Tài liệu Tập huấn Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học

Tài liệu Tập huấn Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học

 Hiện nay, khi xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức trong học sinh thì nhiều người cho rằng do trẻ không được giáo dục từ nhà trường. Nhận định này là chưa chính xác. Thực tiễn công tác giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường, mà trong đó là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta thấy, trong mỗi ngày, phần lớn thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, với xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Chính vì vậy, nhà trường cần phối kết hợp với phụ huynh để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức – lối sống học sinh là việc làm cũng rất quan trọng và cần thiết.

 Thứ năm, giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.

 + Thông qua các môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý,.

 + Thông qua các môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý,.

+ Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khoá: hoạt cảnh, văn nghệ, thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi, sinh hoạt theo chủ điểm,

+ Thông qua các câu lạc bộ, công tác Đội,

 + Tổ chức các hoạt động giáo dục: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan di tích, ; tổ chức các hoạt động từ thiện: giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh biệt sĩ, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các trường ở cùng sâu, vùng xa, cứu trợ đồng bào vũng lũ lụt,

 + Giáo dục qua những tấm gương điển hình.

 + Giáo dục qua ca dao, tục ngữ.

 

doc 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tập huấn Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sống mà không có thời gian, chểnh mảng trong việc giáo dục con. Mặt khác, do chúng ta chưa tìm ra những giải pháp tốt, có hiệu quả trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức – lối sống cho học sinh khi xã hội ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay. 
Trước tình hình đáng đáng báo động về tình trạng xuống cấp về đạo đức - lối sống trong một bộ phận học sinh, thì giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. 
2. Vai trò của giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh
Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh được đặt ra từ xa xưa ở nước ta, được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền giáo dục. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục, trong đó nêu bật tầm quan trọng của giáo dục đạo đức bằng tư tưởng xuyên suốt chỉ đạo hoạt động giáo dục, với phương châm giáo dục  “Tiên học lễ, hậu học văn “, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân của đạo đức Việt Nam. Bác Hồ luôn coi “đạo đức là cái gốc của con người, nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”, thể hiện trong câu danh ngôn của Bác:
 Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
	Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắ
 Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
 Thiếu một mùa, thì không thành trời.
 Thiếu một phương, thì không thành đất
 Thiếu một đức, thì không thành người.
Bác đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đảng ta đã chủ trương: “dạy người, dạy chữ và dạy nghề Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân” Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29, ngày 04-11-2013
.
Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong đời!
Đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật, hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải được giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải do qua trình giáo dục mà thành. "Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh).
Giáo dục đạo đức – lối sống là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết  yêu quê hương, đất nước, con người; biết cách cư xử đúng mực, thân thiện với mọi người xung quanh; có trách nhiệm với gia đình, trường lớp, xã hội và cộng đồng; hiểu và tôn trọng truyền thống của ông cha; biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng pháp luật và bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hằng ngày.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Ở cấp học này, giáo dục đạo đức nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh. Có thể nói, giáo dục đạo đức ở Tiểu học là tiền đề trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng, tạo ra lớp công dân thế hệ mới làm chủ tương lai của đất nước. Ở Tiểu học, giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh, nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức tình cảm đạo đức, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.
3. Giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh như thế nào?
3.1. Các hình thức giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh
Để đảm bảo cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả, thì việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội rất cần thiết. Trong các chủ thể này, nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất của quá trình giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh.
Trong trường học, giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh được thực hiện thông qua nhiều hình thức và phương pháp khác nhau:
Thứ nhất, giáo dục thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người hiểu rõ nhất về học sinh của mình. Qua công việc hằng ngày, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc học, việc thực hiện nội quy trường, lớp của học sinh, từ đó, kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh có thái độ, hành vi đạo đức không tốt.
          Thứ hai, giáo dục qua các tiết chào cờ đầu tuần.
Trong giờ chào cờ đầu tuần, nhà trường nêu gương và khen ngợi những học sinh  tốt, nhắc nhở những học sinh chưa ngoan. Vì vậy, giờ chào cờ đầu tuần có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh một cách trực tiếp và có hiệu quả cao. 
        Thứ ba, giáo dục thông qua các biểu hiện hành vi, lời nói, việc làm hằng ngày của giáo viên. Đối với học sinh, thầy cô giáo luôn là thần tượng của các em. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói đến những cử chỉ hằng ngày. Hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. 
          Thứ tư, giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh bằng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 
   Hiện nay, khi xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức trong học sinh thì nhiều người cho rằng do trẻ không được giáo dục từ nhà trường. Nhận định này là chưa chính xác. Thực tiễn công tác giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường, mà trong đó là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta thấy, trong mỗi ngày, phần lớn thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, với xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Chính vì vậy, nhà trường cần phối kết hợp với phụ huynh để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức – lối sống học sinh là việc làm cũng rất quan trọng và cần thiết. 
 	Thứ năm, giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.
	+ Thông qua các môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý,...
 	+ Thông qua các môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý,...
+ Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khoá: hoạt cảnh, văn nghệ, thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi, sinh hoạt theo chủ điểm,
+ Thông qua các câu lạc bộ, công tác Đội,
	+ Tổ chức các hoạt động giáo dục: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan di tích,; tổ chức các hoạt động từ thiện: giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh biệt sĩ, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các trường ở cùng sâu, vùng xa, cứu trợ đồng bào vũng lũ lụt,
	+ Giáo dục qua những tấm gương điển hình.
	+ Giáo dục qua ca dao, tục ngữ.
3.2. Nội dung giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học
3.2.1. Giáo dục cho học sinh đức tính trung thực, trách nhiệm, tự tin, kính trọng, biết ơn, yêu quý gia đình, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng mọi người, tôn trọng nội quy trường lớp, tôn trọng pháp luật, kiên trì trong cuộc sống, bảo vệ môi trường, hợp tác với mọi người, khoan dung, sống lành mạnh, gọn gàng, tiết kiệm, yêu lao động. Cụ thể:
	- Sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, giữ gìn đồ dùng học tập, đi học đều đặn và đúng giờ, chăm chỉ học tập.
	- Trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
	- Biết xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi; biết nhận lỗi và sửa lỗi; quan tâm giúp đỡ bạn bè và người khuyết tật.
	- Giữ lời hứa.
	- Bảo vệ vật nuôi, cây trồng; bảo vệ môi trường.
	- Kính yêu Bác Hồ; biết ơn các anh hùng liệt sĩ; biết ơn thầy cô giáo.
	- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
	- Trung thực; vượt khó trong học tập.
	- Hợp tác với những người xung quanh.
	- Biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ.
	- Yêu lao động và biết ơn người lao động.
	- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
	- Tôn trọng pháp luật giao thông.
	3.2.2. Giáo dục lòng nhân ái, bao dụng, độ lượng, biết trân trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; nhận thức và có hành vi đúng đắn theo các chuẩn mực xã hội.
	3.2.3. Thái độ trước các hành vi, việc làm, biểu hiện phù hợp hoặc không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
	- Biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc.
	- Không đồng tình với những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỉ.
4. Nội dung chương trình giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỘ SÁCH VỞ THỰC HÀNH 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG TIỂU HỌC
 Mạch chủ đề
 Chủ đề

 Lớp 1
 Lớp 2
 Lớp 3
 Lớp 4
 Lớp 5

I. Tự nhận thức và quản lí bản thân
1. Em là học sinh lớp 1
2. Giữ gìn sách vở, đồ dùng của em
1. Em xây dựng và thực hiện thời gian biểu
2. Góc học tập của em

1. em là ai ?
2. Thức dậy đúng giờ
3. Cảm xúc của em 
4. Khi em bị căng thẳng 
5. Nơi ở của em

1. Em biết từ chối
2. Quản lí thời gian
3. Em đi tham quan, dã ngoại
4. Khi em tức giận
5. Mục tiêu của em
1. Lập và thực hiện kế hoạch 
2. Quyết định của em
3. Vượt qua khó khăn

II. Giao tiếp, ứng xử
3. Chào hỏi và làm quen
4. Nói lời cảm ơn, xin lỗi 
5. Nhận lỗi và sửa lỗi
6. Ứng xử trong lớp học 
7. Em với người lạ 

3. Khi khách đến nhà em 
4. Khi đến nhà người khác 
5. Giữ lời hứa
6. Lắng nghe tích cực
6. Bày tỏ ý kiến 
7. Ứng xử khi có lỗi 
8. Em là học sinh trung thực 
6. Giao tiếp hiệu quả
7. Ứng xử nơi công cộng
8. Cảm thông, chia sẻ

4. Giải quyết bất hòa với bạn

II. Tìm kiếm sự hỗ trợ
8. Phòng tránh bị lạc 
7. Khi bị trêu chọc, bắt nạt




III. Yêu thương và có trách nhiệm (với gia đình; với bạn bè, thầy cô, trường lớp; với cộng đồng)
9. Quan tâm đến người thân trong gia đình
10. Ứng xử trong trường học 
8. Em với đồ dùng trong gia đình
9. Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo
10. Thân thiện với hàng xóm 
9. Em và công việc gia đình
10. Quan tâm đến bạn bè, người thân (Hằng)
11. Sống yêu thương 
12. Em yêu quê hương 

9. Em là một thành viên của cộng đồng 
10. Kính trọng, biết ơn người lao động
11. Uống nước nhớ nguồn

5. Em yêu trường em 
6. Quyền của chúng em
7. Việt Nam Tổ quốc em 
8. Hội nhập cùng ASEAN
IV. Kỉ luật và tuân theo pháp luật
11. Tôn trọng nội quy trường, lớp 
12. Đi bộ an toàn 


9. Hợp tác trong cuộc sống
10. tôn trọng người khác

VII. Bảo vệ môi trường 
12. Em với cây trồng, vật nuôi


12. Sống cùng thiên nhiên 
11. Đi xe đạp an toàn 






12. Vì một môi trường xanh 
Cấu trúc mỗi chủ đề gồm 5 phần:
1/ Chia sẻ: Học sinh chia sẻ những câu chuyện, tình huống, hoàn cảnh đã biết, đã nghe hoặc đã trải qua trong cuộc sống.
2/ Nội dung chính: Học sinh thực hiện các hoạt động học tập trên lớp. Nội dung thể hiện dưới dạng các câu hỏi, các yêu cầu để HS trả lời hoặc thảo luận, trao đổi cùng bạn; cung cấp các mẩu chuyện nhỏ, trong đó có các tình tiết liên quan để học sinh khai thác nội dung.
	3/ Luyện tập: Các câu hỏi, bài tập nhằm củng cố nội dung bài học.
4/ Thực hành: Học sinh thực hành các bài tập, nhiệm vụ trên lớp hoặc ở nhà theo nội dung chủ đề bài học nhằm gắn lí thuyết với thực tiễn.
5/ Lời khuyên: Cuối chủ đề là lời khuyên ngắn gọn, có tính bao quát để học sinh có thể ghi nhớ và thực hành trong cuộc sống.
6. Phương pháp và hình thức tổ chức thực hành giáo dục đạo đức – lối sống ở tiểu học
	6.1. Phương pháp thực hành giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học
6.1.1. Những yêu cầu chung về phương pháp
- Thực hành giáo dục đạo đức - lối sống ở tiểu học cần đặc biệt chú ý rèn luyện kĩ năng, hành vi và phát triển thái độ đúng đắn, tích cực cho HS. GV không chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, mà điều quan trọng là xây dựng cho HS hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, lối sống phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện của gia đình – Đó là lối sống có đạo đức, có văn hóa.
- Đổi mới phương pháp thực hành giáo dục đạo đức –lối sống theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực của HS thông qua việc tổ chức các giờ học chính khóa và trong các hoạt động ngoại khóa. Trong các giờ thực hành giáo dục đạo đức – lối sống, HS là chủ thể của hoạt động, GV là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động. HS sẽ hứng thú tham gia học tập, do đó sẽ hiểu và ghi nhớ các nội dung học tập về đạo đức – lối sống, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
- GV lựa chọn và sử dụng kết hợp một cách hợp lí, khéo léo các phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp cùng tham gia như giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, thi đố, tổ chức trò chơi,
- Thực hành giáo dục đạo đức – lối sống phải gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội và cuộc sống của HS. Thực tiễn ở đây là những vấn đề, hiện tượng đạo đức – lối sống, những bức xúc trong xã hội liên quan đến đạo đức lối sống của thanh thiếu niên nói chung, học sinh nói riêng. Đối với HS, đó là những hiện tượng thường gặp của HS trong ứng xử với thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người xung quanh; lối sống ở trường, ở lớp, ngoài xã hội theo các chuẩn mực của xã hội đương đại.
- Tăng cường sử dụng và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị để thực hành đạo đức – lối sống như tranh ảnh, băng hình, các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, Thiết bị dạy học – thực hành có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của giờ học, làm cho hoạt động của HS trở nên dễ dàng hơn, HS được rèn luyện kĩ năng thực hành tốt hơn.
Tùy theo từng chủ đề bài học mà mỗi thầy cô giáo sẽ sử dụng đồ dùng thực hành do trường tự làm hoặc bộ dụng cụ của thư viện để minh họa cho bài giảng. 
	 6.1.2. Các phương pháp và nội dung cụ thể
	 Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần được vận dụng triệt để trong thực hành giáo dục đạo đức – lối sống. Các chủ đề giáo dục đạo đức – lối sống trong sách được thiết kế với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay: Dạy học tích cực với những phương pháp, hình thức hoạt động nhẹ nhàng, sinh động trong từng bài dạy, như :
	- Trải nghiệm/chia sẻ: HS hồi tưởng, trình bày về những điều mình đã nhìn thấy, chứng kiến về biểu hiện đạo đức – lối sống hằng ngày ở nhà, ở trường, trong cộng đồng và ngoài xã hội.
	− Thảo luận nhóm: HS cùng nhau trao đổi, nhận xét để phát hiện, bày tỏ ý kiến về một hành vi, việc làm, biểu hiện đúng-sai của những người xung quanh,
	− Kể chuyện : HS tự kể lại những câu chuyện đã biết hoặc đã nghe, đã học, thường gây được hứng thú và sự chú ý của bạn.
	− Đóng vai : HS được tự thể hiện mình trong khi sắm vai một nhân vật nào đó, có thể là người có hành động đúng hoặc sai nhưng sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho các em. 
	− Làm bài tập: Là những hoạt động luyện tập gắn với bài học nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS.
	− Thực hành: Là một phương pháp không thể thiếu trong giáo dục đạo đức – lối sống. Học sinh thực hiện một nhiệm vụ nào đó để vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
	− Thi đố : Là hoạt động mà HS rất hào hứng tham gia, các em luôn muốn thử sức mình và thi đua với bạn. Có thể thi đố đơn giản, ngắn gọn trong một bài học, có thể là cuộc thi đố vui chung cả khối, cả trường nhằm giúp HS thuộc và nhớ bài học.
6.2. Hình thức tổ chức thực hành giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh tiểu học
Thực hành giáo dục đạo đức – lối sống cần được thực hiện linh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Lồng ghép vào các tiết học đạo đức, Tếng Việt.
- Lồng ghép kết hợp trong giờ sinh hoạt lớp, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong các hoạt động ngoại khóa.
- Vào những tiết chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt Đội và các buổi phát thanh của trường cũng có thể dành một thời lượng thích hợp để tuyên truyền, nhắc nhở học sinh về đạo đức – lối sống. 
II- GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG 
1. Cấu trúc bài soạn
	 1. Mục tiêu bài học gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ, là những yêu cầu mà HS cần đạt được sau mỗi bài học. GV cần tập trung vào những mục tiêu này để thực hiện bài dạy.
	 2. Chuẩn bị là phần hướng dẫn, gợi ý GV và để GV dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị trước điều kiện cần thiết, đồ dùng dạy học để bài học đạt kết quả.
	 3. Các hoạt động thực hành chủ yếu là những hoạt động thực hành cụ thể trong giờ học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Tuỳ theo đặc điểm về nhận thức của HS ở trường, lớp mình và tình hình đạo đức – lối sống ở địa phương mà GV lựa chọn các hoạt động thực hành phù hợp.
 MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA
Chủ đề lớp 2
GIỮ LỜI HỨA
I- CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	− Giấy A0; 
	− Các tranh ảnh minh họa nội dung bài học;
	− Laptop, máy chiếu - nếu bài của GV là giáo án điện tử
	2. Học sinh 
	- Sách Vở thực hành giáo dục đạo đức – lối sống 2, quyển 1.
	- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
II-	MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC 
	Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
	Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố, 
	1. Chia sẻ/trải nghiệm
	- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về giữ lời hứa:
	+ Em đã hứa với ai? Khi nào?
	+ Em hứa điều gì?
	+ Em có giữ được lời hứa đó không? Em thực hiện giữ lời hứa như thế nào?
	+ Nếu không giữ được lới hứa, em hãy giải thích lí do tại sao?
	+ Em cảm thấy như thế nào khi giữ được (hoặc không giữ được lời hứa của mình).
	− HS tự làm việc, sau đó GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
	Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.
	2. Đọc truyện: Chiếc vòng bạc
	− GV yêu cầu HS đọc truyện “Chiếc vòng bạc” (tr. 28-29) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.
	− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi, theo câu hỏi:
	+ Tại sao bạn nhỏ và mọi người cảm động đến rơi nước mắt?
	+ Vì sao Bác Hồ mua vòng bạc cho bạn nhỏ?
	+ Em có suy nghì gì về việc làm của Bác hồ?
	+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
	− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
	− GV nhận xét, chốt ý đúng.
	3. Trao đổi
	a) Việc giữ lời hứa mang lại tác dụng gì?
	b) Việc không giữ lời hưa gây tác hại gì?
	4. Luyện tập
	- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận, sau đó các nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo các câu chuyện trong Bài tập 2:
	+ Câu chuyện 1: Em có đồng tình với suy nghĩ của Hùng không? Tại sao?
	+ Câu chuyện 2: 
(1) Em có đồng tình với suy nghĩ của An không? Tại sao?
(2) Em có suy nghĩ gì về bạn An?	 
	Qua hai câu chuyện này, HS trao đổi thảo luận nói lên suy nghĩ của nhân vật, qua đó củng cố nhận thức của HS về việc giữ lời hứa.
- HS thực hành đóng vai theo tình huống:
+ Tình huống 1: HS đóng vai và trả lời các câu hỏi: 
(1) Huy nên hứa gì với mẹ? Huy nên nói với mẹ như thế nào?
(2) Huy nên làm gì để thực hiện lời hứa?
	+ Tình huống 2: HS thảo luận nhóm để đưa ra cách ứng xử phù hợp và đóng vai thể hiện lại câu chuyện.
5. Thực hành
* HS thực hành “Viết lời hứa”. 
	GV yêu cầu HS thực hành:
	- Viết lời hứa của mình vào các mẩu giấy nhỏ.
	- Dán các mẩu giấy này vào tờ giấy to hơn theo hình ngôi sao, hình trái tim, hình bông lúa.
	- Treo tờ giấy có những lời hứa lên tường. 
	- Chia sẻ lời hứa giữa các nhóm.
	* HS viết các việc dự định sẽ làm để thực hiện đã hứa.
Chủ đề lớp 5
EM YÊU TRƯỜNG EM
I- CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	− Giấy A0; 
	− Các tranh ảnh minh họa nội dung bài học;
	− Laptop, máy chiếu - nếu bài của GV là giáo án điện tử
	2. Học sinh 
	- Sách Vở thực hành giáo dục đạo đức – lối sống 5, quyển 1.
	- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
II-	MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC 
	Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
	Có thể sử d

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_tap_huan_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh_tie.doc