách đạt đến mục tiêu lại phải linh hoạt để bảo đảm hiệu suất học cao nhất: “Thời giờ nào dùng làm vào việc gì cho năng suất cao nhất thì dành cho việc đó”. Ví dụ, khi đã buồn ngủ thì đi ngủ, cố mà học lúc đó chả có năng suất gì, hôm sau dậy sớm học là tốt nhất, khi đó não bộ sau một giấc ngủ đã được nghỉ ngơi, dậy sớm lại được không khí yên tĩnh chẳng ai quấy rầy. Cũng nên xen kẽ công việc đòi hỏi lao động trí óc và lao động chân tay, học mệt mỏi rồi thì giải lao bằng một công việc nào đó, chẳng hạn như làm việc vặt như sửa chữa bút, cặp sách hay chăm sóc vườn rau của lớp
 Tóm lại : Lập kế hoạch là một quy trình đảm bảo học tập và giải quyết khó khăn một cách hiệu quả. Học sinh cần phải được giúp đỡ trong việc sử dụng các hình thức và mức độ lập kế hoạch. Khả năng lập kế hoạch, đặc biệt là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình học tập. Các nội dung quan trọng của quy trình lập kế hoạch bao gồm cả việc theo dõi và đánh giá. Lập kế hoạch cần phải được thiết kế sao cho nó chuyển từ việc lập kế hoạch của giáo viên sang học sinh và phải có sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Các loại kế hoạch
 Trong hoạt động học tập, lao động và vui chơi của học sinh rất cần thiết phải có kế hoạch như kế hoạch học tập trong một ngày, một tuần, một tháng hay một kỳMỗi kế hoạch phải đề ra các mục tiêu cụ thể để phấn đấu để thực hiện kế hoạch đó. Sau đây là một số mẫu kế hoạch tự học:
- Kế hoạch tự học trong một ngày (Phần phụ lục)
- Kế hoạch trong một học kỳ hoặc trong một năm học (Phần phụ lục)
- Thời gian biểu tự học ở trường (Phần phụ lục)
b.2. Ghi chép để nhớ:
 Nếu đã có sách, có tài liệu để tự học thì có cần ghi chép không? Ghi để củng cố sự hiểu biết, vì vậy chỉ ghi sau khi đã hiểu, và chỉ ghi những điều cơ bản. Nên ghi theo nguyên tắc sau: Nếu nhớ ra A và từ A sẽ suy ra B dù cho có quên B thì chỉ ghi A và những gợi ý cần thiết trong lập luận để suy từ A ra B. Bởi lẽ nên ghi cả B thì hầu như ghi lại sách, mất thời giờ, cồng kềnh, ít cũng cố được hiểu (vì khi ghi những gợi ý để có thể suy từ A ra B là phải hiểu và suy nghĩ chọn lọc nên ghi cái gì). Nếu ghi khi chưa hiểu thì sẽ ghi như một cái máy, chả có lợi gì. Người tự học chỉ ghi khi đã hiểu, đến khi ôn tập, ta sẽ xuất phát từ những điều ghi ngắn gọn, cố dùng khả năng tư duy để tái hiện, có chỗ nào bí lắm mới mở sách ra xem lại. Ngoài cách ghi chép để nhớ cần chú ý:
+ Xây dựng dàn bài chi tiết để phục vụ tự học.
+ Xây dựng biểu đồ, sơ đồ  để hỗ trợ việc tự học.
b.3. Đặt câu hỏi để học:
+ Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi
 Francis Bancon (1561-1626) có nói : “ Người nào hỏi nhiều sẽ học được nhiều và cũng sẽ hài lòng nhiều”. Người đó càng học hỏi được nhiều, nếu biết đặt câu hỏi vào đúng khả năng được hỏi. Bởi làm như thế, người được hỏi sẽ hài lòng khi trả lời và người hỏi sẽ thu thêm được kiến thức.
 Việc đặt câu hỏi để tự học có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập. Đặt câu hỏi đúng là cốt lõi của việc học hỏi. Bởi vì biết hỏi đúng sẽ tạo ra chiếc cầu nối giữa người dạy và người học, giữa tri thức và người có nhu cầu tiếp thu tri thức, đánh thức tiềm năng học tập của người học. Francis Bancon trong lời nói của mình đã khuyên người học hỏi đúng người, đúng việc. Được như thế cả người hỏi và người được hỏi đều có tâm lý sảng khoái và cả hai cùng đạt được mục đích. Chúng ta biết rằng đứa trẻ ngay từ khi biết học nói đã là người luôn đặt câu hỏi. Chúng thường hỏi bố mẹ, những người xung quanh nhiều đến mức có lúc người ta phải thốt lên : “ Hỏi gì mà hỏi lắm thế!”. Điều đó chứng tỏ sự tò mò và tiềm năng nhận thức của trẻ có từ rất sớm. Đặt câu hỏi là cách để chúng tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Như vậy, gia đình là nơi trẻ học được sức mạnh của việc đặt câu hỏi.
 Tuy nhiên, khi đến trường càng lên lớp cao học sinh càng ít hỏi. Nguyên nhân chính là do khi ở nhà đối tượng để đối thoại với học sinh chính là cha mẹ các em. Còn ở trường, các em phải trả lời câu hỏi của giáo viên nhiều hơn là đặt câu hỏi.
 Biết cách đặt câu hỏi và hỏi đúng, là một yếu tố giúp học sinh tiến bộ nhanh trong học tập, những học sinh học tập có hiệu quả thường có đặc điểm là hay đặt câu hỏi cho mình và cho người khác. Khi một học sinh đặt câu hỏi là thể hiện:
- Sự khát khao hiểu biết, tìm tòi, khám phá của các em.
- Các em có khả năng phát hiện vấn đề mới.
+ Tính tích cực tư duy cũng như khả năng định hướng trong học tập, giúp các em có hiểu biết sâu sắc và thu nhận được nhiều kiến thức hơn. Trong học tập, người đặt câu hỏi để:
Tìm hiểu những điều họ chưa biết và muốn biết.
Hiểu rõ nhiệm vụ phải làm.
Giải quyết những thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tập.
 Thắc mắc thường nảy sinh khi chúng hiểu chưa đầy đủ hoặc hiểu sai về một vấn đề nào đó trong bài học hoặc là học sinh phát hiện ra những mâu thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến thức thực tế chưa biết.
+ Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi
 Trong giảng dạy, người giáo viên thường dùng câu hỏi để kích thích hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tìm tòi kiến thức mới. Đồng thời nêu lên vấn đề có tính chất thách thức về trí tuệ, khuyến khích học sinh động não làm bật ra những thắc mắc để hỏi thầy, hỏi bạn. Ví dụ: Tại sao nhân vật này lại hành động như vậy? nếu em là nhân vật đó thì em sẽ làm gì?
 Trong giảng dạy có những câu hỏi giáo viên đưa ra làm cản trở đến hoạt động trí tuệ, hạn chế động não của học sinh. Đó là những câu hỏi quá dễ hoặc quá phức tạp, trừu tượng khiến cho các em không trả lời ngay được.
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số giáo viên sẽ giúp học sinh tốt hơn nếu hỏi ngắn gọn, không hỏi tràn lan, chỉ hỏi những gì đáng hỏi, đặt câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời.
+ Các loại câu hỏi: 
* Câu hỏi kiểm tra việc ghì nhớ và câu hỏi bắt phải suy nghĩ:
- Lấy một thông tin cụ thể nào đó;
- Nhắc lại kiến thức cơ bản;
- Kiểm tra việc ghi nhớ bài học trước;
- Câu hỏi phải suy nghĩ nhằm giúp học sinh kĩ năng tư duy và phát triển nhận thức.
* Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:
- Câu hỏi đóng sử dụng trong trường hợp: Các câu trả lời cụ thể, chính xác. Chỉ cho phép có sự lựa chọn câu trả lời trong phạm vi rất hẹp: có, không, lớn hơn, bằng nhau
- Câu hỏi mở dùng trong trường hợp: Khám phá nhiều ý tưởng. Phát triển tư duy.
+ Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi:
- Ở trường PTDTNT, trong lớp học sinh thường ít nêu câu hỏi, vì học sinh đa số còn nhút nhát, thiếu tự tin, diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế hoặc một số giáo viên ít chú ý đến việc khuyến khích đặt câu hỏi. Cho nên các em thường quen là người trả lời câu hỏi hơn là đặt câu hỏi. Điều này rất quan trọng để các em mạnh dạn, tự tin nêu câu hỏi hay những thắc mắc bản thân.
- Mỗi khi giáo viên giao việc cho học sinh, giáo viên cần gợi ý để các em hiểu rõ nhiệm vụ được giao. Mặc khác, khi trình bày xong một vấn đề nào đó, giáo viên có thể khuyến khích học sinh nêu câu hỏi bằng những lời khích lệ như:
+ Hình như em có điều gì muốn nói?
+ Thầy/cô và các bạn đang chờ ý kiến của em.
+ Thầy/cô thấy nhiều em muốn phát biểu lắm, ai sẽ phát biểu trước nào?
- Khi học sinh nêu câu hỏi cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, song thái độ của giáo viên trước câu hỏi đúng cần phải khen ngợi, động viên. Ví dụ : Câu hỏi của em rất hay, em cần phát huy. Còn nếu câu hỏi của học sinh là sai thì tuyệt đối giáo viên không được chê bai hoặc làm cho học sinh xấu hổ.
- Đôi lúc cũng có những câu hỏi của học sinh làm cho giáo viên lúng túng vì chưa trả lời được hoặc nếu trả lời ngay thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Trong những trường hợp như thế giáo viên có thể hẹn học sinh trả lời vào dịp khác, tránh trả lời cho qua chuyện.
+ Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi
- Trong lớp học, việc đặt câu hỏi của giáo viên là hình mẫu giúp học sinh học cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các em biết cách hỏi, giáo viên cần chú ý cho các em hỏi bản thân, hỏi hỏi bạn bè và thầy cô giáo.
 Hỏi bản thân: Học sinh tự nêu ra câu hỏi và tự trả lời. Bản thân biết tự nêu ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời đã là cách rất tốt cho việc rèn luyện tư duy. Nếu giải đáp được câu hỏi là dấu hiệu của người đã hiểu được bài. Tự nêu câu hỏi, tự trả lời thường diễn ra với những học sinh ở những lớp cuối cấp khi làm bài tập hoặc ôn tập.
 Hỏi bạn : Học sinh hỏi bạn trong những lúc ngồi học cùng nhau, đi dạo chơi trên sân trường, trước khi ngủ đặc biệt là trong nhóm nhỏ khi người học hỏi hoặc trả lời những câu hỏi do các thành viên trong nhóm đặt ra. Nếu có nhiều câu hỏi được đặt ra thì chứng tỏ hoạt động của nhóm học tập rất tích cực và hiệu quả. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh biết lắng nghe và suy nghĩ trả lời khi có bạn hỏi.
 Hỏi thầy/cô: Câu hỏi do học sinh đặt ra cho giáo viên có thể được giáo viên trả lời trước lớp hoặc trả lời riêng cho học sinh đó. Cũng có thể giáo viên đưa ra thảo luận ở trên lớp để các em tự tìm ra câu trả lời, qua đó nâng cao sự hiểu biết của cả lớp về kiến thức môn học đã được thảo luận.
- Đôi khi học sinh muốn hỏi giáo viên, nhưng các em không biết cách diễn đạt câu hỏi hoặc là nội dung câu hỏi lại không phù hợp với điều kiện học sinh muốn hỏi. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh hiểu mục đích hỏi ai? Cái gì? ở đâu? Như thế nào? Để làm gì?...
4. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Số lượng và chất lượng giáo dục trong 5 năm (2013-2018)
+ Số lượng
Năm học
TSHS
HS nữ
HS DTTS
Nữ DTTS
H.sinh bỏ học
Tỷ lệ duy trì sĩ số
2013-2014
156
104
152
101
0
100%
2014-2015
157
109
156
99
0
100%
2015-2016
156
115
149
107
0
100%
2016-2017
153
117
148
112
3
1,92%
2017-2018
144
110
139
105
3
2,04%
+ Chất lượng
- Chất lượng hạnh kiểm
Năm học
TSHS
CHẤT LƯỢNG HẠNH KIỂM (%)
Ghi chú
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
2013-2014
156
73,7
23,1
3,2
0
2014-2015
157
78,3
16,6
5,1
0
2015-2016
156
79,5
19,2
1,3
0
2016-2017
153
83,0
15,7
1,3
0
2017-2018
144
75,0
22,2
2,8
0
 - Chất lượng văn hóa	
Năm học
TS HS
CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA (%)
HS Giỏi
Lên lớp %
TN
THCS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Huyện
Tỉnh
2013-2014
156
4,5
45,5
44,9
5,1
0
2
0
100%
100%
2014-2015
157
3,8
39,5
51,0
5,7
0
3
0
100%
100%
2015-2016
156
8,3
31,4
54,5
5,8
0
3
1
100%
100%
2016-2017
153
5,2
47,1
43,8
3,9
0
6
1
100%
100%
2017-2018
144
4,2
45,1
49,3
1,4
0
5
0
100%
100%
Từ các số liệu trên cho thấy chất lượng học tập của các em đã tăng lên đáng kể, trong đó phần lớn các em đã xác định được mục tiêu của việc tự học và đổi mới phương pháp tự học là nhằm nâng cao kết quả học tập cho bản thân như là muốn không phải thi lại, muốn đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
Qua một thời gian áp dụng đề tài vào thực tế ở trường kết quả thu được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian thích hợp cho việc tự học ở ký túc xá và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em đã xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chịu khó tìm tòi, học hỏi thêm ngoài giờ học ở lớp, tự giác tích cực học tập.
Kết quả sau 2 năm thực hiện đề tài chất lượng học lực khá, giỏi tăng 9,6% (từ 39,7% lên 49,3%); học lực yếu giảm 4,4% (từ 5,8% giảm xuống còn 1,4%) ; số lượng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện tăng 03 em.
5. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Đổi mới phương pháp tự học ở trường PTDTNT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập. Đối với học sinh trường PTDTNT thời gian tự học rất nhiều đòi hỏi nhà trường, giáo viên phải trang bị cho các em phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của trường thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Bởi vậy hàng năm nhà trường phải tổ chức chuyên đề về phương pháp tự học cho các em ngay từ đầu năm học, đặc biệt là học sinh lớp 6. Bên cạnh đó phải lên thời gian biểu cụ thể để các em thực hiện và tăng cường kiểm tra giám sát thời gian tự học của các em.
- Khả năng phát triển của sáng kiến: 
Kinh nghiệm đã được áp dụng tại trường PTDNT Krông Ana từ đầu năm học 2016-2017, qua quá trình áp dụng chất lượng học tập đã được tăng lên rõ rệt (qua kết quả ở phần trên), học sinh hứn

Tài liệu đính kèm:

  • docLUONG DUC THUAN.doc