SKKN Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 8, 9 - THCS

SKKN Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 8, 9 - THCS

Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:

Nếu “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn như lời hiệu triệu làm bừng lên hào khí của cả dân tộc trước họa ngoại xâm, làm cho đại bộ phận tướng sĩ tự xăm vào cánh tay hai chữ: “Sát Thát” đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, quyết tâm sắt đá chống giặc Mông Nguyên, thì Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lời “hịch” của hai vị Anh hùng dân tộc tuy ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng đều mang điểm chung là có giá trị, ý nghĩa to lớn, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong những tình huống khó khăn, ác liệt của dân tộc trước sự xâm lăng của kẻ thù:

* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng là áng hùng văn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài chín năm kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ. Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hịch của non sông đất nước cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1874Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 8, 9 - THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
- Trong nhà trường với đặc trưng môn học là khoa học xã hội và nhân văn, với tính giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thành nhân cách cho HS.
- Nội dung sách giáo khoa với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh ở học sinh THCS có rất nhiều bài có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách của Bác.
          b.2. Phương pháp
          Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ  đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
b.3. Nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS
           Căn cứ vào chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cụ thể các bài học trong SGK. Trong chương trình Ngữ văn THCS tổng số có 24 bài học cụ thể có thể tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể:
STT
Lớp
Tên bài học
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
8
8
8
8
8
8
8
8
8
9
9
9
9
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
Đập đá ở Côn lôn (Phan Châu Trinh)
Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Đi đường (Hồ Chí Minh)
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G. Mác- két)
Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
b.4. Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập Ngữ văn
b.4.1/Giáo dục tư tưởng HCM không phải đưa thêm thông tin, kiến thức để làm nặng nội dung, mà vẫn đảm bảo nội dung và đặc trưng môn học.
- Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn (không biến giờ Văn thành giờ kể chuyện đạo đức, dạy đạo đức HCM).
- Sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng HCM.
Không thể lấy việc giảng giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn, mà phải tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
b.4.2/ Giáo dục tư tưởng HCM dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn Ngữ văn ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữ văn, gây ra gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm và mục tiêu của bài học.
b.4.3/ Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học.
- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
b.5/Cách tiến hành
 b.5.1/ Sự chuẩn bị của giáo viên
 Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy, Dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được“tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
b.5.2/Tiến hành lồng ghép trong giờ học 
 Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nới của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh.
	 b.5.2.1/ Khi dạy bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) “Đập đá ở Côn Lôn”( Phan Châu Trinh)(Ngữ văn lớp 8)
Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc của Bác, khi dạy phần Giới thiệu tác giả, tác phẩm Giáo viên tích hợp về HCM: Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường quốc học ở Huế Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học sau đó Người vào Bến cảng nhà Rồng để ra nước ngoài tìm đường cứu nước 
 Hoặc để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài Gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết . Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta . “Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi?” Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.
Phần liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng trong thời gian bị tù đày, GV có thể liên hệ HCM trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch qua các bài thơ trích “Nhật kí trong tù” của Bác để thấy được sự gặp gỡ của những người anh hùng về lòng yêu nước, tinh thần hi sinh tất cả cho lí tưởng độc lập dân tộc, phong thái ung dung tự tại khi bị giam cầm hay đối mặt với hiểm nguy.
 	b. 5.2.2/ Khi dạy bài Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) (Ngữ văn lớp 8):
So sánh với một số bài thơ của Bác để thấy được sự giống nhau và khác nhau trong việc thể hiện tình yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc giữa hai tác giả.
- Thơ Bác thể hiện tình yêu nước và sự lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng.
GV có thể tham khảo thêm những ý sau: Vượt qua tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến, tư sản.
- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái quốc”, chống Pháp, giúp vua (Cần Vương), để đi đến quan niệm mới: dân là dân nước, nước là nước dân.
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân thất bại của chủ trương cứu nước dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước “cùng máu đỏ da vàng”, do Phan bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong “Phong trào Đông Du” tiến hành.
Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung ở chủ nghĩa Tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên, sau này người đã chắt lọc những nhân tố hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn Trung Sơn. Nhưng qua việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đến phương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tư tưởng yêu nước và con đường cứu nước đó.
b.5.2.3/ Khi dạy bài Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)
 Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
* Phần phân tích: GV gợi nhớ đến mạch cảm xúc trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc”(1947)
 “ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
 Vượn hót chim ca suốt cả ngày
 Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
 Rượu ngọt chè tươi mặc sức say”
+ “Bàn đá chông chênh” Không chỉ nói về bàn đá làm việc khó khăn mà còn ẩn dụ nói về muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta.
+ Bác Hồ đang dịch lịch sử ĐCS Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời chính là đang xoay chuyển lịch sử VN nơi “đầu nguồn”.
+ Cuộc đời cách mạng thật là sang: Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm Cách mạng. Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như của ẩn sĩ xưa mà đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa nước, nay được trở về sống giữa lòng đất nước:
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”
“ Ba mươi năm ấy chân không mỏi
 Mà đến bây giờ mới tới nơi”
Đặc biệt lúc này Bác còn vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Vì thế những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì. Thậm chí, tất cả những “hang“ tối “cháo bẹ,” kia không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời Cách mạng.
* Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
? Hãy cho biết “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau?
+ Khác: Nguyễn Trãi cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội muốn “Lánh đục tìm trong” tự an ủi bằng cuộc sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng không thể không gọi là tiêu cực.
 	Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời Cách mạng của người. Vì vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ.
? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh ?
+ Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
+ Tinh thần Cách mạng bền bỉ.
+ Lạc quan trong cách sống.
b.5.2.4/ Khi dạy bài “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)
* Phần tổng kết: GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
? Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ntn?
+ Với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau. Qua đó người tù Cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,  của chế độ nhà tù khủng khiếp. Bất chấp tất cả Bác thả hồn mình đến giao hòa với thiên nhiên. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó là một tinh thần thép: 
 “Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao
 Muốn nên sự nghiệp lớn
 Tinh thần càng phải cao”
? Kể tên những bài thơ viết về trăng của Bác mà em biết. Cuộc “Ngắm trăng” trong bài vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
+ GV gợi ý: Ngắm trăng (Nhật kí trong tù), Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận,sáng tác ở chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp. Ánh trăng ở mỗi bài thơ của Bác mỗi khác nhưng tất cả đều cho thấy Bác Hồ có một tâm hồn nghệ sĩ, luôn mở ra giao hòa với trăng, một biểu tượng của cái đẹp tuyệt vời vĩnh cửu của vũ trụ, 
b.5.2.5/ Khi dạy bài Đi đường (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8): Qua việc phân tích, lồng ghép giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
GV bình : Từ tư thế con người bị đày đọa đến kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng, người đi đường cực khổ ấy bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp  Từ đó gợi ra hình ảnh con đường Cách mạng và hình ảnh con người ung dungcòn là hình ảnh chiến sĩ đứng trên đỉnh cao vòi vọi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh.
b.5.2/6. Khi dạy bài Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) (Ngữ văn lớp 8): Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng HCM.
GV tham khảo ý sau: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam
 - Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.
- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất  công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
b.5.2/7. Khi dạy bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Ngữ văn lớp 8): Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của HCM.
* Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
Nếu “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn như lời hiệu triệu làm bừng lên hào khí của cả dân tộc trước họa ngoại xâm, làm cho đại bộ phận tướng sĩ tự xăm vào cánh tay hai chữ: “Sát Thát” đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, quyết tâm sắt đá chống giặc Mông Nguyên, thì Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lời “hịch” của hai vị Anh hùng dân tộc tuy ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng đều mang điểm chung là có giá trị, ý nghĩa to lớn, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong những tình huống khó khăn, ác liệt của dân tộc trước sự xâm lăng của kẻ thù:
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng là áng hùng văn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài chín năm kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ. Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hịch của non sông đất nước cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”...
"Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chiq tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
* Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, thực hiện một khẩu hiệu:
 Toàn dân kháng chiến,
 Toàn diện kháng chiến.
 Trong thi đua ái quốc, chúng ta:
 Vừa kháng chiến,
 Vừa kiến quốc.
Trong lời kêu gọi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày quan điểm “chiến tranh toàn dân” một cách vô cùng giản dị và hào hùng. Có thể nói, nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn dân”.
.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
b.5.2/8. Khi dạy bài Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc(Ngữ văn lớp 8): 
* Phần tác giả, tác phẩm: GV có thể hỏi và cung cấp thêm thông tin nhằm khơi dậy niềm hứng thú của học sinh , từ đó liên hệ để giáo dục:
 Những năm 20 của thế kỉ 20 là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến sĩ cộng sản kiên cường NAQ. Trong những hoạt động Cách mạng ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đấu tranh. NAQ đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với người dân thuộc địa. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng HCM. 
b.5.2/9. Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) (Ngữ văn lớp 9): Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống - hiện đại, phương Đông – phương Tây, dân tộc – nhân loại. Lối sống giản dị, thanh cao. Vốn kiến thức của Người rất phong phú, sâu rộng.
GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục một trong những nội dung sau:
? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải qua hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm Cách mạng. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu.
.	- Làm nhiều nghề khác nhau để học hỏi qua thực tế cuộc sống.
“ Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
 Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá.
Và sương mù thành Luân Đôn Ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữ đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
(Chế Lan Viên)
- Đi đến đâu, Người tìm hiểu đến đó, học hỏi mọi người để tích lũy kiến thức.
? Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh cho các bạn nghe về nơi ở và nơi làm việc của Bác ?
+ Ngôi nhà nhỏ với ao cá, vài căn phòng vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi họp Bộ chính trị.
+ Đồ đạc sinh hoạt cũng đơ sơ (Nó khác xa với nhiều “cung điện” lộng lẫy của nhiều nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới)
+ Trang phục áo nâu, dép lốp.
+ Ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..)
? Qua cách thuyết minh của bạn, em cảm nhận như thế nào về phong cách sống của Người ?
+ Ngạc nhiên, khâm phục trong lối sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao của Người. 
? Lối sống giản dị, thanh đạm của Người gợi cho em liên tưởng đến vị hiền triết nào trong lịch sử ?
- Cách sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” 
 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 “Côn sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm” 
 (Nguyễn Trãi)
? Tại sao tác giả lại so sánh cách sống của Bác với Nguyễn Trãi hoặc Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Cách so sánh ấy cho thấy Người rất phương đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần của dân tộc. Đây là ba nhân cách lớn, ba nhà văn hóa có lối sống thanh cao vừa hết sức giản dị.
? Ở Bác có điều gì giống và khác với các vị danh nho xưa?
+ Điểm giống : giản dị - thanh cao
+ Khác :
 - Chí sĩ Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhà nho tiết tháo khi xã hội rối ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong lánh đời, ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên tự tại,...
 - Hồ Chí Minh chiến sĩ cộng sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ với nhân dân làm Cách mạng.
? Đây có phải là lối sống khắc khổ tự đày đoạ mình hay thần thánh hoá với đời ?
+ Không phải lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó hoặc tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời khác người:
 “Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế, kém gì ti

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Ngu van - Nguyen Thi Hoai Suong - Buon Trap.doc