- Trẻ biết bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi,ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bác.
- Biết một vài di tích và cảnh đẹp của quê hương nhận ra hình ảnh bác Hồ và di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của bác
- Thể hiện tình cảm kính yêu của với bác Hồ qua các bài hát thơ truyện, cùng cô kể chuyện về bác.
- Quan tâm yêu thương giúp đỡ người gần gũi
- Biết một số qui định ở lớ và nơi công cộng
- Lắng nghe ý kiến người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ phù hợp
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
- Yêu mến và quan tâm tới người thân trong gia đình
- Quan tâm chia sẽ giúp đỡ bạn
- Nhận xét tỏ thái độ với hành vi đúng sai và tốt xấu
- Tiết kiệm nước
- Giữ vệ sinh môi trường
- Bảo vệ cây cối, chăm sóc vật nuôi
Từ những nội dung trên thì giáo viên lựa chọn và nghiên cứu từng chủ đề trong năm học của trẻ để biện pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non một cách hiệu quả hơn
ẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, nhận thức đúng đắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội. 2.Thực trạng hiểu biết về tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với giáo viên học sinh trường mầm non Hoa Hướng Dương - Tài liệu tham khảo của giáo viên về Bác còn chưa được đầy đủ và chưa được phong phú - Nhiều phụ huynh còn cưng chiều con trong mọi việc, trẻ chưa biết tự phục vụ nhu cầu cá nhân còn phụ thuộc vào người lớn rất nhiều trẻ còn chưa ngoan, hay ỷ lại, còn đánh bạn, chưa biết tiết kiệm nước, chưa biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của lớp và của cá nhân trẻ Tuy nhiên qua học tập các môn phá khoa học, môn làm quen văn học chưa có nhiều tranh ảnh cho trẻ tìm hiểu mà chủ yếu giáo viên tự mở trên máy tính của lớp, qua việc tiếp nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định giáo viên và học sinh đã hiểu dược cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ còn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không chiụ tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành động của giáo viên và học sinh đã chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. Là giáo viên dạy mầm non, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy để giáo dục cho giáo viên và hoc sinh có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy học góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết nhất là độ tuổi mầm non vì ông bà ta có câu “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngay thơ” 3. Nội dung và hình thức của các giải pháp a. Mục tiêu của các giải pháp Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : “Nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất là vẻ vang”. Người căn dặn làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ như con em ruột thịt của mình” cho nên cô giáo là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo, là tấm gương cho đồng nghiệp học hỏi. Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong các hoạt động học tập và vui chơi, hoạt động mọi lúc mọi nơi của học sinh. Tuyệt đối giáo viên không được “tham” nội dung tích hợp các nội dung học tập và làm theo tấm gương, phong cách của Bác vào bất kì lúc nào trong mọi hoạt động dạy học cho học sinh và trong soạn giảng b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp Nội dung lồng ghép, tích hợp nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” như sau: - Yêu cầu khi lựa chọn và thực hiện nội dung “học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo nội dung trong chương trình giáo dục mầm non, dựa vào mục tiêu và nội dung theo từng độ tuổi, kinh nghiệm của trẻ, thời gian tiến hành, điều kiện cụ thể của lớp của trường và của địa phương - Nội dung lồng ghép, tích hợp nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”theo hướng tích hợp của từng chủ đề trong năm học( Trường mầm non, bản thân, gia đình, nghề nghiệp, quê hương đất nước bác Hồ...) - Giáo dục trẻ “học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” phải được thực hiện thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, qua các hoạt động hằng ngày của trẻ: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh - Nội dung giáo dục “học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm và xã hội. Đối với đề tài có 3 nội dung thực hiện như sau: * Nội dung 1: Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: - Nhận ra hình ảnh bác Hồ - Trẻ biết bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi - Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về bác Hồ - Thực hiện một số quy định ở lớp và ở trường(Cất đồ dùng và đồ chơi đúng chỗ) - Cử chỉ và lời nói lễ phép - Biết chờ đến lượt - Yêu mến bố mẹ, anh, chị em ruột - Chơi hòa thuận với bạn - Nhận biết hành vi đúng sai và tốt xấu - Tiết kiệm nước - Giữ vệ sinh môi trường * Nội dung 2: Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi: - Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ,trẻ biết bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi - Thẻ hiện tình cảm với bác Hồ qua các bài hát,đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ - Biết nơi Bác sống và làm việc, biết nơi tưởng niệm Bác... - Biết một số quy định ở lớp và ở gia đình và nơi công cộng (như để đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định,trật tự khi ăn khi ngủ, đi bên phải đường..) - Lắng nghe ý kiến người khác , sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. - Chờ đến lượt và hợp tác - Yêu mến và quan tâm đến người thân trong gia đình - Nhận biết hành vi đúng sai và tốt xấu - Quan tâm giúp đỡ bạn - Tiết kiệm nước - Giữ vệ sinh môi trường - Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối * Nội dung 3: Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: - Trẻ biết bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi,ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bác. - Biết một vài di tích và cảnh đẹp của quê hương nhận ra hình ảnh bác Hồ và di tích gắn liền với hoạt động cách mạng của bác - Thể hiện tình cảm kính yêu của với bác Hồ qua các bài hát thơ truyện, cùng cô kể chuyện về bác. - Quan tâm yêu thương giúp đỡ người gần gũi - Biết một số qui định ở lớ và nơi công cộng - Lắng nghe ý kiến người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ phù hợp - Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận - Yêu mến và quan tâm tới người thân trong gia đình - Quan tâm chia sẽ giúp đỡ bạn - Nhận xét tỏ thái độ với hành vi đúng sai và tốt xấu - Tiết kiệm nước - Giữ vệ sinh môi trường - Bảo vệ cây cối, chăm sóc vật nuôi Từ những nội dung trên thì giáo viên lựa chọn và nghiên cứu từng chủ đề trong năm học của trẻ để biện pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non một cách hiệu quả hơn Để thực hiện tốt nội dung thì đề tài này có 8 biện pháp thực hiện như sau: *Biện pháp 1: Đối với chủ đề trường mầm non thì giáo viên cần tích hợp nội dung sau: Dạy trẻ kính trọng lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè. Đó chính là nội dung làm theo lời Bác dạy nhân lúc Bác đi thăm các cháu thiếu nhi mồ côi - Giáo viên dạy trẻ các quy tắc đạo đức: Đi học cháo ông bà ,cha me, cô giáo và người lớn, biết yêu thương giúp đỡ và chia sẽ với người khuyết tật, biết tôn trọng các cô chú, bác làm việc trong trường mầm non - Giáo viên phải giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi và đoàn kết , nhường nhịn bạn, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng chỗ.. Biện pháp2: Đối với chủ đề gia đình thì giáo viên cần tích hợp nội dung: Giáo viên cần giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìn và vệ sinh các bộ phận,giác quan trên cơ thể, hăng hái tập thể dục thể thao theo lời kêu gọi của bác Hồ Ví dụ: Dạy trẻ biết và thực hiện đúng các thao tác rửa tay và lau mặt sạch sẽ , rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ khi ở nhà và lúc đến trường.. Biện pháp 3: Đối với chủ đề gia đình thì giáo viên cần tích hợp nội dung: Giáo viên dạy trẻ biết làm những công việc vừa sức, để giúp đỡ cha mẹ và những người xung quanh - Ngoài ra giáo viên dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện bài hát về tình cảm của ông bà, cha mẹ thông qua đó giáo dục trẻ yêu thương kính trọng và lễ phép với ông bà cha mẹ... Ví dụ: Hỏi thăm cha mẹ, ông bà khi ốm đau, rót nước, lấy tăm, cho ông bà cha , mẹ khi ăn xong.. Biện pháp 4: Đối với chủ đề nghề nghiệp thì giáo viên cần tích hợp nội dung: - Giáo viên dạy trẻ những hiểu biết và yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quý trọng tất cả các nghề,không phân biệt đối xử với nghề nào, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho xã hội nên đáng được tôn trọng thông qua các bài thơ câu hát để thấy được các công việc tuy khác nhau và có những công việc thầm lặng nhưng vô cùng có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội - Dạy trẻ biết năng niu gìn giữ sản phẩm của các nghề, biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng việc làm vừa sức Ví dụ: Buổi sáng hoặc vào giờ ra sân chơi cô cùng trẻ nhặt lá cây rụng và rác trên sân trường để giúp đỡ cô lao công trong trường và để giữ vệ sinh sân trường thêm sạch đẹp. Từ đó trẻ có được ý thức giữ gìn vệ sinh chung Biện pháp 5: Đối với chủ đề tết và mùa xuân thì giáo viên cần tích hợp nội dung: - Giáo viên cho trẻ trồng cây hưởng ứng ngày tết trồng cây mà Bác đã dạy - Thông qua hoạt động góc giáo viên cho trẻ chăm sóc và tưới nước cho cây để dạy ttrer biết tham gia các hoạt động lao động tập thể, yêu lao động và hăng hái với lao động, đồng thời qua việc chăm sóc cây trẻ sẽ học được nhiều bài học trải nghiệm thực tế, biết được lợi ích của cây đối với con người Biện pháp 6: Đối với chủ đề động vật thì giáo viên cần tích hợp nội dung: - Giáo viên dạy trẻ biết yêu quý các động vật xung quanh bởi mổi con vật giống như chúng ta đều cần có sự sống do đó chúng ta cần phải bảo vệ chúng Ví dụ: Thông qua các buổi dạo chơi ngào trời giáo viên trò chuyện gọi tên và quan sát đặc điểm các con vật được nuôi trong gia đình được cô giáo chuẩn bị trong giờ học... Biện pháp 7: Đối với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên thì giáo viên cần tích hợp nội dung: - Giáo viên dạy trẻ biết lợi ích và sự cần thiết của nước đối với con người, động vật và thực vật, biết tầm quan trọng của việc sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm - Dạy trẻ biết tiết kiệm điện nước Ví dụ: - Khi cho trẻ rửa tay cô giáo dục và nhắc trẻ mở nước vừa đủ rửa, tắt vòi nước khi không sử dụng, rót nước uống vừa đủ không bỏ nước thừa trong ly...biết không mở của tủ lạnh quá lâu, tắt quạt khi không sử dụng, nhắc người thân tắt điện khi ra khỏi phòng.. Biện pháp 8: Đối với chủ đề quê hương đất nước thì giáo viên cần tích hợp nội dung: - Giáo viên cần cho trẻ xem tranh, đọc thơ và nghe các bài hát câu chuyện , các cảnh đẹp của quê hương đất nước Ví dụ: Truyện hồ gươm, chùa một cột, lăng Bác, ảnh Bác.. - Việc cho trẻ xem các hình ảnh và các đoạn phim, tài liệu về bác Hồ sẽ giúp trẻ thêm yêu mến và kính trọng, tự hào về Bác - Giáo viên cho trẻ trải nghiệm thực tế các danh làm thắng cảnh tại địa hương nơi trẻ sống... Biện pháp 9:Đối với chủ đề trường tiểu học thì giáo viên cần tích hợp nội dung: -Giáo viên dạy trẻ 5 điều bác Hồ dạy: “Yêu tổ quốc Yêu đồng bào Học tập tốt Lao động tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn thật thà và dũng cảm” - Cô giáo dạy trẻ phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, phải biết đoàn kết giữa các trẻ bé với các trẻ lớn lớn,đoàn kết với các trẻ trong lớp - Dạy trẻ yêu lao động, giữ gìn kỷ luật, tuân thủ các nội quy của lớp và của trường Ví dụ: Cô dạy trẻ biết xếp hàng khi chờ tới lượt không chen lấn xô đẩy và không tranh giành - Trong bữa ăn ngày cô dạy trẻ biết phụ giúp cô xếp bàn, bê thức ăn cho bạn, xếp giường ngủ cho bạn.. - Cô tập cho trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, không dựa vào bố mẹ Ví dụ: Tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp -Cô tổ chức nhiều hoạt động thi đua trong giờ học và giờ chơi và khen thưởng đúng lúc và kịp thời khi trẻ có tiến bộ và cố gắng hoàn thành công việc cô giao.. Sau khi chuẩn bị và nghiên cứu các nội dung theo trừng chủ đề để giáo viên tích hợp nội sung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” từ đó lựa chọn ra các phương pháp phù hợp để thực hiện trên trẻ đạt hiệu quả cao nhất có thể nhau sau: - Giáo viên cần phải hiểu là phương pháp tổ chức , lồng ghép và tích tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh cần chú trọng hiều tới các hoạt động giao tiếp hằng ngày, cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá, và cô phải khơi gợi hứng thú của trẻ theo phương châm: “Chơi bằng học, học bằng chơi” Để thực hiện tốt nội dung, biện pháp thì giáo viên cần áp dụng 4 phương pháp như sau thực hiện có hiệu quả cho đề tài: *Phương pháp1: Phương pháp tác động bằng tình cảm: Trong hoạt động hằng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh...giáo viên dùng cử chỉ lời nói nhẹ nhàng, vỗ về trẻ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện, cô gương mẫu trong lời nói của mình để trẻ bắt chước và học tập Ví dụ: Khi trẻ mang đồ chơi và quà vặt tới lớp và không chú ý với bài học thì cô cần nhẹ nhàng yêu cầu trẻ cất đồ chơi hoặc khi trẻ không ăn cô cần dỗ ngọt và động vieen trẻ ăn hay xúc cho trẻ ăn khi trẻ bị ốm.. *Phương pháp2: Phương pháp trực quan minh họa Khi dạy trẻ học giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng trực quan như tranh ảnh, băng đĩa, vật thật...để trẻ hiểu về Bác Hồ , tuyệt đối giáo viên không “dạy chay” cho trẻ cùng với đó là sự kết hợp với ngôn ngữ phù hợp của cô để truyền kiến thức đến cho trẻ giúp trẻ khắc sâu hình tượng của Bác. Bên cạnh đó khi lựa chọn nội dung dạy trẻ về bác thì cô giáo cần lựa chọn hình ảnh đẹp và hấp dẫn để thu hút trẻ *Phương pháp3: Phương pháp thực hành Cô giáo khi dạy trẻ cần thông qua trò chơi, các bài tập thực hành sẽ làm tăng hứng thú cho việc lĩnh hội các giá trị đạo đức, về tư tưởng và phong cách của Bác Ví dụ: Trẻ trang trí ảnh bác nhân dịp sinh nhật bác, hay đóng kịc về Bác Hồ khi đến thăm các cháu thiếu nhi, hay diễn văn nghề về Bác.. *Phương pháp4: Phương pháp đánh giá và nêu gương Đây được coi là một phương pháp có ý nghĩa và quan trọng khi dạy trẻ mầm non nói chung và học tập và làm theo tấp gương của Bác nói riêng vì vậy giáo viên phải thường xuyên biểu dương và động viên trẻ, khen ngợi các hành vi tốt, những việc làm tốt trong mọi lúc mọi nơi bởi vì Bác đã dạy “Vật chất dù to đến đâu cũng không bằng một lời khen và động viên tinh thần” Lời động viên đúng lúc đúng chỗ của cô là động lực cho trẻ phấn đấu và làm tốt công việc tiếp theo là hành trang theo trẻ suốt đời Ví dụ: Cô khen trẻ khi trẻ đánh răng đúng, rửa tay sạch, biết giúp đỡ bạn, biết tự lao động phục vụ mình, biết lễ phép.... Nhưng bên cạnh đó cô cần sử dụng lời khen đúng lúc đúng chôc và đúng việc không được quá lạm dụng lời khen khi trẻ hư trẻ nghịch... Qua quá trình giáo viên lựa chon từng nội dung để phù hợp cho từng chủ đề cho từng phương pháp thì bước tiếp theo giáo viên soạn vào kế hoạch giáo dục hằng ngày của cô để dạy trẻ nội dung học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong các hoạt động hằng ngày Giáo viên soạn nội dung học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong các hoạt động hằng ngày bằng cách lồng ghép vào từng lĩnh vực phù hợp theo từng độ tuổi khác nhau với nội dung thích hợp Lĩnh vực giáo dục: Hoạt động Trẻ 3-4 tuổi Trẻ 4-5 tuổi Trẻ 5-6 tuổi Phát triển thể chất Tổ chức hội khỏe mừng sinh nhật Bác Trò chơi vận động: Đua xe đạp về thăm lăng Bác Lĩnh vực phát triển nhận thức Tìm hiểu về Bác Hồ: Xem tranh ảnh về Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi,một số địa danh liên quan đến Bác Hồ..... Ảnh bác Hồ Bác Hồ bế cháu Minh Phương Lăng Bác Bác Hồ với cháu Minh Thu Bác Hồ cùng nhảy múa với các cháu mẫu giáo Lăng Bác Hồ.... Các cháu mẫu giáo múa hát bên bác Hồ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Ngôi nhà nơi quên ngoại và quê nội của Bác Hồ..... Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Nghe kể truyện, đọc truyện Truyện khen các cháu “ai ngoan sẽ được thưởng.. Thế là ngoan, niềm vui bất ngờ Con nói lại đi, dành cho các cháu, niềm vui bất ngờ Đọc thơ ca dao Ảnh bác, thư trung thu, bác hồ của em.. Thơ tặng các cháu nhi đồng, hoa quanh lăng bác,thư gởi thiếu nhi tết trung thu... Thư trung thu, hoa quanh lăng bác, sáng tháng năm... Trò chơi Ai nhanh nhất Ai nhanh hơn Nhận biết địa danh lịch sử về Bác Hồ Ai nhanh nhất Đàm thoại Đàm thoại về tình cảm của Bác Hồ với thếu nhi, tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác và về tấm gương đạo đức của Bác đối với các cháu(đó là sự quan tâm chia sẽ của Bác với mọi người, tinh thần tiết kiệm, yêu lao động, chăm chỉ...) Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hồi Lao động tập thể Cùng cô trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác Cùng cô trang trí trường /lớp nhân ngày sinh nhật Bác Văn nghệ Biểu diễn văng nghệ chào mừng sinh nhật Bác( Múa hát, đọc thơ, kể chuyện... Tham quan Tham quan địa danh nơi Bác sống và làm việc(nếu có điiều kiện) Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Tạo hình -Cùng cô trang trí tranh ảnh Bác Hồ -Cùng cô làm dây hoa trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác Tô màu ,dán các tranh ảnh về Bác Hồ -Cùng cô trang trí tranh ảnh Bác Hồ -Cùng cô làm dây hoa trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác Vẽ, tô màu, cát dán các tranh ảnh về Bác Hồ -Trang trí tranh ảnh bác Hồ - Làm dây hoa trang trí lớp nhân ngày sinh nhật Bác -Lắp ghép nhà sàn, xây dựng lăng Bác, ao cá Bác Hồ, nhà bác, bảo tàng Hồ Chí Minh Âm nhạc Bé tập nói Em mơ gặp Bác Hồ Nhớ ơn Bác Nhớ giọng Bác Hồ Bác Hồ người cho em tất cả Dâng hoa lên Bác Nghe hát và vận động theo nhạc Em mơ gặp Bác Hồ Nhớ ơn Bác Nhớ giọng hát Bác Hồ Bác Hồ người cho em tất cả Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Trò chơi Vỗ tay theo tiết tấu Hay hát và hát hay Hay hát và hát hay Làm sách tranh Cùng cô làm tranh ảnh, sách về bác Hồ với các cháu. Làm anbum về chủ đề Bác Hồ Làm sách tranh về Bác Hồ: Một số hình ảnh về bác Hồ -Làm anbum ảnh về chủ đề Bác Hồ Sau quá trình giáo viên lên nội dung và đề tài cho từng lĩnh vực phù hợp cho từng độ tuổi thì bước tiếp theo là giáo viên chuyển các nội dung và đề tài trong các lĩnh vực phát triển vào trong kế hoạch tuần cho từng tuần theo kế hoạc chăm sóc của từng chủ đề cô đã chọn Ví dụ: Xây dựng kế hoạch tuần chủ đề nhánh “ Bác Hồ kính yêu” lớp chồi Thứ 2 3 4 5 6 Hoạt động Đón trẻ và thể dục sáng -Đón trẻ: Cho trẻ xem tranh ảnh về bác Hồ, trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của Bác, nơi Bác sống, tình cảm của bác đối với mọi người, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng Thể dục sáng : tập heo nhạc bài hát quê hương tươi đẹp Hoạt động chung Phát triển thể chất: Bò chui qua ống dài, bật xa 45cm Phát triển nhận thức: Khám phá khoa học “Tìm hiểu về Bác Hồ” Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật Bác Phát triển nhận thức Làm quen với toán Phân biệt hình tam giác với hình chữ nhật Phát triển thẩm mỹ Tạo hình trang trí khung ảnh Bác Hồ Hoạt động góc -Góc phân vai:Gia đình đi du lịch, quầy hàng giải khát, của hàng thời trang thổ cẩm, góc chợ quê, quầy hàng lưu niệm quê Bác -Góc xây dựng: Xây lăng Bác, nhà sàn, quê Bác, xếp hình nhà, lắp ghép các đồ dùng phục vụ công trình xây dựng.. -Góc học tập: Chơi thêm bớt số lượng trong phạm vi 5, chơi đô mi nô, chơi về đặc sản quê bác, làm tranh xem sách về bác Hồ, vẽ cảnh đẹp quê Bác, kể chuyện về Bác.. -Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt dán, làm sách về hồ sen, ao cá, ngồi nhà của bác, trang phục dân tộc , làm bộ sưu tập bác Hồ của em,chơi với các nhạc cụ, hát múa về Bác... -Góc khoa học: chơi với cát, nước, chăm sóc và tưới nước cho cây, chơi thí nghiệm vật chìm nổi... Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa -Cô cho trẻ vệ sinh tay, lau mặt sạch sẽ, (bảo vệ cơ thể và vệ sinh cơ thể sạch sẽ học tập theo lời bác, và mở nước tiết kiệm vừa đủ dùng không mở nước quá to, không lãng phí nước và biết kiệm nước -Giờ ăn ăn hết phần ăn, không làm rơi cơm, không nói chuyện ( Học theo tấm gương Bác, ăn uống phải sạch sẽ gọn gàng không nói chuyện không làm rơi cơm..) -Giờ ngủ phải ngủ ngoan không nói chuyện, nằm ngay ngắn Hoạt động chiều -Ôn bài
Tài liệu đính kèm: