SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp2 10 THPT - Ban cơ bản

SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp2 10 THPT - Ban cơ bản

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng

đang đứng trƣớc yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp dạy học theo

hƣớng phát huy vai trò sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng cho HS năng lực tƣ

duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng nhƣ trong đời

sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp

cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng sống, năng lực tự học,

học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi.

Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) và phƣơng hƣớng phát triển giáo

dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ

thông: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chƣa quan

tâm đúng mức đến “ dạy ngƣời”, “kỹ năng sống” và “ dạy nghề” cho thanh thiếu

niên”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng

(khóaXI) nêu rõ: giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy

tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,

yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả.

pdf 51 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử lớp2 10 THPT - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 này thì khi đánh giá 
các sự kiện sẽ không thấy đƣợc tính cụ thể, đa dạng trong thống nhất của lịch sử. 
Từ đó mới xem xét mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tƣợng trong quá trình phát 
sinh, phát triển và diệt vong của nó. Có nhƣ vậy mới không biến bài giảng lịch sử 
thành bài kể chuyện lịch sử, rơi vào tình trạng chất đống tài liệu mà phải góp phần 
làm cho nội dung bài giảng phong phú, sinh động hơn. 
4. Rèn luyện kỹ năng sống phải định hƣớng phát huy tính tích cực của học 
sinh 
Bƣớc sang thế kỉ XXI, để tiếp cận nhanh với tri thức và công nghệ mới của 
thời đại nhằm thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển giáo 
dục, đào tạo đƣợc quan tâm, coi trọng. Phát triển giáo dục, đào tạo đƣợc tập trung 
vào nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó phát huy tính tích cực, chủ động của 
ngƣời học đóng vai trò quan trọng nhất. Đây là điều cần thiết nhằm đào tạo những 
18 
con ngƣời có kiến thức, thích ứng nhanh trong xã hội thông tin, những con ngƣời 
có văn hóa, đóng góp thiết thực cho sự phát triển xã hội. 
Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử là một nguyên tắc, tƣ 
tƣởng, quan điểm giáo dục chi phối tất cả các thành tố của quá trình dạy học, từ 
mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học. Theo Luật giáo dục nƣớc 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ 
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với 
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm 
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến 
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em”. 
Trong quá trình dạy học phải tuân thủ nguyên tắc về sự thống nhất giữa tính 
tích cực độc lập của HS với vai trò chủ đạo của GV. Do đó GV phải đa dạng trong 
hình thức, biện pháp sử dụng để kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu về các sự kiện 
lịch sử của HS. Qua tiếp xúc với các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, những 
nhận định, đánh giá về các sự kiện lịch sử, HS đƣợc mở rộng khả năng tri giác tài 
liệu, tạo cho các em có biểu tƣợng chân thực, rõ ràng về các sự kiện, gây hứng thú 
học tập, khả năng tƣ duy. 
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập đƣợc thể 
hiện thông qua các công việc sau: 
- Tự đọc nội dung bài học trong SGK, chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi trong 
SGK, làm bài tập do GV yêu cầu. 
- Có ý thức, hứng thú tìm tài liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử đang học. 
- Tích cực nêu câu hỏi để cùng các bạn thảo luận hoặc đề nghị GV giải đáp. 
 - Sau khi học phải tự tóm tắt đƣợc nội dung bài và trình bày bằng ngôn ngữ 
của chính mình. Trên cơ sở đó nêu cảm nghĩ về các sự kiện lịch sử đó, biết vận 
dụng những bài học lịch sử vào thực tế cuộc sống. 
 Tóm lại, việc phát huy tính tích cực của HS trong quá trình sử dụng dạy lồng 
ghép KNS đòi hỏi phải lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập, với những phƣơng 
pháp dạy học phù hợp với nội dung, nhiệm vụ, chức năng, đặc trƣng của bộ môn 
góp phần rèn luyện năng lực sáng tạo của HS và nâng cao chất lƣợng dạy học lịch 
sử ở trƣờng THPT. Nâng cao chất lƣợng kiến thức mà còn góp phần vào việc giáo 
dục tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức và phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ HS. Rèn 
luyện KNS trong dạy học lịch sử, góp phần hình thành ở HS niềm tự hào về thành 
quả mà tổ tiên đã tạo dựng nên trong lịch sử để từ đó xác định trách nhiệm của 
mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân 
loại, trách nhiệm đối với gia đình, đối với những việc mình làm. 
19 
5. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo tính đa dạng 
Kiến thức lịch sử phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội. Nó không chỉ đề 
cập đến các mặt chính trị, quân sự mà còn đề cập đến các vấn đề khác nhƣ kinh tế, 
văn hóa, xã hội, khoa học...Kiến thức lịch sử đã góp phần xây dựng bức tranh toàn 
diện, có hình ảnh, sinh động về biến cố lịch sử, tái tạo lại quá khứ. 
Lịch sử do chính con ngƣời với những hoạt động phong phú của mình tạo 
nên. Vì vậy nó cũng phản ánh dƣới nhiều mặt sinh động của cuộc sống. GV cần tìm 
hiểu các lĩnh vực liên quan để qua đó rèn luyện KNS cho HS trên nhiều mặt của 
đời sống xã hội. Ví dụ khi dạy bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII. 
GV tìm hiểu kinh tế của thời kì này trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, 
thƣơng nghiệp, sự hƣng khởi của các đô thị. GV nhấn mạnh đến việc thời kì này đã 
có sự giao lƣu buôn bán trên thế giới, thuyền bè, thƣơng nhân châu Âu, châu Á đến 
nƣớc ta buôn bán ngày càng nhiều... Sự buôn bán đó là do chính sách mở cửa của 
nhà nƣớc, do sự giao lƣu buôn bán trên thế giới. Từ đó, hƣớng các em đến ý thức 
vƣơn lên xây dựng đất nƣớc, hội nhập, mở cửa để phát triển. Hoặc khi dạy bài 20: 
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV. GV cho HS tìm hiểu 
đến thành tựu trên lĩnh vực nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật, qua đó thấy đƣợc nghệ 
thuật có bƣớc phát triển mới, xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những nét 
hoa văn độc đáo nhƣ rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cành, cùng 
những bức phù điêu có hình các cô tiên... Múa rối nƣớc là một nghệ thuật đặc sắc, 
phát triển thời Lý. HS sẽ hiểu đƣợc sự sáng tạo của cha ông về lĩnh vực điêu khắc 
đạt đến độ tinh xảo, độc đáo đặc biệt thấy đƣợc múa rối nƣớc hiện nay mà các em 
vẫn nhìn thấy ra đời và phát triển nhƣ thế nào. Qua đó, HS ý thức đƣợc trách nhiệm 
của bản thân phải giữ gìn, trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông. 
Sử dụng đa dạng việc rèn luyện KNS cho học sinh trong dạy học lịch sử giúp 
cho các em vừa khai thác đƣợc kiến thức trên nhiều mặt của đời sống xã hội, vừa 
rèn luyện KNS trên nhiều mặt nhƣ giữ gìn di sản văn hóa, sự vƣơn lên trong lao 
động, tinh thần yêu nƣớc... 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT 
1. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua khai thác đồ dùng trực quan, 
kênh hình nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử 
 Trong DHLS, đồ dùng trực quan, kênh hình có vai trò quan trọng không chỉ 
giúp các em nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Những hình 
ảnh đƣợc lƣu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ của các em là những hình ảnh 
thu đƣợc bằng trực quan. Ngoài ra, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan 
sát, trí tƣởng tƣợng, tƣ duy, ngôn ngữ cho học sinh. 
20 
Hiện nay hệ thống đồ dùng trực quan, kênh hình lịch sử rất phong phú, đa 
dạng, gồm có: tranh ảnh, lƣợc đồ, bản đồ, mô hình... 
Bản đồ, lƣợc đồ là phƣơng tiện trực quan quy ƣớc rất quan trọng trong DHLS. 
Nó góp phần tái tạo cho HS những hình ảnh về quá khứ với những nét điển hình 
nhất, đặc trƣng nhất. Nhờ có những đồ dùng trực quan này mà HS biểu tƣợng đúng 
đắn về hình ảnh địa lí, địa điểm xảy ra những sự kiện lịch sử. Chúng ta cũng biết 
mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với mốc thời gian và không gian nhất 
định. Nếu ta tách sự kiện lịch sử khỏi không gian, thời gian thì sẽ không hiểu đƣợc 
nội dung, ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm đƣợc địa điểm xẩy ra sự kiện lịch sử sẽ 
không chỉ là biết tên địa điểm mà quan trọng hơn gắn với mỗi địa điểm đó là các 
yếu tố địa hình, phạm vi, không gian, thời gian cũng nhƣ đặc điểm, điều kiện tự 
nhiên của địa điểm đó. 
“Vì sao sự kiện lịch sử lại xảy ra ở thời điểm đó, địa điểm đó và vì sao nó lại 
diễn ra như vậy?. 
Sử dụng lƣợc đồ kết hợp với miêu tả, tƣờng thuật là những cách dạy học 
quan trọng. Vì “lời nói giữ vai trò chủ đạo với việc giảng dạy của giáo viên và việc 
học tập của học sinh”. Bằng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, việc 
miêu tả, tƣờng thuật giúp HS có biểu tƣợng rõ ràng, cụ thể về các sự kiện lịch sử. 
Đó là cơ sở cho việc tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình thành khái niệm để hiểu 
đƣợc bản chất sự kiện. 
Chẳng hạn khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ 
X-XV. Mục 2: Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) 
 Sử dụng lƣợc đồ đƣờng tiến công thành Ung Châu (Trung Quốc) của Lý 
Thƣờng Kiệt 1075. 
21 
 H. Lƣợc đồ đƣờng tiến công thành Ung Châu (Trung Quốc) 
Việc quan sát lƣợc đồ cùng sự tƣờng thuật, HS sẽ hiểu hơn trƣớc âm mƣu 
của quân Tống, 1075 Lý Thƣờng Kiệt thực hiện chủ trƣơng “ Tiên phát chế 
nhân”.“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trƣớc để chặn thế giặc 
mạnh”. Mục tiêu là tấn công kho lƣơng thành Ung Châu. 
Đó là chủ trƣơng độc đáo, sáng tạo, táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu 
hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chƣa tiến hành xâm lƣợc. Đó không phải là 
hành động xâm lƣợc mà vì phá vỡ âm mƣu của địch, đẩy chúng vào thế bị động, 
làm chậm lại cuộc tấn công của chúng, sau khi đạt mục tiêu thì rút quân về nƣớc. 
Sử dụng lƣợc đồ, bản đồ, giúp HS có những biểu tƣợng chính xác, cụ thể, 
sinh động từ đó hiểu hơn về quá khứ của cha ông. Rèn luyện cho HS kỹ năng chủ 
động trong công việc, không đƣợc ỷ mạnh để thắng đến cùng, vì lợi ích chung chứ 
không vì quyền lợi cá nhân... 
Hoặc khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ 
X-XV. Mục II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ 
XIII. 
Sử dụng lƣợc đồ Chiến thắng Bạch Đằng 1288 để tƣờng thuật. GV chỉ dẫn 
các kí hiệu trên lƣợc đồ và tƣờng thuật: 
H. Lƣợc đồ trận Bạch Đằng năm 1288 
22 
Tháng 1-1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào chiếm đóng Thăng Long. Giặc 
tiến đến đâu cũng bị quân dân nhà Trần chống trả quyết liệt. Quân địch thiếu thốn 
lƣơng thực trầm trọng.. . Những đoàn thuyền lƣơng bị quân nhà Trần đánh đắm ở 
Vân Đồn. Quân địch lâm vào khó khăn, quân lịch bị ốm yếu, bị quân ta phối hợp 
tiến đánh. 
Trƣớc tình thế đó, Thoát Hoan quyết định rút quân theo hƣớng sông Bạch 
Đằng về nƣớc. Trần Quốc Tuấn thực hiện kế sách của ông cha ngày trƣớc, bố trí 
bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng nhử quân địch vào trận địa mai phục, chờ khi nƣớc 
thủy triều lên, bãi cọc nhô lên để đánh địch. Toàn bộ quân Ô Mã Chi bị đánh tan 
tành. 
Qua đoạn tƣờng thuật đó HS hiểu đƣợc Chiến thắng Bach Đằng năm 1288 đi 
vào lịch sử dân tộc, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Mông- 
Nguyên của nhân dân ta. 
Chẳng hạn khi dạy bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất 
nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIIII. Sử dụng lƣợc đồ chiến thắng Rạch Gầm - 
Xoài Mút 
H. Lƣợc đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 
Học sinh quan sát và nhận xét, tìm hiểu các kí hiệu trên lƣợc đồ, giới thiệu: 
 Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút 
(trên sông Tiền - Tiền Giang). Đây là khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài 
7km, khúc sông hiểm yếu, lòng sông mở rộng hơn 1km, ở giữa lòng sông có Cù 
lao Thới sơn, hai bên bờ cây cỏ rậm rạp, thuận lợi cho quân ta sử dụng lối đánh 
23 
phục kích, chặn đánh. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực quân Tây Sơn áp đảo 
từ đầu quân địch hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn. Ngay sau đó, những đội 
thuyền chiến của quân Tây Sơn từ các vị trí mai phục xông thẳng vào đội hình 
đang rối loạn của địch, chia nhỏ đoàn thuyền chúng ra từng mảng mà tiêu diệt. 
Chiến thuyền quân Tây Sơn từ Mỹ Tho cũng kịp thời đến tiếp ứng. Quân Tây Sơn, 
thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này 
đến mảng khác. Dƣới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao 
vào cuộc chiến đấu quyết định với một tinh thần rất dũng cảm và tác phong rất 
mãnh liệt, đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm. 
Đây là một thắng lợi lớn thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , 
đập tan mƣu đồ xâm lƣợc của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào 
Tây Sơn. Chiến thắng này đã khiến “ ngƣời Xiêm sau trận thua năm Giáp 
Thìn(1785) ngoài miệng thì nói khoác nhƣng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn nhƣ 
sợ cọp”. 
 Khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV. 
Mục 2: Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077). Sử dụng lƣợc đồ trận Nhƣ 
Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống 1077 thời Lý. 
H. Lƣợc đồ trận Nhƣ Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống 1077 
Miêu tả phòng tuyến Nhƣ Nguyệt đƣợc xây dựng trên bờ sông Nhƣ nguyệt 
(đoạn sông Cầu, chảy qua huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang). Nhìn trên lƣợc đồ chúng 
ta thấy phòng tuyến này xây dựng ở đoạn sông mà các con đƣờng từ phía bắc về 
Thăng Long đều phải đi qua, phòng tuyến dài gần 100km, đƣợc đắp cao, có rào dậu 
tre dày đặc, chạy dài từ sƣờn đông bắc dãy Tam Đảo đến sƣờn tây dãy Nham Biền 
24 
(Yên Dũng - Bắc Giang), dƣới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuẫn 
tiễu, tập trung ở bến sông. 
Sử dụng đoạn miêu tả đó, HS hiểu đƣợc sự hiểm yếu của phòng tuyến Nhƣ 
Nguyệt và kết hợp với sự tƣờng thuật diễn biến tại phòng tuyến này, và kết hợp với 
bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thƣờng Kiệt đƣợc đọc đêm đêm trong đền thờ 
Trƣơng Hống, Trƣơng Hát đã làm cho quân địch hoảng loạn. 
Qua đó HS thấy đƣợc nghệ thuật quân sự linh hoạt, sáng tạo của cha ông để 
từ đó nâng cao hơn ý thức bảo vệ đất nƣớc, sức sáng tạo trong mọi công việc. 
Để phát triển KNS cho học sinh sử dụng bản đồ, lƣợc đồ kết hợp với tƣờng 
thuật và miêu tả giúp học sinh tự tin hơn, hợp tác tốt hơn, phát triển đƣợc kỹ năng 
thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề...và giờ học sẽ hay hơn, 
hứng thú hơn, hiệu quả giáo dục cao hơn. 
 Trong DHLS, GV cần phải chú ý đến việc sử dụng kênh hình để tạo biểu 
tƣợng cho HS. Kênh hình không chỉ giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn mà còn là 
một nguồn kiến thức, một bộ phận không tách rời của nội dung bài viết. Ở một mức 
độ nào đó kênh hình còn thay thế đƣợc phần nào cho kênh chữ, là biện pháp có 
hiệu quả chống sự quá tải về lƣợng kiến thức trong SGK lịch sử. Trong kênh hình, 
tranh, ảnh lịch sử có tác dụng lớn trong việc tạo biểu tƣợng lịch sử. Những hình ảnh 
đƣợc lƣu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ của các em là những hình ảnh thu 
đƣợc bằng trực quan. Giúp các em nhận ra bản chất đích thực của môn lịch sử, từ 
đó giáo dục HS lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời đúng quy luật phát triển 
của xã hội loài ngƣời. 
Chẳng hạn khi dạy bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông- Mục 5: Văn hóa 
cổ đại phương Đông. GV đƣa hình ảnh về Kim Tự tháp (Ai Cập). 
25 
H. Kim Tự tháp (Ai Cập) 
HS mô tả, phân tích, đánh giá. Sau khi quát hình ảnh Kim Tự Tháp, em có 
nhận xét gì? 
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. 
Có tất cả 138 kim tự tháp đã đƣợc khám phá ở Ai Cập tính đến năm 
2008. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu. Việc xây 
dựng Kim tự tháp vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trƣớc công nguyên. Kim 
tự tháp đƣợc xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới, đáy 
hình vuông, bốn mặt nghiêng gặp nhau ở đỉnh tháp, tạo cảm giác vững chải, tƣợng 
trƣng cho uy quyền các Pharaon . Dƣới con mắt của các Pha raon thì đó là những 
bậc thang mây để lên thiên đƣờng. Trên đỉnh của Kim tự tháp thƣờng đặt tảng đá 
hình chóp bọc đồng, tia sáng mặt trời bị khúc xạ phản chiếu xuống đất tƣợng trƣng 
cho ân đức thần Mặt trời. Số lƣợng nhân công để xây các kim tự tháp đƣợc ƣớc tính 
vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn ngƣời. Những phiến đá đó 
đƣợc xếp chồng lên nhau chứ không có vôi vữa gì. 
Việc quan sát hình ảnh giúp HS có những biểu tƣợng sinh động, hấp dẫn, 
hiểu sâu sắc hơn để có những công trình văn hóa đồ sộ nhƣ thế , ngoài việc tƣợng 
trƣng cho uy quyền của Vua thì còn có ý nghĩa to lớn về tài năng sáng tạo, sức lao 
động không mệt mỏi của con ngƣời. Từ đó, giúp cho các em hiểu về kĩ năng lao 
động, kĩ năng giao tiếp,khơi gợi sự sáng tạo, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của nhân 
loại không chỉ một ai mà là của cả cộng đồng... 
Hoặc khi dạy học bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các 
thế kỉ X-XV. Sử dụng hình ảnh: Hình rồng và hoa dây(chùa Phật Tích- Bắc Ninh) 
H. Hình rồng và hoa dây
(chùa Phật Tích - Bắc Ninh) 
26 
GV cho học sinh quan sát hình ảnh và hỏi: Hình rồng gắn liền với câu 
chuyện gì về nguồn gốc lịch sử dân tộc Việt? 
HS trả lời: Gắn liền với: Con rồng cháu tiên. Hình rồng nói lên mong muốn 
của ngƣời Việt luôn mong muốn mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt. 
Hình ảnh đó chứng tỏ kinh tế thủ công nghiệp nƣớc ta thế kỉ X-XV phát 
triển, chất lƣợng sản phẩm cao, chứng tỏ ngành kiến trúc điêu khắc của nƣớc ta 
trình độ chạm trổ tinh vi lúc bấy giờ. 
Chẳng hạn, khi dạy học bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc 
trong các thé kỉ X-XV. Mục giáo dục- Sử dụng hình ảnh: Bia Tiến sĩ trong Văn 
Miếu 
H. Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội) 
HS quan sát và nhận xét về tác dụng của việc dựng bia Tiến sĩ. 
Năm 1484, nhà Lê sơ quyết định dựng bia ghi tên Tiến sĩ. Với chủ trƣơng đề 
cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa. Việc dựng bia để ghi tên 
các tiến sĩ nhƣ vậy có tác dụng: trƣớc hết là khuyến khích sự ham học của các bậc 
trẻ tuổi, tài năng xuất chúng. Sau đó là tạo điều kiện để thu hút các bậc nhân tài, tri 
thức giỏi tham gia vào việc đóng góp và xây dựng, bảo vệ đất nƣớc. 
Qua hình ảnh đó HS hiểu đƣợc sự quan trọng của việc học, sự quan tâm của 
nhà nƣớc đối với công tác giáo dục. Từ đó giúp các em hiểu rằng dù lịch sử đã thay 
đổi không ngừng thì ở thời đại nào nhà nƣớc cũng đề cao việc học tập do đó mình 
phải ra sức học tập tri thức, rèn luyện phẩm chấtđạo đức, phát triển năng lực . 
27 
Biện pháp này góp phần vào việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo 
đồng thời tạo cho không gian học thêm phần thoải mái tránh sự nhàm chán trong 
giờ học, kết hợp tranh ảnh nhƣ thế góp phần nâng cao chất lƣợng bài dạy cũng nhƣ 
quá trình tiếp thu kiến thức của các em học sinh giúp các em khắc sâu bài học , bồi 
dƣỡng lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu lao động, yêu sự sáng tạo, cần mẫn trong 
công việc. 
2. Rèn luyện kỹ năng sống qua đóng vai 
 Trong DHLS, đóng vai có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện 
KNS cho học sinh, phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết 
trìnhkhơi gợi hứng thú học tập, học sinh thể hiện năng khiếu nghệ thuật của bản 
thân. Đây là biện pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng 
cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát đƣợc. 
 Có thể tiến hành đóng vai theo các bƣớc sau: 
 Bƣớc 1: Giáo viên chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng 
nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi 
nhóm. GV bố trí ngƣời dẫn chuyện để bài dạy logic hơn. 
 Bƣớc 2: Lớp thảo luận, tìm phƣơng án về cách ứng xử và cảm xúc của các 
vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. 
 Bƣớc 3: Các bạn đƣợc phân vai bắt đầu thể hiện phần diễn của mình. Cả lớp 
theo dõi để nhận xét và chia sẻ. 
 Bƣớc 4: GV nhận xét, đánh giá và nêu những bài học lịch sử bổ ích, vận 
dụng vào thực tế cuộc sống giúp HS nhận thức đƣợc những KNS cần thiết trong 
cuộc sống . 
 Ví dụ khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ 
X-XV. GV lựa chọn biện pháp đóng vai trong DHLS ở cuộc kháng chiến chống 
Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần, chống Minh. GV bố trí ngƣời dẫn 
chuyện sau mỗi chiến thắng của quân dân ta, giúp cho bài dạy logic để kết nối quá 
khứ lịch sử đƣa đến hiệu quả tƣ duy cao hơn. 
 Bƣớc 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm. 
 - Nhóm 1: Đóng vai Lý Thƣờng Kiệt để giải thích tại sao ông lại đƣa ra chủ 
trƣơng: “Tiên phát chế nhân” và kể lại cuộc kháng chiến chống Tống trên đất Tống 
của nhà Lý. 
 - Nhóm 2: Hãy tƣởng tƣợng mình đang tham gia vào cuộc kháng chiến 
chống Tống trên dòng sông Nhƣ Nguyệt 1077 và kể lại cuộc kháng chiến đó. 
 - Nhóm 3: Hãy tƣởng tƣợng mình đang tham gia vào Hội nghị Diên Hồng để 
28 
bàn về đánh hay hàng trƣớc sự xâm lƣợc của quân Mông- Nguyên và kể lại cuộc 
kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. 
 - Nhóm 4: Đóng vai quân Minh và kể lại chiến thắng Chi Lăng- Xƣơng 
Giang và hành động của nghĩa quân Lam Sơn khi tha chết, cấp ngựa, thuyền c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_xac_dinh_noi_dung_va_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_song_c.pdf