5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Theo Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo
dục nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội
hiện đại.
Hiện nay, Thực hiện hướng dẫn của ngành GD&ĐT các trường trung học
cơ sở trong huyện đã đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào kế hoạch dạy học
năm học 2020-2021. Trong quá trình thực hiện vừa học, vừa làm, tôi đã nghiên
cứu thực hiện đề tài này.2
Để hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức theo đúng mục tiêu mà Bộ
Giáo dục & Đào tạo đã đề ra, hoạt động trải nghiệm cần phải có những hướng
mở để phù hợp hơn với điều kiện giáo dục của từng địa phương và trường
THCS hiện nay.
Mục đích của đề tài, tôi và giáo viên trong tổ chuyên môn Vật lí của trường
TH-THCS Thanh Phú tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, vận dụng phù hợp với nội dung môn Vật lý cấp THCS, nhằm góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
môn Vật lí của trường TH-THCS Thanh Phú tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vận dụng phù hợp với nội dung môn Vật lý cấp THCS, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 5.2. Nội dung sáng kiến: a. Cơ sở lý luận Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông theo tài liệu “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, tác giả Nguyễn thị Liên (Chủ biên) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh. Nội dung giáo dục của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. b. Thực trạng đề tài Việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại trường trung học cơ sở hiện nay là công việc không dễ thực hiện. Mặc dù trong kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021, ở mỗi tổ bộ môn của trường đều xây dựng kế hoạch liên quan đến hoạt trải nghiệm nhưng khi bắt tay vào thực hiện đang lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay kín về thời lượng, nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho môn Vật lí, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian của các tiết học. Một khó khăn nữa là các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại... không phải trường học nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Việc tổ chức học tập trải nghiệm cần có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động. Nhưng kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường hiện nay khó đáp ứng nhu cầu. 3 Khó khăn còn xuất phát từ phía giáo viên và học sinh. Việc học tập thông qua hoạt động trải nghiệm đối với học sinh hiện nay khá mới mẻ, bởi lâu nay thầy cô giáo chúng ta vẫn chú trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa. c. Nội dung và giải pháp thực hiện Năm học 2020-2021, căn cứ tình hình thực tế của trường, tôi đã tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mỗi hình thức hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục. Sau đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường TH-THCS Thanh Phú mà tôi đã thực hiện: *Giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế liên quan đến kiến thức bài học Việc tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống thực tế liên quan đến kiến thức bài học là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của các em. Học sinh được đặt trong tình huống thực tế liên quan đến kiến thức bài học, thông qua việc giải quyết vấn đề đặt ra giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành các kỹ năng chủ động và tích cực hơn. Phương pháp thực hiện: Giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế, tôi tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Đặt vấn đề và nêu ra mục đích yêu cầu. Trong bước này giáo viên phân tích tình huống giúp học sinh nhận biết vấn đề, nêu mục đích yêu cầu cần đạt. Vấn đề nêu ra cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với học sinh. Bước 2: Vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề. Học sinh vận dụng kiến thức, so sánh, liên hệ với cách giải quyết các vấn đề tương tự hay kinh nghiệm đã có tìm phương án giải quyết. Bước 3: Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề Một số tình huống đã thực hiện: Trong năm học 2020-2021 tôi đã thực hiện được 6 tình huống, xin được trình bày 01 tình huống tiêu biểu. Tình huống : Với một thước dây và một đồng hồ đeo tay có kim giây, hãy tiến hành thí nghiệm xác định vận tốc trung bình của mình mỗi ngày khi đi bộ đến trường. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, mục đích yêu cầu - Thực hiện thí nghiệm xác định vận tốc trung bình của cá nhân học sinh mỗi ngày khi đi bộ đến trường. Bước 2: Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề đặt ra. Gợi ý các phương án để học sinh lựa chọn thực hiện: - Chọn trước một quãng đường (ví dụ 100m : quãng đường từ nhà đến trường) rồi đếm thời gian theo đồng hồ đeo tay. Thu thập dữ liệu tương ứng với ba khoảng thời gian khác nhau. Từ đó tính được vận tốc của bạn theo công thức v1= S/t1 , v2= S/t2 , v3= S/t3 . Sau đó cộng ba vận tốc trên lại rồi chia 3 sẽ có kết quả vận tốc trung bình của học sinh khi đi bộ từ nhà đến trường. - Chọn trước thời gian. Ví dụ: 20s rồi đo quãng đường đi được trong ba lần đi bộ từ nhà đến trường. Thu thập dữ liệu tương ứng với ba khoảng thời gian khác nhau. Sau đó tính vận tốc của bạn theo công thức v1= S1/t , v2= S2/t , v3= S3/t. Sau đó cộng ba vận tốc trên lại rồi chia 3 sẽ có kết quả vận tốc trung bình của học sinh khi đi bộ từ nhà đến trường. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề Sử dụng phiếu tự học để học sinh thực hiện việc giải quyết tình huống thực tế. Sau 2 tuần học sinh hoàn thành phiếu tự học, nộp cho giáo viên để báo cáo kết quả. Giáo viên đánh giá kết quả hoàn thành của học sinh trên cơ sở phiếu tự học. Hình 1: Nhóm học sinh lớp 9A trường TH- THCS Thanh Phú trao đổi trong học tập bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo *Tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ trợ Phương pháp thực hiện: Trò chơi là một hoạt động giải trí, thư giãn, là món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu trong cuộc sống. Tôi đã vận dụng và thực hiện trò chơi như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ trợ cho quá trình dạy học. 5 - Trò chơi khởi động: Giới thiệu dẫn nhập vào nội dung bài học - Trò chơi học tập: Cung cấp và giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và tích cực - Trò chơi củng cố: Nhằm đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận Việc tổ chức trò chơi, tôi tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi. Trò chơi bổ trợ kiến thức bài học nào, rèn luyện kĩ năng gì. - Cử người hướng dẫn chơi: Giáo viên trực tiếp hướng dẫn hoặc hướng dẫn lại để học sinh tự hướng dẫn. - Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. - Phân công nhiệm vụ cho lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện cho cuộc chơi. Bước 2: Tiến hành trò chơi - Ổn định tổ chức, bố trí đội hình, tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà bố trí đội hình, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U. - Giới thiệu trò chơi: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi, nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi. Nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện. Nói rõ cách chơi và luật chơi. Cho học sinh chơi thử 1 -2 lần. Sau đó chơi thật. - GV hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm. Bước 3: Kết thúc trò chơi - Đánh giá kết quả trò chơi: Công bố kết quả cuộc chơi khách quan, công bằng, chính xác giúp học sinh nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo. - Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể HS về cuộc chơi. - Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi) Một số trò chơi tôi đã vận dụng: Trò chơi viết chữ qua gương (Sau khi hoc xong bài: Định Luật phản xạ ánh sáng và Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Vật lý 7): Mục đích của trò chơi: Củng cố định luật phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, bình tĩnh khi tham gia chơi. Dụng cụ: Một chiếc gương to, bảng nhóm hoặc giấy khổ A3 – A4, bút lông. Cách chơi: Học sinh tham gia trò chơi viết chữ trên bảng nhóm (giấy A3, A4) sao cho nhìn qua gương có thể đọc được. Học sinh có thể thi dưới hình thức cho trước một câu, từ ngữ liên quan đến nội dung bài học. Đánh giá: Trong cùng một khoảng thời gian xem ai suy nghĩ tìm ra đáp án, trả lời và viết được đúng và nhiều chữ hơn thì đạt điểm nhiều hơn. Hình 2: Trò chơi trong học tập “Viết chữ qua gương” Trò chơi xạ kích qua gương (Sau khi hoc xong bài: Định Luật phản xạ ánh sáng - Vật lý 7): Mục đích của trò chơi. Củng cố định luật phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. Rèn luyện kĩ năng ngắm thẳng, kĩ năng ước lượng các góc bằng mắt thường và khả năng bình tĩnh khi tham gia chơi. Dụng cụ: Một đèn pin (S) đã bịt kín pha (hoặc nguồn laser) làm nguồn sáng. Chỉ cho ánh sáng lọt qua một lỗ nhỏ để một chùm mảnh và song song. Hai gương phẳng G1và G2 có thể xoay hướng dễ dàng trên giá đỡ. Một tấm bìa Đ có các vòng điểm như trên những bia để tập ngắm bắn trong quân đội; mặt phẳng của bia cũng có thể xoay dễ dàng (hình vẽ). Hình 3: Mô hình trò chơi trong học tập “Xạ kích qua gương” Cách bố trí và nguyên tắc chơi: - Đặt gương G1 và G2 có