PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở
thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi
mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát
triển năng lực của người học. Ở Việt Nam,trong bối cảnh Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể mới đã được ban hànhđòi hỏi người giáo viên nói chung và
giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng cần phải đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Phương pháp đóng vai(PPĐV) trong dạy học Lịch sử là một phương pháp
dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của
người học. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Ở nước ta, trong
những năm gần đây, PPĐVbước đầu được các nhà nghiên cứu giáo dục và giáo
viên quan tâm; đồng thời đã được vận dụng trong dạy học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này vẫn chưa được sử dụng
một các phổ biến trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Với những
ưu điểm và tính mới mẻ của PPDH này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé
vào công cuộc đổi mới PPDH, đưa phương pháp này vào vận dụng dạy học bộ
môn Lịch sử nhằm làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên;
góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường
THPT hiện nay. Vì vậy, tôi chọn lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử
lớp 10 (Ban cơ bản)”
tối đa ưu điểm của PPĐV trong dạy học Lịch sử giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, các bài học cụ thể trong SGK để từ đó lựa chọn những bài học, nhân vật, tình huống lịch sử phù hợp cho PPĐV. 2.4.2. Sự định hướng và quan tâm của giáo viên đối với học sinh - Giáo viên cần phải quan tâm và định hướng cho học sinh trong việc chuẩn bị kịch bản cũng như diễn xuất, kịp thời phát hiện những khó khăn, hạn chế của học sinh để có biện pháp khắc phục. - Giáo viên nên tôn trọng và khuyến khích khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng của học sinh trong quá trình xây dựng kịch bản và đóng vai. Giáo viên không nên ép học sinh vào khuôn mẫu kịch bản và nhân vật mà mình định sẵn. 19 - Đối với những học sinh học sinh nhút nhát, ngại thể hiện mình trước đám đông, giáo viên nên động viên, khích lệ các em tham gia các vai nhỏ trong kịch bản để giúp các em mạnh dạn hơn trước tập thể. Khi các em vượt qua được chính bản thân mình, giáo viên có thể cho các em đảm nhận vai chính trong kịch bản của những tiết học sau.Nếu giáo viên tận tình chỉ dẫn, biết động viên, khích lệ học sinh kịp thời thì học sinh sẽ có kỹ năng tốt hơn trong các hoạt động nhóm, học sinh sẽ mạnh dạn, tích cực và chủ động hơn khi thực hiện PPĐV trong học tập. - Trong quá trình thực hiện dạy học lịch sử bằng PPĐV, giáo viên nên quan sát kỹ lưỡng từng hành động, lời thoại của nhân vật mà học sinh đóng vai, khả năng diễn xuất của từng học sinh, cách lựa chọn trang phục, đạo cụ cho nhân vật trong kịch bản. Giáo viên cũng phải quan sát việc chú ý theo dõi của những học sinh còn lại trong lớp khi không tham gia vào kịch bản để đánh giá ý thức của học sinh trong giờ học. Sau khi học sinh hoàn thành việc diễn xuất nhân vật và tình huống, giáo viên cần nhận xét một cách khách quan, rút ra những ưu điểm và hạn chế từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế cho các tiết học tiếp theo. - Để tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, sau khi kết thúc bài học có vận dụng PPĐV, giáo viên nên đánh giá học sinh bằng điểm số. Điều này sẽ có tác dụng khích lệ, động viên rất lớn đối với học sinh trong học tập, đặc biệt là khi học môn Lịch sử. - Hiện nay, kết quả đầu vào, ý thức học tập cũng như chất lượng học tập ở mỗi lớp hoàn toàn khác nhau. Có nhiều lớp ý thức học tập rất tốt, học sinh có tư duy và sự sáng tạo nên khi thực hiện PPĐV trong dạy học giáo viên gặp rất nhiều thuận lợi, học sinh sẵn sàng hợp tác với giáo viên để thực hiện tốt bài giảng. Tuy nhiên, cũng có những lớp chất lượng văn hóa thấp hơn, ý thức tự giác và sự sáng tạo của nhiều học sinh còn hạn chế. Khi giáo viên thực hiện PPĐV tại những lớp học này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí, nhiều học sinh còn thiếu sự hợp tác với giáo viên. Để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi giáo viên phải quan tâm, gần gũi, động viên học sinh từ đó nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế của các em. Và khi thực hiện PPĐV tại những lớp này, giáo viên không nên ôm đồm mà chỉ cho các em đóng vai 1 nhân vật hay 1 tình huống ngắn trong 1 mục nhỏ của bài học. Sau khi các em quen dần với phương pháp này giáo viên sẽ tăng dần số lượng nhân vật, tình huống, bài học có sử dụng PPĐV. Để thực hiện điều đó đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và phải thực sự quan tâm đến học sinh. 2.4.3. Giáo viên cần phải có nhận thức đúng về phương pháp đóng vai trong dạy học Việc vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử nên được sử dụng thường xuyên, tránh tình trạng dạy đối phó của giáo viên trong những tiết học có người 20 dự giờ, hay những tiết dạy phục vụ trong các kỳ thi giáo viên giỏi.Việc vận dụng thường xuyên phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử có tác dụng to lớn trong việc tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. 3. Vận dụng PPĐV trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1). 3.1. Xác định mục tiêu của bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại trong chương trình Lịch sử lớp 10 – Ban cơ bản 3.1.1.Về kiến thức - Học sinh giải thích được những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI. - Học sinh biết trình bày những cuộc phát kiến địa lý lớn của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. - Từ đó rút ra được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với nhân loại. 3.1.2. Về kĩ năng -Học sinh biết mô tả các cuộc phát kiến địa lí trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu, đồng thời biết tự vẽ bản đồ. - Nâng cao kĩ năng phân tích các sự kiện, từ đó khái quát rút ra kết luận. - Góp phần xây dựng năng lực trình bày một số nội sung lịch sử, năng lực so sánh, phân tích cho học sinh. - Học sinh được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, hùng biện, đóng vai, kỹ năng làm việc với SGK, khai thác tư liệu lịch sử 3.1.3. Về thái độ - Học sinh có thái độ khâm phục, trân trọng sự dũng cảm của các nhà hàng hải. - Giáo dục cho học sinh tinh thần dũng cảm, tìm tòi, khám phá cái mới. -Giáo dục tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; đồng thời giúp học sinh hiểu giá trị lao động và đấu tranh chống áp bức, bóc lột. 3.2. Đề xuất những nội dung và hình thức vận dụng PPĐV trong bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) Trên cơ sở xác mục tiêu bài học, tôi xin đề xuất một số nội dung trong bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) có thể vận dụng PPĐV trong dạy học như sau: TT Nội dung Hình thức vận dụng 1 Nhân vật B. Đi-a-xơ - Bài cung cấp kiến thức mới. 21 - Bài ngoại khóa. Va- xcô đơ Ga-ma - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài ngoại khóa. C. Cô-lôm-bô - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài kiểm tra đánh giá. - Bài ngoại khóa. Ph. Ma-gien-lan. - Bài cung cấp kiến thức mới - Bài kiểm tra đánh giá. - Bài ngoại khóa. 2 Sự kiện (tình huống) Cuộc phát kiến địa lý của B. Đi-a- xơ (1487) - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài ngoại khóa. Cuộc phát kiến địa lý của C. Cô- lôm-bô (8.1492) - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài kiểm tra đánh giá. - Bài ngoại khóa. Cuộc phát kiến địa lý của Va- xcô đơ Ga-ma (7.1497) - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài ngoại khóa. Cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma- gien-lan (1519 – 1522) - Bài cung cấp kiến thức mới. - Bài kiểm tra đánh giá. - Bài ngoại khóa. 3.3. Đề xuất một số biện pháp vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) 3.3.1. Vận dụng trong bài cung cấp kiến thức mới - Đóng vai nhân vật tiêu biểu, có vai trò và ảnh hưởng lớn trong lịch sử: Cụ thể: Khi tiến hành dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1), tôi đã lựa chọn phương pháp đóng vai nhân vật lịch sử cho phần nội dung: “Những cuộc phát kiến địa lý”. Trong nội dung này các nhân vật được lựa chọn đóng vai là: B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va- xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan. Giáo viên sẽ chia lớp học thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ đảm nhận viết kịch bản và diễn xuất 1 nhân vật lịch sử: + Nhóm 1: B. Đi-a-xơ 22 + Nhóm 2: C. Cô-lôm-bô + Nhóm 3: Va- xcô đơ Ga-ma + Nhóm 4: Ph. Ma-gien-lan Giáo viên lưu ý học sinh khi viết kịch bản có thể tham khảo tư liệu qua sách báo, Iternettuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu của bài học và thời gian diễn xuất cho mỗi nhóm là 3 - 5 phút. Để cho kịch bản thêm sinh động, học sinh có thể tự chuẩn bị thêm phục trang hoặc âm thanh (nếu có). Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự làm trang phục từ những vật liệu sẵn có như giấy, bìa cứng, lá cây( Hạn chế thuê trang phục). - Đóng vai giải quyết tình huống: + Cách 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ đảm nhận giải quyết tình huống sau: Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mỹ, rất nhiều người cho rằng chẳng qua là ông tình cờ nhìn thấy, người khác lại cho rằng ông gặp may. Vì vậy, trong một buổi yến tiệc long trọng, có một quý tộc hỏi vặn Cô-lôm-bô: “Thưa ngài, chúng ta ai cũng biết rằng Châu Mỹ vốn đã ở chỗ đó, ông chẳng qua chỉ là đi đến đó trước mà thôi, nếu đổi lại là chúng tôi thì cũng vẫn sẽ phát hiện ra Châu Mỹ”. Em hãy nhập vai Cô-lôm-bô và đáp lại câu nói trên của nhà quý tộc ? (Lưu ý: thời gian thảo luận 5 phút, thời gian trình bày 3 phút) Đây là tình huống chung cho cả 4 nhóm.Các nhóm sẽ phải thảo luận để tự xây dựng cho mình một kịch bản ngay trên lớp. Kịch bản và nhân vật trong tình huống phải bám sát với mục tiêu bài học để làm sao học sinh có thể nắm được cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, hướng đi và kết quả của chuyến đi đó.Giáo viên cho các nhóm cử đại diện lên đóng vai tình huống.Học sinh phải hóa thân vào nhân vật và sử dụng ngôn ngữ của nhân vật để chứng minh “kết quả của chuyến đi không phải là sự may mắn mà là sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lòng dũng cảm của Cô-lôm-bô và thủy thủ đoàn”. Sau khi các nhóm hoàn thành nội dung giáo viên cho đại diện nhóm tự nhận xét, đánh giá; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, tranh luận, phản biện. Cuối cùng giáo viên tổng kết, đánh giá các nhóm và rút ra bài học nhận thức sau khi giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai. + Cách 2: Giáo viên sẽ cho học sinh xây dựng kịch bản: “Phỏng vấnnhững nhà thám hiểm lừng danh”. Cách thức được tiến hành như sau: Giáo viên sẽ cho 4 học sinh trong lớp đảm nhận các nhân vật lịch sử: B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va- xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan. Ngoài ra, giáo viên sẽ cử 1 học sinh đảm nhận vai diễn là phóng viên. Phóng viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ phỏng vấn 4 nhà thám hiểm. Nội dung của cuộc phóng vấn sẽ xoay quanh các chuyến thám hiểm của B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va- xcô đơ Ga-ma, 23 Ph. Ma-gien-lan.Với cách thức này đòi hỏi học sinh đảm nhận nhiệm vụ phóng viên sẽ phải tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong cách đặt câu hỏi và cách thức điều khiển buổi phỏng vấn. Còn những học sinh được giao nhiệm vụ đóng vai nhân vật sẽ phải nắm được những kiến thức cơ bản của các cuộc phát kiến địa lý có liên quan đến vai diễn của mình. Gợi ý hệ thống câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời như sau: * Câu hỏi dành cho nhân vật B. Đi-a-xơ 1. Thưa ngài, ngài có thể kể lại cho những khán giả của chương trình chuyến đi biển của mình vào năm 1487? (Năm 1487, ta đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam Châu Phi, điểm đó được ta đặt tên là Mũi Bão Tố). 2. Tại sao ngài lại đặt tên cho dải đất ở cực Nam của lục địa Châu Phi là mũi Bão Tố? (Năm 1487, khi đoàn thuyền của tôi đi đến vùng giáp của Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt nam của Châu Phi thì trên mặt biển gió bão gào thét, sóng cuộn lên dữ dội. Đoàn thuyền lắc lư, chao đảo trong sóng to, gió lớn. May sao một cơn sóng lớn đã đẩy đoàn thuyền dạt vào một mũi đất vô danh ở cực nam Châu Phi. Để nhớ đến chuyến đi đầy kỷ niệm này, tôi đã đặt tên cho dải đất đó là mũi Bão Tố). 3. Thưa ngài, vì sao sau này vua John I lại đổi tên mũi Bão Tố thành mũi Hảo Vọng? (Vua John I cho rằng nếu như vượt qua được mũi Bão Tố và đến vùng đất phương Đông thì sẽ có rất nhiều hy vọng. Vì vậy, nhà vua đã quyết định đổi tên mũi Bảo Tố thành mũi Hảo Vọng). 4. Chuyến đi của ngài có ý nghĩa như thế nào đối với vương quốc Bồ Đào Nha? (Tìm ra con đường biển đến Châu Phi, mang lại nhiều của cải cho Bồ Đào Nha) * Câu hỏi dành cho nhân vật Cô-lôm-bô: 1. Xin ngài kể lại chuyến hành trình đi biển của mình vào tháng 8.1492? (Tháng 8.1492, ta đã dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn hai tháng lênh đênh trên biển, ta đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca ri bê ngày nay). 2. Khi thực hiện chuyến đi, ngài gặp phải những khó khăn gì không ạ ? (Ta đã vận động quốc vương Tây Ban Nha tài trợ cho chuyến đi nhưng bị từ chối, ta cùng đoàn thám hiểm đã lênh đênh trên biển hơn 2 tháng mà không thấy đất liền). 3. Vậy, ngài đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? (Ta đã sang Tây Ban Nha và đã thuyết phục được Hoàng hậu Isabella I tài trợ cho chuyến đi. Bà đã cấp cho ta chiếc thuyề San ta Maria và các nhu yếu phẩm để thực hiện cho chuyến đi). 4. Ngài là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ, nhưng sau này, người ta lại lấy tên của nhà thám hiểm Amerigo Vespucci để đặt tên cho châu lục này, ngài có 24 suy nghĩ gì về việc này? (Thực tế, khi tìm ra châu Mỹ, tôi lại tưởng đây là miền Đông Ấn Độ, tuy nhiên, tôi cũng không buồn vì nhờ có đoàn thám hiểm của tôi mà thế giới biết đến một châu lục mới). * Câu hỏi dành cho Va –x cô đơ Ga-ma: 1. Ngài có thể chuyến đi biển của mình vào năm 1497-1498 ? (tháng 7.1497, đức vua Bồ Đào Nha đã giao nhiệm vụ cho tôi và thủy thủ đoàn đi tìm xứ sở huyền thoại và vàng bạc ở phương Đông. Tôi đã dẫn đoàn thủy thủ trên 4 chiếc thuyền lớn xuất phát từ cảng Lixbon và đi về hướng Đông. Đến tháng 5.1498, chúng tôi đã đi đến Ca li cut thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ). 2. Chuyến đi biển này đã mang lại cho vương quốc Bồ Đào Nha điều gì ạ? (Nhờ có chuyến đi này, tôi đã hoàn thành tấm bản đồ mà những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã phải vẽ trong suốt 80 năm và mang lại cho vương quốc Tây Ban Nha rất nhiều của cải, hương liệu, vàng bạc). * Câu hỏi dành cho Ma-gien-lan: 1. Ngài có thể thuật lại chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển cho khán giả được biết không ạ? (Từ năm 1519-1522, được sự giúp đỡ của vua Tây Ban Nha, ta đã dẫn đầu đoàn thám hiểm xuất phát từ cảng Xan Lucac, vòng qua điểm cực Nam của Nam Mỹ, tiến vào Thái Bình Dương. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, ta và đoàn thám hiểm đã đến được đảo Guam ngày nay). 2. Ngài là người đã đặt tên cho biển Thái Bình Dương, vậy ngài có thể cho biết lý do vì sao ngài chọn cái tên đó không ạ? (Khi tôi và đoàn thám hiểm tiến vào đại dương, tôi thấy vùng biển này rất yên binh, sóng yên, gió lặng, khác với những vùng biển mà tôi đã đi qua, nên tôi đặt cho vùng biển này là Thái Bình Dương). Sau khi buổi phóng vấn kết thúc, giáo viên sẽ cho các học sinh còn lại cùng thảo luận, nhận xét và bổ sung, tranh luận, phản biện; cuối cùng giáo viên tổng kết, đánh giá các nhóm và rút ra bài học nhận thức sau khi giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai. 3.3.2. Đóng vai trong trò chơi “Đố vui lịch sử” - Cách thức này thường được vận dụng trong phần củng cố bài học và được vận dụng cho toàn thể học sinh trong lớp cùng tham gia. Tôi xin đề xuất cách tiến hành trò chơi “Đố vui lịch sử” chobài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) như sau: Giáo viên sẽ viết 4 lá thăm có ghi tên của 4 nhà thám hiểm (B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va- xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan) . Giáo viên sẽ cho học sinh lên bốc thăm. Sau khi học sinh bốc thăm, giáo viên yêu cầu học sinh dùng hành động, lời nói (tuyệt đối không được nhắc tên nhân vật) để diễn tả trước lớp sao cho các học sinh còn lại đoán biết được đó là nhân vật nào. 25 3.3.2. Vận dụng trong bài kiểm tra, đánh giá PPĐVvận dụng trong bài kiểm tra đánh giá được thực hiện sau khi học sinh đã học xong bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1),cụ thể như sau: - “Em hãy tưởng tưởng mình là 1 trong số 18 thủy thủ còn sống sót trong chuyến thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan và kể lại cuộc hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan từ năm 1519 -1522”. Ở câu hỏi này, học sinh sẽ hóa thân vào nhân vật thủy thủ và sẽ kể lại hành trình đầy gian khổ của cuộc hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển cùng với Ph. Ma-gien-lan từ năm 1519 -1522. Học sinh sẽ thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo trong bài làm của mình, đồng thời cũng nắm được những nét chính của chuyến hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph Ma- gien-lan. - Hay:“Em hãy tưởng tượng mình là một hướng dẫn viên du lịch của đất nước Nam Phi và em hãy giới thiệu cho khách du lịch biết về mũi Hảo Vọng”. Với câu hỏi này, học sinh sẽ hóa thân vào nhân vật hướng dẫn viên du lịch người Nam Phi sẽ giới thiệu cho du khách về lịch sử ra đời và vai trò của mũi Hảo Vọng. Gợi ý sản phẩm như sau: “Mũi Hảo Vọng nằm ở rìa phía nam của bán đảo Cape, cách thành phố Cape Town của nước Cộng hòa Nam Phi 30 km về phía Nam. Năm 1487, B. Đi-a-xơ (nhà hàng hải nổi tiếng của Bồ Đào Nha) đã thống lĩnh một đoàn thám hiểm xuất phát từ Lisbon và đi dọc theo bờ biển phía tây Châu Phi với ý đồ có thể khám phá một con đường mới thông với “đất nước vàng Ấn Độ”. Khi đoàn thuyền đi đến vùng giáp của Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt nam của Châu Phi thì trên mặt biển gió bão gào thét, song cuộn lên dữ dội. Đoàn thuyền lắc