SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương 3: Phần mềm trình chiếu môn Tin học quyển 4 trong trường THCS

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương 3: Phần mềm trình chiếu môn Tin học quyển 4 trong trường THCS

Chấm điểm các dự án

Chấm điểm là một phần công việc thường ngày của giáo viên. Trong các lớp học truyền thống, điểm số thường chỉ là phép cộng đơn giản để tính toán việc xếp hạng giữa các học sinh.

Tuy nhiên, trong một số lớp học dự án, điểm số có thể phản ánh kết quả học tập của học sinh trên một phạm vi rộng hơn rất nhiều, dựa vào sự đánh giá sản phẩm cuối cùng.

Tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm

GV dựa vào các công cụ đánh giá như: Nhật ký học tập, bản tự đánh giá, phiếu đánh giá để đánh giá và cho điểm HS.

Điểm của nhóm

Việc chấm điểm cá nhân đối với các dự án mà HS làm việc theo nhóm là một thách thức lớn đối với giáo viên dạy học dự án. Có ba chiến lược có thể áp dụng trong trường hợp này:

- Điểm số riêng dựa trên sự đóng góp: Chia dự án thành các nhiệm vụ rõ ràng và chấm điểm từng học sinh chỉ dựa trên nhiệm vụ mà HS đó được giao.

- Điểm chung của cả nhóm: Cho điểm riêng từng học sinh trong khi thực hiện dự án, nhưng tất cả thành viên của nhóm sẽ có điểm số giống nhau là điểm của toàn dự án.

- Kết hợp của hai loại trên: Điểm dự án cuối cùng gồm hai thành phần: điểm của cả nhóm và điểm số riêng dựa vào sự đóng góp của từng thành viên vào dự án. Sau đó hai điểm này được cộng chung làm điểm cuối cùng.

 

doc 52 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1589Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương 3: Phần mềm trình chiếu môn Tin học quyển 4 trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng đề cương cho một dự án
Một bản dự án có các phần chính như sau:
TÊN DỰ ÁN
I. Tổng quan
1. Tóm tắt dự án: Giới thiệu tổng quan về dự án, mục tiêu của dự án.
2. Tóm lược dự án: Cấp lớp, môn học liên quan và chủ đề của dự án.
3. Các kĩ năng tư duy bậc cao: Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phân tích, thuyết phục,
4. Bài học chủ yếu
5. Thời gian cần thiết cho toàn bộ dự án
6. Bối cảnh thực hiện dự án
II. Bộ câu hỏi định hướng
1. Câu hỏi khái quát
2. Câu hỏi bài học
3. Câu hỏi nội dung
III. Quá trình đánh giá
1. Lịch trình đánh giá cho dự án
2. Kế hoạch đánh giá cho dự án
IV. Các bước tiến hành bài dạy
V. Sản phẩm
2.1.6. Đánh giá dự án.
Các yêu cầu bắt buộc phải đạt được với một dự án
Dự án phải gắn với nội dung dạy học của chương trình.
Dự án phải gắn với thực tiễn đời sống.
Thiết kế được các hoạt động (việc làm) cụ thể cho người học.
Qua hoạt động của dự án người học tiếp thu được kiến thức của môn học.
Có tính khả thi (phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của người học).
Có các sản phẩm cụ thể.
Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá một dự án, có thể dựa vào 10 tiêu chí trong bảng dưới đây. Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 đến 5. Dự án đạt loại tốt khi có tổng điểm từ 40-50; khá: 30-40; đạt: 25-30; không đạt: dưới 25.
STT
Tiêu chí
Điểm
Ghi chú
1
2
3
4
5
1
Những kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án.
2
Lượng kiến thức gắn với môn học trong DA
3
Tạo điều kiện cho mọi thành viên tham gia.
4
Chỉ rõ những công việc người học cần làm.
5
Tính hấp dẫn với người học của dự án.
6
Phù hợp với điều kiện thực tế. 
7
Phù hợp với năng lực của người học.
8
Áp dụng công nghệ thông tin.
9
Sản phẩm có tính khoa học.
10
Sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực.
Tổng điểm
Một dự án tốt
Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học.
Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi của chương trình.
Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của người học.
Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện công việc có chất lượng tốt.
Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận những vai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm.
Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học. Người học có điều kiện để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người học. Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và luôn được rà soátnhiều lần.
Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua báo cáo và sản phẩm.
Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
Dự án có sự tham gia của công nghệ hiện đại. Người học được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
2.1.7. Chấm điểm các dự án
Chấm điểm là một phần công việc thường ngày của giáo viên. Trong các lớp học truyền thống, điểm số thường chỉ là phép cộng đơn giản để tính toán việc xếp hạng giữa các học sinh.
Tuy nhiên, trong một số lớp học dự án, điểm số có thể phản ánh kết quả học tập của học sinh trên một phạm vi rộng hơn rất nhiều, dựa vào sự đánh giá sản phẩm cuối cùng.
Tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm
GV dựa vào các công cụ đánh giá như: Nhật ký học tập, bản tự đánh giá, phiếu đánh giá để đánh giá và cho điểm HS.
Điểm của nhóm
Việc chấm điểm cá nhân đối với các dự án mà HS làm việc theo nhóm là một thách thức lớn đối với giáo viên dạy học dự án. Có ba chiến lược có thể áp dụng trong trường hợp này:
Điểm số riêng dựa trên sự đóng góp: Chia dự án thành các nhiệm vụ rõ ràng và chấm điểm từng học sinh chỉ dựa trên nhiệm vụ mà HS đó được giao.
Điểm chung của cả nhóm: Cho điểm riêng từng học sinh trong khi thực hiện dự án, nhưng tất cả thành viên của nhóm sẽ có điểm số giống nhau là điểm của toàn dự án.
Kết hợp của hai loại trên: Điểm dự án cuối cùng gồm hai thành phần: điểm của cả nhóm và điểm số riêng dựa vào sự đóng góp của từng thành viên vào dự án. Sau đó hai điểm này được cộng chung làm điểm cuối cùng.