mặt phản xạ hướng vào nhau (nhưng không song song với nhau), cách nguồn sáng S vào khoảng 1,5m. Bia Đ ở cách các gương vào khoảng 0,5m, sao cho khi nhìn vào gương G1 dễ dàng trông thấy ảnh của ảnh của bia Đ đối với gương G2 (Hình 3). - Người tham gia trò chơi sẽ hướng trục của nguồn sáng vào gương G1 (nhưng chưa được bật đèn sáng), ước lượng tia tới, pháp tuyến, tia phản xạ đối với gương G1, rồi đối với gương G2, ước lượng khả năng tia sáng bắn trúng hồng tâm của bia qua hai lần phản xạ. - Sau đó được bật đèn sáng để "bắn" thử một lần kiểm tra khả năng ước lượng của mình. Nếu mắt ước lượng tốt, có thể tia sáng rọi trúng vòng 9 hoặc 10. Mỗi người được chính thức "Bắn" ba lần. Đánh giá: Cộng điểm và đánh giá theo các mức: Giỏi: từ 27 điểm trở lên. Khá: Từ 21 điểm trở lên. Hình 4: Dụng cụ trò chơi trong học tập “Xạ kích qua gương” do học sinh tự sáng tạo Nhận xét: Kết quả tôi nhận thấy, trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực, tạo được bầu không khí thân thiện, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. 8 * Chủ đề chế tạo pin điện hóa đơn giản Phương pháp thực hiện: Phương pháp để thực hiện chủ đề chế tạo pin điện hóa chủ yếu là kỹ năng làm việc nhóm. Khi tiến hành hướng dẫn làm việc theo nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi thực hiện các bước sau: Bước 1. Chuẩn bị cho hoạt động - Hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, và lập kế hoạch thực hiện chủ đề. - Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan Bước 2. Thực hiện: - Giáo viên theo dõi, quan sát, nắm bắt thông tin từ học sinh xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ và tiến độ hoàn thành công việc được giao. - Kịp thời khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt, can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết. Bước 3. Đánh giá hoạt động: - Tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên. - Giáo viên tổng hợp và đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động (việc đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào). Hướng dẫn thực hành chế tạo pin điện hóa đơn giản Chuẩn bị: Cục đồng nhỏ. Cục kẽm nhỏ. Máy đo điện áp (mượn của nhà trường). 02 đoạn dây nhỏ để nối, băng dính, muối, chanh, cốc nhỏ. Thực hiện: (02 nhóm làm pin từ nước muối, 02 nhóm làm pin từ nước chanh) Cách làm pin từ nước muối - Cho muối vào cốc đựng sẵn 1 chút nước, khuấy đều cho tan hết muối lên. Cho 1 cục đồng, 1 cục kẽm đã đấu dây điện vào. Dùng băng dính cố định vị trí của cục đồng và kẽm, tránh không để 2 cục này chạm vào nhau. - Vặn mức điện áp ở đồng hồ đo điện áp về mức thấp nhất. Nối dây đồng với dây dương (dây màu đỏ) của đồng hồ đo điện áp, và dây kẽm với cực âm. Khi đó, đồng hồ đo điện áp sẽ hiển thị số điện áp được tạo ra. Làm pin từ nước chanh (Tương tự như làm pin từ nước muối). - Vắt chanh vào cốc đã có một chút nước. Cho 2 cục đồng, kẽm vào. Cố định vị trí. - Vặn đồng hồ đo điện áp, đấu nối dây như trên. Khi đó đồng hồ đo điện áp sẽ hiển thị số điện áp được tạo ra trong môi trường axit. - Có thể đấu nối 2 cục pin này lại với nhau bằng cách: lấy dây đồng của cốc này, nối với dây kẽm của cốc kia. Còn 2 đầu dây kẽm, đồng còn lại thì đấu nối vào đồng hồ đo. Khi đó, điện áp đo được sẽ cao hơn rất nhiều. Cách tự làm PIN đơn giản do học sinh sưu tầm và tự thực hiện Chuẩn bị: 01 viên PIN tiểu AA đã hết PIN, Một ít giấy nhôm (loại giấy nướng thịt ấy), Một hộp nhựa nhỏ, 1 ít dây điện Thực hiện: Phá viên PIN ra, lấy lõi than ở giữa. Cuốn giấy nhôm lại sao cho kích thước tương đương lõi than, sau đó tiến hành cố định nó lại dùng nhựa hoặc .. đó miền là cách điện là được. - Nối dây điện vào các cực trên, đổ muối và nước vào hộp nhựa nhỏ, đặt các cực điện vào. Dù điện áp không cao nhưng học sinh rất đam mê nhất là học sinh nam thích điện tử. Hình 5: Thực hành làm pin chanh đơn giản: Cắm vào nửa quả chanh que đồng và que sắt. * Kể các em nghe và cùng suy nghĩ về những câu chuyện về Vật lí Trong các tiết học tôi thường kể những câu chuyện có liên quan đến nội dung Vật lí và gợi ý cho các em trao đổi những suy nghĩ của bản thân mình. Thông qua nội dung câu chuyện các em sẽ có những trãi nghiệm về cảm xúc, lý trí và rút ra những bài học bổ ích cho bản thân. Những việc đã làm: 10 Kể câu chuyện về - Phát kiến nữ kỹ sư Aisa Mijeno Nữ kỹ sư chuyên về mạng xã hội Aisa Mijeno tình cờ nghĩ ra khi cô từng sống chung với những bộ lạc nghèo khó trong chuyến thám hiểm ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines. Ở những khu vực hẻo lánh ven biển này, cuộc sống của người dân dường như dừng lại sau khi hoàng hôn tắt nắng. Để thắp sáng, họ phải dựa hoàn toàn vào những chiếc đèn dầu hoài cổ và thậm chí có nơi phải đốn củi để đốt lửa thắp sáng qua đêm. Tình cảnh ấy đã làm nảy sinh một câu hỏi trong Mijeno: “Tại sao không thể dùng chính nước biển vốn rất phong phú trong thiên nhiên để thay cho nhiên liệu thắp sáng truyền thống”? Và đèn Salt LED chính là câu trả lời. Cách sử dụng của chiếc đèn LED độc đáo này rất đơn giản. Trước tiên, bạn hãy hòa tan 2 muỗng muối vào một ly nước rồi rót dung dịch này vào hộc chứa nằm ở phần đế của salt LED. Ngay lập tức, bóng đèn LED sẽ cháy sáng và dùng được liên tục trong 8 giờ liền/lần thay nước muối (có quang thông khoảng 90 lumens, tương đương với cường độ chiếu sáng của 7 ngọn nến cộng lại). Những người đang sinh sống ở miền duyên hải có thể sử dụng cả nước biển để đổ trực tiếp vào Salt LED. Nếu không có nhu cầu chiếu sáng, bạn vẫn có thể sử dụng nguồn năng lượng này để sạc pin cho điện thoại thông qua cổng USB trên máy. Sau khi dùng xong, đổ hết nước muối ra ngoài và vệ sinh bằng nước sạch. Nguyên lý hoạt động của Salt LED là dựa trên hiện tượng khi hai bản kim loại khác nhau được nhúng trong các chất điện phân thì điện năng sẽ được tạo sinh. Hiện tại, chi phí ước tính để sản xuất ra chiếc đèn LED thú vị này còn rất đắt so với mục tiêu dành cho người nghèo (khoảng 750.000 đồng). Tuy nhiên, Mijeno cho biết, công ty của cô sẽ tiếp tục tìm cách cải tiến sản phẩm để hạ thấp tối đa giá bán. Dự kiến, thông qua nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, trước mắt, công ty của Mijeno sẽ sản xuất và trao tặng khoảng 600 chiếc đèn LED này cho những bộ lạc nghèo khó ở Philippines. Và lô hàng đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2016. Trong năm học tôi đã kể được 5 câu chuyện, tôi sưu tầm 3 câu chuyện, học sinh 2 câu chuyện. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh tại trường TH-THCS Thanh Phú và các trường THCS khác trong toàn TX Bình Long. 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ về dùng dạy học... 11 - Học sinh có ý thức học tập tốt... 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Từ kiến thức bài học, khi học sinh được vận dụng vào thực tế, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến. Tôi nhận thấy các em nắm chắc hơn kiến thức Vật lí đã học, đồng thời, kích thích được các em ham học hỏi, tìm hiểu, muốn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Cách làm sáng tạo của học sinh nhiều khi khiến thầy cô ngạc nhiên vì khi giao việc cho các em, tôi cũng không nghĩ các em làm được như vậy. Thế nhưng thực tế học sinh đã làm được điều vượt hơn cả mong đợi của giáo viên. Những nội dung nhà trường không có đủ điều kiện, thời gian để truyền đạt hết kiến thức khi học ở trên lớp, nhờ hoạt động trải nghiệm đã bổ sung cho các em. Đây chính là điều thực tế khi nhà trường không thể dạy hết được. Qua rèn luyện và trải nghiệm kĩ năng sống như đã trình bày ở phần trên, tôi đã giúp học sinh hình thành bước đầu những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở. Một số học sinh năm học trước, giáo viên cho là khó giáo dục, năm học này đã có nhiều chuyển biến tốt về đạo đức, những học sinh rụt rè đã mạnh dạn hơn đã có chính kiến của bản thân trong việc học tập, phát biểu ý kiến. Theo tôi hiệu quả giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo ảnh hưởng lâu dài đến học sinh trong tương lai, có thể trong hiện tại chúng ta chưa nhìn thấy hết. Trong đề tài này tôi đúc kết một số kinh nghiệm: - Việc tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống thực tế liên quan đến kiến thức bài học là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của các em. Học sinh được đặt trong tình huống thực tế liên quan đến kiến thức bài học, thông qua việc giải quyết vấn đề đặt ra giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng chủ động và tích cực hơn. - Trò chơi là một hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Tôi đã vận dụng và thực hiện như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ trợ cho quá trình dạy học. - Trong các tiết học kể những câu chuyện có liên quan đến nội dung Vật lí và gợi ý cho các em trao đổi những suy nghĩ của bản thân mình. Thông qua nội dung câu chuyện các em sẽ có những trải nghiệm về cảm xúc, lý trí và rút ra những bài học bổ ích cho bản thân. Trên đây là một số hình thức cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở. Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà giáo 12 viên có thể lựa chọn phù hợp. Điều quan trọng là hình thức tổ chức cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): ................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: