Phương tiện tổ chức các hoạt động ngoài trời để phát triển cho trẻ 5 - 6 tuổi
Để giải quyết các nhiệm vụ của giáo dục thể chất đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, người ta cần sử dụng nhiều phương tiện lành mạnh của thiên nhiên và môi trường. Trong đó phương tiện cơ bản luôn là các bài tập thể chất. Bởi vì thông qua các bài tập thể chất sẽ giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thể chất. Ngoài ra, một số hình thức hoạt động khác cũng có ảnh hưởng đến giáo dục thể chất đối với trẻ như: lao động, nặn, vẽ, múa, xếp hình
* Các bài tập thể chất
Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC đối với trẻ mẫu giáo. Chúng bao gồm:
Bài tập thể dục cơ bản
Bài tập thở và thể dục vệ sinh.
Bài tập phát triển các phẩm chất thể lực như: mạnh, nhanh, bền, khéo léo với khối lượng và cường độ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ thể lực từng trẻ em
Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian có lời đồng dao.
Các điệu nhảy
Các bài tập thực dụng như: trườn, bò, leo trèo, đi xe đạp đẩy.
Kết hợp dạo chơi ngoài trời, kết hợp xoa bóp Trong đó các bài tập thể dục cơ bản bao gồm các bài tập đội hình đội ngũ, những bài tập phát triển chung và những động tác chuyển động cơ bản. Có tác dụng hình thành kĩ năng –
yếu: Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng, đồ chơi, tuy nhiên khả năng, kỹ năng lên lớp còn hạn chế vì đa số giáo viên mới ra trường rất ít kinh nghiệm và giáo viên lớn tuổi. Nên một số hoạt động tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 -6 tuổi. * Nguyên nhân thành công: Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, trường có loa phóng thanh ( Phân hiệu Hòa trung), có đầu đĩa để sử dụng trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng. Lớp học được trang bị đầy đủ như: đầu đĩa, tivi phục vụ cho các hoạt động của giáo viên. Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các cơ quan đang phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường, dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Vì vây một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện. Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp. * Nguyên nhân hạn chế: Do lớp ghép, trẻ 2 độ tuổi nên rất khó khăn đối với việc dạy và học của lớp Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của trẻ còn tương đối hạn chế . 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Từ kết quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đáng giá sau: Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, tổ chức sắp xếp bài giảng hợp lí sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu kĩ thuật, kiến thức đề ra, cách bố trí, sắp xếp sân bãi, dụng cụ, bảo hiểm. Giáo viên cần chú ý: Đảm bảo thứ tự tiết học, hướng dẫn, giảng bài làm quen với các kĩ thuật động tác, từ đó tăng dần độ khó của bài tập, lượng vận động. Giúp trẻ tự tin, sẵn sàng vượt khó trong tập luyện. Tiến hành kiểm tra thiết bị, dụng cụ luyện tập, quần áo, giày dép của giáo viên và trẻ phải gọn gàng. Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho trẻ. Chính vì nhận thấy được những bất cập trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 -6 tuổi. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp * Mục tiêu: Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dậy tính năng động cho trẻ. Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ . 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Từ việc khảo sát chất lượng hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi của lớp lá 4 thôn Hòa trung Trường Mầm non Hoa sen tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. Để bản thân nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương pháp về việc nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tôi tích cực tham gia vào các chuyên đề về hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi, do nhà trường, các đơn vị bạn, phòng giáo dục tổ chức. Ngoài ra để nắm vững nội dung kiến thức và các yêu cầu về kỹ năng hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất một cách nhẹ nhàng, sinh động, tôi tham gia vào các hình thức do nhà trường tổ chức như: Thảo luận kiến thức: Bản thân tôi tự nghiên cứu tài liệu, tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến chuyên đề để hỏi các đồng chí chuyên môn và giáo viên về vấn đề mình con băn khoăn, chưa hiểu Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, tích cực vận động, tích cực vận dụng những kĩ năng vận động cơ bản mà trẻ học được vào hoàn cảnh mới ở ngoài trời, hình thành cho trẻ khả năng làm việc theo nhóm, tập thể. Tăng cường rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường. Và như thế, nhiệm vụ chính của tôi ở đây một mặt là để tổ chức cho trẻ vận động để rèn luyện phát triển thể chất. Mặt khác dự vào mục đích hoạt động ngoài trời, nghiên cứu kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác, tôi cần tích lũy nhiều hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời đa dạng, sử dụng chúng một cách có hệ thống, tạo ra các tình huống trong các trò chơi vận động, tạo cơ hội để trẻ được rèn luyện trong hoạt động ngoài trời. Trong suốt thời gian trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời, tôi cần duy trì hứng thú của nhiệm vụ chơi, tính đa dạng, hấp dẫn của các thiết bị, dụng cụ ở các khu vực chơi ngoài trời. Tiến hành soạn giáo án theo khuôn mẫu soạn giáo ở trường mầm non. Nội dung bài học cần ngắn gọn, dễ hiểu đáp ứng mục tiêu của bài học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non. Nắm vững từng bước trong giáo án đã soạn để giáo viên không bị thụ động khi quên kiến thức đã soạn trong giáo án. Truyền đạt đúng nội dung trọng tâm kiến thức của bài học, đảm bảo tính nhất quán trong quá trình dạy học. Giáo án phải được trình bày gọn gàng, sạch sẽ, chữ viết đẹp, trình tự kiến thức phải sắp xếp logic. Chính vì vậy tôi đã nắm vững chuyên môn một cách có hiệu quả. Bản thân nắm vững những phương pháp sáng tạo nhằm giúp trẻ hứng thú trong hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất có hiệu quả. Biện pháp 2: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi. * Phương pháp trực quan Nét nổi bật của phương pháp trực quan là nó tác động chủ yếu thông qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, tạo nên hình ảnh cụ thể của hiện thực. Đó là cách dạy bằng hình ảnh cụ thể, có tác động trực tiếp lên các giác quan, đảm bảo tính rõ ràng của hình ảnh. Phương pháp trực quan đảm bảo sự rõ ràng của nhận thức tri giác về động tác, cần thiết đối với sự xuất hiện những biểu tượng toàn vẹn và cụ thể hơn về vận động ở trẻ, làm tích cực hóa sự phát triển những khả năng vận động của trẻ. Phương pháp này giúp trẻ cụ thể hóa các biểu tượng của bài tập vận động, đồng thời phát triển khả năng cảm thụ của trẻ. Trong quá trình giáo dục thể chất đối với trẻ, tính trực quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì hoạt động của trẻ có được chủ yếu thông qua sự bắt chước. Những hình ảnh sinh động của các tác động, tác động lên các giác quan của trẻ và dần dần động tác được hình thành thông qua quá trình luyện tập. Quá trình tập luyện để tiếp thu động tác cũng như hoàn thiện luôn cần đến tác động trực quan. Thông qua quá trình trực quan và sự luyện mà tập những hình ảnh động tác cần học được hình thành với sự tham gia của các cơ quan phân tích (sự nhạy cảm của thị giác, thính giác, tiền đình, cảm thụ bản thể) tạo nên những biểu tượng vận động ban đầu, chúng sẽ bổ sung, phối hợp, so sánh với nhau để điều chỉnh việc thực hiện động tác cho chính xác. Do vậy, tính trực quan đối với quá trình giảng dạy và giáo dục trẻ. Nhưng cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức trực quan khác nhau để gây hứng thú trong học tập cho trẻ em. * Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi rất gần gũi, đặc biệt có hiệu quả cao trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi vận động chỉ được đảm bảo dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm, mà trước hết phải xác định được ý nghĩa của chúng và sử dụng các phương pháp khác nhau để nâng cao cảm xúc của trẻ. Trong giảng dạy động tác nên áp dụng các động tác mang tính chất trò chơi tạo ra những khái niệm có hình ảnh và cảm xúc, tính chất của vận động. Những trò chơi có thể sử dụng hằng ngày được giáo viên sắp xếp theo thời gian khác nhau để phù hợp với mỗi độ tuổi. Khi sắp xếp trò chơi trong kế hoạch, giáo viên phải xác định được nội dung cần thiết, tính toán các điều kiện cụ thể khi thực hiện và xác định số trẻ tham gia trò chơi, phương hướng và cách thức tổ chức cuộc chơi. Trong quá trình tổ chức cuộc chơi cần đảm bảo chế độ vệ sinh học đường và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ trong từng nhóm. Cần tính toán thời gian chơi sao cho không ảnh hưởng đến những hoạt động trước và sau đó của trẻ. Ngoài ra giáo viên phải theo dõi đặc tính vận động của trẻ, điều hòa sự hoạt động của trẻ. Khi sắp xếp tiến hành các trò chơi vận động cũng cần chú ý đến đặc điểm mùa và đặc điểm khí hậu, thời tiết. * Phương pháp thi đấu Phương pháp này thường áp dụng cho các em mẫu giáo lớn, nhằm giáo dục tình cảm tập thể, niềm vui với hành tích đạt được và giáo dục đạo đức ý chí cho trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ thi đấu, giáo viên cần sắp xếp đối tượng tham gia thi đấu đồng nhất, tương ứng với nhau về khả năng, tránh sự chênh lệch. Nếu chênh lệch lớn sẽ làm mất tính căng thẳng của cuộc thi, làm giảm tính tích cực và sự phát huy sáng tạo của trẻ, không khí thi đấu sẽ không vui và mục đích đặt ra cũng không thực hiện được. Không nên lạm dụng phương pháp thi đấu vì sẽ tạo cho trẻ sự say mê và dẫn tới sự mệt mỏi sâu với trẻ. Vì vậy, giáo viên phải biết điều chỉnh lượng vận động khi vận dụng phương pháp này sao cho phù hợp với độ tuổi và đặc điểm của trẻ. * Phương pháp dùng lời nói Trong quá trình giáo dục thể chất lời nói có rất nhiều chức năng. Nhờ lời nói mà người ta truyền thụ mọi hiểu biết làm cho sự cảm thụ trở nên tích cực hơn và sâu sắc hơn; đề ra những nhiệm vụ, xây dựng mối quan hệ với nhiệm vụ đó, hướng dẫn quá trình thực hiện chúng, phân tích và đánh giá kết quả đã đạt được, tác động đến sự phát triển các phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ. Nhóm phương pháp này giúp trẻ dễ quan sát các bài tập vận động có mục đích, hiểu sâu hơn các bước thực hiện, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu các bài tập vận động chính xác và đầy đủ hơn. Khi sử dụng phương pháp này, yêu cầu lời nói của giáo viên phải có sức cuốn hút, rõ ràng, mạch lạc và có hình ảnh. * Phương pháp mô phỏng Trong khi giảng dạy, nên áp dụng rãi thủ thuật mô phỏng, bắt trước những hình ảnh dễ hiểu, những nhiệm vụ có chủ đề hình ảnh như: chim bay, cò bay, Ở đây việc lặp lại thường xuyên có ý nghĩa to lớn tạo cho trẻ nhanh chóng hoàn thiện động tác. * Biện pháp 3: Các hình thức tập luyện khác nhau để hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi. Thể dục sáng Thể dục sáng là một bộ phận không thể thiếu được trong sinh hoạt hằng ngày đối với trẻ. Đây là một yếu tố tạo nên sinh hoạt hàng ngày kết hợp với việc giữ gìn sức khỏe lâu dài. Thể dục sáng giáo dục sự chú ý, tính kiên định, có khả năng nâng cao về hoạt động trí lực và làm nảy nở những cảm xúc, hứng thú và tình cảm. Thể dục sáng làm phát triển cơ bắp, sự mềm dẻo, sự linh hoạt của các khớp, giáo dục tư thế đúng, hô hấp được sâu, tăng cường tuần hoàn, đẩy mạnh sự trao đổi chất, chuyển hệ thống ức chế của hệ thống thần kinh sau giấc ngủ sang trạng thái trạng thái sảng khoái. Tập luyện thể dục sáng kết hợp với tắm rửa, sẽ nâng cao được trạng thái chung, làm cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, tăng cường quá trình trao đổi chất, tránh các bệnh cảm lạnh, truyền nhiễm, giúp cơ thể thích ứng được với môi trường và những thay đổi đột ngột của điều kiện tự nhiên. Tập luyện thể dục sáng phải đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống và được thực hiện bởi tổ hợp động tác. Sự lựa chọn các động tác trong tổ hợp đó phải đảm bảo huy động được các nhóm cơ chủ yếu tham gia hoạt động và các động tác phải được sắp xếp theo trật tự nhất định để đảm bảo tính liên tục. Trình tự sắp xếp bài thể dục sáng như sau: Bài tập phát triển, củng cố các cơ đai vai, lồng ngực và giữ cho xương sống thẳng. Các bài tập phát triển cơ bụng và cơ chân. Sau đó sử dụng các bài tập chạy hoặc nhảy để chuyên sang cường độ hoạt động cao hơn. Tiếp theo là chạy nhẹ nhàng rồi đi bộ và kết thúc hoạt động. Thể dục giữa giờ Thể dục giữa giờ làm thay đổi tính chất hoạt động và tư thế của các em bằng cách vận động tích cực vận động tất cả bộ phận của cơ thể để loại trừ sự mệt mỏi, hồi phục trạng thái tâm lý. Thể dục giữa giờ sẽ làm hồi phục sự chú ý, trạng thái hoạt động của toàn bộ cơ thể, thúc đẩy chức năng tuần hoàn, hô hấp và hoạt động tích cực của hệ thần kinh giao cảm, cung cấp máu lên não đầy đủ. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến sự hồi phục, tăng thêm sự chú ý, hoạt động trí óc và các trạng thái thể lực nói chung. Nhờ đó, mệt mỏi sẽ tiêu tan, các em sẽ tiếp thu bài học tốt hơn. Các hình thức thể dục giữa giờ: Khi đang học tập cơ thể tiến hành tập thể dục giữa giờ ngay tại chỗ, bài tập chỉ gồm 2 – 3 động tác như: vươn duỗi thân trên, các động tác tay, giậm chân tại chỗ với thời gian từ 1 – 2 phút. Giữa các tiết của tôi có thể tiến hành tập thể dục giữa giờ theo hình thức trò chơi vận động hoặc thực hiện các bài tập phát triển chung. Biện pháp 4: Phương tiện tổ chức các hoạt động ngoài trời để phát triển cho trẻ 5 - 6 tuổi Để giải quyết các nhiệm vụ của giáo dục thể chất đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, người ta cần sử dụng nhiều phương tiện lành mạnh của thiên nhiên và môi trường. Trong đó phương tiện cơ bản luôn là các bài tập thể chất. Bởi vì thông qua các bài tập thể chất sẽ giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thể chất. Ngoài ra, một số hình thức hoạt động khác cũng có ảnh hưởng đến giáo dục thể chất đối với trẻ như: lao động, nặn, vẽ, múa, xếp hình * Các bài tập thể chất Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC đối với trẻ mẫu giáo. Chúng bao gồm: Bài tập thể dục cơ bản Bài tập thở và thể dục vệ sinh. Bài tập phát triển các phẩm chất thể lực như: mạnh, nhanh, bền, khéo léo với khối lượng và cường độ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ thể lực từng trẻ em Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian có lời đồng dao. Các điệu nhảy Các bài tập thực dụng như: trườn, bò, leo trèo, đi xe đạp đẩy. Kết hợp dạo chơi ngoài trời, kết hợp xoa bóp Trong đó các bài tập thể dục cơ bản bao gồm các bài tập đội hình đội ngũ, những bài tập phát triển chung và những động tác chuyển động cơ bản. Có tác dụng hình thành kĩ năng – kĩ xảo vận động cho cuộc sống cần thiết như: đi, nhảy, chạy, bắt, ném Trò chơi vận động thích hợp với đặc điểm lứa tuổi có một vị trí đặc biệt. Thông qua trò chơi vận động có thể hoàn thiện kĩ xảo của các hình thức vận động cơ bản, ngoài ra còn giáo dục sự khéo léo, khả năng định hướng trong không gian, sức mạnh phản ứng vận động, sức bền, tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, ảnh hưởng tốt đến quá trình tâm lí của trẻ em. Các hình thức đơn giản của bài tập thể chất được đưa dần vào nội dung giáo dục thể chất ở giai đoạn mẫu giáo lớn. Các bài tập này giúp cho các em có được kinh nghiệm tiếp thụ động tác hoàn chỉnh. Việc sử dụng các bài tập nói trên trước hết phải phục vụ mục đích nâng cao sức khỏe là chủ yếu. * Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên Ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt các loại vi trùng, tạo điều kiện để hình thành sinh tố (D) ở dưới da bảo vệ cho trẻ khỏi bị còi xương, nhiễm bệnh. Nước làm sạch các vết bẩn dưới da, nên cho trẻ tắm với nước có nhiệt độ thay đổi, chơi dưới nước, tắm kết hợp với học bơi. Tắm không khí không những làm cho cơ thể thích nghi với nhiệt độ mà còn làm tăng ôxi trong máu. Do vậy kết hợp sử dụng các yếu tố tự nhiên với các bài tập thể chất sẽ thuận lợi cho việc tăng cường sức khỏe và nâng cao hiệu quả của các bài tập thể chất. Ánh nắng mặt trời, không khí, nước còn được sử dụng như một phương tiện độc lập để rèn luyện cơ thể con người, qua đó cơ thể thích ứng được với sự thay đổi đột ngột của các yếu tố đó. Song, quá trình sử dụng các yếu tố tự nhiên phải thích hợp. Cho nên tắm nắng kết hợp với các trò chơi vận động và các bài tập thể dục thể thao khác là cần thiết, nhưng phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ và phải xác định đúng định lượng cần thiết mới nâng cao được sức khỏe cho trẻ. * Yếu tố vệ sinh Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chế độ hoạt động nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng theo từng chế độ tuổi tương ứng, phù hợp với khoa học sẽ tạo cho trẻ phát triển tốt. Trước tiên là sự hoạt động của các cơ quan, các hệ thống chức năng và sức khỏe của trẻ được tăng lên. Yếu tố vệ sinh là điều kiện để các bài tập thể chất tác động lên cơ thể trẻ tham gia tập luyện có hiệu quả hơn. Yếu tố vệ sinh không lành mạnh sẽ làm cho trẻ dễ nhiễm bệnh và ảnh hưởng tới việc phát triển thể chất của trẻ. Biện pháp 5: Sưu tầm, cải biên, sáng tạo, hò vè, câu đố... và ứng dụng một số trò chơi. Đối với trẻ thơ, hoạt động ngoài trời thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố sinh động, tính năng động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái. Hiện nay, trò chơi được coi là một trong các hình thức vận động khác nhau ở trường Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện thân thể khỏe mạnh. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ phát triển vận động.. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Những câu hò có tác dụng kích thích hoạt động hứng thú của trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phát âm và tăng cường ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh, phat triển sáng tạo, thẩm mĩ cho trẻ. Ví dụ: “Ve vẻ vè ve Thấy lá vàng rơi Cùng nhau thi đua Nhặt lá vàng rơi Sân trường thêm sạch Thêm sạch cái mà thêm sạch” Hoặc chơi trò chơi: “ Bẫy cá” + Cách chơi: Cho trẻ chơi tập thể với số lượng 10 bạn trở lên. Chia làm 2 nhóm, một nhóm làm bẫy, một nhóm làm cá. Nhóm làm lại những con cá thì 2 tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn, còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay thành vòng tròn và ngồi xuống để chăn không cho cá ra ngoài. + Luật chơi: Khi bắt đầu chơi, cả hai nhóm đều hát bài “ Cá vàng bơi”. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai chơi. Trò chơi này giúp trẻ cũng cố một số bài hát đã học và phát triển các cơ quan hoạt động chạy, uốn lượn tay, đồng thời kích thích trẻ hứng thú khi được vận động chơi. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh. Nếu không được tập luyện thường xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay mệt mỏi, không năng động, khỏe khoắc. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh tập luyện cho trẻ. Trao đổi phụ huynh có thể mua cho trẻ băng nhạc, đĩa hát phù hợp với lứa tuổi để trẻ tập luyện thể dục. Trong công tác kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được , để giúp trẻ luyện tập nhiều hơn. Từ đó trẻ có vốn kiến thức về thể chất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoài trời để phát triển thể chất ở trường. VD: Qua chủ đề mới, giáo viên kịp thời nhắc phụ huynh: Chủ đề thế giới động vật nhắc nhở phụ huynh mua những bài hát về các con vật để tập luyện thể chất. Ngoài ra nhân dịp 20/11, tôi mời phụ huynh tham gia dự tiết dạy “Hội giảng của giáo viên giỏi” nhằm để họ thấy được các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời giữa cô và trẻ trên lớp. Từ đó giúp phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ tốt hơn, về việc học tập cho các cháu, nhất là hoạt động ngoài trời ở trường, lớp mầm non là như thế nào. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Cô chuẩn bị: sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ, xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú, bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ, lập kế hoach tổng thể và kế họach chi tiết của trẻ. Dựa vào điều kiện môi trường, khu sân chơi phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khu vực hoạt động ngoài trời phải cuốn hút trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Khi tham gia các khu vực chơi đó trẻ phải được rèn luyện nhiều kĩ năng 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp tuy nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời để trẻ phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã đưa đề tài ra khảo nghiệm để lấy ý kiến của đồ
Tài liệu đính kèm: