SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh ở trường THCS

SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh ở trường THCS

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

 Bài tập thể lực là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luật giáo dục tốt nhất, là những hạot động nhằm tác động tốt đến bản thân con người và dựa trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Tập luyện các bài tập TDTT bằng trò chơi vận động đối với học sinh THCS là một trong những hình thức tập luyện có hiệu quả nhất nhằm sự hoạt động của các cơ quan cảm thụ bản thể thông qua sự họat động của hệ thần kinh, tim mạch tạo ra sự sảng khoái, hoạt động dễ dàng cho cơ thể, như vậy là sức khỏe được tăng cường.

 Đối với Giáo viên:

 Muốn chọn được trò chơi đúng mong muốn, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn, địa điểm sẽ tổ chức chơi, cơ sở vật chất liên quan đến trò chơi.

 Để đạt được các tồ chất thể lực chung, cần xác định thông qua hệ thống chỉ tiêu thành tích để lựa chọn một số trò chơi tương ứng cho phù hợp như:

 - Các trò chơi nhằm phát triển tố chất sức nhanh gồm: Làm theo lời tôi, mèo đuổi chuột, người cuối cùng, chạy tiếp sức, chạy tốc độ cao

 - Các trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh gồm: chọi gà, nhảy cừu, lò cò tiếp sức, bật xa tiếp sức

Đối với Học sinh:

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể để hoàn thành xuất sắc các trò chơi

nhằm phát triển tố chất thể lực cho các em đựợc thể hiện trong các tiêt học.

 

doc 12 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục chủ nghĩa xã hội, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hòa đặc biệt hoạt động thể dục, thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác.
	Vì vậy mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn TDTT mang tính bản sắc dân tộc. Kinh ngiệm các nước phát triển cho thấy rằng “ Truyền thống dân tộc là một trong nhữn động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước” TDTT là một lĩnh vực của nền văn hóa vì vậy nó cũng mang tình dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân tộc như: Vật, đua thuyền, đánh đu, vẫn tồn tại và một trong những nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội dân tộc.
	Ngày nay nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khỏe cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khỏe con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khỏe mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước, TDTT ngày nay phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
	Bên cạnh những bài tập điền kinh thì các bài tập trò chơi vận động cũng được đưa vào trong giờ học TDTT các trường THCS, THPT
	Trò chơi vận động nhằm vui chơi giả trí giáo dục và giáo dưỡng con người phát triển toàn diện do vây trò chơi vận động cũng là một nội dung học tập, đồng thời là phương pháp, phương tiện rèn luyện sức khỏe. Giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao, được trẻ em yêu thích, hầu hết các trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất đã mang tính mục đích rõ ràng. Trong quá trình chơi trò chơi học sinh tiếp sức với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể mức độ cao, tập thể có nhiệm vụ động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể được hình thành trong quá trình chơi, xây dựng cho các em tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sự sáng tạo để hình thành với chất lượng cao nhất.
	Trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ trong độ tuổi cấp THCS là vô cùng cần thiết và chiếm vị trí quan trọng vì lứa tuổi này là quá trình thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em rất hiếu động, do vậy quá trình phát triển thể lực cho các em sử dụng bài tập đa dạng với các hình thức tập luyện phong phú các nhà khoa học cho rằng “ Khi phát triển thành tích đỉnh cao phải có trình độ học tập tốt muốn có thể lực tốt chỉ có một con đường là thông qua quá trình rèn luyện lâu dài, lên tục có hệ thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất thể lực phát triển tốt, song mỗi tố chất thể lực mang tính đặc trưng “Nhanh – mạnh – bền – khéo léo” đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các môn TDTT.
	Phát triển thể thao đối với trẻ em được đặc biệt coi trọng bởi nó là nền tảng cho việc tăng cường sức khỏe và giáo dục đối với thế hệ trẻ. 
	Đối với các em muôn đạt được thành tích thể thao cần phải xây dựng nội dung các buổi tập thể lực, nội dung tập luyện là quá trình chuẩn bị về mặt thể lực, kỷ thuật, chiến thuật, dạo đức, ý trí, tâm lí, tất cả các mặt chuẩn bị này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo một quá trình hoàn thiện cho các em thông qua các phương tiện, phương pháp giảng dạy và các hình thức khác của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu. Việc giáo dục các chức năng thể chất và các thuộc tính của nó có lên quan đến các tố chất thể lực ở lứa tuổi học sinh nhằm thúc đẩy sự thể hiện và phát triển một cách đầy đủ, các năg lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nắm vững những kỷ năng, kỷ xảo vận động, phát triển khả năng thích ứng cao đối với lượng vận động của các hệ thống cơ thể. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC, SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS” 
	Với đề rài trên tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc giảng dạy và huấn luyện một số trò chơi vận động đã được lựa chọn nhằm mục đích nâng cao tố chất thể lực cho các em học sinh ở trường THCS.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu. 
	Thông qua việc ứng dụng một số bài tập trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, sức mạnh tốc độ giúp tôi đánh giá được hiệu quả trò chơi vận động có phù hợp với đối tượng trong sự phát triển thể lực. Từ đó tạo ra cơ sở để xác định chuẩn các nội dung bài tập phát triển tố chất thể lực cho học sinh ở trường THCS.
b. Nhiệm vụ.
	Để hoàn thành tốt đề tài tôi xác định hai nhiệm vụ sau:
 - Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực.
 - Nhiệm vụ cụ thể: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bàn tập trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho các em học sinh trong trường THCS. 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên dạy thể dục trường THCS Nguyễn Trãi
- Khách thể : Học sinh các khối lớp 9 (90 học sinh) của trường THCS Nguyễn Trãi. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chương trình Thể Dục khối lớp 9.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2013 đến tháng 5/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liêu.
	Các tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh ở nước ta và trên thế giới hiện nay. Hiện nay tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tìm hiểu về nguồn gốc và những tác động của trò chơi vận động.
b. Phương pháp quan sát sư phạm.
	Qua quan sát các em học sinh để đánh giá tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú của các em với các trò chơi được đưa ra. Qua đó để sử dụng khối lượng, cường độ và sự phân bố các trò chơi cho hợp lí, phù hợp với điều kiện cụ thể. 
c. Phương pháp sử dụng Test thể thao.
 	Đánh giá thể lực chung cho các em và sau thực nghiệm tôi sử dụng:
 + Test bật xa tại chổ (m) để đánh giá sức mạnh.
 + Test chạy nhanh 60m (s) đánh giá sức nhanh tốc độ.
d. Phương pháp nghiên cứu qua kết quả kiểm tra thực nghiệm:
	Sau khi tiến hành lựa chọn một số trò chơi tôi tiến hành phân nhóm 
 + Nhóm thực nghiệm: tập luyện bình thường theo phương pháp cũ.
 + Nhóm đối chứng: tập luyện theo nội dung đã được tôi lựa chọn luyện tập.
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận:
	Chơi là một nhu cầu trong đời sống của tuổi trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học và trung học sơ sở. Có thể nói nhu cầu vui chơi đối với các em cần thiết và quan trọng như nhu cầu ăn, ngủ, học tập trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy dù được hướng dẫn hay không các em vẫn tìm mọi cách để chơi. Do chơi là một nhu cầu tự thân của các em, nên khi chơi các em đã tham gia một cách hoàn toàn tự giác và chủ động. 
Hầu hết những trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất ở trường phổ thông đều có mục đích rõ ràng. Trong quá trình chơi, các em giao lưu, tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ của mình trước tập thể với một trách nhiệm cao, tập thể có trách nhiệm giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy tình bạn, tinh thần tập thể được hình thành. Cũng trong quá trình chơi đã xây dựng cho các em tác phong khẩn trương, kỉ luật và sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với năng suất cao góp phần và sự hình thành nhân cách, do đó có thể nói trò chơi vận động mang tính giáo dục, tính tự giác, tính thi đua và tính chủ động, tính sáng tạo rất cao, đôi khi cả những hành vi không đẹp cần được giáo dục và uốn nắn.
2.Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
	Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, những năm trước cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Song những năm trở lại đây, nhà trường đã khắc phục những khó khăn từng bước phấn đấu. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng toàn diện đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Năm học 2013 – 2014 nhà trường có 28 lớp với tổng số 1014 học sinh. Qua quá trình giảng dạy khối lớp 9 tôi nhận thấy sự phát triển thể lực chung của các em học sinh còn hạn chế dẫn đến kết quả của bộ môn học chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên đó là:
 Sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh họat, khoa học.
	Do dặc thù của bộ môn học ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác tích cực, chủ động trong quá trình tập luyện ở nhà trường và gia đình.
	Tình trạng sức khỏe của học sinh còn chưa tốt để phát huy tính năng, yêu cầu của bộ môn.
b. Thành công- hạn chế:
 Khi đưa các trò chơi vận động vào tiết học tôi thấy học sinh học sinh hứng thú hơn, phát triển tố chất toàn diện hơn.
	Để đạt được kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải hết sức nhiệt tình trong công tác, tích cực nghiên cứu chuyên môn để chất lượng dạy và học đạt kết quả hơn.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
	Trường tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động tới từng giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm. Tiến hành tổng kết việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua cuối tháng, cuối kì và cuối năm.
	Đưa chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua vào tiêu chí xếp loại đối với cán bộ viên chức và học sinh.
	Tập thể cán bộ viên chức đoàn kết nhất trí cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đề ra.
	Trường đã tổ chức cho học sinh hoạt động NGLL,	tổ chức cho học sinh các trò chơi dân gian, các lễ hội để lôi kéo học sinh tham gia vào các trò chơi lành mạnh.
	Tổ chức cho cán bộ giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
	Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học bằng nhiều phương pháp. 
	Tuy nhiên để tạo cho học sinh hứng thú, tích cực, phối hợp nhuần nhuyễn khi tổ chức các trò chơi cần nhiều thời gian do vậy giáo viên đóng vai trò nồng cốt, cần phải có nhiệt huyết mới tìm ra biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào tiết học nên vẫn còn học sinh không thích hoặc là trốn tiết học thể dục để đi chơi Games. Do xã hội phát triển nhiều loại hình văn hóa, trò chơi không lành mạnh làm học sinh nghiện khó cai.
Do tâm lí lứa tuổi học sinh THCS, một số em có tố chất còn hạn chế, học yếu và chán nãn, ngại với bạn bè khi tham gia các trò chơi do giáo viên yêu cầu.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
	Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu.
	Thể dục thể thao là một lĩnh vực của nền văn hóa vì vậy nó cũng măng tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân tộc vẫn tồn tại và trở thành một nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội dân tộc. Nhưng càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dể bị lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến tố chất của các em con hạn chế.
	Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, xã có diện tích tương đối rộng. Nên số học sinh nằm rải rác khắp nơi, nhà xa khó khăn cho học sinh trong việc tới trường. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, một số buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên phụ huynh chỉ biết mải mê kiếm sống mà không chăm lo đến việc học tập của các em. Một số học sinh học yếu, ham chơi Tuy nhiên về công tác xã hội hóa ngày càng được quan tâm, bởi đó mà đã có nhiều thành tích trong các hội thi học sinh giỏi văn hóa cũng như học sinh giỏi TDTT. 
	Để có những kết quả đó thiết nghĩ giáo dục thể chất là một bộ phận của nền giáo dục, nó tổng hợp các phương tiện phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện có sức khỏe để phục vụ các môn học khác. 
Để tạo hứng thú cho học sinh học tốt bộ môn tôi rất trăn trở và tìm tòi những phương pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đã nêu trên.
3. Giải pháp, biện pháp: 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Phân tích lý luận thực tiển, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài.
 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất.
 Lựa chọn địa điểm và đối tượng nghiên cứu.
 Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
 Thu thập và xử lý số liệu. 
 Viết kết luận và kiến nghị đề tài.
 Báo cáo kết quả tại Hội đồng khoa học.
 Biện pháp cụ thể: Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho các em học sinh ở trường THCS.
	Quá trình giảng dạy phải thị phạm, nhiều nội dung các bài tập phải sinh động, đa dạng hóa để tạo hứng thú cho các em trong quá trình chơi trò chơi.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
	Bài tập thể lực là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luật giáo dục tốt nhất, là những hạot động nhằm tác động tốt đến bản thân con người và dựa trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Tập luyện các bài tập TDTT bằng trò chơi vận động đối với học sinh THCS là một trong những hình thức tập luyện có hiệu quả nhất nhằm sự hoạt động của các cơ quan cảm thụ bản thể thông qua sự họat động của hệ thần kinh, tim mạch tạo ra sự sảng khoái, hoạt động dễ dàng cho cơ thể, như vậy là sức khỏe được tăng cường.
	Đối với Giáo viên: 
	Muốn chọn được trò chơi đúng mong muốn, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn, địa điểm sẽ tổ chức chơi, cơ sở vật chất liên quan đến trò chơi. 
	Để đạt được các tồ chất thể lực chung, cần xác định thông qua hệ thống chỉ tiêu thành tích để lựa chọn một số trò chơi tương ứng cho phù hợp như:
	- Các trò chơi nhằm phát triển tố chất sức nhanh gồm: Làm theo lời tôi, mèo đuổi chuột, người cuối cùng, chạy tiếp sức, chạy tốc độ cao
	- Các trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh gồm: chọi gà, nhảy cừu, lò cò tiếp sức, bật xa tiếp sức
Đối với Học sinh:
Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể để hoàn thành xuất sắc các trò chơi 
nhằm phát triển tố chất thể lực cho các em đựợc thể hiện trong các tiêt học. 
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
	Để phát huy tính tích cực của học sinh, ý thức tập thể, hứng thú trong các tiết học đòi hỏi sự nhiệt tình chịu khó của giáo viên rất nhiều, phải không ngại gian gian lao vất vả, nghiên cứu chuyên môn nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả tố chất thể lực cho học sinh.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giáo viên nếu chuẩn bị tốt trước khi lên lớp thì tiết dạy sẽ đạt kết quả cao, các em chăm ngoan, ý thức tổ chức kỷ luật cao, không nhàm chán khi học tiết thể dục. Do đó các giải pháp và các bện pháp cần xâu chuỗi với nhau để đạt các mục tiêu của bộ môn.
* Chạy dích- dắc tiếp sức: 
* Nhảy ô tiếp sức
* Nhảy vượt rào tiếp sức
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
 Sau khi thực hiện, nghiên cứu đi vào ứng dụng đề tài cho học sinh lớp 9 tôi thấy kết quả được nâng lên rõ rệt.
 So sánh thành tích của 90 em học sinh khối lớp 9 học kì I năm học 2013 – 2014, với thành tích của 90 em học sinh khối lớp 9 học kì II năm học 2013 –2014.
Thuộc 
nội 
dung 
Tên trò chơi 
90 học sinh khối lớp 9
học kì I 
Năm học 2013 – 2014
90 học sinh khối lớp 9
học kì II 
Năm học 2013 – 2014
Chưa
 đạt
Đạt
Chưa
đạt
Đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sức
nhanh
Chạy tiếp sức
20
22,2
70
77,8
3
3,33
87
96,67
Lò cò tiếp sức
25
38,3
35
61,1
10
11,1
80
88,9
Chạy thoi tiếp sức
10
11,1
80
88,9
4
4,44
84
95,56
Chạy đuổi
30
33,3
60
66,7
11
12,2
79
87,8
Chạy tốc độ cao 
27
30
63
70
5
5,56
85
94,44
Chạy dích- dắc tiếp sức
8
8,9
82
91,1
1
1,1
89
98,9
Sức
bền
Nhảy ô tiếp sức
6
6,67
84
93,37
2
2,22
88
97,78
Bật xa tiếp sức
9
10
81
90
6
6,67
84
93,33
Nhảy cừu
28
31,1
62
68,9
15
16,67
75
83,33
Nhảy dây bền 
40
44,4
50
55,6
20
22,2
70
77,8
Sức
mạnh
Khéo vướng chân
13
14,44
77
85,56
7
7,78
83
92,22
Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
8
8,89
82
91,11
1
4,44
86
95,56
Nhảy vượt rào tiếp sức
36
40
54
60
19
21,1
71
78,9
Chạy con thoi tiếp sức
31
34,4
59
65,6
12
13,3
78
86,7
	Để dạt được những kết quả trên, người giáo viên trực tiếp dạy bộ môn cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Giáo viên chuẩn bị bài kỹ
- Giáo viên phải giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách thực thực hiện trò chơi hết sức ngắn gọn, mạch lạc.
- Trò chơi mới nên chọn nhóm học làm mẫu thực hiện thử. Với trò chơi thường xuyên chơi chỉ cần nêu tên và đặt ra yêu cầu mới.
- Tổ chức chơi: Giáo viên phân nhóm, học sinh tự tổ chức chơi theo kế hoạch của giáo viên, thay đổi hình thức tổ chức, luật lệ, thưởng phạt để tăng tính hấp dẫn, chỉnh lượng vận động, độ khó
Nhận xét, khuyến khích thành tích của học sinh.
Tạo điều kiện cho học sinh tự tập luyện.
Hướng dẫn cho học sinh vận dụng kiến thức vào quá trình tập luyện của bản
thân.
- GV đánh giá toàn bộ hoạt động của học sinh, khen chê đúng mức, thưởng phạt nghiêm minh.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e ngại khi luyện tập. Tuy nhiên qua việc áp dụng một số trò chơi đã được tổng hợp trong sáng kiến này, thì các em đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi, sức chịu đựng một lượng vận động. Thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
 Việc đưa một số trò chơi vận động vào giờ học nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh ở cấp THCS là một việc hết sức cần thiết đối với giờ học thể dục ở ngoài trời, giúp các em vừa học vừa chơi và rèn luyện thể lực chung, giúp các em càng thích ứng được với những cường độ vận động đòi hỏi ngày càng cao của môn học.
 Qua thực nghiệm cho thấy việc đưa trò chơi vận động vào giờ học được tiến hành hết sức thuận lợi giúp cho học sinh THCS ngày càng yêu thích bộ môn, từ đó kích thích tính sáng tạo và hăng say tập luyện TDTT. 2. Kiến nghị:
	Mỗi Giáo viên chúng ta muốn dạy tốt cần: Phải có tinh thần trách nhiệm, có tính yêu thương đối với học sinh, Phải nắm bắt được tình hình học tập cụ thể của từng em. Có kế hoạch, lựa chọn phương pháp hợp lý nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
	 Quan tâm nhiều hơn nữa công tác giáo dục thể chất ở các trường THCS trong toàn huyện. Đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu bộ môn.
 Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi rút ra được từ thực tế công tác giảng dạy của bản thân. Là những tâm đắc và cách làm của bản thân tôi nên không sao tránh khỏi sự phản diện. Vì vậy tôi rất mong được những ý kiến góp ý, bổ sung những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp để chất lượng bộ môn thể dục trong trường THCS trong toàn huyện Krông Ana ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 Krông Ana, ngày 20 tháng 1 năm 2015
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Nguyễn Minh Hải 
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu: 
1. Lý do chọn đề tài. 	 Trang 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 	Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu 	 Trang 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 	Trang 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 	Trang 3
II. Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận 	Trang 3
2.Thực trạng 	Trang 4
Thuận lợi- khó khăn	Trang 4
Thành công- hạn chế	Trang 4
Mặt mạnh- mặt yếu	Trang 4
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động	Trang 5
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. Trang 5
 3. Giải pháp, biện pháp: 	Trang 5
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp	Trang 5
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp	Trang 6
Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp	Trang 6
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp	Trang 6
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trang 7
III. Kết luận, Kiến nghị
1 Kết luận	 Trang 9
2 Kiến nghị 	 	 Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận và phương pháp TDTT.
(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - THE DUC - HAI - NGUYEN TRAI.doc