Theo số liệu thống kê đến hết học kì I năm học 2007 – 2008, cả nước có 114.000 học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các ban ngành, tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm nhưng số lượng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều và vẫn đáng báo động. Tính đến tháng 12 năm 2007, số lượng học sinh bỏ học ở cấp THPT là 50.309 học sinh (chiếm 1,66%). Các tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nhiều như: An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Còn đối với Lào Cai tỉ lệ học sinh bỏ học tuy không nhức nhối như một số tỉnh thành khác nhưng cũng rất đáng quan tâm.
Tình trạng bỏ học của học sinh đã đến mức báo động, nó không chỉ tồn tại ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà còn diễn ra ở các tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển. Từ những năm trước, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh nhưng hiệu quả chưa cao.
Ngày 13 tháng 3 năm 2008, tâm điểm cuộc giao ban tháng 3 của Bộ giáo dục và Đào tạo, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ra: "tâm điểm của giáo dục và đào tạo năm nay không phải là tuyển sinh, thi tốt nghiệp hay học phí mà là tình trạng bỏ học của học sinh từ cấp tiểu học lên đến cấp THPT trên toàn quốc". Mặc dù nhìn vào bảng thống kê số học sinh bỏ học qua từng năm có giảm nhưng số lượng bỏ học
vẫn ở mức cao, đó là chưa kể trên thực tế số lượng học sinh bỏ học còn cao hơn nhiều so với những số liệu được thồng kê.
uản lí, giáo viên còn thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. 1.3. Về cá nhân Xuất phát từ lí luận và thực tiễn ở trên, qua thực tế việc nắm dõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh và đề ra các biện pháp về ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh khối lớp 10 và 11 ở trung tâm GDTX Bảo Yên là một nhiệm vụ hết sức cần thiết của người cán bộ quản lí giáo dục. Đó là lí do chọn đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC Ở KHỐI LỚP 10 VÀ LỚP 11 TRUNG TÂM GDTX BẢO YÊN 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được đúng thực trạng của tình hình bỏ học của học sinh ở khối lớp 10 và lớp 11 trung tâm GDTX Bảo Yên, thông qua đó tìm ra các biện pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh có ý định bỏ học từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt trong xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh ở khối lớp 10 và lớp 11 ở trung tâm GDTX Bảo Yên 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học và hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã thực hiện đối với học sinh khối lớp 10 và 11 ở trung tâm GDTX Bảo Yên trong một số năm học gần đây. Trên cơ sở đó " Đề xuất một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở khối lớp 10 và lớp 11 ở trung tâm GDTX Bảo Yên". 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành điều tra tình trạng bỏ học của học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục để từ đó" Đề xuất một số biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở khối lớp 10 và lớp 11 ở trung tâm GDTX Bảo Yên". 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận lí luận khoa học Trên cơ sở tiếp cận những kiến thức về tâm lí, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của BGD và ĐT về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh để làm cơ sở khoa học cho việc triển khai nội dung của đề tài. 6.2. Phương pháp quan sát thực tế Khảo sát thực tế công tác giáo dục học sinh cá biệt và làm giảm tỉ lệ nguy cơ bỏ học của học sinh khối lớp 10 và lớp 11 Trung tâm GDTX Bảo Yên trong năm hoc qua. Để có số liệu, chất lượng thực tế nhằm đưa ra các giải pháp về việc thực hiện công tác giáo dục. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm Học sinh: là những người đang đi học (học văn hóa và học nghề) Bỏ học: Là hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường. Đó là hiện tượng học sinh rời khỏi ghế nhà trường khi đang ở giai đoạn được giáo dục thuộc cấp học mà học sinh đó được tuyển sinh. Học sinh bỏ học trước hết là ảnh hưởng đến bản thân, sau đó ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Đối với bản thân học sinh: sẽ làm cho học sinh không đủ những kiến thức cơ bản để đi vào cuộc sống lao động sản suất hoặc tiếp tục học lên nữa. Hiện nay, trong lao động sản xuất đòi hỏi người lao động phải có một trình độ về văn hóa phổ thông và trình độ về kỹ năng nghề nghiệp. Bỏ học ở cấp bậc THPT còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Gia đình phải tốn kém hơn về kinh tế, phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư thêm cho con em mình học lại, xã hội phải tốn kém hơn về công sức và tiền của trong việc đầu tư sức lực, kinh phí để giải quyết việc nâng cao dân trí. Mặt khác học sinh bỏ học sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục, sẽ không hoàn thành chỉ tiêu của nghành mà Đảng và nhà nước đã giao. (Nghị quyết TW 2- Khóa VIII) Biện pháp: Là cách làm cách giải quyết cụ thể. Giảm tỷ lệ: là làm cho cái xấu cái không hay đang có khả năng xảy ra nhiều sẽ bớt đi. Biện pháp làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học: Là cách làm của người quản lý bằng những công việc cụ thể có quan hệ chặt chẽ và thống nhất nhằm tác động đến các đối tượng có nguy cơ bỏ học làm cho tỷ lệ bỏ học của học sinh giảm trong phạm vi của Trung tâm. 1.2. Vị trí ,vai trò hoạt động dạy học và nhiệm vụ giáo duc. Mục tiêu giáo dục của GDTX là: Cung cấp cho học sinh những học vấn phổ thông và những hiểu biết về kỷ luật, hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THPT tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, khoa học hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội cho ai cũng được học hành. Luật giáo dục đã xác định “mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân(Điều 23 – luật giáo dục) Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội, tiến bộ kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố Quốc phòng an ninh. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ học thường xuyên, học suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục đang gặp nhiều khó khăn, bất cập (Nhất vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn) Trong những năm qua, giáo dục của nước ta đang gặp nhiều khó khăn: nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí phát triển song lao động dư thừa nhiều, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính, đổi mới quản lý kinh tế ,tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương Là những yếu tố cản trở việc giải quyết những vướng mắc của ngành giáo dục. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giao dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng mạnh. Từ những nguyên nhân trên đã có tác động không nhỏ đến phụ huynh và học sinh. Một số em không xác định được động cơ học tập, các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp. Từ đó các em chán học rồi bỏ học, trong khi đó cha mẹ các em luôn bận bịu với cuộc sống hàng ngày không quan tâm đến việc học hành của con em mình, không quản lý được các em. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh, không xác định được động cơ cho con ăn học. Từ cơ sở trên việc đưa ra biện pháp làm giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh ở Trung tâm GDTX còn nói chung và học sinh lớp 10, 11 nói riêng là vấn đề vô cùng thiết thực và cấp bách, góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của Đảng và nhà nước đề ra. 2. Cơ sở thực tiễn. Học sinh của Trung tâm GDTX Bảo Yên đa số là con nhà nông ở các xã vùng sâu, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, ý thức học tập của các em còn yếu. Đặc biệt là có nhiều gia đình học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa hoặc cha mẹ bỏ nhau không quản lý được các em dẫn đến nhiều em hư hỏng, chán học, học yếu rồi bỏ học. Hầu hết các em vừa học vừa lao động giúp gia đình, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình, ít được cha mẹ quan tâm giúp đỡ trong học tập. Một số em có vợ, chồng sớm bận rộn với cuộc sống gia đình, con cái dẫn đến bỏ học. Một số gia đình sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh nên đời sống kinh tế khá chăm lo, có điều kiện chăm lo cho con cái học tập khá hơn. Nhưng một số em sống trong môi trường phức tạp dẫn đến hư hỏng rồi bỏ học. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1 Tình trạng học sinh bỏ học trên cả nước Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, để hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới thì vấn đề "đào tạo con người" là một trong những yếu tố then chốt, luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được của ngành giáo dục thì vẫn còn đó không ít vấn đề nan giản đang tìm hướng giải quyết. Một trong số đó là vấn đề bỏ học của học sinh hiện nay. Theo số liệu thống kê đến hết học kì I năm học 2007 – 2008, cả nước có 114.000 học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các ban ngành, tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm nhưng số lượng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều và vẫn đáng báo động. Tính đến tháng 12 năm 2007, số lượng học sinh bỏ học ở cấp THPT là 50.309 học sinh (chiếm 1,66%). Các tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nhiều như: An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Còn đối với Lào Cai tỉ lệ học sinh bỏ học tuy không nhức nhối như một số tỉnh thành khác nhưng cũng rất đáng quan tâm. Tình trạng bỏ học của học sinh đã đến mức báo động, nó không chỉ tồn tại ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà còn diễn ra ở các tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển. Từ những năm trước, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Ngày 13 tháng 3 năm 2008, tâm điểm cuộc giao ban tháng 3 của Bộ giáo dục và Đào tạo, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ra: "tâm điểm của giáo dục và đào tạo năm nay không phải là tuyển sinh, thi tốt nghiệp hay học phí mà là tình trạng bỏ học của học sinh từ cấp tiểu học lên đến cấp THPT trên toàn quốc". Mặc dù nhìn vào bảng thống kê số học sinh bỏ học qua từng năm có giảm nhưng số lượng bỏ học vẫn ở mức cao, đó là chưa kể trên thực tế số lượng học sinh bỏ học còn cao hơn nhiều so với những số liệu được thồng kê. Tổ tự nhiên chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đưa ra được cái nhìn khái quát về tình trạng bỏ học của học sinh trong cả nước cũng như tại Trung tâm GDTX Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 1.2 Tình trạng bỏ học của học viên tại Trung tâm GDTX Bảo Yên Tỉnh Lào Cai nói chung, cũng như Trung tâm GDTX Bảo Yên là một tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa biên cương của tổ quốc. Về mặt xã hội, kinh tế, văn hóacòn gặp rất nhiều khó khăn và đang được tháo gỡ dần. Hiện nay toàn tỉnh có trường THPT và 11 trung tâm giáo dục thường xuyên. Qua số liệu khảo sát học sinh bỏ học cấp THPT của tỉnh Lào Cai năm 2011 – 2012 như sau: Nhìn chung, học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như học sinh bị kỉ luật buộc thôi học, do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, do học lực quá yếu Học sinh bỏ học tập trung ở các huyện có kinh tế phát triển chậm, đặc biệt nơi có con em đồng bào dân tộc chiếm đa số. 2. Nguyên nhân bỏ học của học viên Trung tâm GDTX Bảo Yên Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhu cầu cấp thiết của thời đại và là chỉ tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, trước thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay đòi hỏi các cấp ban ngành và tổ chức có liên quan phải tìm mọi cách để ngăn chặn và khắc phục. Tuy nhiên, trước hết phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, tổ tự nhiên chúng tôi nhận thấy có một sô nguyên nhân chính đưa đến tình trạng bỏ học đối với học viên lớp 10 và lớp 11 tại Trung tâm GDTX bảo Yên như sau: Thứ nhất, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường hợp gia đình khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc hoặc lao động sớm để phụ bố mẹ trang trải cuộc sống, như học viên Đỗ Văn An lớp 11A (khóa học 2010-2011), em chuyển từ trường THPT số I Bảo Yên sang Trung tâm để có thời gian sáng đi học, chiều đi khuôn vác thuê ngoài chợ để lấy tiền ăn học, tuy nhiên sau một thời gian em vẫn buộc phải nghỉ học do gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên nhân tuyệt đối vì có những gia đình khó khăn nhưng con em họ vẫn đến trường và còn học rất tốt, nó còn phụ thuộc vào thái độ của bố mẹ và cá tính của các em. Điều này giải thích tại sao có những gia đình có điều kiện cho con đi học thậm chí là giàu có nhưng con em họ vẫn không chịu đến lớp mà chỉ thích đi chơi. Thứ hai, do gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa nên việc học của các em không được đảm bảo. Đây là một nguyên nhân cũng dễ hiểu vì điều kiện kinh tế ở đây còn khó khăn nên bố mẹ phải chuyển nơi làm ăn. Trong khi đó con cái còn nhỏ, buộc bố mẹ phải cho con đi theo và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập ở các em. Nhiều hộ gia đình sau khi chuyển đi cũng tìm cách cho con đi học ở một trường khác nhưng các em vẫn bỏ học vì nhiều lí do: không làm quen được với môi trường mới, không theo kịp bạn bè do việc học bị phân tán trong quá trình gia đình chuyển nơi ở Thứ ba, do chương trình giảng dạy sách giáo khoa có thể chưa phù hợp với các em học viên hệ GDTX, dẫn tới tình trạng học viên tiếp thu kém, chán nản và bỏ học. Nhiều học viên dân tộc chưa thành thạo trong việc nói tiếng Kinh nên tiếp thu bài chậm, nhiều khi không hiểu khiến cho bản thân học viên cảm thấy không muốn học. Thư tư, Trung tâm GDTX Bảo Yên có cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học: khuôn viên trường không có, trường lụp xụp nhà cấp bốn, không có phòng học chức năng, mùa hè rất nóng, mùa đông lại lạnhNgoài ra còn có nguyên nhân là trường học xa đối với một số em ở các xã, các em phải đi những quãng đường dài đến lớp (có trường hợp đi đến 1, 2 giờ đồng hồ) đặc biệt nếu điều kiện thời tiết xấu trong một thời gian dài (bão, lụt, nước dâng) thì các em buộc phải nghỉ học. Ở đây cũng phải nói thêm rằng, chính sách hỗ trợ học sinh THPT và học viên bên GDTX là không công bằng, các em bên THPT được hỗ trợ tiền ăn, đi lại và cũng là em đấy, cùng xã đấy nhưng ở bên GDTX lại không có gì. Thứ năm, Bộ giáo dục và Đào tạo đã siết chặt kỷ cương trong thi cử, đánh giá, nhất là học viên có học lực yếu khiến các em bị áp lực, không học nổi và không thi được. Vì vậy, từ tâm trạng chán, tự ty và xấu hổ với bạn bè, các em ngại đến lớp dẫn đến tình trạng bỏ học. Thứ sáu, do bản thân các em không có ý chí vươn lên trong học tập, ngại khó, ham chơiHọc viên không muốn học vì nhiều lí do, lại không được sự quan tâm của gia đình nên các em trường bỏ học để đi chơi hoặc chơi game. Bên cạnh đó sự dụ dỗ lôi kéo của bạn bè đã khiến các em không còn quan tâm đến việc học, chỉ biết chơi suốt ngày và lâu dần trở thành thói quen. Mặt khác, tâm lý của các em đang ở lứa tuổi mới lớn, đây là lứa tuổi dễ dao động nhất, nếu như có biện pháp uốn nắn tốt các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại các em sẽ trở nên hư hỏng. Nhìn chung có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh và ở mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại thì có một vài nguyên nhân như đã nói ở trên và từ ciệc phân tích những nguyên nhân này chúng ta sẽ tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất. 3. Giải pháp đối với vấn đề bỏ học của học viên lớp 10 và lớp 11 Trung tâm GDTX Bảo Yên Xuất phát từ nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của tình trạng bỏ học ở học viên, qua quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp ý kiến của một số thầy cô trong và ngoài trường chúng tôi xin được nêu lên một số suyy nghĩ về giải pháp đối với vấn đề này như sau: 3.1 Giải pháp tức thời Thứ nhất, cần có ngay một cuộc vận động "Nói không với hiện tượng học viên bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn", không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rà soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học viên nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học viên nghèo, thực hành tiết kiệm để dành tiền cho học viên nghèo. Cần có chính sách cho những gia đình nghèo vay vốn cho con học phổ thông. Đối với những địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh phí. Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với hợp với các cơ quan như: thị trấn, xã, các tổ chức đoàn thể đến từng gia đình học viên bỏ học khuyến khích, động viên bản thân các em và gia đình để các em có thể quay lại trường học. Được sự quan tâm của nhà trường, chính quyền địa phương cũng như gia đình, các em sẽ có những quyết định đúng đắn nhất để có một tương lai tốt đẹp, đồng thời các em thấy được tác hại của việc bỏ học ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của mình. Từ đó các em có cách nhìn, cách nghĩ mới và quyết định trở lại trường học. Thứ ba, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học viên có nguy cơ bỏ học (có hoàn cảnh khó khăn, học kém) phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Thứ tư, với những học viên ở vùng sâu, vùng xa, bỏ học do điều kiện đi lại khó khăn, trường xa nơi cư trú thì tổ chức lớp bán trú, nội trú để tiện cho các em và gia đình. Cần động viên cá nhân, tổ chức tài trợ học bổng, giúp các em có đầy đủ quần áo, sách vở đi học. Thứ năm, cần có chế tài với những trường hợp buộc học viên bỏ học. Nhiều gia đình không thực sự khó khăn nhưng bắt con em mình nghỉ học để lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên truyền, lay chuyển nhận thức của phụ huynh học viên – học chính là con đường chính để thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất. 3.2 Giải pháp dài hạn Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh siết chặt kỉ cương trong thi cử, đánh giá kiểm tra để nhằm phát hiện ra những học viên có học lực yếu kém qua các kỳ thi, bài kiểm tra. Từ đó có những biện pháp bồi dưỡng, phụ đạo thêm các em có một khối kiến thức vững chắc để có thể học tốt hơn ở các lớp trên. Thứ hai, thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập trong Trung tâm GDTX. Hiện nay một sô giáo viên về nghiệp vụ sư phạm chưa được tốt, trong quá trình giảng dạy có thể gây cho học viên có cảm giác nhàm chán. Chính vì vậy, nên quan tâm để bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn như cách giảng bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập cho học viên, giúp các em biết tư duy sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ. Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền trong việc đưa các em đến trường, ngăn chặn tình trạng bỏ học. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân và của cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đủ mạnh cho các địa phượng khó khăn. Các công ty đóng trên địa bàn cấp học bổng, xe đạp cho các học viên thuộc diện xóa đói giảm nghèo hoặc các học viên có điều kiện khó khăn để tiếp tục có điều kiện học tập. Cần đầu tư xây dựng trường lớp với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quá dạy và học, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số được tiếp thu như những em học sinh ở đồng bằng. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Để hạn chế học sinh bỏ học, trung tâm cần tiếp tục duy trì phối hợp với gia đình để quản lý, giáo dục học sinh trong từng tuần, từng tháng, gắn trách nhiệm của gia đình đối với việc con em tới trung tâm. Thường xuyên thông báo về cho gia đình quá trình tham gia học tập của học sinh, trường cần có mẫu “phiếu phối hợp” riêng để gửi cho gia đình học sinh với những nội dung: Điểm học tập của các môn học văn hoá đã được đánh giá, quá trình rèn luyện, số ngày nghỉ (có phép, không phép) kể cả các buổi học văn hoá chéo buổi; tham gia học hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Sau khi nắm bắt tình hình, phụ huynh học sinh ký xác nhận và gửi lại cho trung tâm thông qua giáo viên chủ nhiệm theo thời gian quy định. Giám đốc trung tâm tăng cường công tác chủ nhiệm, đi sâu, đi sát nắm bắt hoàn cảnh của từng gia đình học sinh, báo cáo định kỳ với lãnh đạo trung tâm. Thực ra, công việc này đã được nhiều trung tâm thực hiện, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đó là việc cần duy trì đều đặn để phát huy tối đa mối liên hệ giữa trung tâm với gia đình. Mặt khác, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, với các yêu cầu: bám sát chương trình theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, dạy học linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng học sinh, quan tâm bồi dưỡng các em học yếu Ban giám đốc trung tâm cần có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức như: Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, thông qua các tổ chức này nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân địa phương về sự cần thiết đến lớp
Tài liệu đính kèm: