Một vài kinh nghiệm quản lý chỉ đạo giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường Mầm non Họa Mi

Một vài kinh nghiệm quản lý chỉ đạo giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường Mầm non Họa Mi

Để đạt hiệu quả trong việc rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho trẻ đặc biệt là học sinh lớp Lá, tôi luôn kết hợp hài hòa giữa các biện pháp và giải pháp trên. Dựa vào kết quả khảo sát tình hình thực tế của lớp từ đó tôi đã chỉ đạo giáo viên kết hợp lồng ghép Đuối nước và những kỹ năng cơ bản phòng, chống đuối nước trong các tiết dạy. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh và lồng ghép vào những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính điều đó mà kết quả đạt được trong quá trình áp dụng các biện pháp trên rất cao. Tôi thấy trẻ hứng thú hơn nhiều so với các tiết học trước, có ý thức bảo vệ bản thân nhiều hơn, tránh xa những tai nạn học đường mà lứa tuổi các cháu là nạn nhân.

docx 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1444Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm quản lý chỉ đạo giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị đuối nước, đặc biệt trong kỹ nghỉ hè. 
Do đó, việc phòng chống đuối nước phải xem là chuyện cấp bách nhất, cần thiết nhất. Để làm được điều này, trẻ em cần được trang bị những kiến thức về đuối nước và nâng cao kỹ năng bơi lội an toàn. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạng đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi tình trạng trẻ em chưa biết bơi, chưa có kỹnăng xử lý tình huống khi gặp tai nạn đuối nước, dẫn đến tình trạng đuối nước xảy ra liên tục khiến cho dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng, lo lắng.
2. Thực trạng
 Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân: sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn, và đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi tắm biển, sông, hồ còn hạn chế.
Các vụ tai nạn đuối nước diễn ra do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những nơi có mối hiểm họa này chiếm 33% trên tổng số vụ tai nạn. Sự thiếu cẩn thận, trong khi vui chơi, hoặc đi theo bố mẹ ra đồng, sông suối mò cua, bắt hàu dễ xảy ra tình trạng trượt chân xuống ao, hồ, sông, suối, hố sâu  khiến các cháu không phòng bị kịp thời để xảy ra tình trạng thương tâm.
Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi đi tắm ở sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ. Ngoài ra, phải kể đến một nguyên nhân nữa là đa số trẻ em đều là con em thuộc địa bàn xã Quảng Điền, phần lớn các gia đình kinh tế còn khó khăn nên phải đi làm ăn xa. Nên sự sát sao trong quản lý thời gian con em mình hầu như là không có, dẫn đến tình trạng các em tự ý đi chơi, tìm đến ao, hồ, sông suối để chơi đùa, làm cho số lượng trẻ bị chết đuối ngày một tăng lên. 
Hơn nữa, trong hai năm gần đây xã Quảng Điền cũng như các xã lân cận trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng rất nhiều từ 2 cơn lũ lớn gây thiệt hại không ít về người và tài sản. Đáng nói hơn, mỗi khi lũ về làm cho môi trường học tập của trẻ xuống cấp nghiêm trọng. Đó là tại Phân hiệu II – Trường Mầm non Họa Mi (Thôn 2, Quảng Điền), lũ đến làm cho nước dâng lên ngập gần đến chân lớp học là mối lo ngại rất lớn không chỉ đối với bản thân trẻ, giáo viên, phụ huynh, nhà trường mà cho toàn xã hội. 
 Để tạo được động lực niềm tin cho phụ huynh, cho nhà trường, cho nhân dân trên địa bàn xã, đồng thời nhằm kích thích ý thức học tập cũng như khắc sâu ý thức về kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ ngay từ buổi đầu (vì đây là giai đoạn vàng giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt nhất). Bản thân tôi, trên cương vị là một cán bộ quản lý tôi xác định mình phải tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích kỹ năng bơi lội để trẻ có thể tự cứu mình. Đây cũng là kỹ năng vừa giúp các cháu thể hiện mình, tự bảo vệ mình. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Mầm non Họa Mi.
 *Khảo sát đầu năm: 
 - Khảo sát giáo viên 
Stt
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên
Đánh giá
Tốt
Khá
ĐYC
KĐYC
1
Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỷ năng phòng chống tai nạn đuối nước. 
18
5
8
5
2
Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục phòng chống đuối nước cho trẻ.
18
4
5
9
3
Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục phòng chống đuối nước. 
18
4
6
8
4
Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ.
18
5
7
6
 - Khảo sát học sinh 
TT
Nội dung
Đạt 
Không đạt
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ
1
Có hiểu biết và nhận thức kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước
20/350
6%
330/350
94%
2
Có kỹ năng sử lý khi gặp tai nạn đuối nước .
25/350
7,14
325/350
92,8%
3
Phát huy được tính tích cực của trẻ.
30/350
8,6
320/330
91,4%
Trước thềm nông thôn mới và đồng thời để xây dựng Trường Mầm non Họa Mi ngày càng phát triển hơn khi đạt chuẩn quốc gia thì việc rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho trẻ cũng là việc làm hết sức cần thiết, có thể lồng ghép vào các môn học sẽ tạo điều kiện để trẻ thực hiện các kỹ năng cần thiết một cách tốt hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
a) Mục tiêu của giải pháp
Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành Giáo dục. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến mạng sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả mọi phương tiện, trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng về các vụ đuối nước thương tâm.Vốn là một Hiệu trưởng trương mầm non nhưng có thể sự hiểu biết về kĩ năng bơi lội chỉ dừng lại ở sự tìm tòi và nghiên cứu. Nhưng trước vấn nạn học đường hiện nay và cũng là vấn nạn mà trường tôi đặt biệt quan tâm nên tôi đã bắt tay vào thực hiện vấn đề này với khả năng có thể. Đó là nâng cao kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước theo một số chủ đề và một số hoạt động giáo dục khác.
Nếu đề tài áp dụng thành công tôi tin chắc rằng nó sẽ giúp các cháu mẫu giáo có thể thoát đuối nước trong bất cứ tình huống nào khi gặp phải sự cố với nước. Có ý thức trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể lực và nếp sống văn minh, xây dựng “Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”; “Cộng đồng an toàn” và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại gia đình, trường học và cộng đồng. Hơn hết, không còn tai nạn đuối nước xảy ra trên địa bàn xã Quảng Điền, huyện Krông Ana góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thể lực cho trẻ. Giúp các cháu biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội ngay từ buổi ban đầu.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đó có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng
Hiện nay, tai nạn đuối nước, các vụ tử vong do đuối nước bởi thiếu kĩ năng cũng như hiểu biết đang là vấn đề bức bối và nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Sở dĩ vậy, bởi điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con người. Nhiệm vụ phòng, chống tai nạn đuối nước không phải của riêng ai, mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhận thấy trong công tác phòng, chống đuối nước đó, vai trò của nhà trường cũng như vai trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phần giảm thiếu tai nạn này. Nhưng có thể nói, trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển con người toàn diện như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết.
Được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội nên tôi không ngừng đẩy mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp cho trẻ. Đó là thông tin, giáo dục về phòng, chống đuối nước đến người dân và đặc biệt là cha mẹ học sinh và bản thân mỗi học sinh.
Ở trường tôi hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kĩ năng sống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng phòng, chống đuối nước nói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng, thiết yếu của nó. Cô giáo phải là người trực tiếp quan tâm và giáo dục để nâng cao ý thức của học sinh trong các bài giảng của mình. Đặc biệt luôn chú trọng tích hợp trong các chủ điểm tiêu biểu là chủ điểm “Các hiện tượng thiên nhiên” trong các tiết “Môi trường xung quanh” để trẻ có thể tự khám phá những gì thiết thực nhất trong cuộc sống, nhất là khi tiếp xúc với nước trẻ phải biết điều mình “nên làm” và “không nên” làm kể cả việc đơn thuần nhất là rửa tay.
Cô luôn dặn dò trẻ mỗi khi tiếp xúc với nước
Bên cạnh đó tôi cũng không ngừng phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi phân hiệu tự xây dựng khu vui chơi cho trẻ nhằm phục vụ cho những tiết hoạt động ngoài trời. Với những công trình tí hon nhưng đầy sự sáng tạo và mang ý nghĩa thiết thực: vườn hoa, hồ nước,
GVCN là người sát cánh cùng những thăng trầm của trẻ, phát triển con người cả về thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng các cháu hướng tới tương lai. Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN trong việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng cần được thường xuyên lồng ghép vào các trò chơi, các buổi ngoại khóa để cô có thể cùng cháu chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là những vấn đề về đuối nước.
Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiến thức về phòng, chống đuối nước cho trẻ theo khối. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dành cho trẻ như: An toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, phòng chống đuối nước, sẽ giúp trẻ tự tìm tòi, thu thập thông tin. Điều đó làm cho trẻ nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề. Góp phần củng cố kiến thức về phòng, chống đuối nước và kĩ năng xử lí khi gặp tai nạn này. Thực hành kĩ năng sống hẳn là công việc không thể thiếu nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng sống còn như phòng, chống tai nạn đuối nước.
* Giải pháp 2: Hướng dẫn kĩ năng cơ bản phòng tránh đuối nước thông qua một số hoạt động giáo dục của nhà trường.
Để thực hiện tốt mục tiêu của mình tôi đã kết hợp với giáo viên thực hiện chuyên đề về phòng chống đuối nước bằng cách hướng dẫn một số kĩ năng cơ bản ban đầu về phòng tránh đuối nước không chỉ cho trẻ mà cho toàn bộ giáo viên và cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học với một số phương pháp sau:
* Phương pháp 1: Kỹ năng thoát đuối nước dù không biết bơi.
 Người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Tuy nhiên không phải vậy, nếu những ai chưa biết bơi hoặc "học mãi mà chưa biết bơi" thì nhanh nhanh bỏ túi ngay kĩ năng “bơi tự cứu” để dù trong hoàn cảnh không may nhất, bạn vẫn có thể cầm cự, tự cứu mình và chờ người cứu hộ tới giúp đỡ.Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó... vẫn có thể bị đuối nước và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
 Vì vậy, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước - một cách giúp các bạn có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù chưa hề biết bơi. Đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
Để tự cứu mình, chúng ta cần thực hiện các phương pháp bơi tự cứu sau:
- Bước 1: Khi bị rơi xuống nước tâm lý chúng ta thường mất bình tĩnh, hoảng loạn và khó kiểm soát được cơ thể, đặc biệt là đối với người không biết bơi. Lúc này, điều đầu tiên là bạn phải tự sốc lại tinh thần, lấy lại bình tĩnh bắt đầu nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, biến cơ thể thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Nín thở khi dưới nước
* Phương pháp 2: Kỹ năng cứu người bị đuối nước.
Cứu người là một việc làm cần thiết. Thế nhưng mỗi chúng ta cần biết rõ sức khỏe và khả năng bơi lội của mình trước khi quyết định, đồng thời luôn nhớ rõ: “Biết bơi” và “Cứu hộ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu ta không biết bơi, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu người. Thay vào đó, bạn hãy:
- Bước 1: La thật to để nhiều người biết và đến cứu
Gọi người cứu nạn nhân
- Bước 2: Ném dây, phao, can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn cho nạn nhân nắm lấy rồi tìm cách kéo nạn nhân vào bờ.
Dùng dụng cụ để kéo nạn nhân vào bờ
- Bước 3: Tiến hành các bước sơ cứu.
Khi bị đuối nước, khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống. Vì vậy, việc xử trí sơ cứu đúng cách trong trường hợp này là rất quan trọng.
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có còn chuyển động hay không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân.
Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực
Các tư thế cứu nạn nhân
 Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho họ, thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
* Giải pháp 3: Tích hợp kĩ năng phòng tránh đuối nước thông qua môn Giáo dục âm nhạc
Vấn đề giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh không phải là điều hoàn toàn mới lạ, song có lẽ do sức ép của chương trình học, hoạt động giáo dục KNS không phải lúc nào cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Điều đó làm cho trẻ vốn không có KNS lại còn bị hạn chế, thiếu cơ hội được học tập và rèn luyện. Và như thế cách dạy và học theo phương pháp cũ sẽ làm hạn chế rất nhiều với việc giáo dục và rèn luyện KNS. Nó như một rào cản khiến trẻ càng trở nên thụ động. Kết hợp với phương pháp cơ bản phòng tránh đuối nước tôi đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện trong chuyên đề đàu năm học, tôi đã không ngần ngại triển khai để giáo viên thực hiện qua tiết dạy của mình thông qua các môn học mà cụ thể là môn Giáo dục âm nhạc.
Sau đây là giáo án tiết dạy thực hiện tích hợp phòng chống đuối nước:
Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên.
Chủ đề nhánh: Nước và sự sống
Lĩnh vực Phát triển thẩm mĩ
Môn: Giáo dục âm nhạc.
Đề tài : Em đi chơi thuyền (vận động)
Nghe hát: Mưa rơi. Trò chơi: Tai ai thính
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc, đúng lời bài hát, hiểu nội dung bài hát;
- Trẻ nghe được bài hát, cảm nhận được giai điệu bài hát mưa rơi;
- Bước đầu ý thức được hậu quả của đuối nước và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng cảm thụ âm nhạc, vận động, vào nhạc đúng, sử dụng các dụng cụ thành thạo.
3. Giáo dục
- Đoàn kết khi chơi, có ý thức tham gia chơi tập thể
- Giáo dục trẻ biết phòng chống đuối nước.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
- Cassets, các bài hát: “Em đi chơi thuyền”, “Mưa rơi”.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ âm nhạc, dụng cụ âm nhạc.
III. Phương pháp:
- Sử dụng lời nói, luyện tập, trò chơi
IV. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu: Cùng nhau trò chuyện
- Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ xem video về nước và ích lợi của các nguồn nước trong cuộc sống.
- Hỏi 1 – 2 trẻ vừa xem gì?
- Trong video có nhắc đến gì?
- Ích lợi các loại nước trong cuộc sống của con người?
- Như vậy trong đời sống chúng ta có rất nhiều loại nước. Nước đem đến cho chúng ta sự sống, có thể nói ích lợi của nước là vô vàng mà ta không thể nào kể hết được.
=> Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm không lãng phí nguồn nước, hiện nay nước có mặt khắp mọi nơi. Đó là ao, hồ, sông, suối, giếng bởi vậy khi thấy các hồ nước, bể nước chúng ta không được lại gần, bởi nếu không cẩn thận rất dễ bị ngã xuống nước dẫn đến đuối nước gây nguy hiễm đến tính mạng các con nhớ chưa? Vậy đuối nước là vấn đề rất là nghiêm trọng. Để phòng tránh đuối nước các con cần phải làm gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu đề tài.
* Hoạt động trọng tâm: Bé với âm nhạc
- Hát vận động: Em đi chơi thuyền
+ Cô cùng trẻ hát một lần.
- Giảng nội dung: Bài hát “Em đi chơi thuyền” của tác giả Trần Kiết Tường nói về các bạn nhỏ cảm thấy rất là vui vẻ khi được đi chơi trong thảo cầm viên.
- Cô và cả lớp cùng vận động múa minh họa.
- Mời 3 tổ vận động theo các hình thức (múa minh họa).
- Mời nhóm bạn trai, bạn gái vận động.
- Cá nhân vận động múa minh họa.
- Cả lớp đứng dậy vận động tự do theo ý thích của trẻ. 
* Cùng lắng nghe:
Nghe hát: “Mưa rơi”.
- Lần 1: Cô hát diễn cảm, rõ ràng
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và giảng nội dung: Bài hát nói về trời mưa giúp cây cối tươi tốt, vạn vật vui vẻ, xanh tươi, búp chen lá trên cành..
- Lần 2: Cô mở băng và 2 trẻ múa lại bài hát.
- Lần 3: Cô mở băng cho cả lớp múa minh họa.
* Ai bơi nhanh 
Trò chơi: Bơi trên cạn
- Luật chơi: Trẻ bơi trên bạt từ vạch chuẩn cô qui định đến bờ vạch phía trước 2m
- Cách chơi: Cô cho trẻ bơi theo nhóm nếu hết bài hát trẻ nào bơi về nhanh nhất sẽ được tuyên dương.
- Tiến hành chơi, cho cháu nào cũng được bơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
* Hoạt động kết thúc:
* Kết thúc: Hát múa: “Em đi chơi thuyền”.
Như vậy, từ tiết dạy giáo viên có thể bước đầu hình thành cho trẻ kĩ năng và ý thức tự bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước. Tuy nhiên do thời lượng ngắn nên việc tích hợp kĩ năng trên chỉ là bước đầu. Nên tôi đã không ngừng triển khai cho giáo viên toàn trường tích hợp thêm trong tất cả các bộ môn vào mỗi chủ điểm thích hợp. Từ đó giúp các cháu yêu thích các môn học và luôn mong muốn được vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết được nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống thường ngày, góp phần nâng cao kiến thức sơ đẳng cho trẻ mầm non về ý thức phòng chống tai nạn đuối nước.
Cô luôn tích hợp phòng chống đuối nước trong mỗi tiết dạy
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để đạt hiệu quả trong việc rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho trẻ đặc biệt là học sinh lớp Lá, tôi luôn kết hợp hài hòa giữa các biện pháp và giải pháp trên. Dựa vào kết quả khảo sát tình hình thực tế của lớp từ đó tôi đã chỉ đạo giáo viên kết hợp lồng ghép Đuối nước và những kỹ năng cơ bản phòng, chống đuối nước trong các tiết dạy. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh và lồng ghép vào những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính điều đó mà kết quả đạt được trong quá trình áp dụng các biện pháp trên rất cao. Tôi thấy trẻ hứng thú hơn nhiều so với các tiết học trước, có ý thức bảo vệ bản thân nhiều hơn, tránh xa những tai nạn học đường mà lứa tuổi các cháu là nạn nhân.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng 
 *Khảo sát cuối năm: 
 - Khảo sát giáo viên 
Stt
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên
Đánh giá
Tốt
Khá
ĐYC
KĐYC
1
Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỷ năng phòng chống tai nạn đuối nước. 
18
15
3
0
2
Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục phòng chống đuối nước cho trẻ.
18
18
0
0
3
Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện kể có nội dung giáo dục phòng chống đuối nước. 
18
18
0
0
4
Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ.
18
13
5
0
 - Khảo sát học sinh 
TT
Nội dung
Đạt 
Không đạt
SL
Tỉ lệ 
SL
Tỉ lệ
1
Có hiểu biết và nhận thức kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước
300/350
86%
50/350
14%
2
Có kỹ năng sử lý khi gặp tai nạn đuối nước .
285/350
81.4
35/350
18,6%
3
Phát huy được tính tích cực của trẻ.
315/350
90%
35/330
10%
 Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Bằng nhiều biện pháp giáo viên đã liên tục rèn kỹ năng sống cho trẻ trong suốt một năm học nên các cháu đã tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau: Cuối học kì II năm học 2017 - 2018, các cháu đã được các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp này đều đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN CÔ HUYÊN PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC.docx