Báo cáo biện pháp Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường THPT số 1 Sapa

Báo cáo biện pháp Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường THPT số 1 Sapa

Trong thực tiễn sư phạm, mỗi môi trường thuộc về một vùng địa lí cụ thể, nằm trong bối cảnh văn hoá đó có một môi trường giáo dục cụ thể. Điều quyết định việc lựa chọn đúng những nội dung và phương pháp phù hợp. Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham gia một cách tự nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề.

Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.

Về thái độ hành vi, các hoạt động giáo dục sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân trong việc gìn giữ môi trường cho hôm nay và ngày mai. Điều này khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề môi trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình giáo dục môi trường. Mặc dù có sự quan hệ mật thiết giữa các vấn đề môi trường toàn cầu và địa phương nhưng các hoạt động giáo dục môi trường nên xuất phát từ các tình huống tại chổ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình. Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên có liên quan đến đời sống.

 

doc 32 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 580Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường THPT số 1 Sapa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và cá nhân hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Kĩ năng: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường.
 1.4 Giáo dục môi trường ở Việt Nam.
 	- Năm 1962, Bác Hồ khai sinh " Tết trồng cây”, cho đến nay, phong trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển GD - ĐT và bảo vệ môi trường ( 1991 - 1995 ).
+ Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, các tài liệu về môi trường đã xuất hiện.
 + Thông qua việc thay sách giáo khoa ( 1986- 1992 ) các tài liệu chuyên ban và thí điểm tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào sách, đặc biệt là môn Sinh, Địa, Hoá, Kĩ thuật.
+ Trong" Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000" giáo dục môi trường được ghi nhận như một bộ phận cấu thành.
+ Từ năm 1995, dự án giáo dục môi trường trong nhà trường của Bộ GD - ĐT do UNDP tài trợ nhằm vào các mục tiêu cơ bản. 
 	- Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về giáo dục môi trường tại Việt Nam.
 	- Tăng cường năng lực của Bộ GD - ĐT trong việc truyền đạt những nội dung và phương pháp giáo dục môi trường vào các chương trình đào tạo giáo viên.
 	- Xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường cụ thể để thực hiện ở các cấp Tiểu học đến Trung học.
- Các mục tiêu trên được thể hiện ở mức độ chi tiết và cụ thể hơn thông qua dự án VIE 98/018.
2. Thực trạng vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý ở bậc THPT.
	Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng bỏng hiện nay gây bức súc dư luận xã hội cả nước, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết của các cấp quản lý, còn là trách nhiệm của cả hệ thông chính trị và của toàn xã hội. Nhất là thế hệ trẻ cần được quan tâm giáo dục để bảo vệ môi trường
Ngay từ năm 1960 vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra nghiêm túc và đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học ở các trường THPT nhưng với mức độ còn hạn chế. Đầu thập kỉ 80 nội dung GDMT đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa Lý được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THPT nói riêng và các cấp bập học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường và vì môi trường cho học sinh.
Thực tế học sinh THPT trường số 1 Sa Pa vẫn còn đang thờ ơ chưa có ý thức bảo bệ môi trường các em chưa nhận thức được môi trường sống xung quanh của các em có những biến đổi gì ? Hàng ngày các em ăn quà vẫn vút rác bừa bãi, hay nhìn thấy trực tiếp cảnh cháy rừng vườn quốc gia Hoàng Liên, lũ quét thì các em chỉ suýt soa lên cháy rừng rồi, lũ rồi. Chứ không biết hậu qủa khôn lường của hiện tượng cháy rừng, lũ quét.
Qua quá trình giảng dạy tại trường THPT. Tôi tiến hành khảo sát năm học 2012 - 2013 kết quả đánh giá học sinh khối 12 trong môn học Địa lí với vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong bài 24 – Lớp 12 Ban cơ bản.
" Vấn đề phát triển và phân bố thuỷ sản, lâm nghiệp" Bài 24 - Địa Lí 12.
* Hoạt động tích hợp : Đi về đâu.
* Vị trí tích hợp: 1. Tài nguyên rừng. 
 Hiện nay tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt nhiều nơi. (10 phút) 
Giúp học sinh hiểu được vấn đề tài nguyên rừng hiện nay bị cạn kiệt bị tàn phá nặng nề mà nguyên nhân chính là sự tác động của con người. Việc chặt phá rừng quá mức dẫn tới tài nguyên rừng bị suy giảm, từ đó làm cho đất đai ngày càng xấu đi và hậu quả tất yếu là vấn đề cuộc sống chậm cải thiện đặc biệt ở các vùng núi.
 * Chuẩn bị: - GV phô tô tờ rời số 1 
- Học sinh tìm một số tranh ảnh tài liệu liên quan đến vấn đề tài nguyên rừng Việt Nam. ( Tranh ảnh tại địa phương vườn quốc gia HOÀNG LIÊN).
Khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên thường xuyên xảy ra cháy. Trong ảnh là đám cháy hồi đầu năm 2010 (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
Cháy rừng vườn quốc gia Hoàng Liên ngày 22/02/2014
 Lực lượng cứu hộ phòng chống cháy rừng.
Thông tin tờ rời số 1: ( Kèm theo)
 * Phương pháp tiến hành: ( trò chơi)
 - GV yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau cùng trao đổi và vạch các mũi tên nối các ô ở tờ rời số 1 theo một trình tự tiếp nối hợp lí.
 - Chọn một số tờ rời đã hoàn thành nhanh nhất dán lên bảng và tổ chức học sinh cả lớp phối hợp với giáo viên xác định các hướng tiếp nối đúng- sai, hoàn thiện một số tờ rơi có các mũi tên nối hợp lí. Các em vừa theo dõi vừa trao đổi, sửa chữa trên tờ rơi cá nhân.
 - GV chốt lại toàn bộ sơ đồ đúng bằng bảng phụ (Kèm theo). 
 Thông tin tờ rơi số 1: Em hãy nối mũi tên vào sơ đồ sau thể hiện việc chặt phá rừng quá mức gây ra những hậu quả nào?
Tờ rơi số 1
Khô hạn
Năng suất gỗ giảm sút
Tăng cường
rửa trôi
Xói mòn
đất
Chặt phá rừng
 quá mức
Thiếu củi
đun
Thiếu thức
ăn gia súc
Chăn nuôi 
động vật giảm
Thiếu phân chuồng
Giảm độ phì nhiêu
Năng suất thấp và không ổn định
Cần phải khai thác rừng
 hợp lí và có kế hoạch
Chuẩn xác kiến thức tờ rời số 1 
Năng suất gỗ giảm sút
 Khô hạn
Tăng cường
rửa trôi
Xói mòn
đất
Thiếu củi
đun
Chặt phá rừng
 quá mức
Thiếu thức
ăn gia súc
Chăn nuôi 
động vật giảm
Thiếu phân chuồng
Giảm độ phì nhiêu
Năng suất thấp và
không ổn định
Cần phải khai thác rừng 
hợp lí và có kế hoạch
	Vậy qua trò chơi khảo sát thực tế ở bài học trong tiết học tôi nhận thấy việc GDVBMT cho học sinh nhận thức được vai trò của môi trường là quan trọng và cần thiết, tạo được sự chuyển biến nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Với vấn đề giáo dục môi trường, giáo viên cần bổ sung kiến thức cho học sinh hiểu biết các hoạt động của giáo dục môi trường. 
Trong thực tiễn sư phạm, mỗi môi trường thuộc về một vùng địa lí cụ thể, nằm trong bối cảnh văn hoá đó có một môi trường giáo dục cụ thể. Điều quyết định việc lựa chọn đúng những nội dung và phương pháp phù hợp. Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham gia một cách tự nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề. 
Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.
Về thái độ hành vi, các hoạt động giáo dục sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh hiểu được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân trong việc gìn giữ môi trường cho hôm nay và ngày mai. Điều này khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề môi trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình giáo dục môi trường. Mặc dù có sự quan hệ mật thiết giữa các vấn đề môi trường toàn cầu và địa phương nhưng các hoạt động giáo dục môi trường nên xuất phát từ các tình huống tại chổ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình. Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên có liên quan đến đời sống.
3. Các biện pháp để tiến hành để giải quyết vấn đề .
3.1 Phương pháp giảng dạy bộ môn khoa học Địa lý, thể hiện nội dung GDVBM
Trong giảng dạy các bài địa lý tự nhiên, kinh tế ở các lớp trong chương trình THPT.
a. Phương pháp giảng dạy lồng ghép kiến thức GDBVMT vào nội dung bài học.
b. Phương pháp đàm thoại.
c. Phương pháp trực quan.
d. Phương pháp ngoại khóa.
3.2 Vận dụng nội dung – phương pháp GDBVMT vào giẩng dạy cụ thể ( một số bài) ở bộ môn Địa lý trong chương trình giảng dạy ở trường THPT ( phần minh họa).
3.2.1 Giảng dạy đại lý gắn liền với giáo dục môi trường cuộc sống qua nội dung bài giảng bằng phương pháp lồng ghép kiến thức Địa lý với GDMT.
	Giảng dạy bộ môn đại lý nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống, gần gũi với các em. Hiểu cuộc sống, yêu quý cuộc sống, từ đó các em càng thấy vấn đề tự nhiên trở lên gần gũi và gắn bó với cuộc sống hiện tại, tự nhiên tạo sự sống và tồn tại xã hội loài người giữa con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ tự nhiên khăng khít không tách rời nhau. Trong địa lý kiến thức trang bị cho các em về địa lý tự nhiên tương đối hoàn chỉnh có hệ thống, không đề cập các vấn đề tự nhiên phức tạp, mà phù hợp gần gũi với các em và rất cần thiết trong cuộc sống. Qua giảng dạy việc giáo dục ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải tạo tự nhiên càng có kết qủa vận dụng tốt trong thực tế của học sinh.
Về địa lý 10:
	VD1: Khi dạy nội dung phần lớp thủy quyển ở lớp vỏ địa lý 10 giáo viên cần làm rõ một số khái niệm trong các bài 15, 16 giáo viên cho học sinh hiểu khối nước ngọt trên Trái Đất chiếm tỉ lệ rất ít ( 2%) tổng khối lượng trên bề mặt Trất Đất, được tồn tại ở mọi nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau(có ở ao, hồ, sông, suối, nước ngầm..)Trong đời sống hàng ngày nước ngọt không thể thiếu được đối với sinh hoạt và sản xuất. sự liên hệ rất gần gũi với các em qua hình thành khái niệm và các em biết gắn vào thực tế. Nội dung trong chương trình phần “ Lớp thủy quyển” làm rõ một số khái niệm trong bài 15 “ Sông và hồ” bài 16 “ Biển và Đại dương” ở lóp 10.
	Từ các khái niệm được học giúp các em hiểu các điều kiện tự nhiên, các khái niệm tự nhiên, giúp các em suy nghĩ, liên tưởng và liệt kê nhiều trong cuộc sống điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã như thế nào? Các em phải bảo vệ ra sao? Các em hiểu sâu sắc kiến thức mà biết vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày của các em thêm sinh động.
VD 2: Dạy phần lớp không khí trên Trái Đất ( bài 12 địa lý 10)
Giáo viên cho học sinh hiểu một số khái niệm thời tiết khí hậu, các yếu tố của thời tiết, khí hậu tương đối trìu tượng song giúp các em hiểu vận dụng và thực tế. Liên hệ tại sao Sa Pa có khí hậu mát mẻ, trong một ngày thời tiết có thể thay đổi nhiều lần.
 Hay nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho cho cây cối phát triển, đất đai màu mỡ kinh tế phát triển dân cư đông đúc. Ngược lại nơi có khí hậu khô khan đất đai khô cằn động thực vật nghèo nàn, kinh tế kém phát triển dân cư thưa thớt.
Về địa lý 12:
VD1 Dạy bài 18 : Đô thi hóa- Mục 2. Đặc điểm của đô thi hóa phân loại đô thị .Học sinh biết được quá trình phát triển đô thị phân tích mối quan hệ giữa phát triển đô thị với môi trường. ( Đó là chất thải từ các nhà máy công nghiệp, rác thải, bị tiếng ồn, ách tắc giao thông) Học sinh có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường. Liên hệ tại SAPA khu du lịch phát triển lượng rác thải quá nhiều làm ô nhiễm môi trường.
VD2: Bài 8: “ Thiên nhiên chụi ảnh hưởng sâu sắc của Biển” 
Khai thác tài nguyên hợp lý chống ô nhiễm nước Biển và Đại Dương ( Đặc biệt nơi có dầu mỏ khai thác tránh rơi rớt ra mặt Biển để tiêu diệt các sinh vật phù du và động vật Biển)Cấm sử dụng các chất nổ, lưới điện, để đánh bắt động vật, cần khai thác có kế hoạch hợp lý bảo vệ nguồn động vật dưới nước.
Hình ảnh 
vườn quốc 
gia Hoàng Liên
VD 3: Dạy bài 14: “ Sử dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – Mục 1 Sử dụng bảo vệ tài nguyên sinh vật”
Học sinh biết đất nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng trong đó có nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, song do tác động của con người nhiều thế hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá phổ biến suy giảm về chất lượng và số lượng, từ đó học sinh biết bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ sinh vật.
	VD 4: Dạy bài 25 tổ chức lãnh thổ nông nghiệp – mục 1 các nhân tố tự nhiên.Học sinh hiểu được đất, khí hậu, nước, sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta. 
Theo em ở đại phương thường dùng những loại phân hóa học nào để bón cho cây Ati xô? Bón liều lượng như thế nào? Bón như vậy hợp lý chưa ? Các phản ứng hóa học xảy ra khi bón các loại phân hóa học vào đất và nước.
Học sinh không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất nước, khí hậu, sinh vật.
Vậy học sinh hiểu sâu mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế giáo viên phải có trách nhiệm truyền thụ kiến thức địa lý cho học sinh phải gắn liền với GDBVMT tư nhiên cho học sinh thêm phong phú và có hiệu quả cao. 
3.2.2 Giảng dạy địa lý GDMT có thể dùng lời đọc tài liệu để bổ sung minh họa bài học.
 Phương pháp đọc tài liệu cũng là phương pháp sử dụng có hiệu quả trong quá trình GDBVMT. Trong các bài học, tuỳ theo nội dung mà giáo viên có thể đọc các tài liệu để bổ sung minh hoạ ,các bài học nhờ nội dung phản ánh các hiện tượng cụ thể. Nhờ cách viết sinh động giải thích các vấn đề rõ ràng nên có thể giúp cho học sinh có những hiểu biết, có những ấn tượng sâu sắc về một số khía cạnh của môi trường. Các bài học có nội dung GDBVMT có thể tìm thấy trên hàng loạt các báo và tạp chí khác nhau.Ví dụ bài báo viết về “Thông điệp của Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki Moon nhân Ngày Thế giới bảo vệ động hoang dã.” 
 Hoặc bài: “ THÁCH THÚC TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” Thống kê của Bộ tài nguyên môi trường cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, thiên tai làm chết và mất tích khoảng 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP mỗi năm. Chỉ trong năm 2013 cho đến thời điểm này, đã có hơn 10 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, trong đó có 5 cơn bão đổ bộ vào đất liền. Trong tháng 11/2013, thiên tai làm 54 người chết, mất tích và 93 người bị thương; hơn 600 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; gần 260.000 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, v.v... Bài “ Hậu quả lũ quyets tại Xã Bản Khoang tại Huyện Sa Pa”Chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ, 20.000 m3 đất đá theo một con suối đổ thẳng từ trên núi xuống hạ nguồn là xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sức mạnh của thiên nhiên đã làm 11 người dân thiệt mạng, phá hủy cuốn toàn bộ 14 căn nhà và nhiều công trình hạ tầng trong khu vực.hu thập sẽ có nguồn tư liệu thực tế rất bổ ích cho việc giảng dạy.
3.2.3Giảng dạy địa lý GDBVMT qua phương pháp sử dụng trực quan trong giờ học .
Đối với học sinh THPT việc sử dụng các phương tiện trực quan để giảng dạy có ý nghĩa lớn đây cũng là phương pháp dạy đặc trưng cho bộ môn để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ khác sâu kiến thức nhớ lâu, tư duy bài tốt có hiệu quả cao. Vì vậy trong dạy học tích hợp có thể sử dụng bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, bảng biểu, số liệu. Đặc biệt là tranh ảnh tác dụng gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
VD: Qua bản đồ thực vật, học sinh có thể biết được các vùng có độ tre phủ lớn các vùng bị khai thác cạn kiệt thành đồi trọc, các vùng rừng trồng mới. Thông qua biểu đồ học sinh thấy được tố độ phát triển dân số, tốc độ khai thác rừng.
Qua tranh ảnh giáo viên có thể dùng tranh ảnh liên quan đến môi trường giới thiệu trong các giờ học. 
 Ảnh hưởng về đốt rừng làm nương dẫy kèm theo đó là sự tàn phá sói mòn đất, lũ ống, lũ quyét, ngập lụt,mất nước ngầm thiếu nước, nhiệt độ Trái Đất nóng lên.. Nhờ có tranh ảnh học sinh thấy được thực tế giờ học thêm sinh động.
Hay những hình ảnh môi trường bị ô nhiêm từ các đô thị lớn chất thải từ các nhà máy, các bãi rác, các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hình ảnh các hậu quả thiên tai bão, lũ  ta đề được đưa vào bài học. 
Chặt phá rừng
Chất thải từ nhà máy công nghiệp
Lũ quyét tại xã Bản Khoang Sa Pa Rác thải trên sông
3.2.4Giảng dậy GDBVMT thông qua phương pháp thảo luận và hoạt động ngoại khóa.
* GDBVMT trong giảng dạy bộ môn địa lý bằng phương pháp thảo luận. 
 Bản chất của phương pháp thảo luận là GV tổ chức cho học sinh thảo luận( theo lớp hoặc theo nhóm nhỏ) để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
	Phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh trình bày ý kiến suy nghĩ của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp. Chủ đề thảo luận liên quan đến môi trường, qua thảo luận Gv có thể đánh giá những hiểu biết, thái độ, cảm xúc của học sinh, Khuyến khích học sinh hình thành chính kiến có cơ sở của mìnhđối với các vấn đề đang thảo luận, các buổi thảo luận giúp cho học sinh nhận thức, quan điểmcủa cá nhân mình.
VD1: Bài 42- Lớp 12 “ Phát triển tổng hợp kinh tế Biển Đảo và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển Đảo”
Vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế Biển cần quan tâm đến vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể . 
Mục tiêu thảo luận học sinh cần nêu: 
 + Những vấn đề cần quan tâm: Bảo vệ nguồn tài nguyên Biển, chống ô nhieeemx môi trường Biển.
 + Một số biện pháp cụ thể : Không khai thác bừa bãi quá mức các tài nguyên Biển, không đề ra sự cố tràn dầu, hạn chế chất thải ra Biển từ các nhà máy công nghiệp từ đời sống sinh hoạt. 
VD2: GV yêu cầu HS thảo luận những việc làm của con người gây tác động đến môi trường ( Sử dụng điện, chặt cây bẻ cành, sử dụng các chất hóa học, chất thải từ sinh hoạt và sản xuất, tham gia giao thông). Từ VD trên HS thảo luận đưa ra những suy nghĩ chính kiến cá nhân về đạo đức môi trường. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường trực tiếp, gián tiếp.
* GDBVMT qua hoạt động ngoại khóa.
Cũng như các bộ môn học khác trong trường THPT môn Sinh học, Lịch sử GDCD ..Môn Địa lý có thể tổ chức cho HS tham quan dã ngoại thực tế ngoài môi trường. Hay hoạt động lao động vệ sinh do đoàn thanh niên phát động, nghe báo cáo nói chuyện về môi trường. Đây là hình thức rất hấp dẫn học sinh do nhu cầu mở rộng hiểu biết về thiên nhiên cuộc sống xã hội, các em thích khám phá sự mới lạ, phong cảnh đẹp, đó là cơ sở thuận lợi để tổ chức hình thức này.
Mục đích của hoạt động này nhằm:
+ Thấy được môi trường thực tế của đại phương, giúp HS hiểu biết về tình hình môi trường, về tác đông của môi trường một cách cụ thể .
+ Xây dựng cho các em tình cảm yêu thiên nhiên, phong cảnh, yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Rèn luyện cho các em một số kỹ năng và phương pháp GDBVMT ở địa phương. 
VD1. Cho học sinh tham gia lao động vệ sinh tại khu vực bãi đá cổ tại Xã Hầu Thào Huyện SA PA. Qua buổi lao đông vệ sinh này em hãy viết báo cáo đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây.
VD2: Tìm hiểu thực trạng môi trường không khí quanh trường THPT số 1 SAPA.
Hình thức tổ chức nhóm nhỏ 5-7 học sinh ( lớp 11A6) 
Phiếu điều tra số 1: Thực trạng không khí ở xung quanh trường em .Khu
Khu vực
 Vấn đề phát hiện
Nguyên nhân gây ra
Biện pháp bảo vệ
 Bụi
Tiếng ồn
Môi trường ô nhiễm
Bước 1: GVgiới thiệu cả lớp về vị trí trường THPT số 1 Sa Pa trên bản đồ. Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ của trường học, các khu vực xung quanh trường.
	Bước 2: Tổ chức cho HS tham quan thấy thức trạng môi trường hướng dẫn HS làm việc với phiếu họa tập số 1.
	Bước 3: GV cùng HS trở lại lớp nghe báo cáo thảo luận tổng kết bàn các biên pháp bảo vệ môi trường.
	 Bước 4: Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp, báo cáo với hiệu trưởng, Công đoàn, đoàn thanh niên để hành động phong trào “ Với một bầu không khí trong lành”Đến với các lớp khác.	
GV đưa câu hỏi sau thảo luận: Nêu các vấn đề cần quan tâm đối với môi trường quanh trường nói riêng và môi trường nói chung, chúng ta phải làm gì để hạn chế tình trạng đó. 
GV có thể mở rộng phiếu điều tra để các em có thể thực hiện điều tra nơi các em ở, khu công cộng, công viên.. 
Khu vực
 Vấn đề phát hiện
Nguyên nhân 
gây ra
Biện pháp bảo vệ
 Bụi
Tiếng ồn
Môi trường
 ô nhiễm
Cổng trường
X
X
X
Phương tiện giao thông, rác thải hàng quán, sinh hoạt của người dân sung quanh. 
Hạn chế các phương tiện giao thông công cộng, HS không đi xe máy đến trường, trồng cây xanh hạn chế tiếng ồn.
Đề nghị với chính quyền địa phương dẹp hàng quán quanh trường tuyên truyền người dân ăn ở sinh hoạt sách sẽ BVMT sinh
Sau trường
X
X
X
Rác thải hàng quán, sinh hoạt c

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_day_hoc.doc