Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán

Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.

 *Ví dụ 1: Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác. Tôi chọn đối tượng xác định là con Voi, bằng câu chuyện kể về chú voi, cho trẻ đi thăm Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ của đất nước nơi có rất nhiều các chú voi sinh sống. Trên đường đi phải đi qua nhiều nơi khác nhau, mỗi vùng quê có những phong cảnh những trò chơi khác nhau. Đến mỗi nơi đều có đối tượng để trẻ xác định các hướng cơ bản của đối tượng đó. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi dân gian ví dụ như trò chơi “mõ làng mõ xóm”. Cô hoặc một trẻ làm người đi rao mõ. Vừa gõ mõ vừa đọc:

 

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 15245Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4- 5 tuổi làm quen với biểu tượng toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khác biệt rõ rệt như: 
Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cấn phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiến thu một cách dẽ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú. Và việc hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen với Toán là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để trẻ học tốt môn toán một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn trẻ nhất. Chính vì vậy mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán”. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, thu thập thông tin, điều tra khảo sát, hội thảo, thực hiện tiết dạy, ... theo giải pháp mới qua cách thức thực hiện các bước như sau: 
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình biểu tượng toán cho trẻ 4-5 tuổi theo chủ đề.
Xây dựng kế hoạch đầu năm là một việc làm quan trọng và cần thiết của giáo viên giúp giáo viên thực hiện có nề nếp khoa học các hoạt động chính vì vậy tôi bám sát vào nhiệm vụ năm học, và căn cứ vào thực tế trên lớp số trẻ là 43 cháu tôi tiến hành kế hoạch như sau :
* Kế hoạch đồ dùng đồ chơi :
- Theo tôi đây là khâu rất quan trọng trong việc dạy trẻ làm quen với toán. Bởi vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan sinh động. Muốn có tiết dạy tốt và đạt hiệu quả cao thì phải có đồ dùng đẹp hấp dẫn. Do vậy ngày từ đầu năm học tôi đã kiểm kê già soát đồ dùng đồ chơi cùng với các bậc phụ huynh mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm đồ dùng cần bám sát với nội dung của chương trình, của từng bài dạy.
VD: Như dạy trẻ bài số 4 nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 4 ở chủ điểm gia đình tôi chuẩn bị tranh vẽ về gia đình có 4 người một số đồ dùng trong gia đình như cốc, bát thìa được làm bằng các chất liệu khác nhau. Mỗi loại có số lượng nhỏ hơn 4 hoặc bằng 4
Để tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho trẻ bản thân tôi đã sưu tầm và làm thêm một số đồ dùng tự tạo từ những nguyên vật liệu có sẵn để tạo thành những sản phẩm trẻ yêu thích những đồ dùng đồ chơi tự tạo này làm cho trẻ say mê hơn hẳn hiệu quả tiếp thu bài của trẻ tăng lên rõ rệt.
VD: Với tiết dạy trẻ về hình khối tôi nhờ phụ huynh cắt gỗ có kích thước đúng sau đó quét màu sắc đẹp hấp dẫn và cho trẻ sưu tầm thêm những vỏ hộp đồ vật có hình dạng khối cho trẻ học.
Từng bài dạy phụ thuộc vào chủ điểm tôi đã chuẩn bị đủ và phù hợp theo yêu cầu của bài. Để thu hút lôi cuốn trẻ tôi còn cóp đĩa hình ảnh di chuyển, nhóm rau củ quả, nhóm đồ dùng gia đình để cô sử dụng dạy thay thế vật thật tranh ảnh trong tiết học. Từ những hình ảnh sưu tầm được tôi bắt tay vào làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp, thật ra lúc nào việc trang trí theo chủ điểm của lớp tôi cũng hoàn thành đầu tiên trước chủ điểm mới và đẹp hấp dẫn trẻ. lớp vừa đẹp, trang trí vừa nhanh vì hình ảnh sẳn có chỉ cắt ra là dán thôi, hình ảnh bắt mắt, cháu thích thú cùng cô trang trí cho lớp mình thêm đẹp mà lại ít tốn tiền, ít  tốn thời gian.
Ví dụ : làm đồ dùng về chữ số học toán.
Tôi cắt các chữ số ở ở lịch lốc (nhỏ) từ số 1-10 dán vào giấy bìa làm thẻ số cho 100% số cháu trong lớp học toán, kinh phí đở tốn kém, đồ dung chữ số có nhiều màu sắc đẹp hấp dẫn trẻ khi học. Còn thẻ chữ của cô là cắt từ lịch lốc (lớn)
Ví dụ : Đồ dùng thẻ bài, lô tô bằng hình ảnh để dạy toán . 
Ở  chủ điểm thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tập quảng cáo có rất nhiều hình ảnh về các loại quả, tôi cắt ra với số lượng 5 và làm thẻ số cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó để yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng được học.Dùng hình ảnh rời, đẹp mắt, phù hợp chủ điểm tôi gắn lên các bảng bé thử tài, bé ghép số, bé đoán giỏi, thử làm phép tính để trẻ được luyện tập ở hoạt động góc, hoạt động tự do nhằm cũng cố, ôn luyện kiến thức toán vừa học.
Thực hiện biện pháp này tôi thấy không những đồ dùng dạy toán của lớp tôi đầy đủ mà các môn học khác cũng có nhiều, vì tận dụng được tranh ảnh sưu tầm nhiều loại, nhiều dạng, dùng không được việc dạy thì để trang trí lớp, để cho cháu tự chơi, tự cắt, tự vẽ theo, tự dán., nhiều cô trong tổ, trong trường cùng nhau thực hiện đầu tư trang trí lớp và làm đồ dùng phục vụ môn toán.
 Theo chương trình giáo dục mầm non mới, muốn trẻ học tốt đòi hỏi cô giáo phải có đồ dùng dạy học đầy đủ để trẻ được thao tác, được thực hành, được trải nghiệm, mà đồ dùng cần phải có đủ cho mỗi trẻ thì việc luyện tập mới có hiệu quả. Tôi nghĩ đây có thể không phải là biện pháp mới ở các trường trong huyện nhưng tôi thấy đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động toán và đem lại kết quả. Việc dạy trẻ tiếp thu những kiến thức mà cô cung cấp ở lớp tôi, việc đầu tư vào trang trí lớp tôi cũng đặc biệt quan tâm, hàng ngày trẻ đến lớp được nhìn trực tiếp những hình ảnh đẹp, màu sắc sẽ kích thích trẻ đến xem nhiều hơn, qua hình ảnh trẻ sẽ nhớ lâu những kiến thức mà cô cung cấp, ở lớp tôi có góc “Bé vui học toán” tôi dùng những mảng tường để dán các hình ảnh, kết hợp các chỉ số để trẻ hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng có số lượng bao nhiêu.
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tôi trang trí những con vật thành một mảng để cháu đếm số lượng và dán các con số vào ô trống kế bên, hay hàng trên có 6 con gà, hàng dưới 8 con vịt, yêu cầu trẻ gắn số thích hợp và có thể yêu cầu một số trẻ khá lên gộp 2 nhóm điều số thích hợp.
 Việc đầu tư vào trang trí lớp, cách trang trí như thế nào cho phù hợp, tôi thấy có nhiều tác dụng không những ở bộ môn Toán mà còn nhiều tác dụng ở bộ môn khác. 
* Kế hoạch bồi dưỡng trẻ khá, rèn trẻ yếu :
Đối với trẻ khá tôi quan tâm động viên trẻ tìm tòi khám phá những điều mới lạ để trẻ hứng thú học từ đó quan tâm đến trẻ con hạn chế, khuyến khích dạy cho trẻ khá để kỹ năng bộ môn của trẻ được nâng lên và cùng tiến bộ .
 	2. Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ.
 Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên giờ hoạt động học đạt hiệu quả nhất. Vì trong giờ học cô giáo truyền thụ kiến thức cho trẻ được đồng đều, kiến thức lô gíc, để thu hút trẻ mỗi bài dạy tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng hấp dẫn cho trẻ tạo tâm lý thoải mái học mà chơi chơi mà học, để đạt được yêu cầu về đổi mới nội dung phương pháp dạy trẻ tôi sử dụng các trò chơi kết hợp giữa động và tĩnh gây hứng thú cho trẻ, các trò chơi kết hợp đàm thoại quan sát hoạt động trực tiếp với đồ vật kết hợp những câu hỏi gợi mở nhẹ nhàng kích thích trẻ có hứng thú khám phá điều mới lạ của bài học đều lôi cuốn trẻ rất say mê học. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán.
a. Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài
	Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học.	
	*Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ. Phần giới thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải.” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy. Giải quả bóng vàng được trao cho cầu thủ A, các cháu thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu. Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết là mình đang học một tiết toán về các khối. Hoặc ta dạy bài khối vuông, khối chữ nhật trong chủ đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm một số công trình xây dựng bằng các khối ...
	*Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4 ở chủ đề “bản thân”. Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn 4 tuổi”. Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật” các cháu được lên đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mừng sinh nhật có ý nhĩa, trẻ được đếm số nến, tặng quà cho búp bê. Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp bê. Như vậy trẻ rất thích thú. 
	Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho trẻ được trí tò mò và thích thú.
	b. Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề
	Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.
	*Ví dụ 1: Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng khác. Tôi chọn đối tượng xác định là con Voi, bằng câu chuyện kể về chú voi, cho trẻ đi thăm Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ của đất nước nơi có rất nhiều các chú voi sinh sống. Trên đường đi phải đi qua nhiều nơi khác nhau, mỗi vùng quê có những phong cảnh những trò chơi khác nhau. Đến mỗi nơi đều có đối tượng để trẻ xác định các hướng cơ bản của đối tượng đó. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi dân gian ví dụ như trò chơi “mõ làng mõ xóm”. Cô hoặc một trẻ làm người đi rao mõ. Vừa gõ mõ vừa đọc: 
“Chiềng làng chiềng chạ
 Thượng hạ tây đông
 Nếu là đàn ông
Đ Đứng ra phía trước
 Nếu là con gái
 Đứng ra phía sau.’’
“Ấy là mõ xóm
 Mõ làng là tôi
 Thấy tôi đứng này
 Con trai bên trái
 Con gái bên phải
 Nhanh mải lên nào.”
Sau khi người giao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng vào vị trí người giao mõ yêu cầu. Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lời xem trẻ đang đứng ở vị trí nào của người giao mõ. 
	Trẻ được đi chơi nhiều nơi, được ngắm phong cảnh quê hương đất nước, vừa được chơi trò chơi. Như vậy trẻ rất thích, rất tích cực tham gia vào các hoạt động giúp cho tiết học đạt kết quả.
	*Ví dụ 2: Khi dạy trẻ bài đo các đối tượng thuộc chủ đề “Phương tiện giao thông” thay vì chuẩn bị cho trẻ 3 băng giấy để đo. Tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh có vẽ 3 đoạn đường dài ngắn khác nhau. Thay cho các chữ số tôi đã vẽ hình 3 chiếc ô tô có gắn các chữ số tương ứng với số lần đo ở các đoạn đường.
Cô giới thiệu đẫn dắt để cháu thực hành đo. Các bác tài xế ở nơi xa đến chưa thạo đường đi các bác phải tìm được con đường có độ dài có số lần đo bằng chữ số ở xe của các bác. Các cháu có muốn giúp các bác tìm đường đi không? Chúng mình phải làm thế nào để xe đi đúng đường (phải đo). Thế là trẻ bắt tay vào đo một cách rất thích thú. Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe có chữ số tương ứng với số lần đo ở con đường đó đặt vào đúng con đường đó. Rồi xuyên suốt bài học các cháu được đo chiều dài đoàn tàu bằng bàn chân mình. Rồi treo cờ chuẩn bị cho hội thi “Bé với an toàn giao thông”. Trong cả một giờ học các cháu rất thích thú, hồ hởi. Cháu đang học mà như đang được chơi.
	c. Ứng dụng cộng nghệ thông tin. 
Trong các hoạt động trên tôi luôn lồng ghép công nghệ thông tin: Vi tính, máy chiếu đa năng... để có đầy đủ các hình ảnh thông tin chính xác để cung cấp cho trẻ và tạo sự cuốn hút ở trẻ ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màng hình với vói tiếng gáy 0 ó o .....các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn.
d. Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ.
Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Chính vì vậy trong các tiết học Toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động.
*Trò chơi 1: “Câu cá": (Chủ đề thế giới động vật).
Chuẩn bị: Mỗi tổ 1 cần câu có móc câu, 10 con cá, trên miệng mỗi con có làm vòng tròn để trẻ câu 
Luật chơi: Trẻ phải nhảy qua các con suối (số con suối tương ứng với số lượng cần dạy trẻ,ví dụ 5, 6, 7, ....10) không dẫm vào vạch và câu được cá bỏ vào giỏ. Nếu dẫm vào vạch phải quay trở lại. 
 Cách chơi: Chia lớp làm 2 ( Hay 3 ) đội tuỳ ý, số trẻ bằng nhau. Lần lượt từng trẻ phải nhảy qua các con suối ( Ví dụ bài số 5 thì 5 con suối ).Sau đó cầm cần câu, câu cá bỏ vào giỏ. Cứ như vậy bạn này về, bạn khác tiếp tục lên. trong thời gian “một bản nhạc”, tổ nào câu được nhiều cá là thắng cuộc.
*Trò chơi 2: “Nghe âm thanh tạo số lượng.”
 Mục đích trò chơi
	- Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 5
	- Trẻ được vận động cơ thể
 - Luyện tai nghe cho trẻ	
Cách tiến hành:
Tuỳ theo chủ đề tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó cho trẻ làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương ứng
	*Ví dụ: Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc 
 Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chiếc lại.
	 Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe .v..v..
	 3. Tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong các hoạt động khác. 
Việc lồng nội dung chủ đề và các môn học khác làm cho tiết học phong phú, hấp dẫn, và củng cố những kiến thức của trẻ. Việc chọn hình thức gây ấn tượng cho trẻ bằng lời nói dẫn dắt vào bài bằng những cách khác nhau, tôi còn lồng ghép văn học, âm nhạc, MTXQ vào bài.
	*Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia đình” chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là bạn của bé Hà (Cháu ông bà già) là Tú, Hoa, và Ngọc. Vừa kể cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “Ông nhổ củ cải không được liền gọi Bà và bé Hà ra” cô dừng lại đặt câu hỏi “vừa rồi chỉ có một mình ông nhổ củ cải bây giờ thêm bà và bé Hà là thêm mấy người? (2 người). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu chuyện cứ tiếp diễn thêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải đã lên được, trẻ vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể và nắm được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ.
VD: Với âm nhạc trong giờ dạy hát bài “Qủa bóng” kết hợp dạy hát tôi hỏi trẻ “Quả bóng giống hình gì?”
 Với thể dục: Cô cho trẻ chuyền bóng bên phải, bên trái của bản thân, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà còn được ôn lại kiến thức đã học, trong khi trẻ chơi chuyền bóng, trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải, phía trái của bản thân để chuyền cho đúng.
 Với KPKH: Cho trẻ tìm hiểu động vật nuôi trong gia đình cho trẻ kể tên, nhóm gia súc có mấy chân.
 VD: Thông qua hoạt động ngoài trời: với chủ điểm “Động vật”, cho trẻ quan sát bể cá, đếm số cá, yêu cầu trẻ vẽ số cá tương ứng
- Thông qua hoạt động góc:
Với chủ điểm “gia đình”:
+ Góc sách: Cô cho trẻ xem tranh gia đình đông con gồm có từ 3 con trở lên, gia đình ít con có từ 1-2 con.
+ Góc nghệ thuật: cô cho trẻ vẽ đồ dùng gia đình: 4 cái chén, 4 cái đĩa
+ Góc xây dựng: cho trẻ xây nhà nhiều tầng
Các góc chơi đó cô trò chuyện với trẻ về sản phẩm làm ra xoay quanh đề tài làm quen với biểu tượng toán.
Như vậy, việc lồng ghép biểu tượng toán vào các góc chơi để củng cố kiến thức và cũng tăng cường vốn ngôn ngữ phát triển tư duy về toán cho trẻ.
 Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực hoạt động thì bản thân tôi phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý.
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà không thụ động.
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng 
Như vậy cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ bết dữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiển tra lẫn nhau, bày cho nhau cách độc, cách đếm, cách chơi.
Độ tuổi nầy vốn từ của trẻ phát triển nhiều  hơn nhưng vẫn còn  không ít cháu vào thời điểm đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính xác, muốn cho trẻ hiểu và diễn đạt một số từ ngữ dung trong bộ môn toán ở trường mầm non như cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, thêm, bớt, nhiều, ít .thì cô giáo cần thường xuyên cung cấp  cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học trẻ mới thực hiện tốt các yêu cầu trong các hoạt động môn toán mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày mỗi ít  trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng hơn về các thuật ngữ toán học và các chữ số mà cô giáo đã dạy..
4. Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp
a. Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ
	Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ cắt những chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vật, phương tiện giao thông, treo những chiếc vòng nhiều màu sắc... nói chung trang trí theo chủ đề, cho trẻ đếm và có thể học các môn khác.
	Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. 
Các đồ dùng đồ chơi trong góc toán được phân chia thành từng “mảng” riêng biệt.
	- Số lượng, Hình khối, Không gian
VD: Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển Truyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình... và trang trí ở “ góc học toán” của lớp dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
	Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ.
	 Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “sách”, “tập san” và làm các quyển sách có dạng các hình đã học.
VD: Khi học số 3 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 3cây, 3bông hoa, 3 quả ... vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú.
	Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vât lật đật, và trưng bày ở lớp với các hình học cũng thế như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ được các hình khối.
	b. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_nhan_thuc.doc