Điểm tiến trình
Sử dụng điểm tiến trình để chấm điểm các kỹ năng như cộng tác, tự định hướng và tư duy.
Tổng hợp các dữ liệu đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh thành dạng điểm số. Đó là điểm tiến trình của mỗi học sinh. Có thể cộng điểm này vào điểm cuối cùng của dự án, hoặc cho một cột điểm riêng.
2.2. Thiết kế dự án cụ thể vào Phần IV - Soạn thảo văn bản trong môn Tin học quyển 1 ở trường THCS Ngọc Lương
	2.2.1. Tổng quan
Tóm tắt dự án
Tên dự án “TÔI YÊU VIỆT NAM”.
Mục tiêu:
 HS tìm hiểu những nét đặc trưng và sự khác biệt về nền văn hóa giữa các vùng miền trên đất nước Việt Nam thể hiện qua: giao tiếp, ẩm thực, thời trang, thị hiếu thẩm mĩ, ngôn ngữ, dân số và các phong tục tập quán khác.
 HS ứng dụng các kiến thức chương III về soạn thảo văn bản để thiết kế một tập san giới thiệu về các nền văn hóa mà HS đã tìm hiểu được.
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word và các công cụ soạn thảo văn bản.
Tóm lược 
Ứng dụng với lớp 6A1
Môn học: Tin học, văn học, lịch sử, địa lý và các kiến thức xã hội.
Chủ đề: Các nền văn hóa Việt.
Các kĩ năng tư duy bậc cao
Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng thuyết phục, thuyết trình.
Kĩ năng chủ động sáng tạo.
Kĩ năng phân tích, tổng hợp.
Kĩ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm. 
Bài học chủ yếu
Các khía cạnh văn hóa của các miền thể hiện qua giao tiếp, ẩm thực, thời trang, thị hiếu thẩm mĩ, ngôn ngữ và các phong tục tập quán khác.
Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản, tạo và làm việc với bảng, sử dụng thành thạo một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
Thời gian cần thiết
16 tuần : Mỗi tuần 2 tiết.
Bối cảnh
Trong lớp học và trong phòng máy có kết nối mạng.
2.2.2. Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
1. Tin học cung cấp cho chúng ta những lợi ích gì?
2. Làm thế nào để ứng dụng tin học vào trong học tập, làm việc và đời sống hàng ngày?
3. Làm thế nào để có thể tạo ra được một tập san “Tôi Yêu Việt Nam” bằng việc soạn thảo văn bản trên máy tính?
Bài 14. Làm quen với hệ soạn thảo văn bản
Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều việc liên quan đến việc lập báo cáo, hóa đơn, công văn,... Đó chính là soạn thảo văn bản. Vậy làm thể nào để tạo ra những văn bản đó trên máy tính?
 Hệ soạn thảo văn bản là gì? Và nó có những chức năng chung gì?
Hãy nêu cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word nhanh nhất?
Phân biệt thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, các thanh công cụ trên màn hình?
Hãy trình bàu các bước tạo một văn bản, nhập văn bản, mở một văn bản đã có, lưu văn bản và kết thúc văn bản?
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
Làm thế nào để tạo ra một văn bản bằng hệ soạn thảo văn bản Microsoft word?
1. Hãy nêu các thành phần cơ bản của văn bản?
2. Một số quy ước trong hệ soạn thảo văn bản?
3. Có mấy kiểu để gõ chữ Việt?
4. Hãy gõ đoạn văn bản sau :
HỒ HOÀN KIẾM
 Xưa kia, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ xanh suốt bốn mùa. Thế kỉ XV hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm).
Dự án
Hãy sử dụng hệ soạn thảo văn bản Microsoft word để gõ văn bản.
Bài 15. Chỉnh sửa văn bản
1. Hãy nêu các bước xóa và chèn them văn bản? Phân biệt chức năng của phím Delete và phím Backspace trong văn bản?
2. Để chọn một phần văn bản ta phải làm như thế nào?
3. Hãy nêu các bước để sao chép và di chuyển văn bản?
4. Để khôi phục lại thao tác trước đó ta sử dụng nút lệnh gì? Các bước khôi phục?
Dự án
Sử dụng các phím Delete và phím Backspace, các thao tác sao chép và di chuyển văn bản để chỉnh sửa nội dung hoặc thay đổi thứ tự nội dung của dự án sao cho phù hợp
Bài 16. Định dạng văn bản
Bài 17. Định dạng đoạn văn bản
Để có một văn bản đẹp hơn, có bố cục rõ ràng và dễ thấy được những nội dung quan trọng, ta phải định dạng văn bản. Vậy văn bản đó được định dạng như thế nào?
Làm thế nào để định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
2. Hãy kể những khả năng định dạng kí tự?
3. Hãy kể những khả năng định dạng đoạn văn bản. Về nguyên tắc có thể xóa một đoạn văn bản mà không cần chọn đoạn văn bản đó được không?
4. Hãy chỉ ra các cách định dạng font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ trong văn bản? 
5. Muốn thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn, ta phải làm như thế nào?
6. Hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph?
Dự án:
1. Hãy gõ và định dạng đoạn văn bản với chuẩn sau:
+ Tên đề tài ở chế độ căn giữa, in hoa, in đậm, cỡ chữ 18.
+ Thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản: 0.5pt
+ Khoảng cách giữa đoạn văn trước và sau là 0pt và 6pt.
+ Khoảng cách giữa các dòng 1,5pt.
+ Font chữ là Time New Roman, cỡ chữ 14.
Bài 18. Trình bày trang văn bản và in
1. Một văn bản đã được trình bày với trang nằm ngang. Em có thể đặt lại văn bản đó theo hướng trang đứng được không? Nếu được thì cần thực hiện các thao tác nào?
2. Hãy nêu các bước để cài đặt lề cho một trang văn bản? Nêu sự khác biệt của lề trang và lề đoạn văn?
3. Có những cách nào để in một trang văn bản trong một tệp văn bản có nhiều trang?
4. Nêu ưu và nhược điểm khi sử dụng nút lệnh để ra lệnh in.
Dự án
1. Hãy đặt lề trang theo chuẩn sau: Vị trí lề trên là 20mm; Lề dưới là 20mm; Lề trái là 30mm; Lề phải là 15mm
2. Làm cách nào để đưa bài trình bày của nhóm ra giấy A4 và theo hướng trang đứng (Portait)? 
Bài 19. Tìm kiếm và thay thế
1. Tại sao phải tìm kiếm và thay thế 1 từ hoặc cụm từ khi ta gõ văn bản? 
2. Các thao tác để tìm kiếm và thay thế trong Word như thế nào?
Hãy gõ đoạn văn bản sau và tìm từ “Hoàn Kiếm” sau đó thay thế từ này bằng “hoàn kiếm” :
HỒ HOÀN KIẾM
 Xưa kia, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ xanh suốt bốn mùa. Thế kỉ XV hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm).
Bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa
Hình ảnh minh hoạ thường được dùng trong văn bản và làm cho nội dung văn bản trực quan, sinh động hơn. Vậy làm thể nào để chèn hình ảnh vào văn bản?
1. Hình ảnh được chèn vào văn bản với mục đích gì?
2. Nêu các bước cơ bản để chèn hình ảnh từ một tệp đồ họa vào văn bản?
3. Hãy cho biết những kiểu bố trí hình ảnh trên văn bản? Thao tác để thay đổi cách bố trí hình ảnh?
Dự án
Hãy chèn các hình ảnh, video minh họa về nền văn hóa của các vùng theo chủ đề của mỗi nhóm và bố trí hình ánh trong văn bản sao cho đẹp mắt và hợp lí?
Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng
Trong nhà trường, việc lập lên bảng thời khóa biểu rất phổ biến, vậy làm sao để tạo được một bảng như thế?
1. Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện?
2. Khi nào thì cần tách hay gộp các ô của bảng? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp?
3. Nêu một số ví dụ văn bản dùng bảng?
Dự án
1. Hãy lập bảng thông tin về dân số, diện tích các tỉnh của mỗi miền?
2. Lập bảng so sánh giữa các vùng trên đất nước Việt Nam?
3. Hãy lập phiếu điều tra và nhật kí học tập cá nhân?
2.2.3. Quá trình đánh giá
Xem xét làm thế nào để đánh giá tiến trình học sinh là trung tâm được thực hiện trong bài học. Những kế hoạch đánh giá này sẽ giúp học sinh và giáo viên đạt được mục đích: giám sát tiến trình của học sinh, cung cấp những phản hồi, đánh giá về mặt tư duy, tiến trình cũng như bài trình diễn và sản phẩm; và cả sự tác động lên việc tiếp thu của học sinh thông qua quá trình học.
Chấm điểm dự án bao gồm: 
- Điểm chung cho dự án; 
- Điểm riêng cho HS.
Lịch trình đánh giá cho dự án
Trước khi dự án bắt đầu
HS làm việc dựa trên dự án và hoàn tất các nhiệm vụ.
Sau dự án
Động não.
Các ghi chép của GV.
- Nhật kí học tập.
- Bản kiểm mục cộng tác dựa trên quan sát của GV.
- Tự đánh giá bằng bản kiểm mục cộng tác.
- Bản tiêu chí đánh giá dự án
- Tiêu chí đánh giá của GV.
- Bản tiêu chí đánh giá dự án.
- Phản hồi
Kế hoạch đánh giá cho dự án
Công cụ đánh giá
Mục tiêu và quy trình đánh giá
Động não
Cho HS thảo luận về những kiến thức mà các em có được khi muốn thiết kế một tập san về văn hóa của các vùng miền. Do đó, GV sẽ biết được mức độ sẵn sàng của HS để lên kế hoạch những gì sẽ dạy.
Các ghi chép của GV
Sử dụng các ghi chú từ việc quan sát các hoạt động của HS, theo dõi sự tiến bộ, đưa ra phản hồi và điều chỉnh việc hướng dẫn.
Nhật kí học tập môn Tin
HS sẽ viết vào bảng nhật ký học tập những gì mình làm được, sau đó GV sẽ sử dụng những thông tin này để lên kế hoạch hướng dẫn.
Họp nhóm
Học sinh dùng bản tiêu chí đánh giá để tự đánh giá dự án của các em. Giáo viên cũng dùng chính bản tiêu chí này để đánh giá các bài trình bày cuối cùng.
Bảng kiểm mục cộng tác dựa trên quan sát của GV
GV sẽ dùng bản kiểm mục quan sát để đánh giá kỹ năng cộng tác trong suốt dự án. GV sẽ dùng thông tin này để lên kế hoạch hướng dẫn tương ứng với những kỹ năng cộng tác khác nhau và để có thể đưa ra ý kiến phản hồi cho từng cá nhân, từ đó các em có thể đặt ra mục tiêu học tập và điều chỉnh tiến bộ của bản thân.
Tự đánh giá bằng bản kiểm mục cộng tác
Vào những thời điểm khác nhau trong suốt dự án, HS sẽ điền vào bản kiểm mục cộng tác để đánh giá kỹ năng công tác của các em. Các em sẽ dùng thông tin này để đặt ra mục tiêu cho những dự án tương lai.
Bản tiêu chí đánh giá dự án
HS sẽ dùng bản đánh giá tiêu chí dự án để tự mình đánh giá và đánh giá theo cặp xem dự án của các em đã đạt được mức nào căn cứ vào các tiêu chí. Bên cạnh đó, GV sẽ dùng bản tiêu chí đánh giá vào cuối dự án để cho điểm.
Phản hồi
Vào cuối dự án, HS sẽ viết một bài phản hồi về việc học Tin và ứng dụng Chương III vào việc thiết kế dự án. Trong bài phản hồi, các em sẽ thảo luận xem mình đã thực hiện được những mục tiêu đề ra đến mức độ nào, rút kinh nghiệm và đề ra những mục tiêu mới cho dự án kế tiếp.
2.2.4. Các bước tiến hành bài dạy
Tuần
Buổi
Giáo viên
Học sinh
Trước dự án
Tuần 1
Khởi động
dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên lớp)
- Giới thiệu chung sơ bộ về dự án: “TÔI YÊU VIỆT NAM”.
- Chia lớp thành 6 nhóm (Dựa theo đối tượng HS, vị trí địa lí để đảm bảo trong một nhóm có HS giỏi và HS yếu). Lập các nhóm dự án. 
- Nhận thông tin về nhóm từ HS. Nếu đề tài các nhóm trùng nhau thì GV cho các nhóm tiến hành bốc thăm chọn đề tài.
- HS tiến hành nhận nhóm và nộp lại cho GV thông tin về nhóm bao gồm: danh sách thành viên trong nhóm, nhóm trưởng, tên đề tài là tên đề tài là vùng miền mà nhóm muốn tìm hiểu.
HS có thể chọn một trong các vùng miền sau để tìm hiểu:
1. Đồng Bằng Sông Hồng
2. Tây Bắc Bộ
3. Đông Bắc Bộ
4. Nam Trung Bộ
5. Tây Nguyên
6. Đồng Bằng Sông Cửu Long
Buổi 2
(Thực hiện trên phòng máy)
Hướng dẫn cho HS phương pháp làm việc nhóm hiệu quả. (GV có thể đưa ra cho HS biết 8 nguyên tắc vàng để làm việc nhóm hiệu quả) (1)
+ Chọn nhóm trưởng; (các tiêu chí chọn nhóm trưởng)
+ Quản lí thời gian: Bầu ra một thành viên làm nhiệm vụ giám sát thời gian cho cả nhóm để đảm bảo thực hiện dự án trong khoảng thời gian cho phép.
+ Phân công công việc: Chẳng hạn dùng bản đồ mindmap chia tổng thời gian có thành nhiều đơn vị thời gian nhỏ hơn (các tuần hay các tiết học), mỗi nhánh của bản đồ ứng với một lượng thời gian nhất định là một công việc cụ thể do thành viên trong nhóm đảm nhiệm.
- Hướng dẫn HS về “Bản kiểm mục cộng tác” và cách sử dụng nhật kí học tập.
- HS thảo luận những ưu - nhược điểm khi làm việc nhóm.
- Chuẩn bị nhật kí học tập và bản tự đánh giá và bản kiểm mục cộng tác để đánh giá kế hoạch dự án của mình và thực hiện các điều chỉnh.
Tuần 2
Chuẩn bị dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên phòng máy)
- Đưa ra bộ câu hỏi định hướng và yêu cầu HS thảo luận. (Từ bài 13 đến bài 18)
- Động não và thảo luận các câu hỏi định hướng.
Buổi 2
(Thực hiện trên phòng máy)
- Thảo luận tiếp phần còn lại của bộ câu hỏi định hướng (Từ bài 19 đến bài 21)
- Giới thiệu cách đánh giá dự án: Đưa ra các tiêu chí đánh giá để HS có thể dựa vào đó để triển khai công việc. 
- Động não và thảo luận các câu hỏi định hướng.
Tuần 3
Chuẩn bị dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên phòng máy)
- Giới thiệu một số kiến thức cần thiết: Phần mềm soạn thảo văn bản (khởi động phần mềm, các thanh công cụ và chức năng của nó, thoát khỏi phần mềm), cách gõ chữ tiếng Việt trên máy tính (chế độ chèn, chế độ đè, in hoa, thường, in nghiên), một số quy ước trong việc gõ văn bản (dấu chấm, dấu phẩy, dấu cách,).
Thực hành gõ từ khóa: “TÔI YÊU VIỆT NAM ”
- HS tiếp thu kiến thức, bổ sung kiến thức đã tiếp thu vào nhật kí học tập
- Thực hành gõ từ khóa đó trên máy tính.
Buổi 2
(Thực hiện trên phòng máy)
- Phát cho HS phiếu câu hỏi chứa các từ khóa, đoạn văn bản ngắn để HS thực hành thảo luận.
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch cho toàn bộ dự án và yêu cầu nộp vào tuần sau.
- Gõ một số đoạn văn bản trong phiếu câu hỏi.
- Nhóm trưởng lập bản phân công công việc của từng thành viên và lập bản kế hoạch cho toàn bộ dự án.
- Lên kế hoạch chi tiết của nhóm trong tuần sau.
Trong dự án
Tuần 4 
Tiến hành dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên phòng máy)
- Hướng dẫn HS cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên các website hoặc tài liệu tin cậy: sử dụng các trang web uy tín (như Wikipedia,tailieu.vn ).
- Hướng dẫn HS cách tải các tài liệu, tranh ảnh, video trên mạng Internet vào máy tính.
- Yêu cầu HS tạo một thư mục bao gồm:
+ Thư mục chứa tài liệu tham khảo
+ Tệp tin dạng .doc chứa bài của nhóm mình
- Tìm kiếm thông tin bằng các nguồn khác nhau như sách báo, internet, điều tra phỏng vấn, khảo sát dưới sự gợi ý của GV.
- Thực hiện thao tác lấy dữ liệu trên mạng Internet
- Thực hành tạo thư mục
Buổi 2
(Thực hiện trên phòng máy)
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác mở, lưu văn bản theo nhiều cách khác nhau.
- Hướng dẫn HS đặt ra các câu hỏi khảo sát: Ví dụ như vùng Đồng Bằng Sông Hồng có những đặc sản nổi tiếng nào? Gợi ý HS có thể tham khảo những nhận xét người nước ngoài về vùng miền đó của Việt Nam.
- Theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm thông qua bản kế hoạch dự án. 
- Kiểm tra bản kiểm mục cộng tác để theo dõi kĩ năng cộng tác khi các em làm việc cùng nhau.
- Lên kế hoạch hướng dẫn HS làm tập san.
- Theo dõi giáo viên làm trên máy chiếu. 
- Thực hành các thao tác mở và lưu văn bản.
Thực hành lập phiếu điều tra trên máy tính.
- Phát phiếu điều tra cho HS trong trường.
- Từng cá nhân viết nhật kí học tập về những kiến thức thu được thu được sau khi khảo sát và thảo luận (kiến thức tin học, kiến thức xã hội và các kĩ năng thu được).
- HS theo dõi bản kiểm mục kế hoạch dự án để thực hiện các điều chỉnh.
- Nộp bản kế hoạch toàn bộ dự án cho GV.
Tuần 5
Tiến hành dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên phòng máy)
- GV hướng dẫn HS cách lập bảng tổng hợp kết quả khảo sát thu được (theo form) và cách lưu bảng tổng hợp kết quả khảo sát để không bị mất dữ liệu khi tắt máy. 
- Hướng dẫn HS lập bảng biểu tóm tắt thông tin về vùng miền nhóm mình tìm hiểu: vị trí địa lí, dân số, diện tích, dân tộc, tôn giáo, khí hậu.
- Tổng hợp kết quả thu được dưới dạng bảng (các lớp ứng với các khối và mức độ hiểu biết về văn hóa các miền).
- HS thảo luận và thực hành theo yêu cầu của GV.
Buổi 2
(Thực hiện trong phòng máy)
- Theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm thông qua bản kế hoạch dự án chi tiết theo tuần. 
- Kiểm tra bản kiểm mục cộng tác để theo dõi kĩ năng cộng tác khi các em làm việc cùng nhau.
- Họp các nhóm để giải quyết các thắc mắc của HS, đánh giá tiến bộ của từng em trong tuần.
- Viết nhật ký học tập về những kiến thức thu được.
- Nhóm trưởng lập bản kế hoạch chi tiết của nhóm trong tuần sau.
Tuần 6
Tiếp tục tiến hành dự án
Buổi 1
(Thực hiện trên phòng máy)
- Dựa vào bản kế hoạch tuần và nhật kí học tập của từng HS để theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên và các nhóm. 
- Hỗ trợ, định hướng cho HS khi cần thiết.
- Hướng dẫn học sinh cách soạn thảo nội dung tập san (phần nội dung văn hóa miền mà nhóm HS tìm hiểu): trả lời các câu hỏi của HS. 
Phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận.
 Hãy gõ và định dạng đoạn văn bản với chuẩn sau:
+ Tên đề tài ở chế độ căn giữa, in hoa, in đậm, cỡ chữ 18.
+ Khoảng cách giữa đoạn văn trước và sau là 0pt và 6pt.
+ Khoảng cách giữa các dòng 1,5pt.
+ Vị trí lề trái là 1,2pt; lề phải là 1,3pt 
+ Font chữ là Time New Roman, cỡ chữ 14.
- Họp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_vao_chuong_3_ph.doc