SKKN Thủ thuật tạo trò chơi trên một số phần mềm dạy học bậc Trung học cơ sở

SKKN Thủ thuật tạo trò chơi trên một số phần mềm dạy học bậc Trung học cơ sở

Kich chuột vào từng câu hỏi kèm theo đáp án của câu hỏi đó, tạo hiệu ứng xuất hiện (Entrance), biến mất (Exit) trong Animations Custom Animation. Sau đó kich chuột vào tất cả các hiệu ứng vừa tạo, nhấn Timing Effect Options Timing Trigers Start effect on click of rồi chọn đối tượng là nút câu hỏi đã tạo (Như hình oval số 1 bên dưới cho câu hỏi số 1)

Tiếp đó, giáo viên tạo nút kích chuột vào câu A, B tùy đáp án đúng, sai. Nếu chọn đáp án đúng thì cái cây sẽ xuất hiện trên đất khi kich chuột vào, còn nếu sai thì cái cây sẽ không xuất hiện. (Tạo hiệu ứng trigers tương tự như trên, tức là tạo hiệu ứng xuất hiện cho cái cây, sau đó nhấn vào hiệu ứng xuất hiện đó rồi chọn lần lượt Timing, Effect Options,Timing, Trigers, Start effect on click of, rồi chọn đáp án đúng làm nút mà khi nhấn vào đó cái cây sẽ xuất hiện.

Cuối cùng giáo viên tạo các nút của 2 đội làm nút triger với hình ảnh động mưa, khi đó chỉ cần nhấp chuột vào đội nào thì đội đó được một trận mưa tưới lên đám cây mới trồng được. Ví du khi đội B giành chiến thắng:

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1801Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thủ thuật tạo trò chơi trên một số phần mềm dạy học bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện các trò chơi trong dạy học ở trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 2012 – 2013 đến nay.
 	- Đưa ra một số kinh nghiệm và sáng kiến trong việc tổ chức các trò chơi trong dạy học, nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các tiến trình dạy học, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Giáo viên và học sinh trường THCS Lương Thế Vinh – H. Krông Ana – T. Đăklăk.
I.4. Phạm vi nghiên cứu:
 	Việc thực hiện các trò chơi trong dạy học ở trường THCS Lương Thế Vinh – H. Krông Ana – T. Đăklăk.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra.
- Phân tích, tổng hợp lí thuyết điều tra
 	- Phân loại, hệ thống hoá lí thuyết
 	- Phương pháp quan sát sư phạm
 	- Phương pháp phân tích và tổng kết
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm	
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu, chứng minh.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lí luận:
Mục tiêu giáo dục toàn diện mỗi con người luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với xã hội, chính vì vậy, ngay trong chính môi trường học tập chúng ta cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để có biện pháp kịp thời uốn nắn cho phù hợp lứa tuổi. Việc giúp học sinh tiếp cận và yêu thích các hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các em có ý thức, thái độ và trách nhiệm đối với hoạt động đó nhằm nâng cao hiểu biết áp dụng vào đời sống xã hội.
Thực hiện đề tài này dựa trên quan điểm dạy học lí thuyết đi đôi với thực hành, giáo dục học sinh trong môi trường thân thiện, tích cực, hoạt động học tập có hiệu quả, bởi các hoạt động giáo dục đòi hỏi học sinh phải có quá trình rèn luyện trao đổi và ghi nhớ để vận dụng vào bản thân một cách sáng tạo. Vì vậy, giải pháp phù hợp là cần biến quá trình học và vận dụng từ lí thuyết đến thực hành thành một quá trình hoàn toàn tự nhiên, tự nguyện học tập tích cực của học sinh. Việc hiểu các giá trị, kĩ năng sống từ các hoạt động giáo dục giúp cải thiện quá trình tư duy thụ động của học sinh, học sinh sẽ tiếp cận tri thức một cách tự nhiên và sáng tạo nhất.
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi: - Ban lãnh đạo nhà trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Ban lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên.
- Chuyên môn nhà trường triển khai và phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học.
- Giáo viên luôn tìm tòi, đổi mới trong việc dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và thực hiện các hoạt động giáo dục tương đối có hiệu quả. 
- Đa số học sinh yêu thích, hào hứng khi tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng hình thức tổ chức trò chơi.
