5. Mô tả bản chất sáng kiến
5.1. Tính mới của sáng kiến
- Đồ dùng đồ chơi được tạo ra từ những nguyên vật liệu dễ tìm, dễ làm, dễ
sử dụng, có độ bền cao, an toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Đồ dùng đồ chơi được sử dụng vào các hoạt động học và chơi của trẻ
trong trường mầm non.
- Đồ dùng đồ chơi tháo lắp dễ dàng.
- Đồ dùng đồ chơi có thể thay đổi được theo từng chủ đề, chủ điểm chơi
của trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi được áp dụng trong các hoạt động như : Hoạt động
chơi ngoài trời, hoạt động chơi theo ý thích.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập – Tự do – Hạnhphúc ----------oOo---------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường mầm non Họa Mi Tôi ghi tên dưới đây: Stt Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 01 Chu Thị Hảo 12/01/1982 Trường mầm non Họa Mi Giáo viên ĐHSP mầm non 50% 02 Vũ Thị Tuyền 02/08/1983 Giáo viên ĐHSP mầm non 50% 1. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến cấp trường năm học 2020- 2021. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Thiết kế một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non, làm đồ dùng đồ chơi. (Giáo viên). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/11/2020. 5. Mô tả bản chất sáng kiến 5.1. Tính mới của sáng kiến - Đồ dùng đồ chơi được tạo ra từ những nguyên vật liệu dễ tìm, dễ làm, dễ sử dụng, có độ bền cao, an toàn cho trẻ khi sử dụng. - Đồ dùng đồ chơi được sử dụng vào các hoạt động học và chơi của trẻ trong trường mầm non. - Đồ dùng đồ chơi tháo lắp dễ dàng. - Đồ dùng đồ chơi có thể thay đổi được theo từng chủ đề, chủ điểm chơi của trẻ. - Đồ dùng đồ chơi được áp dụng trong các hoạt động như : Hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chơi theo ý thích. 2 5.2. Nội dung sáng kiến * Mô tả bản chất của sáng kiến Trẻ mầm non “Chơi mà chơi – học bằng chơi”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non, mà trong đó hoạt động chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì qua đó trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống. Thực tiễn giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đổi mới môi trường ngoài trời nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ vui chơi, tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực chơi ngoài trời một cách vui vẻ. Tôi nhận thấy, hầu hết giáo viên chưa chú trọng xây dựng và thiết kế môi trường ngoài trời cho trẻ hoạt động, chủ yếu chỉ sử dụng môi trường sẵn có, chưa tạo môi trường cho trẻ được hoạt động trải nghiệm, chưa tạo cơ hội để trẻ được vui chơi, mở rộng vốn kinh nghiệm sống; phần lớn sử dụng nhiều môi trường hoạt động ở trong lớp, chưa tận dụng khai thác sử dụng môi trường ngoài trời, nếu có thì theo sự áp đặt của người lớn, chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Năm học 2020 - 2021 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Tôi nhận thấy việc xây dựng, thiết kế, khai thác và sử dụng môi trường ngoài trời ở trường mầm non là một việc làm hết sức cần thiết để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi và khám phá nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”, góp phần vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi thiết nghĩ, việc tạo ra một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi ngoài trời rất quan trọng, chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để môi trường xung quanh trẻ thực sự là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì vậy, tôi đã đầu tư nghiên cứu làm ra một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời giúp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia chơi ngoài trời. Khi được tham gia chơi ngoài trời; giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, khả năng vận động; tăng cường kỹ năng giao tiếp của trẻ, trẻ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp từ đó giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao 3 tiếp; giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao. Trong nội dung sáng kiến này, tôi trình bày cách làm ra một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia chơi ngoài trời. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi ngoài trời cần phải đẹp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Vì vậy, đồ dùng đồ chơi ngoài trời được thiết kế phù hợp, thân thiện, an toàn và sạch đẹp; tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, được vui chơi. 5.3. Cách làm ra một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tích cực tham gia chơi ngoài trời: * Bộ đồ chơi Bowling: 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Thùng cát tông, băng keo, sơn nước, dao rọc giấy, chai nước ngọt 2. Cách làm bộ đồ chơi Bowling: Tận dụng thùng cát tông đã qua sử dụng, dùng băng keo trong dán miệng thùng cát tông lại với nhau. Dùng sơn nước tô lên bề mặt của thùng cát tông, tô kín đều màu, chọn màu tươi sáng để tô và phơi cho khô. Sau đó dùng dao rọc giấy cắt một mặt của thùng cát tông theo hình vòng cung đủ để chai nước lọt vào trong. Chúng ta dùng chai nước ngọt có kích thước gần như nhau rửa sạch, phơi khô. Sau đó dùng sơn, sơn từng chai đem phơi khô để làm chai bowlling. Để định hướng chính xác đường ném, chúng ta cắt cây ống nước nhựa ra làm đôi, trang trí bằng những hình đề can xanh đỏ tím vàng cho đẹp mắt. Từ bộ đồ chơi trên ta sắp xếp theo trình tự như hình bên dưới và cho trẻ chơi ném bowlling ở hoạt động ngoài trời. Thông qua trò chơi có thể dạy trẻ định hướng trong không gian, rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính kỷ luật. Hình 1: Ảnh chụp Bộ đồ chơi Bowling 4 * Bộ đồ chơi phi tiêu: 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Tấm Form trắng, giấy đề can, ống nhựa, cục hít nhựa, đũa trẻ. 2. Cách làm bộ đồ chơi phi tiêu Có thể dùng tấm la phông thạch cao hoặc tấm Form trắng để làm tấm bia. Cắt tấm Form thành hình tròn kích thước có thể bằng viền ngoài của chiếc nón lá nhỏ. Cắt xong ta trang trí tâm của hình tròn bởi những hình tròn nhỏ từ giấy đề can màu, rồi cắt những hình tam giác nhỏ trang trí xung quanh tấm bia cho sinh động. Đế và thân của tấm bia ta dùng ống nhựa và chân đế nhựa để giữ cho tấm bia có thể đứng được. Ống nhựa cắt vừa tầm mắt của trẻ. Để đứng vững ta có thể đúc xi măng dưới đế khi gió thổi cũng không đổ, gãy. Phi tiêu ta dùng đũa tre, một đầu gắn miếng hít bằng nhựa, sao cho khi trẻ đứng cách khoảng 1m phi tiêu có thể cắm hít được vào tấm bia. Bộ đồ chơi này rèn cho trẻ khả năng định hướng chính xác, sự tập trung chú ý cao độ và phát triển cơ tay cho trẻ. Hình 2: Ảnh chụp Bộ đồ chơi phi tiêu * Bộ đồ chơi Ném vòng: 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Nón lá, bìa cứng, vải nỉ, keo 2. Cách làm bộ đồ chơi Ném vòng Có thể làm chóp nón bằng nón lá, bìa cứng hoạc vải nỉ dày. Cắt vải nỉ sao cho khi gắn keo vào sẽ tạo ra một hình chóp. Sau đó dùng keo nến gắn hình 5 chóp vào một tờ bìa lịch cứng hay bìa cát tông dày, rồi cắt bìa lịch theo hình chóp nón nhưng lớn hơn hình chóp để làm đế giữ thăng bằng cho hình chóp khi các vòng ném vào không bị đổ. Trò chơi này giúp cho trẻ định hướng ném, ném chính xác, khả năng chú ý, tính nhanh nhẹn, khéo léo, cần sự tập trung cao. Hình 3: Ảnh chụp Bộ đồ chơi ném vòng * Bộ đồ chơi từ hộp sữa: 1. Chuẩn bị: Nhiều hộp sữa bột loại 900gram mang rửa sạch, phơi khô, sơn nước 2. Cách làm bộ đồ chơi từ hộp sữa: Dùng sơn, sơn lên xung quanh hộp sữa, sơn nhiều màu và phải sơn đều tay. Khi hộp sữa đã khô lớp sơn bên ngoài chúng ta mang ra trang trí. Cắt những tấm xốp bi tít, rồi gắn mắt mũi miệng làm thành đầu con mèo, con gấu, con thỏ cho sinh động. Có thể trang trí thêm xung quanh những hộp sữa cho đẹp. Với bộ đồ chơi này ta có thể chơi xây lâu đài, chạy zic zắc qua 5 điểmQua đó rèn cho trẻ khả năng vận động linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển cơ tay, chân. 6 Hình 4: Ảnh chụp Bộ đồ chơi từ hộp sữa * Đồ dùng đồ chơi khu vực (góc) âm nhạc: 1. Chuẩn bị: Giá bằng sắt, chén, ly uống nước bằng nhôn, sơn màu 2. Cách làm bộ đồ chơi âm nhạc: Chọn các vật dụng có thể tạo ra được âm thanh như: ly uống nước, tô chén bằng nhôm đã qua sử dụng.... Nếu những vật dụng quá cũ, chúng ta dùng sơn phủ nhẹ lên bề mặt và trang trí thêm để tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Sau đó khoan hoặc đục lỗ tô, chén, ly rồi dùng dây cột chúng lại với nhau thành một dãy. Có thể treo lên cây hay cột vào giá để làm dàn gõ.Vào giờ chơi ngoài trời, trẻ có thể thỏa sức tạo ra các âm thanh vui nhộn khác nhau bằng cách gõ vào các vật dụng đó. Mỗi dụng cụ khác nhau sẽ phát ra âm thanh khác nhau hoặc mỗi thanh gõ với chất liệu khác nhau cũng phát ra âm thanh khác nhau. Qua đó, trẻ biết được các đồ dùng, đồ chơi trẻ đang chơi là những vật liệu tận dụng sẵn có trong gia đình, trẻ có thể học được nhiều cách khác nhau, như: chất liệu của các đồ dùng, đồ chơi, phân biệt được các âm thanh khác nhau. Đồng thời, qua chơi phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ * Đồ dùng đồ chơi khu vực (góc) chơi với cát và nước: 1. Chuẩn bị: Vỏ chai nước ngọt, nước màu, phễu, khuôn nhựa, ống nước, chai coca nhựa lớn, keo. 2. Cách làm bộ đồ chơi với cát và nước: 7 Sưu tầm các loại vỏ chai nước ngọt, pha các chai nước màu và trang bị thêm các loại phễu, các loại khuôn nhựa,.... cho trẻ chơi thử nghiệm pha màu nước, chơi vật chìm vật nổi, chơi với cát và nước, in khuôn cát,... Làm máng dẫn nước: Chân đế ta làm từ những ống nước cắt với nhiều kích cỡ khác nhau, dùng keo dán ống dán cố định lại sao cho từ cao xuống thấp dần. Máng dẫn làm bằng những chai coca nhựa lớn. Có thể sơn màu tùy sở thích, sau đó cắt ở giữa chai nước rồi dùng dây cố định lại ở chân đế. Ta rót nước từ từ quan sát nước chảy như thế nào?...Qua chơi các đồ chơi ở góc này, trẻ sẽ phát hiện ra và học được nhiều điều, như: Tính chất của nước; cách pha màu, các cách đổ nước vào chai; cách làm nước chảy nhanh, chảy chậm hơn; nước có thể tạo ra âm thanh; chơi thả vật chìm, vật nổi. Hình 6: Ảnh chụp Bộ đồ chơi với cát và nước 5.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến nêu trên đã được áp dụng tại trường mầm non Họa Mi. Kết quả cho thấy trẻ hứng thú, say mê hơn khi được chơi với những đồ dùng đồ chơi ngoài trời do các cô tạo ra. Thông qua các chơi các đồ dùng đồ chơi ngoài trời nhằm phát tiền cơ tay, cơ chân, định hướng trong không gian, sự nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội, tính kỷ luật trong trò chơi, giúp giáo viên nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Sáng kiến này trình bày khoa học, dễ hiểu có thể áp dụng cho cho tất cả các trường mầm non trong toàn thị xã Bình Long. 8 6. Các thông tin cần bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, môi trường ngoài trời sạch sẽ, thoáng mát, có cây xanh, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ. Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, rẻ, dễ tìm và phải an toàn tuyệt đối với trẻ để làm ra một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ tham gia hoạt động cùng nhau. Giáo viên cần hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ra số đồ dùng đồ chơi chơi ngoài trời để giúp trẻ tích cực tham gia chơi ngoài trời. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Đối với trẻ Sau khi áp dụng các biện pháp trên các bé có rất nhiều cơ hội để được học tập, trải nghiệm và thỏa sức khám phá với môi trường ngoài trời. Các bé tích cực, say mê và hứng thú tham gia vào hoạt động ngoài trời. Trẻ vui tươi, hồn nhiên, mạnh dạn hơn trong các hoạt động. Các trẻ thụ động, nhút nhát giảm rõ rệt. + Đối với giáo viên: Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài giáo viên được thỏa sức sáng tạo nhằm thể hiện những ý tưởng mới lạ để xây dựng môi trường ngoài trời, tạo cơ hội để trẻ được chơi mà học, học bằng chơi. *ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG .. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sau khi áp dụng sáng kiến này vào các hoạt động của trẻ thì trẻ phát huy được tính sáng tạo, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Những kỹ năng của trẻ ở các lớp trong trường chúng tôi phát triển ngày càng cao. 9 Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 29 tháng 01 năm 2021 NGƯỜI NỘP ĐƠN Chu Thị Hảo Vũ Thị Tuyền
Tài liệu đính kèm: