SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 12 theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh

SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 12 theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh

- Padlet

Padlet là một ứng dụng web 2.0 miễn phí, có chức năng chính là tạo một giao diện để HS và GV cùng tương tác trực tuyến; GV có thể chia sẻ nguồn học liệu: văn bản, video, hình ảnh, đường link trang web, ; HS có thể chia sẻ, cập nhật và lưu trữ các sản phẩm học tập: hình ảnh, video, phiếu học tập, phiếu đánh giá,

 Chức năng : Tải, chia sẻ các file văn bản, hình ảnh, âm thanh, video Tạo bản tin, nhật kí theo thời gian, mô tả một quá trình.

 Lập các bản đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ. Chụp ảnh, quay phim từ các thiết bị ngoại vi và đưa lên tường.

 Có thể chia sẻ đường liên kết đến trang web khác. Tạo/chỉnh sửa bài đăng, chia sẻ nội dung để mọi người có thể cùng trao đổi sản phẩm, thảo luận.

- MapInfo

MapInfo là phần mềm hệ thống thông tin địa lí (GIS), được sử dụng nhiều trong việc số hóa và quản lí dữ liệu trong GIS. Đây là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lí cơ sở dữ liệu địa lí vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân.

 Chức năng : Giúp biên tập các loại bản đồ chuyên đề về tự nhiên, kinh tế xã hội với nhiều tính năng đa dạng.

 MapInfo cho phép người dùng tự xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính theo ý muốn để phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy địa lí. So với các phần mềm GIS khác.

 MapInfo sử dụng khá đơn giản, giao diện thân thiện với người dùng. Sản phẩm là bản đồ có chất lượng cao, hỗ trợ nhiều công cụ đa dạng, hữu ích.

 

doc 49 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 366Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 12 theo định hướng phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
//www.youtube.com/watch?v=SQagl94qmDU
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có thể sử dụng video 10 loài SV có nguy cơ tuyệt chủng: https://www.google.com.vn/search?q=video+v
Ví dụ 2: Sử dụng nguồn học liệu số từ tranh ảnh, bản đồ, số liệu thống kê trong dạy học Địa li 12.
Sử dụng internet để tìm hiểu hình ảnh , số liệu thống kê thông tin về suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và địa phương: 
https://www.vectorstock.com; https://www.gso.gov.vn/
HS sử dụng internet để tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta. Sử dụng các phần mềm để hoàn thành dự án cùng các hình ảnh minh họa tuyên truyền bảo vệ môi trường.
2.2.2. Sử dụng các phần mềm biên tập học liệu số.
*Tìm kiếm và biên tập video
Ví dụ: Hướng dẫn HS tìm kiếm, biên tập video làm học liệu số trong dạy học chủ đề Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
 Các bước hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
Bước 1: GV đọc yêu cầu cần đạt để xác định từ khóa, trong trường hợp này là “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên”.
Bước 2: GV có thể tìm video trong công cụ Google Search, hoặc truy cập vào trang https://www.youtube.com và nhập từ khóa tiếng Việt, hoặc tiếng Anh lựa chọn video phù hợp với yêu cầu và tải về máy tính cá nhân.
Bước 3: Chèn chữ, cắt bỏ bớt một vài đoạn cho phù hợp, GV sử dụng phần mềm Video Editor để thực hiện.
 Bước 4: Xuất bản và lưu video vào máy tính để sử dụng.
Ảnh minh họa: sản phẩm Video HS biên tập
*Thiết kế infographic
Ví dụ: Thiết kế infographic làm học liệu số trong hoạt động học bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: GV phân tích yêu cầu cần đạt, xác định được nội dung thông tin của infographic cần được trình bày gồm những nội dung sau:
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
 Nội dung 
Phân hóa theo chiều Bắc – Nam
-Giới hạn
-Đặc điểm Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc 
-Đặc điểm Thiên nhiên phần lãnh thổ Phía Nam
Phân hóa theo chiều Đông – Tây
-Đặc điểm thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa.
-Đặc điểm thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển, 
-Đặc điểm thiên nhiên đồi núi
Bước 2: GV tìm kiếm và lựa chọn các biểu tượng thể hiện các đặc điểm tự nhiên trên công cụ Google Search.
Bước 3: GV sử dụng phần mềm MS PowerPoint (hoặc các phần mềm khác như: Canva, Pikrochart,) để thiết kế infographic. Trên phần mềm PowerPoint, GV sử dụng các công cụ của phần mềm để vẽ thiết kế hình ảnh, sơ đồ và viết vắn tắt từ khóa kèm theo để thể hiện đặc điểm tự nhiên của miền.
Bước 4: Điều chỉnh bố cục của trang cho cân đối, hài hòa giữa các biểu tượng, kênh chữ, màu sắc; đảm bảo chính xác về nội dung.
Bước 5: GV lưu tệp (để có thể điều chỉnh lại nếu cần) và xuất bản dưới định dạng hình ảnh (PNG, JPEG) với chất lượng đảm bảo.
Ảnh minh họa: sản phẩm infographic 
2.2.3. Sử dụng các phần mềm chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học trong chương trình địa lí 12 theo định hướng phát triển các năng lực số cho học sinh.
* Hình thức dạy học trực tiếp trên lớp
Đối với dạy học trực tiếp, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm như Powpoint để trình chiếu sản phẩm thảo luận nhóm, sử dụng video edit để tạo và trình bày các sản phẩm video trên các thiết bị số như máy tính,điện thoại thông minh.
-Sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện MS-PowerPoint
GV sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện MS Powerpoint để trình chiếu nội dung bài học và tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động học thường có 4 bước. Có thể sử dụng bài trình chiếu đa phương tiện để thể hiện các nội dung của 4 bước trong hoạt động học.
Ví dụ 1: Hoạt động hình thành kiến thức mới tìm hiểu các ngành giao thông vận tải ở Bài 30: Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Các bước tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu ảnh/video về ngành giao thông vận tải để giúp HS xác định được nhiệm vụ học tập của bài
- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ để tạo ra các sản phẩm trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- Bước 3: báo cáo thảo luận : Học sinh thảo luận và trình bày sản phẩm bằng Powerpoint
- Bước 4: tổng kết, đánh giá: GV trình chiếu chuẩn kiến bằng Powerpoint
Ví dụ 2: Hoạt động Luyện tập bài 24 - Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
Các bước tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Dùng phần mềm với link: https://www.microsoft.com/en-us/microsoft-365/online-surveys-polls-quizzes 
2. Dùng các hiệu ứng trò chơi trực tiếp trên Powerpoint. Có thể xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm trên nền tảng một số trò chơi như: Ai là Triệu Phú, Đường lên đỉnh Olympia, Vượt chướng ngại vật. để gây hứng thú cho học sinh tham gia phần trả lời trắc nghiệm.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
1. HS đăng nhập và trả lời câu hỏi
2. HS tham gia trả lời trực tiếp khi trình chiếu hiệu ứng trò chơi
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chữa chung cho các lớp bằng Slide chiếu chung màn hình
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
*Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp ( mô hình lớp học đảo ngược)
Ví dụ 1: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động. Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết1)
Các bước tổ chức như sau:
+ Hoạt động ở nhà
Các phần mềm hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ hoạt động trực tuyến ở nhà: GV sử dụng Google Forms để triển khai hoạt động trực tuyến ở nhà. Cụ thể bao gồm các bước sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập. GV gửi đường link câu hỏi trên Google Forms với nội dung sau:
+Nhiệm vụ: HS tìm hiểu tài liệu về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trên website xem át lát, hình ảnh trên website ấy và trả lời các câu hỏi định hướng gửi qua Google Form.
+Đọc nội dung mục 1a ,1b và 1c trong SGK, Atlat ĐLVN (trang 9), video dự báo thời tiết, video bài giảng trên LMS, hoàn thành phiếu hướng dẫn học tập theo link: https://forms.gle/mozyXKLVf6oykM6P9 trả lời và ghi vào vở câu hỏi: 
- Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất nhiệt đới ở nước ta.
- Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất ẩm ở nước ta. 
- Nêu nguyên nhân, hoạt động gió mùa ở nước ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vào đường link GV đã cung cấp để biết được câu hỏi mà GV đã đặt ra. HS tự tìm hiểu thêm trong SGK, trên Internet, bài đã học trong vở cá nhân.
HS trao đổi, thảo luận nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên Google Forms.
HS tự ghi chép lại kết quả vào vở cá nhân.
GV theo dõi trao đổi của HS và hỗ trợ, định hướng HS luyện tập.
+ Hoạt động tại lớp: HS sẽ báo cáo, phân tích đáp án của các câu hỏi mà HS đã thực hiện trên Google Forms.
Các phần mềm tổ chức hoạt động trực tiếp trên lớp
GV sử dụng MS-PowerPoint để tổ chức hoạt động trực tiếp trên lớp, bao gồm các bước sau:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS phát biểu cá nhân, trả lời các câu hỏi đã thực hiện tại nhà.
- HS trao đổi, phản biện ý kiến khác, góp ý lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận, định hướng
- GV sẽ trình chiếu các câu hỏi và đáp án đúng bằng phần mềm MS-PowerPoint, hỗ trợ HS củng cố lại các nội dung đã học.
- GV và HS đánh giá quá trình với công cụ là câu hỏi, bảng kiểm.
- GV kết luận về mục tiêu thực hiện nhiệm vụ học tập; định hướng nhiệm vụ mà HS cần phải thực hiện tiếp theo.
Ví dụ 2: Hoạt động tìm hiểu nguồn lao động- bài 17: Lao động và việc làm
+ Hoạt động ở nhà:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
1.1. GV chuyển phiếu học tập qua Zalo nhóm lớp cho HS
1.2.HS được yêu cầu làm việc theo cặp, kết hợp sử dụng SGK, bảng số liệu GV cung cấp và sử dụng máy tính , điện thoại cá nhân kết nối mạng theo các địa chỉ GV cung cấp để hoàn thành phiếu học tập số 1 .
 https://www.google.com.vn/search/g4f95O
 https://www.google.com.vn/search?q=ch%E1%BA%A5t
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ :
 HS sử dụng điện thoại, máy tính có kết nối Internet tra cứu thông tin và thảo luận hoàn thành kết quả vào phiếu giao nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ qua Zalo/
 Sau khi làm xong các cặp các bàn chuyển kết quả của cặp mình vào zalo nhóm lớp để cho các cặp khác nhận xét góp ý.
+ Hoạt động ở lớp:
Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận
 GV chiếu kết quả thảo luân 1 số cặp và yêu cầu các cặp khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá: 
- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét các câu trả lời bổ sung của HS, chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục sản phẩm và yêu cầu HS ghi vào vở ghi.
*Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp
Trong dạy học trực tuyến sử dụng các phần mềm hỗ trợ như: Google Classroom, Google Meet, MS-Teams, Zoom, Youtube. Kết hợp một số phần mềm mạng xã hội: Zalo, Facebook, với phần mềm hỗ trợ cá nhân như Gmail,vv
Ví dụ 1: Hoạt động tìm hiểu về ý nghĩa của vị trí địa lí. Bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. (Hình thức: Nhóm; dự kiến thời gian: 12 phút)
Các bước tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV trình chiếu slide về bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, bản đồ thế giới. yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. Chụp kết quả nộp cho GV qua phần Meeting chat. Thời gian: 5 phút.
Phiếu học tập 
Nội dung
Ý nghĩa
Về tự nhiên


Về kinh tế


Về văn hóa – xã hội


Về an ninh quốc phòng

- GV sử dụng công cụ Breakout room chia nhóm trên Microsoft Teams một cách ngẫu nhiên thành 4 nhóm. Mở 4 phòng thảo luận nhóm cho HS. Lưu ý yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào giấy, chụp ảnh nộp qua phần Meeting chat cho GV.
- HS tìm hiểu về giới hạn và ý nghĩa của các bộ phận của vùng biển; hoàn thành bảng đồng thời chụp nộp sản phẩm nhóm cho GV qua phần chat. 
- Thời gian: 5 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS làm việc cá nhân ở nhà, đến lớp thảo luận nhóm trong phòng nhóm, vận dụng SGK và hiểu biết của bản thân để thảo luận và hoàn thành bảng đồng thời chụp nộp sản phẩm nhóm cho GV qua phần chat. 
- GV tham gia các phòng để kiểm tra, hỗ trợ, định hướng thực hiện nhiệm vụ kịp thời cho HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV đóng phòng thảo luận nhóm chuyển sang phòng họp chính.
- GV gọi một vài HS của các nhóm bất kì bật mic chia sẻ ý kiến trước lớp phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam. HS khác nhận xét, b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_chuyen_doi_so_de_da_dang_hoa_hinh_thuc_day_hoc.doc