SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), Lớp 10, Ban cơ bản

SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), Lớp 10, Ban cơ bản

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh

chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường; để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối

mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục

ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, từ

những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai

trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng

một cách năng động hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển đất

nước.

Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI

ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy

trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu,

chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học.

Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của

đổi mới giáo dục.

Bộ môn Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế trong việc giáo

dục thế hệ trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một yêu cầu cấp

thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học. Nhận thức được

tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang được nhiều giáo

viên quan tâm song còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu

của xã hội. Nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống, sử dụng tư liệu

lịch sử chỉ mang tính minh họa, không phát huy được tính tích cực của học sinh,

do đó các em không hứng thú học tập môn Lịch sử và dẫn đến coi nhẹ bộ môn.

Để khắc phục tình trạng trên một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên Lịch sử là

phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực

học sinh.

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tư liệu lịch sử theo

hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam

(Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản”.

pdf 82 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 480Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), Lớp 10, Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho để dài tóc 
 Đánh cho để đen răng 
 Đánh cho nó chích luân bất phản 
 Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn 
32 
 Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ 
Bằng cuộc hành quân bí mật và thần tốc, quân ta đã tiêu diệt gọn các đồn 
tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu và Thanh Quyết, không một tên giặc nào chạy 
thoát. Trong thế bất ngờ của giặc, vào nửa đêm mông 3 Tết Kỉ Dậu, quân chủ 
lực của ta bao vây thành Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Nội), cách trung tâm Thăng 
Long 20 km. Quang Trung cho bắc loa gọi hàng, đang say sưa trong giấc ngủ, 
nghe thấy tiếng loa của quân ta, quân Thanh hốt hoảng chỉ biết bó tay xin hàng. 
Đồn Hà Hồi bị diệt gọn. 
Quang Trung cho đóng quân tại đây và chuẩn bị cho trận chiến ở Ngọc 
Hồi. Đồn Ngọc Hồi là căn cứ then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, nằm 
án ngữ con đường thiên lý ( Đường số 1), cách Thăng Long khoảng 12 km ( 
thuộc Thanh Trì – Hà Nội ngày nay), đồn có khoảng 3 vạn quân đóng giữ, do 
phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của đồn rất kiên cố, 
xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt thành đặt nhiều 
đại bác. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung ra lệnh xuất quân. Mở đầu hơn 
100 voi chiến của ta xông lên phía trước, tiếp theo là đội quân mang 20 tấm lá 
chắn khổng lồ bằng gỗ, quấn rơm, tẩm nước, cứ 10 người khênh một tấm đi 
trước bảo vệ cho bộ binh tiến theo sau. Trước cuộc tấn công như vũ bão của 
nghĩa quân, quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại 
chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển nên vội vàng chạy về 
Đầm Mực. Tại đây chúng bị đạo quân của Đô đốc Bảo đón đánh và tiêu diệt gọn 
Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ tập kích 
đồn Đống Đa, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Giặc hoảng loạn, chống cự yếu 
ớt, chủ tướng Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, đã chạy lên gò Đống Đa thắt cổ tự tử. 
Thừa thắng, quân Tây Sơn xông thẳng vào kinh thành Thăng Long, tướng chỉ 
huy là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên 
cương, chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy 
như rắn mất đầu, cũng hoảng loạn, chen chúc nhau qua cầu phao chạy trốn. Cầu 
phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết nhiều không kể xiết. 
Trưa mồng 5 Tết, vua Quang Trung trong áo bào xạm khói súng, ngồi trên 
lưng voi, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân 
hoan chào đón của nhân dân” 
Sau khi tường thuật, giáo viên yêu cầu học sinh: Rút ra đặc điểm và 
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh. 
Học sinh trao đổi, đàm thoại và cuối cùng giáo viên chột lại vấn đề: 
 - Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh: Bí mật, thần tốc, táo bạo, 
bất ngờ và chắc thắng. 
- Nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Thanh: Nhờ nghệ 
thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung; tinh thần chiến đấu hăng 
33 
say, kiên cường của quân sĩ; truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất 
chống ngoại xâm của dân tộc. 
Như vậy, bài tường thật này không chỉ có tác dụng về mặt kiến thức, mà 
còn tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây hứng thú học tập cho học sinh. Mở đầu bài 
tường thuật, giáo viên thu hút học sinh ngay vào câu chuyện, để các em tập 
trung chú ý và hứng thú theo dõi câu chuyện. Trình bày tình tiết gợi cảm, gây 
xúc động, tạo biểu tượng rõ ràng chân thật về cuộc chiến kết hợp với phân tích 
giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện. Qua đó giúp học sinh 
thấy được ý nghĩa to lớn của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, góp phần giáo 
dục lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời thấy được tài mưu lược quân sự của 
Hoàng đế Quang Trung. 
3.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng tư liệu lịch sử để phân tích, giải 
thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học 
Từ việc tri giác tư liệu lịch sử, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tạo biểu 
tượng, nắm được khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm 
của quá khứ để học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Muốn đạt được điều 
đó, trong dạy học lịch sử các thao tác phân tích, giải thích và tìm ra bản chất lịch 
sử không thể thiếu được. 
Tư liệu lịch sử không chỉ là phương diện để cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu 
tượng lịch sử cụ thể cho học sinh mà nó còn là một trong những cơ sở để giúp 
học sinh phân tích, giải thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử 
đang học. 
Phân tích là giảng giải, nhận xét tỉ mỉ để làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó 
của sự vật, sự việc hay sự kiện lịch sử. Còn giải thích là nêu lên những mối quan 
hệ nội tại, tính quy luật, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
Phân tích, giải thích được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa 
của những hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các quy luật, nhằm làm cho 
học sinh có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người, về những 
mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Phân tích, giải thích phù hợp với trình 
độ và yêu cầu học tập lịch sử ở trường trung học phổ thông, góp phần vào phát 
triển tư duy lý luận của học sinh. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, giáo viên cần xác 
định rõ những vấn đề nào cần giải thích như sự thay đổi của một chế độ xã hội 
này bằng một chế độ xã hội khác, vai trò của quần chúng nhân dân trong một sự 
kiện lịch sử cụ thể. 
Giải thích là bước quan trọng dẫn đến nắm nội dung khái niệm, từ chỗ 
hiểu hiện tượng đến hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. Do đó, giải thích giúp học 
sinh đạt đến trình độ suy lí, nghĩa là qua việc hiểu biết lịch sử cụ thể rút ra 
những kết luận có tính chất lí luận khái quát. Trên cơ sở tư liệu lịch sử, giáo viên 
phân tích, khái quát để giúp học sinh hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch 
sử. 
34 
Ví dụ, khi dạy chủ đề “Nhà nước phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến 
nửa đầu thế kỉ XIX”, để giúp học sinh hiểu rõ vì sao năm 1010, Vua Lý Thái Tổ 
quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La sau đổi thành Thăng Long ( 
Hà Nội), giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu tư liệu lịch sử: “Chiếu dời 
đô” của vua Lý Thái Tổ. 
" Xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến đời 
Thành Vương 3 lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại đều theo ý riêng của 
mình mà tự tiện dời đô xằng bậy. Làm như thế cốt là để mưu nghiệp lớn, chọn ở 
nơi chính giữa, dựng kế cho con cháu muôn đời; trên kính mệnh trời, dưới theo 
ý dân, nếu có chỗ tiện lợi thì dời đổi, cho nên vận nước dài lâu, phong tục giàu 
thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi 
theo việc cũ của Thương, Chu, cứ chịu đóng đô ở yên nơi đây, đến nỗi vận thế 
không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không tươi tốt. Trẫm 
rất đau lòng, không thể không dời đổi. Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của 
Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng chầu- hổ phục, chính giữa 
nam-bắc-đông- tây, tiện nghi núi sau, sông trước. Vùng này, mặt đất rộng mà 
bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư không phải chịu khổ vì thấp trũng, 
tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi 
thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô 
kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh 
nghĩ sao?" 
Từ tư liệu lịch sử trên, giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu 
được : 
- Vì sao năm 1010, Vua Lý Thái Tổ chọn thành Đại La làm nơi xây dựng 
kinh đô? 
- Việc làm trên của vua Lý Thái Tổ có ý nghĩa gì? 
Để trả lời các câu hỏi nêu trên đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu tư liệu 
lịch sử, phân tích tư liệu, tích cực trao đổi thảo luận để thấy được địa thế của 
Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. Việc dời 
đô từ Hoa Lư về thành Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lí Công Uẩn 
tạo đà cho sự phát triển của đất nước. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt 
lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đai Việt không cần phải dựa vào địa 
thế hiểm trở của Hoa Lư để phòng thủ mà đã dám đương đầu với mọi mặt , mở 
ra bước phát triển mới của dân tộc Đại Việt thời kì phát triển và hoàn chỉnh của 
nhà nước phong kiến. Thông qua đó, giáo dục các em lòng biết ơn đối với những 
người có công với nước và có ý thức bảo vệ nền độc lạp dân tộc. Đồng thời rèn 
luyện cho các em năng lực nhận thức và tư duy như phân tích, giải thích và rút 
ra nhận xét. 
3.5. Sử dụng tư liệu lịch sử để định hướng học sinh trong ôn tập hoặc 
ra bài tập về nhà 
35 
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo 
quy luật chung của quá trình nhận thức của loài người, từ trực quan sinh động 
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Việc hình thành kiến 
thức lịch sử là quá trình vận động nhận thức của học sinh đi từ chưa biết đến 
biết, biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ biết đến hiểu bản chất, nắm vững 
những quy luật phát triển của lịch sử và vận dụng tri thức trong cuộc sống. Quá 
trình này không diễn ra một cách tự nhiên mà phải có sự kích thích của giáo 
viên. 
Ôn tập là quá trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã 
lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức 
đã được truyền đạt trong quá trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện 
các kĩ năng học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm. Do đặc điểm 
của bộ môn Lịch sử có tính quá khứ, tức là khi học lịch sử học sinh được học về 
những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Vì thế học sinh không trực 
tiếp quan sát được những sự kiện, hiện tượng đã xẩy ra mà chỉ nhận thức một 
cách gián tiếp thông qua các nguồn tư liệu được lưu lại. Đây là một trở ngại, khó 
khăn lớn đối với học sinh khi học lịch sử. Bởi vậy, để học sinh nắm vững kiến 
thức lịch sử thì việc ôn tập, củng cố kiến thức là việc làm thiết thực nhất, có ý 
nghĩa lớn lao. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức không chỉ 
giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng mà còn giúp các em nhận 
thức ra mối liên hệ biện chứng, lôgic giữa các sự kiện lịch sử. Thông qua việc ôn 
tập, củng cố kiến thức, giáo viên phát hiện kịp thời, uốn nắn, sửa chữa những 
thiếu sót và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn các sự 
kiện, hiện thượng lịch sử. 
Việc ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử hoặc ra bài tập về nhà góp phần rèn 
luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh như kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, 
nhận xét các sự kiện lịch sử; ôn tập củng cố kiến thức lịch sử thông qua bài tập 
còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc 
sống. Thông qua bài tập không chỉ giúp các em nắm chắc kiến thức mà còn góp 
phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành thái độ học tập bộ môn 
đúng đắn, từ đó các em có thái độ trân trọng những thành tựu của dân tộc, lòng 
biết ơn và tự hào về truyền thống dân tộc, đồng thời có ý thức giữ gìn, bảo tồn 
bản sắc văn hóa dân tộc. 
Khi xây dựng hệ thống bài tập cần chú ý mấy điểm sau: bài tập phải phù 
hợp với nội dung dạy học, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh và phải 
góp phần củng cố, nâng cao hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức; bài tập đưa 
ra phải buộc học sinh suy nghĩ, kích thích nhu cầu muốn hiểu biết của các em, 
đồng thời gây hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy của học sinh; bài tập 
phải chính xác, ngắn gọn về nội dung, chuẩn mực về hình thức và phong phú đa 
dạng. 
Có thể đưa ra các dạng bài tập cho học sinh như sau: 
36 
Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp: Yêu cầu đối với loại bài tập này 
không phải là học sinh lặp lại những kiến thức đã tiếp nhận trên lớp mà phải 
xem xét các sự kiện đã học trong mối quan hệ khác, đòi hỏi phát triển thêm một 
khía cạnh mới của vấn đề hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc, nâng cao 
trình độ nhận thức ở mức khái quát. Bài tập này thường được đưa ra khi nghiên 
cứu xong một chủ đề, hay một chương, một giai đoạn. 
Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa 
đầu thế kỉ XIX”, giáo viên dựa vào câu nói của Thân Nhân Trung để ra bài tập 
về nhà:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước 
mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các 
bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén 
chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Trình bày 
suy nghĩ của em về câu nói trên?. Như vậy bài tập dưới dạng tổng hợp này 
không những giúp học sinh củng cố kiến thức đã học mà còn rèn luyện học sinh 
kĩ năng lập luận, diễn đạt vấn đề. 
 Bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành: Nhằm làm cho học sinh có biểu 
tượng chính xác, giàu hình ảnh, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. 
Vì vậy nội dung thực hành giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực 
hành bộ môn; đồng thời làm cho học sinh biết phân tích, giải thích, trình bày, 
nhận xét của mình về kết quả thực hành đó, qua đó bồi dưỡng cho các em những 
phẩm chất tốt đẹp, những hành động đúng. Bài tập thực hành gồm các dạng sau: 
bài tập lập niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ, so sánh các 
sự kiện để rút ra bản chất, sự khác biệt; bài tập vẽ lược đồ nhằm khắc sâu kiến 
thức, xác định không gian, thời gian của sự kiện; bài tập vẽ sơ đồ, biểu đồ; bài 
tập thực hành vè sưu tầm tranh ảnh, tài liệu...nhất là tài liệu địa phương. 
 Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Tình hình kinh tế Việt Nam thời phong 
kiến( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên ra bài tập về nhà cho học 
sinh như sau: Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết. Hay sau 
khi học xong chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX”, 
giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh như sau: Tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh, 
video về di sản văn hóa Việt Nam thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế 
kỉ XIX). 
Bài tập trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan là hệ thống câu 
hỏi, bài tập đòi hỏi các câu lời ngắn để đo kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ, năng lực của cá 
nhân hay của một nhóm học sinh. Do đó bài tập trắc nghiệm khách quan rất phù 
hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn ôn tập, kiểm tra kiến thức cho học sinh, 
không những giúp học sinh nhớ lại khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em hứng 
thú hơn khi ôn tập. Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể dựa vào tư liệu lịch 
sử để đưa ra bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh. 
37 
Ví dụ, sau khi học xong chủ đề: “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 
của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên 
dựa vào câu nói của Trần Hưng Đạo để ra bài tập trắc nghiệm khách quan: 
"...giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận 
là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì 
thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải 
chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có 
được đội quân một lòng như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được. Và 
phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ 
nước không còn gì hơn”. 
 Dựa vào tư liệu trên em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời 
đúng trong các câu sau đây: 
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng bài học thượng sách giữ nước của 
Trần Hưng Đạo? 
A. Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục 
B. Đoàn kết toàn dân, cả nước góp sức, vạn người như một 
C. Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc 
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ 
Câu 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Mông – 
Nguyên cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 
A. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân 
B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ 
C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc 
D. Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình 
Hay đánh giá về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh khẳng định như sau: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị 
xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh 
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán 
nước và lũ cướp nước” 
Em hiểu lòng yêu nước ở đây là gì? 
A. tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng 
của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc. 
B. là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người 
C. là những tình cảm cao đẹp, trong sáng 
D. là sự đoàn kết để vượt qua khó khăn 
38 
Trên đây là một số bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong ôn tập, 
củng cố nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các 
em ôn tập, củng cố kiến thức hiệu quả nhất. 
Như vậy, khi ôn tập kiến thức lịch sử cho học sinh, việc sử dụng tư liệu 
lịch sử để xây dựng bài tập lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để 
hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức cho học sinh, tránh lối học tủ, học vẹt, 
không nắm được trọng tâm kiến thức. 
3.6. Sử dụng tư liệu lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ 
môn của học sinh 
Ngày nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang trở thành 
một xu hướng phổ biến. Theo định hướng này, giáo dục không chỉ trang bị cho 
học sinh kiến thức, kĩ năng môn học mà còn chú ý đến những năng lực cần thiết 
như năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; 
năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn. Cho nên, việc đánh giá kết 
quả học tập của học sinh không chỉ dừng lại ở khả năng tái hiện lại những kiến 
thức đã học mà quan trọng nhất là khả năng vận dụng một cách sáng tạo những 
tri thức đã học trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Do dó, để bắt kịp 
với xu hướng đổi mới của thời đại và để việc kiểm tra đánh giá đúng năng lực 
học tập của học sinh, việc sử dụng tư liệu lịch sử trong kiểm tra, đánh giá là việc 
làm cần thiết. 
Sử dụng tư liệu lịch sử trong quá trình học tập nói chung và kiểm tra, 
đánh giá nói riêng sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ sự kiện nhanh 
hơn, lâu hơn. Làm việc với tư liệu lịch sử, các em được đưa ra những quan điểm, 
nhận định của mình về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà không bị rập khuôn, máy 
móc theo lối dạy học truyền thống. Với các đoạn trích ngắn gọn, giàu hình tượng 
sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh. Bên cạnh việc phát triển 
năng lực nhận thức, việc sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh giá sẽ phát triển 
năng lực thực hành cho học sinh. Khi làm việc với các tư liệu lịch sử các em sẽ 
được rèn luyện kĩ năng đọc tư liệu, phát triển khả năng phân tích tư liệu từ đó 
dần dần hình thành thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển ngôn ngữ, khả 
năng trình bày. 
Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm 
của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên 
có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh câu hỏi sau: 
Cho tư liệu lịch sử sau: "...giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. 
Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân 
nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, 
không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như 
đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con một nhà 
mới có thể chiến thắng được. Và phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ 
39 
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” (Sách Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo 
dục, 2006,tr 42) 
Từ tư liệu lịch sử trên, Anh/ chị hiểu “dùng đoản chế trường” là gì? Nghệ 
thuật chỉ đạo tác chiến đó đã được vận dụng như thế nào trong ba lần kháng 
chiến chống Mông – Nguyên. 
Như vậy, với việc sử dụng tư liệu lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập học sinh như trên không những giúp học sinh khắc sâu kiến thức, thấy 
được tài thao lược quân sự của tướng Trần Hưng Đạo, mà còn giúp học sinh 
hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ chết đến đó, 
nhưng ba 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_theo_huong_phat_trien_nang_luc.pdf