Đề tài Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lý THCS

Đề tài Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lý THCS

Thuận lợi - khó khăn

* Thuận lợi

- Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, nhiều đồng chí giáo viên đã được trang bị những kiến thức cần thiết về vấn đề phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống thiên tai cho học sinh.

 - Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác dạy và học.

- Đội ngũ giáo viên đông, số lượng giáo viên trẻ nhiều là lợi thế cho việc làm quen, tiếp xúc và tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống tác hại của thiên tai đối với học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung.

- Các đồng chí giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc và có trách nhiệm.

- Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc vấn đề dạy và học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành công tác chuyên môn.

* Khó khăn

- Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn rất rộng, số lượng học sinh đồng bào đông, trình độ nhận thức của các em khá chênh lệch gây khó khăn cho vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình học.

 

doc 28 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2445Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy Địa lý THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Hứng thú học tập bộ môn được nâng cao, thành tích học tập của các em được cải thiện.
* Hạn chế
- Việc đổi mới phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, người giáo viên chưa thực sự chủ động, làm chủ tri thức nên khó khăn cho việc vận dụng. 
- Khi lồng ghép nội dung phòng chống hiên tai vào quá trình giảng dạy có thể mất nhiều thời gian, ảnh huởng đến tiến trình tiết học.
2.3 Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
- Giúp học sinh có được vốn hiểu biết căn bản về tình hình thiên tai xảy ra tại địa phương đồng thời có được những kĩ năng cần thiết để hạn chế tác động của thiên tai nếu bản thân gặp phải.
- Người giáo viên tự trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm có thể giúp ích cho chính bản thân và những người xung quanh trong việc ứng phó với thiên tai.
* Mặt yếu 
- Khi lồng ghép nội dung này vào bài học có thể mất nhiều thời gian, người giáo viên phải tự tìm hiểu nhiều để có thể truyền tải một cách đúng nhất, đảm bảo tính chính xác nhất.
- Đôi khi việc gắn lý thuyết với thực hành còn nhiều thiếu sót.
2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
	- Trong quá trình sinh sống và làm việc tại địa phương bản thân giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại địa phương.
	- Tìm hiểu, thăm dò tác động tích cực, tiêu cực của tình hình thời tiết, khí hậu thông qua tiếp xúc với cộng đồng dân cư tại khu vực.
	- Được sự quan tâm của nhà trường, các đ/c giáo viên trong tổ bộ môn của nhà trường giúp đỡ để bản thân có thể hoàn thành công tác được phân công.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Biến đổi khí hậu - đề tài mà nhiều nhà quản lí quan tâm hiện nay- không còn là vấn đề của riêng một lĩnh vực cụ thể nào, nó ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống của xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Việc sớm hình thành cho trẻ em kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu là việc nên được quan tâm hàng đầu. Trẻ em lứa tuổi THCS đã có thể tự mình khám phá, tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng mà khi còn nhỏ các em rất sợ hãi, giáo dục cho các em biết nguyên nhân- hậu quả để các em tự mình tìm ra giải pháp cho bản thân khi đối mặt với các hiện tượng xảy ra.
Người giáo viên địa lí với trách nhiệm của bản thân mình thì ngoài những kiến thức được đề cập trong sách vở, họ phải thường xuyên cập nhật những thay đổi – đặc biệt là những biến động của tình hình thời tiết, khí hậu tại một khu vực. Cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất để kịp thời trang bị cho các em những kĩ năng thích ứng phù hợp.
Đối với trẻ em vùng núi, việc đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan là rất lớn nhưng do đặc thù cuộc sống, các em phải tiếp xúc thường xuyên mà không nhận biết được mức độ nguy hiểm cũng như cách làm thế nào để hạn chế nguy hiểm.
Chính vì vậy, cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm, trang bị thiết bị cần thiết, những giải pháp tối ưu để hạn chế tác động của thiên tai đối với trẻ em vùng cao.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tìm hiểu mối quan tâm của học sinh THCS đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan tại địa phương.
- Lồng ghép kĩ năng ứng phó với thiên tai qua nội dung một số bài học trong chương trình.
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức hướng dẫn cách ứng phó, hạn chế tác động của thiên tai đối với bản thân và phát triển kinh tế tại địa phương.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
Trong phạm vi nhà trường, để cung cấp cho các em những kiến thức và kĩ năng căn bản đối phó khi có thiên tai xảy ra co thể chia thành 2 mảng chính đó là : các hoạt động cung cấp kiến thức và các hoạt động rèn luyện kĩ năng.
Lĩnh vực thứ nhất bao gồm các hoạt động lồng ghép kiến thức phòng chống ảnh hưởng của thiên tai vào nội dung của một số bài học cụ thể trong chương trình địa lý THCS. Đồng thời kết hợp các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi tìm hiểu về thiên tai, thi vẽ tranh, thi kể chuyện... trong đơn vị trường học.
Lĩnh vực thứ hai gồm hoạt động đánh giá tình trạng , vốn hiểu biết của học sinh và năng lực tự ứng phó khi có thiên tai xảy ra.
a. Các hoạt động cung cấp kiến thức: Là các hình thức giáo viên, học sinh cụ thể hóa các khái niệm, những tác động, ảnh hưởng và giải pháp hạn chế tác động của thiên tai .Đây là các hoạt động có thể diễn ra trong phạm vi tiết học hoặc các hoạt động ngoại khóa ngoài tiết học. (trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin nhấn mạnh các loại hình thiên tai xảy ra tại vùng đồi núi núi nước ta).
Trước hết cần làm rõ cho học sinh hiểu bản chất thiên tai là gì? phạm vi và mức độ tác động như thế nào? Bản thân các em đã tiếp xúc với những loại thiên tai nào?
* Phần 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi: Trong phần này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái niệm, cách phân biệt các loại hình thiên tai mà các em đã tiếp xúc, đã thấy.
- Lũ, ngập lụt:
+ Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Gồm lũ quét, lũ sông xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng chảy mạnh.
+ Ngập lụt: Là hiện tượng mực nước vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng vườn.
Điều kiện hình thành: Mưa lớn kéo dài, các công trình xây dựng lấp mất ao hồ, đê đập bị vỡ
- Sạt lở đất, đá: là hiện tượng đất đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống, ở ven sông đất bị sụt, lún.
- Điều kiện hình thành: Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên của mặt đất như động đất; mưa to hoặc lũ lớn làm cho đất đá bị trôi xuống, con người khai thác đất đá, chặt phá cây cối.
- Hạn hán: Là hiện tượng xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài.
- Điều kiện hình thành: Không có mưa trong một thời gian dài, trên mặt đất không có cây cối che phủ.
- Giông lốc : Là hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh.
- Điều kiện hình thành: Khi mặt đất nóng lên do hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới.
- Sương muối: là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh.
- Điều kiện hình thành: Thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. 
- Mưa đá: Là hiện tượng mưa dưới dạng các hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.
- Động đất: Là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất.
- Điều kiện hình thành: Có các nguồn gốc nội sinh ( vận động phun trào núi lửa, các đứt gãy); ngoại sinh ( thiên thạch va chạm vào Trái Đất, trượt lở đất đá khối lượng lớn)
Để hình thành cho các em các khái niệm về thiên tai, giáo viên có thể cụ thể hóa bằng một số trò chơi như:
- Trò chơi khởi động về thời tiết, khí hậu : Giáo viên quy định như sau: 
+ Khi giáo viên hô : “mưa nhỏ” thì các em làm động tác gõ 2 ngón tay trỏ vào nhau và hô “tí tách, tí tách”. 
+ Khi giáo viên hô gió to thi các em học sinh làm động tác giơ tay lên cao, vẫy qua trái và qua phải, nói to “ ào ào, ào ào”.
+ Khi giáo viên hô mưa lớn” thì các em làm động tác dậm chân tại chỗ và nói to “lộp bộp, lộp bộp”.
+ Khi giáo viên hô “Sấm” Thì các em làm động tác nắm tay, gõ gõ xuống bàn và nói to “ Ùng ùng, ùng ùng”.
Giáo viên đổi thứ tự câu hỏi để xem học sinh có phản xạ kịp hay không.
Chốt lại các hiện tượng trên được gọi là thời tiết.
- Trò chơi “tôi là ai” : giáo viên mời lần lượt khoảng 1-2 cặp học sinh tình nguyện tham gia trò chơi - Đoán tên của thiên tai. Hai em ở vị trí đứng đối diện nhau: Một em được nhìn thấy một tấm thẻ/ hình ảnh minh họa, em đó có nhiệm vụ miêu tả, gợi ý cho bạn còn lại mà không được nói ra tên của thiên tai. Bạn còn lại không được nhìn thẻ nhưng phải nói ra được chính xác tên của thiên tai đó.
- Sưu tầm các câu ca dao- tục ngữ liên quan đến thiên tai mà em biết: 
Chia lớp thành 2 nhóm: lần lượt mỗi nhóm sẽ đọc một câu ca dao- tục ngữ liên quan đến thiên tai- nhóm nào hết thông tin trước là bị thua.
	- Ô chữ thiên tai :
+ Hàng ngang: 
1. Hiện tượng đất đá chuyển động rất nhanh từ các sườn núi dốc ở khu vực đồi núi.
2. Hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ, ngập lụt
3. Lửa bùng phát do hoạt động của con người hoặc do nắng nóng kéo dài ở nơi có nhiều cây.
4. Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài gây khô cằn và nứt nẻ đất đai.
+ Hàng dọc:
1. Hiện tượng xảy ra sau những trận động đất hoặc núi lửa phun dưới đáy biển , có sức tàn phá một vùng rộng lớn.
2. Hiện tượng mặt đất rung chuyển. có thể làm cho đồ đạc trong nhà lắc lư, đổ vỡ
S
Ạ
T
L
Ở
Ó
T
H
I
Ê
N
T
A
I
G
Đ
T
Ộ
C
H
Á
Y
R
Ừ
N
G
Ầ
G
H
Ạ
N
H
Á
N
Đ
Ấ
T
* Phần hai: Tìm hiểu tác động của thiên tai đối với chính bản thân các em và các đối tượng xung quanh.
- Tìm hiểu các đối tượng dễ bị tác động : Tổ chức trò chơi “Lũ quét”:
+ Mời một nhóm học sinh lên. Phát cho mỗi em một thẻ đóng vai các đối tượng: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người nghèo, một số vai ghi người dân.
Giáo viên lấy bối cảnh :Một ngôi làng đang sống yên bình ở khu vực miền núi, một ngày lũ quét xảy ra, người dân sống trong làng có thể làm gì ? Giáo viên lần lượt đưa ra các tình huống sau và mời các em bước lên phía trước một bước cho từng câu hỏi nếu trả lời “có”.
 + Ai có thể tự mình tìm được chỗ trú ẩn an toàn?
 + Ai có thong tin kiến thức phòng ngừa thiên tai?
 + Ai có thể bơi khi nước dâng lên?
 + Ai có thể dự trữ nguồn thức ăn, nước uống ?
 + Ai có thể chuẩn bị thuốc men chăm sóc sức khỏe ?
 + Ai bình tĩnh, không hoảng loạn?
Giáo viên cho học sinh xem lại vị trí bước chân của mình, đưa ra câu hỏi thảo luận và tổng kết:
+ Tại sao có những bạn không làm được một số điều trên? Các bạn đóng vai gì?
+ Trong thực tế nhóm người này có thể gặp nguy hiểm khi thiên tai xảy ra hay không?
+ Nếu không muốn điều đó xảy ra chúng ta nên làm gì?
Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức củng cố bài học:
Câu 1: Đối tượng nào sau đây chịu ảnh hưởng lớn nhất khi thiên tai xảy ra:
a. Trẻ em
b. Người giàu
c. Đàn ông trưởng thành
d. Người dân tộc thiểu số
 Câu 2 Những yếu tố nào làm tăng khả năng ứng phó khi có thiên tai xảy ra?
a. Chủ quan, không có kế hoạch phòng ngừa thiên tai
b. Thường xuyên nghe thông tin dự báo thời tiết
c. Không chuẩn bị các phương án dự phòng
d. Học hỏi kinh nghiệm dân gian ứng phó với thiên tai
Tìm hiểu những tác động , những thiệt hại có thể xảy ra khi thiên tai đến: 
Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh miêu tả về một số loại hình thiên tai xuất hiện tại địa phương. 
Chia lớp thành nhiều nhóm tùy thuộc vào số lượng tranh ảnh. 
Các nhóm quan sát tranh ảnh và thảo luận về các thiệt hại mà loại hình thiên tai của nhóm mình phụ trách tới các hoạt động sống và kinh tế tại địa phương? 
 Nhóm 1 Nhóm 2
 Nhóm 3 Nhóm 4
Hết thời gian thảo luận, các nhóm bào cáo bằng phiếu thảo luận, bảng nhóm, các nhóm khác bổ sung:
Giáo viên chốt kết quả :
- Hạn hán:
+ Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
 	+ Gia tăng dịch bệnh ở người và gia súc.
 	+ Giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi.
 	+ Dễ gây nguy cơ cháy rừng.
- Mưa đá: 
+ Phá hoại mùa màng, cây cối , nhà cửa
 	+ Gây tổn thương cho người và gia súc nếu không ẩn nấp kip thời
- Lũ lụt : 
+ Có thể làm chết người và gia súc
 	+ Nhà cửa bị ngập lụt, hư hại tài sản
 	+ Các hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt
 	+ Giao thông bị gián đoạn, hệ thống cung cấp nước sạch bị phá hỏng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, dịch bệnh phát sinh 
- Giông lốc:
+ Có sức tàn phá lớn trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản, thiệt hại mùa màng.
Ngoài ra giáo viên có thể bổ sung thêm một vài hiện tượng khác như:
- Động đất: cường độ mạnh có thể gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề, nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy, làm chết và bị thương nhiều người; giao thông bị tê liệt, mạng lưới liên lạc bị cắt đứt
- Sạt lở đất, đá: người có thể bị chết hoặc bị thương do bị chôn vùi dưới các lớp đất đá hoặc dưới những căn nhà bị sập; nhà cửa, đồ đạc bị phá hủy hoặc chôn vùi, giao thông bị cản trở; gia súc gia cầm bị chết hoặc bị thương
b. Các hoạt động cung cấp kĩ năng ứng phó và hạn chế tác hại do thiên tai gây ra tại miền núi
Các hoạt động hướng dẫn ứng phó nhanh khi có thiên tai xảy ra: Phần này có thể mất nhiều thời gian hơn nên giáo viên có thể tiến hành trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cách 1 : Giáo viên cho các em làm việc theo nhóm 3-5 em. Giáo viên chọn vài tình huống phù hợp với địa phương . Các nhóm bốc thăm tình huống “Nếu” và tiến hành thảo luận:
1. Em và các bạn đang trên đường đi chơi thì bỗng nhiên trời mưa to và con sông trước mặt đang dâng nước lên rất nhanh. Em sẽ làm gì?
2. Em đang chơi trong sân nhà bỗng nhiên nhìn thấy khói bốc lên mù mịt ở phía đồi sau nhà. Em sẽ làm gì?
3. Em đang đi trên đường từ nhà bạn về nhà sau một trận mưa to. Em nhìn thấy một đường dây điện bị đứt đang nằm vắt nganh trước mặt. Em sẽ làm gì?
4. Em và gia đình đang ngủ giữa đêm thì bị đánh thức bởi tiếng đồ đạc rơi vỡ, mặt đất rung rinh , điện trong nhà bị cắt. Em sẽ làm gì?
Tình huống 1:
 	+ Cố gắng di chuyển đến vị trí cao hơn và an toàn hơn
 	+ Không nên nhảy xuống nước chơi đùa hay kiểm tra mực nước
 	+ Mặc áo phao nếu có. Nếu không có áo phao các em có thể sử dụng các đồ vật nổi khác như săm xe, can nhựa rỗng hoặc thân cây chuối để di chuyển trong vùng ngập lụt
 	+ Chú ý phát hiện rắn và các động vật nguy hiểm khác vì những con vật này thường tìm đến những nơi cao ráo để trú ẩn.
 	 + Tìm cách liên lạc với người lớn.
Tình huống 2:
+ Em hãy báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết chuyện gì đang xảy ra.
 	+ Tuân theo chỉ dẫn của người lớn.
 	+ Không tò mò lại gần chỗ có khói bốc lên.
Tình huống 3: 
+ Quay lại nhà bạn nếu em vẫn đang ở gần nhà bạn, thông báo cho ngừoi lớn biết để tìm hướng giải quyết.
	+ Nếu em đã đi cách xa nhà bạn thì tìm cách tránh xa vùng nước ngập gần đó vì nước dẫn điện rất nhanh.
Tình huống 4: 
+ Giữ bình tĩnh, đừng la hét và ở ngyuyên tại chỗ vì đi lại lúc này rất nguy hiểm và cũng rất khó khăn.
 	+ Chui xuống gầm giường hoặc gầm bàn chắc chắn, đảm bảo cho phần đầu và cổ an toàn
 	+ Tránh xa khu vực gần cửa hoặc chỗ có thủy tinh bị vỡ, những chỗ có đồ vật có thể bị rơi khiến em bị thương như quạt trần, bong đèn, đồ đạc trên cao
	Ngoài các tình huống cụ thể như trên, giáo viên có thể đặt ra nhiều tình huống giả định khác để học sinh tìm cách ứng phó như: 
- Khi trời có giông sét thì chúng ta phải làm gì :
	+ khi giông đến em cần ở trong nhà, nhắc người lớn nhanh chóng rút dây cắm của các thiết bị điện như tivi, máy tính, tháo đường dây dẫn ăng ten, cáp ra khỏi tivi.
	+ Ngồi yên trên ghế hoặc giường gỗ, chân không chạm đất, đồng thời không được sử dụng điện thoại lúc này.
	+ Nếu đang ở ngoài đường, em không được đứng gần các cây cao, cột điện, không được giữ các vật dụng bằng kim loại.
+ Khi có cảm giác dựng tóc gáy, người tê tê như có dòng điện chạy qua, nghĩa là sét sắp đánh, em hãy lập tức ngồi xổm xuống trên các đầu ngón chân, hai tay che tai, đầu cúi thấp giữa hai chân.
	+ Nếu các em đang ở trên thuyền hay đang bơi thì lên bờ ngay lập tức vì nước mưa là chất dẫn điện.
- Đang đi học gặp cơn lốc các em nên làm gì?
	+ Hãy tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu không tránh kịp hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát mặt đất.
	+ Nếu đang ở trong nhà khi có lốc xảy ra, nên trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường. Tránh xa các của sổ và các đồ thủy tinh.
 	Cách 2 : Giáo viên chuẩn bị các thẻ có nội dung hướng dẫn cách ứng phó khi có thiên tai xảy ra ( Nên làm gì và không nên làm gì). Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Trên bảng ghi sẵn 2 thẻ “Nên” và “ Không nên” cho mỗi đội chơi.
Mỗi bạn từng đội sẽ bốc thăm thẻ ( có thể là những bông hoa), đọc to và quyết định đó là hành động “Nên” hay “Không nên”.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích và công bố câu trả lời đúng hay sai để cho điểm đội. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng.
- Các thẻ “Không nên”: 
	+ Đến gần các bờ sông, bờ suối hoặc chơi bời, đi lại, bơi lội ở nơi ngập lụt.
	+ Lúc có giông tiếp tục mở tivi hoặc máy tính.
	+ Tự ý bỏ đi chơi, không nghe lời người lớn trong cơn going sét.
	+ Khi động đất xảy ra, cac em chạy hoảng loạn và cố gắng thoát ra ngoài bằng mọi cách.
+ Lội xuống nước cho dù nhìn thấy dây điện bị đứt hay cột điện bị đổ
+ Sau cơn lụt lội, đi tìm thức ăn và nước uống trong các căn nhà bị ngập nước, uống nước lã, ăn hoa quả xanh.
+ Vào các ngôi nhà bỏ hoang để chơi đùa, không cho người lớn biết
+ Không mặc áo phao hay các đồ vật nổi để di chuyển trong vùng ngập lụt.
+ Trong thời gian có sạt lở đất, chạy đến gần các tòa nhà cao tầng, bức tường cao, cây to, cột điện.
+ Trước mùa mưa bão không cất giữ sách vở và giấy tờ quan trọng trong túi ni lông kín hoặc chỗ khô ráo, an toàn.
+ Tích trữ nước vào lu, vại không sạch sẽ và không đậy nắp.
+ Không theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên tivi, đài phát thanh hoặc báo chí.
- Các thẻ “Nên”
+ Theo dõi thông tin về tình hình thời tiết tại địa phương qua loa, đài, tivi.
+ Trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn , gầm giường khi có lốc.
+ Chạy ra khỏi vùng nguy hiểm khi có sạt lở đất.
+ Thường xuyên để ý các dấu hiệu của sạt lở đất như: cây cối nghiêng, vết nứt tường, vết lún bất thường trên mặt đất
+ Dự trữ nước trong các vật dụng như : xô, chậu, lu vại sạch sẽ, che đậy cẩn thận tránh nhiễm bẩn.
+ Giúp ba mẹ chằng chống nhà cửa tránh gió giật mạnh.
+ Tìm cách thoát ra khỏi những tào nhà đổ nát và tìm nơi an toàn.
+ Nhắc ba mẹ kiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn cho cả nhà.
+ Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh.
+ Ăn đồ ăn chín, uống nước sôi và nằm ngủ màn để phòng dịch bệnh.
Sau khi hai đội hoàn thành phần chơi, giáo viên tổng kết lại kết quả những câu đúng, những câu sai, từ đó định hình cho các em những việc nên làm và không nên làm khi thiên tai xảy ra.
 * Một số kĩ năng cần thiết phải học và chuẩn bị: 
 - Học bơi để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.
 - Chuẩn bị sẵn thuốc men và các vật dụng cần thiết nếu ở vùng nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra thiên tai bất ngờ.
Như vậy, với một số đề xuất như trên, người giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể linh hoạt vận dụng tùy từng điều kiện và tùy từng đối tượng học sinh. Với mỗi khối lớp đều có các bài liên quan có thể vận dụng trong quá trình dạy bài mới hay ở phần củng cố bài học.
Trong chương trình THCS thì địa lí 6 thường cung cấp kiến thức dưới dạng khái niệm là chính vì vậy người giáo viên có thể định hình khái niệm về thiên tai trong một số bài học :
	VD1: Bài 18- địa lí 6 : Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí: Sau khi làm rõ khái niệm về thời tiết, khí hậu, giáo viên có thể nhấn mạnh hơn bài học với một trò chơi kích thích tư duy là : Chia lớp thành 2 nhóm, trong thời gian nhất định nhóm 1 hãy liệt kê những hiện tượng khí tượng xảy ra trong thời gian ngắn, ở một địa phương? nhóm 2 là liệt kê các hiện tượng khí tượng xảy ra trong thời gian dài, trở thành quy luật?
 	+ Nhóm 1 sẽ đưa ra được các loại hiện tượng : lũ, lụt,sạt lở đất, sương muối, mưa đá, động đất, núi lửa
 	+ Nhóm 2 sẽ đưa ra được các hiện tượng: Gió mùa đông Bắc vào mùa đông, mùa hạ mưa nhiều, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng...
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đánh dấu những hiện tượng xảy ra tại địa phương ta ( hoặc đánh dấu những hiện tượng mà bản thân em đã trải qua, đã thấy tại địa phương).
VD2: Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Học sinh nắm được các khái niệm về nội lực, ngoại lực, động đất, núi lửaTrong đó động đất và núi lửa là 2 hiện tượng hiếm khi xảy ra tại địa phương ta, đặc biệt là núi lửa, tuy nhiên động đất vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Vậy nếu bỗng dưng gặp phải động đất

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_45_2756_2010940.doc