* Khó khăn:
- Một số giáo viên chưa sử dụng phương pháp trò chơi trong hoạt động dạy học, ít cập nhật công nghệ thông tin nên chưa tạo được trò chơi phong phú trong mỗi tiết học.
- Một số ít học sinh còn chưa chủ động, chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục.
- Một số ít tiết học chưa tổ chức được trò chơi do điều kiện thời gian còn hạn chế. 
Qua những thuận lợi và khó khăn trên, việc cần thiết là đội ngũ giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp, có sự đầu tư, sáng tạo, chủ động hơn trong quá trình dạy học, nhằm giúp học sinh có cái nhìn tích cực hơn nội dung kiến thức cũ và mới từ đó phát huy hết khả năng của mình. Thông qua các hoạt động giáo dục, giáo viên và học sinh sẽ có sự giao lưu thoải mái, thân thiện để làm việc có hứng thú, hiệu quả hơn. 
b. Thành công, hạn chế
* Thành công: 
- Ban lãnh đạo nhà trường, chuyên môn và các đoàn thể đã chỉ đạo, phối hợp và quan tâm, đôn đốc thường xuyên trong các hoạt động dạy học.
- Hầu hết giáo viên quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số giáo viên đã chủ động hơn trong cách tiếp cận HS, giáo dục và quản lí học sinh dễ dàng hơn, quan sát và nắm bắt được các biểu hiện tâm sinh lí ở các lứa tuổi để có biện pháp uốn nắn kịp thời. 
- Giáo viên chủ động hơn trong việc đưa học sinh tiếp cận với các kiến thức bài học nhanh hơn, rõ hơn, học sinh ý thức được vai trò của mình trong việc tiếp nhận tri thức và tự hoàn thiện bản thân trong các tiết học cũng như trong cuộc sống.
- Tạo được không khí thoải mái, vui tươi, phấn khởi giữa GV với HS, giữa HS với nhau.
- Đa số HS có hứng thú, chủ động, sáng tạo, không ỷ lại vào bạn và trở nên yêu thích nội dung kiến thức được học thông qua trò chơi.
- Học sinh thấy được vai trò của trò chơi trong dạy học nói riêng, hoạt động giáo dục nói chung khi được áp dụng vào bài học, vào cuộc sống, thấy được cái hay, cái đẹp từ cuộc sống để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Học sinh học hỏi được nhiều từ bạn bè trong khi trao đổi, cùng thực hiện các hoạt động trò chơi từ đó đúc rút được những kinh nghiệm quý báu để ghi nhớ nội dung bài học một cách nhanh nhất.
- Học sinh cũng thấy được mối liên hệ giữa việc học và việc chơi để hiểu rằng hoạt động nào cũng cần phải có vốn tích lũy từ cuộc sống.
- Từ việc học sinh tham gia vào các trò chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình hội nhập với bạn bè, cộng đồng. Giúp các em tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh.
- HS biết trân trọng sức lao động của bản thân, của tập thể và say mê lao động, sáng tạo.
* Hạn chế:
- Một số ít HS còn chưa thật tập trung, ít có sự chuẩn bị cùng tập thể nên
chưa tạo được sự gắn kết với các thành viên trong tập thể, đặc biệt là học 
sinh dân tộc thiểu số.
- Một số ít trò chơi chưa có điều kiện thực hiện do một số yếu tố khách quan.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Hầu hết giáo viên đã chủ động, sáng tạo, tích cực sau khi thực nghiệm trò chơi trong dạy học.
- Học sinh tiếp nhận thông tin dễ dàng, dễ áp dụng và có hứng thú khi tham gia vào các trò chơi.
- Tạo được không khí học tập thân thiện, tích cực giữa thầy với trò, giữa trò với thầy
- HS yêu thích các hoạt động giáo dục thông qua trò chơi và biết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
* Mặt yếu:
- Một số ít tiết học chưa thành công trong việc thực hiện trò chơi do 1 số giáo viên chưa thật nhiệt tình và chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 	Đa số giáo viên và học sinh đều cảm thấy việc học văn hóa chiếm nhiều thời gian của học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh ít có thời gian vui chơi cùng bạn bè. Do đó, tính chất của các hoạt động giáo dục bằng trò chơi sẽ giúp giải tỏa được căng thẳng trong quá trình học, không đặt nặng việc học lí thuyết mà chủ yếu là quan sát, thực hành và vận dụng vào thực tiễn do vậy mọi vấn đề trở nên dễ dàng trong việc tiếp nhận các hoạt động giáo dục. Việc giáo viên - học sinh tham gia vào các hoạt động chơi mà học tạo được môi trường thân thiện, lành mạnh, gần gũi một cách tự nhiên giúp học sinh thoải mái sáng tạo từ đó mối quan hệ giữa các hoạt động giáo dục sẽ thuận lợi hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
Để giáo dục học sinh một cách toàn diện thì phương pháp giáo dục học mà 
chơi chính là điều kiện cần và đủ để cùng với những phương pháp giáo dục khác tạo nền tảng, hành trang cho các em học sinh vào đời. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu kiến thức của các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức các trò chơi hệ thống kiến thức, giúp các em học sinh trang bị đầy đủ kiến thức đồng thời dễ dàng hòa nhập với tập thể và với xã hội. Vai trò của giáo viên và học sinh đối với hoạt động này là không nhỏ bởi đây là yếu tố quan trọng hình thành nên một hệ thống giáo dục mới theo sự phát triển của xã hội, nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng quan sát, ghi nhớ, giao tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân,
Thực trạng cho thấy, việc thực hiện các trò chơi trong tiết học bước đầu còn gặp một số khó khăn, bất cập như về tổ chức, quản lí, chất lượng giáo dục, thời gian, địa điểm, con người Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thông qua trò chơi một cách toàn diện, đồng bộ, hệ thống được kiến thức cho học sinh mà vẫn bồi dưỡng được nhân cách cho các em một cách hiệu quả nhất. 
Để làm được điều đó trước mắt cần chú trọng khâu tập huấn nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ ở đội ngũ giáo viên mà phần lớn chưa chịu vận dụng công nghệ thông tin vào mỗi tiết dạy, mặt khác còn phải để giáo viên có cách nhìn mới, thiện cảm hơn đối với phương pháp tổ chức trò chơi này, Về phía nhà trường, chuyên môn cũng cần có sự phối kết hợp với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dạy học để đưa ra kế hoạch, phương án hoạt động cụ thể, thậm chí có thể tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh học sinh trước khi thực hiện tập huấn để phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng của nhà trường và đối tượng học sinh, nội dung tập huấn cần ngắn gọn, tạo được sự hấp dẫn, phong phú, để người thực hiện không phải làm việc một cách gò ép, chống đối. Ngoài ra, cũng cần phải có những điều kiện nhất định về thời gian, tâm huyết và cả trình độ của những người thực hiện, từ đó tổ chức sử dụng có hiệu quả các 
trò chơi trong mỗi tiết dạy. 
Mỗi giáo viên cũng cần tăng cường tìm kiếm, trang bị thêm tài liệu tham khảo, chịu khó tìm tòi trên internet, luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong khâu tổ chức, có như vậy hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ tốt hơn - tạo một sân chơi bổ ích, góp phần định hướng hành trang vào đời và hoàn thiện nhân cách cho học sinh một cách toàn diện nhất. Đồng thời, giáo viên là người đảm nhiệm trực tiếp mà không phải là một người quản trò thực sự nên phải bỏ ra nhiều công sức thời gian hơn. 
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Sử dụng các hiệu ứng trong Power point, Active Inspire nhưng phát triển theo hướng mới về nội dung và phương thức trình bày, tránh lặp lại gây nhàm chán cho người chơi và cảm giác bị ép buộc khi thực hiện.
- Cần phải tham khảo một số kiến thức ở các môn học để đưa ra được những trò chơi hay nhất, dễ hiểu và cô đọng nội dung nhất.
- Tạo được các trò chơi sinh động hơn, bám sát chủ đề hơn trong học tập, giúp học sinh được tiếp cận một số phương pháp học tập mới, chủ yếu cần tới sự hợp tác của các cá nhân trong các nhóm học tập.
- Giáo viên phải là người chủ động tạo ra các thông tin mới trong việc truyền đạt yêu cầu nội dung bài học, phương thức tổ chức trò chơi.
- Từ các yêu cầu khác nhau ở nhiều môn học mà tạo ra những trò chơi có hình thức đẹp, phong phú, thu hút học sinh hào hứng khi bắt tay vào thực hiện.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Cần có sự tham mưu kịp thời với lãnh đạo, với chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện các chuyên đề hướng dẫn chuyên sâu phương pháp dạy học bằng trò chơi.
	- Cần đưa ra được những phương án thực hiện phương pháp trò chơi một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
- Hình thức thể hiện phương pháp trò chơi cần đổi mới dựa trên cái cũ, tránh sơ sài hay trùng lặp so với trước.
	- Cần có sự am hiểu về công nghệ thông tin đặc biệt là việc nghiên cứu tài liệu trên internet và sử dụng tốt các hiệu ứng trên các phần mềm dạy học để tạo trò chơi bởi đây là yếu tố nhanh nhất giúp học sinh nắm bắt và củng cố kiến thức một cách hiệu quả. 
	- Cần có sự phối hợp hài hòa giữa giáo viên và học sinh trong việc thực hiện.
	- Cần có sự bố trí thời gian thực hiện phù hợp, tránh quá dài hoặc quá ngắn trong mỗi tiết học mà phải vừa đủ để học sinh khắc sâu kiến thức nhưng không nhàm chán.	Cụ thể:
	b.1. Xây dựng ý tưởng theo chủ đề:
	- Để dạy tiết học Địa Lý, Giáo dục công dân liên quan đến môi trường, giáo viên có thể tạo số một trò chơi giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, cụ thể như các trò chơi: “ Ai trồng nhiều cây hơn”, “ Ai nhặt rác nhiều hơn”, 
	- Để dạy tiết học Âm nhạc, Mĩ thuật liên quan đến tác giả, tác phẩm, giáo viên có thể tạo một số trò chơi kết nối tác giả, tác phẩm như: “ Kẹo mút thông minh”, “ Đếm sao”
	- Để dạy tiết học Toán, Hóa học, Vật lý liên quan đến các bài tập củng cố, giáo viên có thể tạo một số trò chơi như: “ Hái táo”, “ Tìm con”, “ Bắt sâu”
	- Để dạy tiết học Lịch sử theo chủ đề về Bác Hồ hay một sự kiện lịch sử, giáo viên có thể tạo một số trò chơi như: “ Đường đến thăm Bác Hồ”, “ Con đường lịch sử”
	- Để dạy các môn học, các tiết học có chủ đề về Đất nước, con người Việt Nam, giáo viên có thể tạo trò chơi: “ Khám phá quê hương Việt Nam”.
	- Để dạy các bài GDCD có nội dung về quyền trẻ em, tìm hiểu về hiến pháp, pháp luật, giáo viên có thể tạo trò chơi: “Hành động vì trẻ em”, “ Ai nhanh trí?”
Tương tự như vậy, đối với từng môn học, từng chủ đề, giáo viên nên chủ động tạo trò chơi theo hướng bám sát nội dung trọng tâm bài học. Điều này tránh được sự trùng lặp trong khâu tổ chức, thực hiện trò chơi giúp học sinh ấn tượng với những ý tưởng sáng tạo mới, thúc đẩy học sinh tự phát huy khả năng tiềm ẩn của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện.
	b.2. Tạo trò chơi trên một số phần mềm dạy học:
	* Đối với phần mềm Power Point: Đây là phần mềm thông dụng nhất đối với hầu hết giáo viên, do đó việc thực hiện thao tác tạo trò chơi trên phần mềm này khá phổ biến. Tuy nhiên, các trò chơi thường lặp lại về phương thức, nội dung, hình ảnh như: Trò chơi ô chữ, Ô số may mắn,khiến cho trò chơi trở nên nhàm chán. Do vậy, giáo viên vẫn có thể sử dụng các thủ thuật trên Power Point nhưng về hình thức, nội dung chơi nên thay đổi theo hướng xây dựng ý tưởng như trên nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
	Một số hiệu ứng dùng trong tạo trò chơi:
	- Hiệu ứng xuất hiện (Entrance), biến mất (Exit), thời gian (Timing), cò súng (Triggers), nhấn mạnh (Emphasis)
	- Hiệu ứng đường dẫn:
+ Đến 1 slide: Kích chuột vào nút lệnh, nhấn chuột phải, chọn Hyperlink, tiếp đó chọn place in this document, chọn slide cần đến, nhấn ok.
+ Đến một nơi theo đường kẻ, vẽ:
Minh họa cách tiến hành tạo 1 trò chơi như sau:
- Bước 1: Chọn hình nền, hình chủ đạo cho trò chơi trên internet.
Giáo viên cần tra Google, tìm kiếm một hình ảnh làm hình nền trò chơi và một cái cây để coppy cây tương ứng với số câu hỏi (Ví dụ: Trò chơi “ Ai trồng nhiều cây hơn”- chọn cảnh phim hoạt hình làm hình nền trò chơi, có thể tìm bằng tiếng Việt “ Cảnh phim hoạt hình” hoặc bằng Tiếng Anh “cartoon landscape” để tìm được nhiều hình ảnh hơn). Chọn file lưu hình ảnh và lưu tên phù hợp. Tìm một cái cây hoạt hình nhỏ, hình ảnh mưa (hình động) có màu sắc dễ thương. Cách tìm kiếm tương tự như tìm hình nền, bằng tiếng Anh “animations tree”, “ rain gif”, hoặc tiếng Việt “ cây hình động”, “ ảnh động mưa”.
Bước 1: Chọn và lưu hình nền phong cảnh Bước 2: Chọn và lưu hình 1 cái cây, đám mây.
Mục đích của việc làm này dựa trên ý tưởng xây dựng là: Giáo viên chia thành 2 đội, tạo nút cho mỗi câu hỏi, trả lời đúng 1 câu đội đó trồng được 1 cây lên đất trong cảnh hoạt hình. Giáo viên giáo dục học sinh: “ Bằng những kiến thức ở bài học này, kết hợp với những hành động và việc làm vì môi trường thông qua trò chơi, chúng ta hãy trồng thật nhiều cây xanh để môi trường sống luôn trong sạch, lành mạnh. Đội thắng cuộc sẽ được tặng một cơn mưa cho những cái cây các em đã trồng được”. Sau đó, giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc và kèm phần thưởng, cho điểm cộng khuyến khích nếu có.
- Bước 2: Tạo hiệu ứng, các nút câu hỏi hoặc lấy hình chủ đạo làm nút câu hỏi 
Ví dụ: Ở trò chơi “ Ai trồng nhiều cây hơn” – Giáo viên chọn Intert 
Shapes chọn hình vuông, tròn, đánh số thứ tự cho mỗi câu hỏi. Tạo các text box ghi nội dung câu hỏi tương ứng.
	Kich chuột vào từng câu hỏi kèm theo đáp án của câu hỏi đó, tạo hiệu ứng xuất hiện (Entrance), biến mất (Exit) trong Animations Custom Animation. Sau đó kich chuột vào tất cả các hiệu ứng vừa tạo, nhấn Timing Effect Options Timing Trigers Start effect on click of rồi chọn đối tượng là nút câu hỏi đã tạo (Như hình oval số 1 bên dưới cho câu hỏi số 1)
Tiếp đó, giáo viên tạo nút kích chuột vào câu A, B tùy đáp án đúng, sai. Nếu chọn đáp án đúng thì cái cây sẽ xuất hiện trên đất khi kich chuột vào, còn nếu sai thì cái cây sẽ không xuất hiện. (Tạo hiệu ứng trigers tương tự như trên, tức là tạo hiệu ứng xuất hiện cho cái cây, sau đó nhấn vào hiệu ứng xuất hiện đó rồi chọn lần lượt Timing, Effect Options,Timing, Trigers, Start effect on click of, rồi chọn đáp án đúng làm nút mà khi nhấn vào đó cái cây sẽ xuất hiện.
Cuối cùng giáo viên tạo các nút của 2 đội làm nút triger với hình ảnh động mưa, khi đó chỉ cần nhấp chuột vào đội nào thì đội đó được một trận mưa tưới lên đám cây mới trồng được. Ví du khi đội B giành chiến thắng:
* Đối với phần mềm Active Inspire: Ưu điểm của phần mềm này là tạo hiệu ứng khá đơn giản, thao tác nhanh gọn. Tuy nhiên, phần mềm này lại không hỗ trợ cho hình ảnh động (Trừ khi nhúng Power point), do đó phần mềm này chỉ nên dùng đối với một số trò chơi đơn giản, sử dụng các hiệu ứng xuất hiện, biến mất như trò chơi“ Con đường lịch sử”, thao tác tiến hành như sau:
Chọn 1 hình nền là sơ đồ của chiến dịch Điện Biên Phủ, trên đó có các địa danh mà bộ đội ta hành quân trong chiến dịch. 
Sau đó vào Edit, chọn page background, vào set background chọn Image, bấm Browse để duyệt hình ảnh
Mỗi địa danh được gắn với một câu hỏi. Tạo các shape trên Word, đánh số thứ tự để coppy sang trang Active Inspire, che đi các địa danh trên bản đồ.
Kich chuột vào shape, vào biểu tượng mũ đỏ, chọn hidden, vào đường dẫn trong target tới câu hỏi số 8 rồi nhấp chuột Apply changes, khi đó chỉ cần nhấn vào shape thì câu hỏi sẽ xuất hiện. Tiếp đó làm hiệu ứng kich chuột vào câu hỏi, vào biểu tượng mũ đỏ, chọn hidden, vào đường dẫn trong target tới câu trả lời tương ứng , khi đó chỉ cần nhấn chuột vào câu hỏi sẽ xuất hiện 3 đáp án để chọn lựa. Cuối cùng tạo hiệu ứng tương tự để cho khi kich chuột vào đáp án đúng thì shape 8 biến mất. 
	Tương tự như vậy cho các shape còn lại, kết thúc trò chơi học sinh sẽ được đi qua những vùng đất lịch sử đầy chiến tích lẫy lừng của dân tộc để giáo viên củng cố bài.
	b.3. Giới thiệu một số trò chơi đã ứng dụng trên các phần mềm dạy học sử dụng các phương pháp trên:
* Trò chơi “ Nhặt trứng”: Trò chơi này sử dụng các hiệu ứng: Xuất hiện, biến mất, đường dẫn kẻ, vẽ.
- Cách chơi: Giáo viên chia thành 2 đội gà trống và gà mái, hàng số ở trên là số đáp án các câu hỏi của gà trống. Nếu đội gà trống trả lời câu B đúng, khi đó giáo viên bấm vào số 1 hàng số trên thì trứng sẽ nhảy về đội gà trống. Bấm câu hỏi vào hình Elip tương ứng với số học sinh chọn để tìm câu trả lời và các đáp án cần chọn. Bấm vào đáp án, nếu đáp án đúng thì xuất hiện màu khác, nếu sai thì màu sắc không thay đổi. Đội gà mái trả lời đúng thì bấm vào số câu tương ứng ở hàng dưới để nhặt trứng về đội mình. Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều trứng hơn thì đội đó thắng cuộc.
b.1. Trò chơi “ Tìm con”: Trò chơi này sử dụng các hiệu ứng tương tự như trên.
*Cách chơi: Chú chim bồ câu muốn tìm con của mình trên cây, nhưng chú chim đã trốn vào 1 trong những quả trứng trên cây. Để tìm được con, chú chim phải trả lời lần lượt các câu hỏi khi bấm vào số quả trứng trên cây, trả lời đúng quả trứng sẽ nứt ra một con vật, khi nào tìm được đúng chú chim con thì chim bồ câu mới bay về cây để nhận con, khi đó trò chơi kết thúc. ( Trò chơi này dùng để vào bài giúp bài học không trở nên nhàm chán)
	* Trò chơi “ Khám phá phong cảnh quê hương Việt Nam”: Trò chơi này sử dụng các hiệu ứng biến mất, xuất hiện, đường dẫn đến slide, theo đường kẻ, vẽ
*Cách chơi: Chiếc xe du lịch đang đứng tại mũi Cà Mau, kích chuột vào số 1, câu hỏi được liên kết với slide kế tiếp, trả lời đúng đáp án, kích chuột vào chiếc xe góc dưới bên phải để đi tiếp cuộc hành trình. Khi đó chúng ta sẽ trở lại trang có bản đồ Việt Nam, nhấn chuột thì chiếc xe sẽ đến điểm số 2tương tự cho đến hết.
Trò chơi kết thúc khi chiếc cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại số 11 ( Hoàng Sa). Nhấn chuột vào lá cờ để chuyển sang trang tiếp theo của bài học. Qua trò chơi giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc nhất là trong giai đoạn hiện nay.
* Trò chơi “ Hái táo”: Trò chơi này sử dụng các hiệu ứng xuất hiện,

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - TIN HOC - VAN ANH - LTVINH.doc