SKKN Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB

SKKN Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hóa học là một môn khoa học tự

nhiên, ngoài việc có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho người học các

năng lực chung thì bản thân môn Hóa học còn có vai trò quan trọng trong việc hình

thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên biệt như năng lực nghiên cứu

khoa học, năng lực thực nghiệm, năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn

cuộc sống.

Trong kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ của của cuộc cách mạng công nghiệp

mới 4.0, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành

mà đòi hỏi có sự hiểu biết của đa ngành. Ngoài ra các kỹ năng sử dụng kiến thức

để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề

cao. Trong khi đó, ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt công nghệ thông

tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt của đời sống. Từ những việc đơn giản trong gia

đình, đến những công việc trong các nhà máy, hãng, xưởng đều ít nhiều liên quan

và ứng dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số và đòi hỏi sự vận dụng kiến thức

tổng hợp của của khoa học và công nghệ. Trong kỉ nguyên mới này, con người nếu

không muốn bị tụt hậu và đào thải thì cần phải trang bị những kĩ năng mới. Do

vậy, cách giáo dục và tiếp cận vấn đề thực tế cuộc sống trong tương lai sắp tới cần

được thay đổi phù hợp theo tư duy mới.

pdf 167 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1214Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEAM trong dạy học chương sự điện li hóa học 11CB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giấy lọc, cối, chày, dao, kéo
- Engineering: HS thực hiện các giải pháp kĩ thuật thiết kế nên sản phẩm,
sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để gia công. Chế tạo thành một sản
phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ: ngâm, lọc, cắt để thực hiện hóa ý tưởng chế tạo. 
 - Mathematics: Kiến thức về toán, như tính toán dự trù chi phí cho sản
phẩm, tính toán kích thước vật liệu cần để thiết kế.
 - Arts: + Vẽ được bản mô tả ý tưởng đẹp, rõ ràng, cụ thể
+ Thiết kế được sản phẩm vừa sử dụng tốt, vừa mang tính thẩm mỹ. 
 + Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện, hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Có ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Chuẩn bị
4.1. Giáo viên
 - Phương pháp dạy học: dạy học theo nhóm
 - Tài liệu hướng dẫn
 - Phiếu học tập, Phiếu đánh giá
 -– Máy tính, máy chiếu
–- Phim: Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm khô – Người đưa tin 24G
4.2. Học sinh
 - Mỗi học sinh: Sổ ghi chép nhật kí dự án cá nhân
 - Nhóm trưởng: Sổ ghi chép nhật kí dự án nhóm
 - Một số nguyên vật liệu dễ kiếm như: củ nghệ, giấy lọc, cồn 90°ᴼ 
63
5. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. GIAO NHIỆM VỤ YÊU CẦU CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU
 TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT
HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN
(45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng
o Nắm được nguyên nhân đổi màu của nghệ trong các môi trường khác nhau,
hàn the là gì, vì sao có thể dùng nghệ nhâận biết hàn the trong thực phẩm bẩn.
o Xác định được nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ
nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn
với các yêu cầu:
(1) Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
(2)Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp
(3)Sản phẩm đẹp,màu sắc đều,bám màu.
(4) Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng với các giá trị pH
khác nhau
(5) Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
o Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm, từ đó định hướng thiết kế sản
phẩm dự án.
64
○ HS nắm bắt được: 
 1. Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo
và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩncó phải là nhu cầu cần thiết hay không?
 2. Vấn đề này đã được giải quyết như thế nào rồi?
B. Nội dung:
GV trình bày một số thông tin về nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm vì có
chứa hàn the, từ đó giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên
từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm
bẩnvới các yêu cầu:
▪ Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
▪ Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp
▪ Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
▪ Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng với các giá trị pH khác
nhau 
▪ Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
HS quan sát đoạn phim ngắn về “Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm khô
– Người đưa tin 24G”, từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án. 
GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá sản phẩm
chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ (phụ lục đính kèm) 
GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập.
▪ Bước 1. Tiếp nhận nhiệm vụ.
▪ Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan.
▪ Bước 3. Khảo sát (đĐiều tra).
▪ Bước 4. Lên các ý tưởng (lập bản phương án thiết kế) và báo cáo.
▪ Bước 5. Lên kế hoạch thực hiện sản phẩm.
▪ Bước 6. Tạo dựng (làm sản phẩm).
▪ Bước7. Kiểm tra (thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá sản phẩm).
▪ Bước 8. Chia sẻ (bBáo cáo sản phẩm).
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan và
khảo sát vấn đề trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bảng tổng kết cơ sở chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng
nhận biết hàn the: chỉ rõ hàn the là gì, sự đổi màu của nghệ trong các môi trường,
các khái niệm về pH
65
– Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ.
– Bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Tổ chức nhóm học tập
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án. Mỗi nhóm bầu nhóm 
trưởng, thư kí.
Đặt bối cảnh thực tiễn, và từ đó chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Trong phần trình bày thông tin về nguy cơ mất an toàn vệ sinh khi sử dụng
thực phẩm có chứa hàn the, GV có thể chuẩn bị một số ví dụ điển hình và các 
thông số thống kê để HS có thể nhận thấy rõ mối liên hệ của dự án học tập với
thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ. GV chiếu đoạn phim về “Rùng mình phát hiện hàn the trong thực phẩm
khô – Người đưa tin 24G” để học sinh thấy được nguy cơ khi sử dụng thực
phẩm có chứa hàn the từ đó dẫn đến nhiệm vụ dự án là chế tạo chất chỉ thị
màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the
trong thực phẩm bẩn.
Thống nhất tiến trình dự án
GV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ học tập này cần thực 
hiện theo tiến trình như thế nào? GV thống nhất cùng HS kế hoạch dự án.
– Với HS chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn HS.
Đối với HS đã có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu HS tự đề xuất các 
công việc và phân phối thời gian trong dự án.
Ví dụ về tiến trình dự án:
TT Nội dung Thời gian Ghi chú
1 Tiếp nhận nhiệm vụ 45 phút Kế hoạch dự án, phân 
nhóm, bầu nhóm trưởng
2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng 
liên quan; khảo sát vấn đề
5 ngày HS làm việc theo nhóm
3 Báo cáo kiến thức, kĩ năng 
liên quan; kết quả khảo sát 
vấn đề
45 phút HS báo cáo tại lớp, 
poster
4 Lên các ý tưởng thiết kế 5 ngày HS làm việc theo nhóm
5 Trình bày phương án thiết kế 45 phút HS báo cáo tại lớp
6 Tạo dựng sản phẩm theo 
phương án thiết kế
5 ngày HS làm việc theo nhóm
7 Chia sẻ sản phẩm 45 phút HS báo cáo tại lớp
66
Thống nhất tiêu chí đánh giá
– GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá sản phẩm học tập? GV nhấn mạnh
cần phải có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cũng như đánh giá công bằng.
– GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm.
TT Tiêu chí Đạt/Không đạt
1 Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
2 Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.
3 Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
4 Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng
với các giá trị pH khác nhau 
5 Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
Giao nhiệm vụ tìm kiến thức nền
– GV thông báo các chủ đề kiến thức nền liên quan.
Chủ đề 1. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazo (Hóa học 11CB)
Chủ đề 2. Những chất chỉ thị màu tự nhiên
Chủ đề 3. Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực phẩm? Vì
sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu?
– GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
+ Mỗi nhóm 1 chủ đề
+ Hình thức trình bày: Powerpoint
+ Thời gian báo cáo và trả lời câu hỏi cho mỗi nhóm: 7 phút
+ Sau khi nghe các nhóm báo cáo, có phần kiểm tra đánh giá và GV chốt
chuẩn kiến thức.
* Lưu ý: GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng trong mỗi chủ
đề để gợi ý HS nghiên cứu các vấn đề trọng tâm hoặc sử dụng hệ thống câu
hỏi này để trao đổi trong buổi báo cáo kiến thức.
Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức
Chủ đề 1. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazo (Hóa học 11CB)
1. Tích số ion của nước là gì? 
2. Ý nghĩa tích số ion của nước?
3. pH là gì? Công thức tính pH về mặt toán học?
4. Giá trị pH biến đổi như thế nào trong các môi trường?
5. Biến thiên của thang pH thường dùng?
6. Ý nghĩa của pH trong đời sống?
7. Chất chỉ thị axit – bazo là gì?
8. Các chất chỉ thị axit – bazo thường gặp?
Chủ đề 2. Những chất chỉ thị màu tự nhiên
67
1. Những chất chỉ thị màu tự nhiên thường được tạo ra từ rau, củ, quả nào?
2. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào có màu đỏ?
Chủ đề 3. Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực 
phẩm? Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu?
1. Hàn the là gì? 
2. Vì sao hiện nay Bộ y tế cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm?
3. Hàn the thường có trong những thực phẩm nào? 
 4. Các cách nhận biết thực phẩm có chứa hàn the?
 5. Vì sao có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị axit - bazo?
 6. Vì sao người ta thường sử dụng chất chỉ thị màu tự nhiên từ nghệ để 
thử hàn the? 
Giao nhiệm vụ khảo sát vấn đề
1. Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo 
và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩncó phải là nhu cầu cần thiết hay không?
2. Người ta đã giải quyết vấn đề này như thế nào rồi? (GV lưu ý HS ở câu 
hỏi này chỉ mang tính chất khảo sát tổng quát, không nhất thiết đòi hỏi HS 
phải chế tạo sản phẩm có tính mới, sáng tạo)
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN; KHẢO SÁT VẤN ĐỀ;
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ
CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT
HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng
 1. Nắm được nước là chất điện li rất yếu; khái niệm tích số ion của nước, ý
nghĩa tích số ion của nước; khái niệm pH; chất chỉ thị axit – bazo; đánh giá được
độ axit và độ kiềm của dung dịch theo nồng độ ion H+ và theo thang pH. 
2. Biết được các chất chỉ thị axit – bazo trong tự nhiên;
3. Biết được hàn the là gì, tác hại của thực phẩm có chứa hàn the;
4. Biết được có thể nhận biết hàn the trong thực phẩm bằng chất chỉ thị màu tự 
nhiên từ củ nghệ;
5. Khảo sát được vấn đề đang thực hiện;.
7. Lựa chọn được những kiến thức nền liên quan có thể lên các ý tưởng vận 
dụng chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo 
và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn.;
B. Nội dung:
68
Trong 5 ngày, HS tìm hiểu các chủ đề kiến thức theo phân công.
Chủ đề 1. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazo (Hóa học 11CB)
Chủ đề 2. Những chất chỉ thị màu tự nhiên
Chủ đề 3. Hàn the là gì? Các cách nhận biết hàn the trong thực phẩm? Vì sao 
có thể nhận biết hàn the bằng chất chỉ thị màu?
HS tiến hành khảo sát vấn đề đang thực hiện.
Trong tiết học trên lớp, HS báo cáo theo nhóm, GV và bạn học phản biện. 
Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên phương án chế tạo chất chỉ thị 
màu tự nhiên từ củ nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the 
trong thực phẩm bẩn.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Hai bài báo cáo.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện 
nhóm bạn. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Mở đầu – Tổ chức báo cáo nghiên cứu kiến thức nền
– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú vào nhật kí học tập cá 
nhân và đặt câu hỏi tương ứng.
Báo cáo kiến thức nền
– Các nhóm HS trình bày chủ đề được phân công.
– GV sử dụng các câu hỏi định hướng để trao đổi về mặt nội dung.
– GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức chuẩn, HS ghi lại vào nhật kí học tập
Tiếp theo – Tổ chức báo cáo kết quả khảo sát vấn đề đang thực hiện
– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 1 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 1 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú vào nhật kí học tập cá 
nhân và đặt câu hỏi tương ứng.
Báo cáo kết quả khảo sát
– Các nhóm HS lần lượt trình bày kết quả điều tra của nhóm.
 – GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
69
GV chốt lại kết quả, HS ghi vào nhật kí học tập
Tổng kết và giao nhiệm vụ
– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí
+ Nội dung
+ Hình thức bài báo cáo
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)
– GV đặt vấn đề: Có thể vận dụng những kiến thức nào từ những chủ đề 
này trong việc thực hiện sản phẩm?
– GV giao nhiệm vụ cho hoạt động kế tiếp.
▪ Nhiệm vụ học tập: Dựa trên kiến thức và kết quả khảo sát vừa tìm 
hiểu, lập bản chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ từ những nguyên vật
liệu đơn giản thỏa mãn các tiêu chí đánh giá. Mỗi nhóm tối thiểu 1 ý tưởng 
thiết kế, chọn (khoanh tròn) ý tưởng mà nhóm mình cho là tốt nhất.
▪ Yêu cầu sản phẩm học tập:
Poster bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
– Cấu tạo (hình vẽ) sản phẩm
– Nguyên vật liệu dự kiến (có định lượng)
– Chú thích cách chế tạo.
* Lưu ý:
GV có thể lựa chọn linh hoạt hình thức bản thiết kế: poster (giấy roki, lịch
cũ), bài trình chiếu powerpoint, hình vẽ trên bảng...
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN; LÊN KẾ HOẠCH CHẾ
TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT
CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Mô tả được các phương án chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ;
2. Vận dụng các kiến thức liên quan để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và 
nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế;
3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện chế tạo thiết bị thử tính dẫn
điện của dung dịch;
4. Lên kế hoạch chế tạo sản phẩm.
B. Nội dung:
 Trong 5 ngày, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế. 
Hướng dẫn lập phương án thiết kế
1. Mỗi thành viên vẽ ít nhất 2 ý tưởng thiết kế sản phẩm. Cập nhật vào nhật kí 
cá nhân.
70
2. Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa chọn 1
ý tưởng tốt nhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm.
3. Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ
– Chú thích từng bộ phận của sản phẩm
– Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận
– Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, thể tích hoặc các thông số 
kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản phẩm
– Vận dụng các kiến thức nền cũng như các kiến thức khác liên quan để giải 
thích cơ chế của sản phẩm cũng như sự lựa chọn các nguyên vật liệu.
Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến 
thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện.
Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành 
làm sản phẩm. Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên kế hoạch chi tiết 
phương án chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bản thiết kế.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện 
nhóm bạn.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Mở đầu – Tổ chức báo cáo
– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt 
câu hỏi tương ứng.
– GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
*** GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để đánh giá 
nhóm khác
Báo cáo
– Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
– GV nhận xét.
– GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
Tổng kết và dặn dò
71
– GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí
+ Nội dung
+ Hình thức bài báo cáo
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi)
– GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản
thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
– GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo 
sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS lên kế hoạch chế tạo sản phẩm:
1. Vẽ phác họa mô hình và chú thích qui trình chế tạosản phẩm
2. Lập danh sách các nguyên vật liệu, thiết bị cần dùng
3. Phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm
Hoạt động 4.CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG
DỤNG LÀM CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZO VÀ NHẬN BIẾT HÀN THE TRONG
THỰC PHẨM BẨNTHEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐÃ CHỌN
(Ngoài giờ học: 5 ngày)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Chế tạo được chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ dựa trên phương án thiết kế 
tối ưu đã lựa chọn;
2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
B. Nội dung:
HS chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ theo nhóm ngoài giờ học. GV 
theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ nghệ
– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
– Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV có thể lập nhóm trên Facebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình chế tạo 
sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.
72
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
 Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo vệ việc thiết kế, 
nhóm học sinh chế tạo sản phẩm theo đúng phương án đã lựa chọn.
 Thử nghiệm lần 1
(1)Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.
(2)Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu
TT Tiêu chí Đạt/Không đạt
1 Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
2 Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.
3 Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
4 Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng
với các giá trị pH khác nhau.
5 Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
Để đánh giá khả năng ứng dụng của sản phẩm:
- GV hướng dẫn HS tự tiến hành tính toán, điều chế và thử nghiệm trên các
dung dịch có pH biến đổi từ 1 -> 14. Thu được bảng màu biến đổi của chất chỉ thị
từ nghệ.
- Sau đó thử nghiệm trên các thực phẩm: Giò tự làm (không chứa hàn the) và
Giò mua ở chợ (chứa hàn the). Đối chiếu kết quả ở bảng màu thu được ở trên. Từ
đó cho kết luận.
(3) Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt?
(4) Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt?
(5) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi rõ cách cải tiến.
Có thể suy nghĩ về lượng chất, vật liệu làm thiết bị
Nếu sau Thử nghiệm lần 1 sản phẩm ổn thì dừng lại. Nếu chưa ổn thì tiến hành
lại các bước Cải thiện  Lên kế hoạch  Tạo dựng  Kiểm tra, và cứ lặp lại chu 
trình như thế đến khi sản phẩm đạt kết quả tốt nhất.
 Các lần thử nghiệm lần sau
(6) Các cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến)
(7) Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu
TT Tiêu chí Đạt/Không đạt
1 Nguyên lí hoạt động có vận dụng kiến thức về pH.
2 Được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp.
73
3 Sản phẩm đẹp, màu sắc đều, bám màu.
4 Có thông số kĩ thuật cơ bản: Bảng màu của nghệ ứng
với các giá trị pH khác nhau.
5 Sản phẩm có khả năng dùng làm chất chỉ thị màu.
(8) Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt?
(9) Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt?
(10) Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình?
Thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tốt nhất trong điều kiện thời 
gian và nguồn lực.
Hoạt động 5. CHIA SẺ SẢN PHẨM “CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ MÀU TỰ
NHIÊN TỪ CỦ NGHỆ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZO
VÀ NHẬN BIẾT HÀN THE TRONG THỰC PHẨM BẨN” VÀ THẢO LUẬN
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Trình bày cách sử dụng và thao tác được trên chất chỉ thị màu tự nhiên;
- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm;
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm.
B. Nội dung:
HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải
thích sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm và đề xuất các phương án cải tiến.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Bản đề xuất cải tiến sản phẩm.
- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “Chế tạo chất chỉ thị màu tự nhiên từ củ
nghệ ứng dụng làm chỉ thị axit – bazo và nhận biết hàn the trong thực phẩm bẩn”.
74
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
1. Báo cáo trong lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm
– Tiến trình chế tạo sản phẩm 
– Kết quả các lần thử nghiệm
– Phương án thiết kế cuối cùng
– Cách sử dụng sản phẩm
2. Thử nghiệm sản phẩm trong lớp học hoặc trong phòng thí nghiệm
– HS sử dụng chất chỉ thị từ củ nghệ thử nghiệm trên các dung dịch có pH 
tù 1  14 và trên giò tự làm, giò mua ở chợ ...
– GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm cho các nhóm.
3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp
– HS và GV nhận xét về sản phẩm.
– GV tổng kết

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_mot_so_chu_de_giao_duc_steam_trong_day_hoc_chu.pdf