lư, chao đảo trong sóng to, gió lớn. Các thuyền viên có cảm giác mình sắp rơi xuống biển làm mồi cho cá. Lúc này, một cơn sóng lớn đã đẩy đoàn thuyền dạt vào một mũi đất vô danh ở cực nam Châu Phi. B. Đi-a-xơ và các thủy thủ của mình vui mừng vì thoát chết, họ đã đặt tên cho mũi đất đó là mũi Bão Tố. Sau khi trở về Bồ Đào Nha, họ đã kể lại chuyến hành trình gian khổ cho nhà vua là John II nghe. Nhà vua nghĩ rằng, nếu như vượt qua được mũi Bão Tố và đến vùng đất phương Đông thì sẽ có rất nhiều hy vọng. Do đó, ông đã đổi tên mũi Bảo Tố thành mũi Hảo Vọng. Trước khi kênh đào Xuy- ê được xây dựng (năm 1869), mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa Châu Âu và Châu Á. Hiện nay, mũi Hảo Vọng giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.” Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi: “Hãy nêu nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ? Nếu là người dân sống ở thế kỷ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang Châu Á của các nhà thám hiểm hàng hải không? Tại sao?” Ở câu hỏi này,ngoài nắm vững kiến thức cơ bản (nguyên nhân, hệ quả của cuộc phát kiến địa lý), học sinh sẽ hóa thân vào vai người dân Tây Âu sinh 26 sống ở thế kỷ XV và bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về việc có/không tán thành hướng đi tìm đường sang Châu Á của các nhà hàng hải và giải thích sao cho phù hợp với quan điểm của mình. 3.3.3. Vận dụng trong bài ngoại khóa Phương pháp đóng vai được vận dụng trong bài Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) như sau: Giáo viên tổ chức cho học sinh một buổi tọa đàm với chủ đề “Khám phá thế giới – Phát kiến địa lý” - Thời lượng cho buổi tọa đàm: 45 phút - Công tác chuẩn bị: + Giáo viên lựa chọn 2 lớp trong khối 10 với nhiệm vụ xây dựng kịch bản và đóng vai. Cụ thể: 1 lớptiến hành viết kịch bản và đóng vai chủ đề “Cuộc phát kiến địa lý của C. Cô-lôm-bô”, lớp còn lại tiến hành viết kịch bản và đóng vai cho chủ đề: “Cuộc phát kiến của Ma-gien-lan”. + Giáo viên lựa chọn 1 học sinh có khả năng thuyết trình tốt, tự tin trước đám đông đảm nhận nhiệm vụ dẫn chương trình và viết kịch bản tổng thể cho buổi tọa đàm. + Giáo viên định hướng cho học sinh trang trí sân khấu cho phù hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi tọa đàm. + Thành phần tham gia: học sinh toàn trường, giáo viên bộ môn và một số giáo viên trong trường - Dự kiến nội dung của buổi tọa đàm: Người dẫn chương trình sẽ giới thiệu khái quát về các cuộc phát kiến địa lý ở cuối thế kỷ XV – XVI, học sinh của 2 lớp sẽ tái hiện lại cuộc phát kiến địa lý của C. Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan. Lưu ý: Trong buổi ngoại khóa, giáo viên có thể cho học sinh biểu diễn một số tiết mục văn nghệ phù hợp với tính chất của buổi ngoại khóa để góp phần làm cho hoạt động ngoại khóa thêm sinh động. 4. Thực nghiệm sưphạm 4.1.Mục đích và nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sư phạm 4.1.1. Mục đích Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng của đề tài nhằm mục đích: - Kiểm chứng tính khả thi của đề tài, giúp tác giả đánh giá được hiệu quả của việc vậg PPĐV trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1). - Rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, phù hợp với xu hướng đổi mới của phương pháp dạy học phát triển năng lực hiện nay. 27 4.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm Để đạt được mục đích của việc thực nghiệm sư phạm cho đề tài SKKN“Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) - (SGK Lịch sử 10 – Ban cơ bản)” giáo viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - Thực nghiệm phải có nội dung phù hợp với chươn
Tài liệu đính kèm: