SKKN Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện

SKKN Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện

Tạo điều kiện để các em được hoạt động nhiều hơn

- Tiết đọc thư viện là một bộ môn đáp ứng được nhu cầu đó của học sinh, với nhiều hình thức đọc khác nhau: Cùng đọc, Đọc cá nhân, Đọc nhóm đôi . Giáo viên có thể sửa lỗi trực tiếp cho từng học sinh, đặc biệt quan tâm đến học sinh khó khăn về đọc.

Ví dụ: Để sửa lỗi cho học sinh, giáo viên sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi học sinh đọc và có biện pháp giúp đỡ:

+ Trong tiết đọc “Đọc cá nhân” học sinh tự tìm một quyển sách và chọn cho mình chỗ ngồi phù hợp để đọc. Giáo viên quan sát theo dõi học sinh, khi học sinh đọc sai ở đâu, giáo viên sửa ngay ở đó, bằng cách gợi ý cho học sinh đọc ngay tiếng, từ, câu vừa đọc sai và yêu cầu học sinh phải đọc lại cho đúng hoặc nhắc lại theo giáo viên, để cho học sinh khác cũng ghi nhớ cách đọc đúng. Tuyên dương khi học sinh đọc xong sách của mình mặc dù đọc chưa đúng hết nhưng vẫn kèm theo lời động viên cố gắng đọc đúng, đọc hay hơn lần sau.

 + Ở hoạt động “Trong khi đọc” trong tiết Cùng đọc và Đọc nhóm đôi: Học sinh làm việc theo cặp. Giáo viên khuyến khích các em khá giỏi ngồi gần các bạn chưa có kĩ năng đọc tốt, những em còn đọc chưa chuẩn, phát âm sai, để nghe và sửa lỗi, kèm cặp, hỗ trợ nhau cùng đọc.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2043Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mọi lúc, mọi nơi để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số nói riêng.
 	Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã áp dụng một số biện pháp sau:
 	- Chú trọng sửa lỗi phát âm sai về tiếng, từ, câu, dấu thanh.
 	- Tăng cường cho các em luyện đọc trên lớp.
 	- Nhắc nhở các em về nhà thường xuyên đọc lại bài.
 	- Tổ chức hoạt động nhóm để các em tham gia, trao đổi.
 	- Áp dụng Thông tư 22/2016 khuyến khích học sinh nhận xét bạn, để học sinh có cơ hội được nói nhiều hơn.
- Tại lớp học tôi đang trực tiếp giảng dạy, phần tăng cường Tiếng Việt được lồng ghép vào tất cả các môn học ở các nội dung phù hợp với các mức độ khác nhau. Đặc biệt từ khi Tiết đọc thư viện được đưa vào thực hiện trong trường tăng cường tiếng Việt được tôi thực hiện thường xuyên ở tiết học này. 
2.2. Những tồn tại – hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số tại trường và tại lớp 5C
 	- Vẫn còn một số học sinh đọc, nói chưa đúng tiếng Việt. Phần lớn do các em chưa chú tâm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt của mình. Các em chưa hiểu vai trò và tầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập, giao tiếp hiện tại và tương lai sau này.
	Ví dụ: Y Tô Ni (sinh năm 2007), đọc sai nhiều về tiếng từ và cả dấu thanh. Em ngại khi đọc bài, còn đọc rất nhỏ, em hay xấu hổ không dám đọc trước lớp vì bị các bạn chế diễu, cười cợt với kiểu đọc sai đó. Vì đọc yếu các em không hiểu được yêu cầu và nội dung bài, không thể tham gia thảo luận xây dựng bài cùng các bạn được. Tất cả điều đó làm các em chán nản khi đến lớp, dần dần không thích đến lớp. Nghỉ học nhiều, các em sẽ không có cơ hội, thời gian để giáo viên rèn luyện, sửa lỗi. Các em tự đánh mất đi quyền lợi của mình.
 	- Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán: phần lớn các em chỉ chơi với bạn bè cùng là dân tộc mình, địa bàn các em sinh sống không có người Kinh, chỉ có vài người đi buôn bán dạo hằng ngày; Tại phân hiệu 1 (Buôn Knul) của trường Tiểu học Ea Bông từ lớp 1 đến lớp 5 đều là học sinh dân tộc Ê – đê; nên giờ ra chơi cũng như lúc ở nhà các em vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với nhau nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu kiến thức bằng tiếng Việt. 
 	- Việc phát âm sai còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của học sinh. Các em ngại tham gia các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. Một số em luôn mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ bị thầy cô giáo gọi phát biểu, sợ câu trả lời của mình bị sai,
	Ở lớp 5C, đa số các em đều học đúng độ tuổi (2008), còn 3 học sinh có độ tuổi lớn hơn, do các em tiếp thu bài chậm nên bị lưu ban. Em H Dưng Hđơk (sinh năm 2006), trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp trước, em là học sinh được quan tâm đặc biệt, vì ở lớp dưới em đã thường xuyên nghỉ học, hay mặc cảm, tự ti khi phải học chung với học sinh lớp dưới. Cơ thể các em phát triển trội hẳn so với học sinh khác trong lớp nên tâm sinh lí cũng khác hơn, em đã biết ngại, xấu hổ, có những suy nghĩ phức tạp hơn và không hòa đồng với học sinh khác.
Những lỗi cơ bản mà học sinh của lớp tôi thường mắc phải khi đọc:
 	+ Phát âm sai hoặc thiếu dấu thanh:
 	Ví dụ: Chậm chạp Châm cháp
 Vạn vật Van vất
 Thích nghi Thích nghì
 + Ngắt nghỉ bất kì lúc nào giữa câu hoặc không ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu: do các em hụt hơi hoặc từ tiếp theo là từ khó đọc các em phải dừng lại để đánh vần nhẫm trong đầu rồi mới phát âm ra thành tiếng.
 Ví dụ: Thỏ nghĩ bụng chắc còn lâu Rùa mới lết tới nơi nên nằm phịch xuống vệ đường, đánh một giấc ngon lành.
 Thỏ nghĩ bụng chắc còn lâu Rùa mới lết tới nơi nên nằm (,) phịch xuống vệ đường đánh (,) một giấc (,) ngon lành.
+ Viết là hoạt động khó khăn nhất đối với học sinh dân tộc, các em thiếu vốn từ tiếng Việt, không biết dùng từ chính xác với ngữ cảnh, khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ của mình ra thành lời, không biết sắp xếp từ ngữ cho phù hợp. Vì đọc, nói sai dấu thanh nên khi nghe – viết các em cũng viết sai hoặc thiếu dấu thanh nhiều.
Như vậy, để sửa lỗi và rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số ngoài việc nắm được các lỗi các em thường mắc phải dẫn đến việc nói, đọc, viết chưa đúng cho nên cần phải nắm được bản chất, nguyên nhân mắc lỗi phát âm và nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để đưa ra các giải pháp khắc phục.
2.3. Những khó khăn khi thực hiện Tiết đọc thư viện tại trường Tiểu học Ea Bông.
Vì đây là năm đầu tiên đưa vào giảng dạy nên việc thực hiện Tiết đọc thư viện còn gặp nhiều khó khăn:
- Về phía nhà trường: Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, đầu sách phục vụ cho việc dạy và học Tiết đọc thư viện tại thư viện.
- Về giáo viên: Còn bỡ gỡ khi thực hiện Tiết đọc thư viện, chưa am hiểu nhiều về công tác thư viện, chưa qua đào tạo công tác thư viện.
- Về học sinh: Vốn từ ngữ, vốn kiến thức về tiếng Việt của các em còn hạn chế, chưa cảm thụ hết được giá trị kiến thức các em đã đọc.
- Về phụ huynh: Vốn tiếng Việt còn hạn chế, không có điều kiện để đọc cùng con, chưa mạnh dạn cùng con trao đổi về nội dung sách.
Để đạt được mục tiêu của Tiết đọc thư viện, khắc phục các khó khăn trên tôi đưa ra một số giải pháp như: Vận động, tuyên truyền phụ huynh học sinh, nhà trường tạo môi trường giao tiếp thuận lợi. Tạo điều kiện để các em được hoạt động nhiều hơn. Lập kế hoạch dạy học cho từng tiết học thư viện.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 	Từ thực trạng và những vấn đề nêu trên, cùng với thực tiễn giảng dạy, bản thân xin trình bày một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
 	Việc sử dụng song song nhiều biện pháp tăng cường Tiếng Việt. Đặc biệt khi tiết đọc thư viện được đưa vào giảng dạy việc vận dụng những ưu điểm của phương pháp, hình thức dạy học đã sử dụng để hỗ trợ các biện pháp mới, sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn cho học sinh dân tộc thiểu số nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng Việt.
1. Vận động, tuyên truyền phụ huynh học sinh, nhà trường tạo môi trường giao tiếp thuận lợi
- Phối hợp với gia đình, nhắc nhở cha mẹ các em, quan tâm, đôn đốc việc học tập của con em mình khi ở nhà. Khuyến khích các em đọc truyện cho cả nhà nghe với những quyển truyện mà các em đã mượn từ thư viện và cha mẹ có thể mua tặng các cháu để động viên khích lệ, hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Cha mẹ thường xuyên dùng tiếng Việt để trò chuyện, trao đổi, để các em có thể sử dụng tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc.
Ví dụ: vào đầu năm học, trong cuộc họp Cha mẹ học sinh, giáo viên trao đổi chân tình những khó khăn của lớp. Nêu ra các biện pháp rèn luyện cho học sinh ở lớp cũng như ở nhà. Vận động cha mẹ học sinh phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc rèn luyện ở nhà của các em, khuyến khích cha mẹ học – đọc cùng con. Với thời buổi thông tin liên lạc phát triển, giáo viên dễ dàng trao đổi với cha mẹ qua điện thoại, vừa có thể tiết kiệm được thời gian của cha mẹ và của giáo viên đồng thời cha mẹ cũng nắm được tình hình học tập của con thường xuyên hơn mà giáo viên cũng biết được tình hình học tập của học sinh ở nhà.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ giáo viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, gần gũi, thân thiện với học sinh. Mỗi giáo viên phải là người tuyên truyền viên tích cực, là nhân tố đi đầu trong phong trào vận động phụ huynh học sinh tham gia vào việc đọc, việc học của các em nhất là việc đọc ở nhà, thường xuyên nhắc nhở khích lệ, tạo điều kiện để các em được đọc, được khám thế giới qua các quyển sách. Hướng dẫn các em biết cách đọc, biết tìm hiểu qua sách. Các em biết thêm các kĩ năng khác nhau qua các quyển sách khác nhau: Như sách dạy nấu ăn, sách thiếu nhi khám phá sự đa dạng của thiên nhiên, Em tìm hiểu khoa học . 
- Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, tạo môi trường thân thiện, để các em hứng thú, hăng say đến trường. Xã hội hoá giáo dục là yếu tố vô cùng quan trọng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển giáo dục bền vững. Điều 12 Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Nhà trường huy động phụ huynh chung tay xây dựng thư viện thân thiện, tổ chức cho các cha mẹ học sinh có tâm huyết tham gia trang trí, sắp xếp thư viện hợp lí, thân thiện cho học sinh dễ đọc; mua thêm sách, đồ dùng,  để các em thích đến thư viện, yêu thư viện, cùng nhau chăm sóc, xây dựng thư viện của mình. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, các hội thi để tất cả học sinh đều có điều kiện tham gia, học sinh thể hiện năng khiếu của mình nhất là năng khiếu nói và viết như qua hội thi: “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”. Trong năm học 2018 – 2019, lớp 5C có em H Bic Hđơk đã đạt giải Ba cấp huyện trong hội thi: “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”.
2. Tạo điều kiện để các em được hoạt động nhiều hơn 
- Tiết đọc thư viện là một bộ môn đáp ứng được nhu cầu đó của học sinh, với nhiều hình thức đọc khác nhau: Cùng đọc, Đọc cá nhân, Đọc nhóm đôi. Giáo viên có thể sửa lỗi trực tiếp cho từng học sinh, đặc biệt quan tâm đến học sinh khó khăn về đọc. 
Ví dụ: Để sửa lỗi cho học sinh, giáo viên sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi học sinh đọc và có biện pháp giúp đỡ:
+ Trong tiết đọc “Đọc cá nhân” học sinh tự tìm một quyển sách và chọn cho mình chỗ ngồi phù hợp để đọc. Giáo viên quan sát theo dõi học sinh, khi học sinh đọc sai ở đâu, giáo viên sửa ngay ở đó, bằng cách gợi ý cho học sinh đọc ngay tiếng, từ, câu vừa đọc sai và yêu cầu học sinh phải đọc lại cho đúng hoặc nhắc lại theo giáo viên, để cho học sinh khác cũng ghi nhớ cách đọc đúng. Tuyên dương khi học sinh đọc xong sách của mình mặc dù đọc chưa đúng hết nhưng vẫn kèm theo lời động viên cố gắng đọc đúng, đọc hay hơn lần sau.
	+ Ở hoạt động “Trong khi đọc” trong tiết Cùng đọc và Đọc nhóm đôi: Học sinh làm việc theo cặp. Giáo viên khuyến khích các em khá giỏi ngồi gần các bạn chưa có kĩ năng đọc tốt, những em còn đọc chưa chuẩn, phát âm sai, để nghe và sửa lỗi, kèm cặp, hỗ trợ nhau cùng đọc.
Ví dụ: Em H Bic Hđơk (chức vụ trong lớp là lớp phó học tập), rất nhiệt tình trong mọi công việc được giao; chọn bạn H Koer (sinh năm 2007) làm bạn cùng nhóm để giúp đỡ bạn, H Koer đọc yếu, đọc nhỏ, tính nhút nhát. Ngay từ những buổi đầu, bạn lớp phó đã phát huy hết khả năng của mình, gương mẫu để các nhóm làm theo. Sau một thời gian, H Koer đọc to, lưu loát các bài đọc hơn. Tự tin đọc một mình trước lớp, mặc dù vẫn còn đọc sai ít dấu thanh nhưng mỗi lần nhắc em cũng đã tự biết sửa lỗi. Ngoài ra, còn các nhóm bạn cũng có nhiều tiến bộ như: H Ri Na và H Dưng, H Yun và H Noel.
+ Khi học sinh đọc “Đoạn trong câu chuyện làm em thích nhất? Vì sao?” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng và đọc diễn cảm đoạn học sinh thích và chọn đọc lại. Em H’ Noel trước khi có Tiết đọc thư viện, em đọc thiếu dấu thanh nhiều và chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu câu. Sau vài Tiết đọc thu viện, được cô và bạn cùng đọc giúp sửa lỗi, em đã đọc đúng dấu thanh và còn thể hiện được giọng đọc diễn cảm, phù hợp với từng câu chuyện. Em hứng thú tìm đọc những câu chuyện mới và thích chia sẻ lại câu chuyện mình đã đọc cho các bạn cùng nghe. 
 	+ Ở hoạt động “Sau khi đọc”: Rèn kĩ năng nói cho học sinh bằng cách trả lời câu hỏi của giáo viên có liên quan đến câu chuyện. Ví dụ: Các em có thích câu chuyện vừa đọc không? Tại sao? Các em thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa đọc? Tại sao? Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao? Giáo viên có thể uốn nắn cho học sinh nói câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Rèn kĩ năng biết lắng nghe, tập trung chú ý khi bạn nói. 
Ví dụ: Khi học sinh nói chưa tròn câu, giáo viên gợi ý lại các thành phần trong câu (Ai? / Làm gì? Như thế nào? Hoặc Cái gì?/ Như thế nào?...)
+ Ở “Hoạt động mở rộng”: Rèn kĩ năng viết cho học sinh, khuyến khích học sinh tự viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của mình về câu chuyện đã đọc. Giáo viên gợi ý và sửa lỗi cho học sinh về dấu thanh, dấu câu và cách dùng từ, đặt câu, trực tiếp trong quá trình học sinh viết, để học sinh hoàn thiện tốt nhất sản phẩm của mình. 
- Tổ chức cho các em thi kể chuyện, đọc diễn cảm, diễn kịch, khích lệ tinh thần kịp thời để các em hứng thú và ý thức tự rèn luyện cao hơn khi ở lớp cũng như ở nhà. Các hoạt động này còn rèn luyện cho các em tính mạnh dạn nói trước đám đông. Ví dụ: trong quá trình đọc, các em tìm được câu chuyện hay, ý nghĩa giáo dục đạo đức bao quát, thể hiện được nhiều kĩ năng sống, Giáo viên cùng học sinh chọn để thi kể chuyện, đọc diễn cảm, diễn kịch, Vừa củng cố được phần tăng cường Tiếng Việt vừa khắc sâu được nội dung, ý nghĩa bài học qua các câu chuyện đó.
- Thành lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến” để các em quan tâm và giúp đỡ nhau cùng rèn luyện. Hoạt động này phù hợp cho các tiết học: Cùng đọc, Đọc nhóm đôi. Khuyến khích các em khá giỏi hỗ trợ các bạn đọc chưa tốt, nghe và sửa lỗi giúp bạn. Giao cho các em đã có kĩ năng đọc kèm cặp các em chưa có kĩ năng đọc tốt, những em còn đọc chưa chuẩn, phát âm sai.Phân theo nhóm các lỗi sai để kèm, hỗ trợ nhau và tăng thời lượng các em được trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Ví dụ Em Y Tô Ni là học sinh đọc yếu nhất lớp, sau một thời gian cùng bạn lớp trưởng Y Khoan đọc những câu chuyện trong tiết đọc thư viện, em đã đọc trôi chảy và lưu loát hơn. Trong các môn học khác em đã mạnh dạn, tự tin xung phong đọc bài trước lớp.
 	- Tạo điều kiện cho các em có chỗ ngồi thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng để các em đọc thoái mái nhất. Môi trường thân thiện kết hợp cây xanh trong phòng thư viện tạo nên không khí trong lành, cảm giác được thư giãn và gần gũi với thiên nhiên hơn. Có thể đặt những chậu hoa nhỏ bên cạnh kệ sách, một cây xanh trên bàn đọc và ở góc trưng bày sản phẩm, những cây hoa dây leo ở các khung cửa sổ và một số loại cây khác có thể đặt ở các vị trí phù hợp trong thư viện. Môi trường đọc sách rất quan trọng, nó chi phối rất nhiều đến hứng thú, tác động đến sự cảm nhận, cảm thụ tác phẩm của người đọc và có thể lĩnh hội được nhiều nhất nội dung kiến thức mình đang đọc.
 	- Hỗ trợ tranh ảnh cho các câu chuyện, để giải nghĩa từ mới, từ trừu tượng. Vì đối tượng học sinh dân tộc thiểu số có vốn từ tiếng Viết hạn chế, đôi khi không diễn đạt được bằng các từ ngữ cụ thể, hình ảnh là cách gợi ý trực quan và thực tế nhất để học sinh hiểu được từ ngữ bằng tiếng Việt, cung cấp thêm vốn từ tiếng Việt cho các em.
	3. Lập kế hoạch dạy học cho từng Tiết đọc thư viện
Giáo viên xác định được mục tiêu cần đạt được ở từng Tiết đọc thư viện: Kiến thức kĩ năng cơ bản cần hình thành, rèn luyện cho học sinh; Tăng cường Tiếng Việt: đọc đúng dấu thanh, tiếng, từ, câu, đoạn văn; trả lời câu hỏi đủ ý, tròn câu. Sử dụng hợp lí các hình thức tổ chức học tập, thay đổi linh hoạt giữa tiết đọc thư viện trước và sau tránh lặp lại, gây sự nhàm chán cho học sinh, những vấn đề cần hỗ trợ học sinh
 	Ví dụ: 
- Tiết 1 – 2: Làm quen với nội quy thư viện, bảng mã màu, cách chọn sách, mượn trả và bảo quản sách.
- Tiết 3: Cùng đọc
- Tiết 4: Đọc cá nhân
- Tiết 5: Đọc nhóm đôi
- Tiết 6, 7, đảo lại các tiết tránh 2 tiết liền kề giống nhau.
Linh hoạt điều chỉnh thời lượng tiết học và hỗ trợ cho từng hoạt động của từng đối tượng học sinh, ưu tiên hỗ trợ học sinh khó khăn về học, để không kéo dài tiết học và giúp học sinh học tập theo khả năng của bản thân.
 	Việc học tiết đọc thư viện cho học sinh dân tộc thiểu số vừa phải thực hiện mục tiêu của môn học vừa hỗ trợ về tiếng Việt để học sinh hiểu đúng nội dung câu chuyện. Việc hỗ trợ tiếng Việt để học sinh dân tộc thiểu số trong tiết đọc thư viện không phải là dạy thêm kiến thức tiếng Việt ở ngoài mà chính là nội dung bài học trong Tiết đọc thư viên: Tăng cường việc đọc đúng dấu thanh, ngắt nghỉ đúng dấu câu, nói, trả lời câu đủ ý,
 	Cụ thể:
Khi lập kế hoạch dạy học giáo viên cần phải:
Xác định mục tiêu tăng cường Tiếng Việt thật rõ ràng, ngắn gọn rồi viết thành một bộ phận trong mục tiêu bài học.
Dự kiến chọn hình thức, phương pháp dạy học.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học đã chọn (Nếu cần)
Dự kiến thời lượng và thời điểm dạy học tăng cường Tiếng Việt.
b) Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo kế hoạch bài học, giáo viên nên:
Dạy tăng cường Tiếng Việt đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức, phù hợp với thời lượng dự kiến, không biến tiết đọc thư viện thành tiết luyện đọc của phân môn Tập đọc.
Tăng cường cho học sinh thực hành đọc, nói, viết để củng cố nội dung tăng cường Tiếng Việt.
Thiết lập mối quan hệ giữa phân môn Kể chuyện, Tập đọc và phần tăng cường Tiếng Việt để tạo ra sự phối hợp và bổ trợ lẫn nhau.
c) Sau mỗi câu chuyện, giáo viên cần: 
- Rút ra các từ mới, từ khó hiểu, từ trừu tượng, cho học sinh giải thích nghĩa của từ (nếu học sinh không giải thích được giáo viên phải hỗ trợ gợi ý và giải thích cho học sinh). Cho học sinh nhắc lại các từ mới, từ khó hiểu, để cung cấp vốn từ cho học sinh.
- Tổ chức viết hoặc nói về cảm nhận của mình về câu chuyện đã đọc. Để tạo môi trường sử dụng tiếng Việt trong học sinh dân tộc thiểu số đồng thời ôn luyện nội dung tăng cường Tiếng Việt trong Tiết đọc thư viện.
 	Qua mỗi hoạt động trong Tiết đọc thư viện, đều có thể rèn cho các em một số kĩ năng:
 	+ Rèn luyện cho các em ý thức và thói quen làm việc đúng quy tắc, đúng quy định: Việc các em thuộc và thực hiện đúng nội quy trong thư viện sẽ hình thành cho các em ý thức và thói quen làm việc đúng quy tắc, đúng quy định.
	Ví dụ Nội quy thư viện: Bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau:
1. Vào thư viện phải giữ gìn trật tự và giữ vệ sinh chung.
2. Phải có thẻ thư viện mới được mượn sách, mỗi lần mượn không quá 2 bản. Thời hạn 3 ngày, nếu đọc chưa xong bạn đọc phải đến thư viện xin gia hạn, chưa trả sách không được mượn tiếp.
3. Báo chí, từ điển, sách quý hiếm chỉ được sử dụng tại chỗ.
4. Bạn đọc cần giữ gìn sách báo cản thận, không được làm rách, làm bẩn, không vẽ, viết vào sách báo, cần tham gia bao bọc và tu sửa thường xuyên sách.
5. Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới hoặc đền tiền tương đương với giá trị thực tế. Nếu làm hư hỏng, tùy mức độ phải bồi thường thỏa đáng.
6. Mỗi học kì nhà trường xét khen thưởng các bạn đọc sử dụng thường xuyên và có nhiều đóng góp cho thư viện.
 	+ Rèn luyện thói quen đọc sách hằng ngày: Sau mỗi tiết đọc trên thư viện, khuyến khích học sinh mượn sách về cùng đọc với anh chị em, ông bà, bố mẹ nghe theo đúng quy định là mỗi học sinh không được mượn không quá 3 quyển và giữ tối đa 3 ngày sẽ hình thành thói quen đọc sách hàng ngày, có ý thức tự giác tìm và đọc sách.
Ví dụ: Học sinh mượn sách đưa về nhà, giáo viên có thể phát kèm theo phiếu để cho phụ huynh đánh giá mức độ đọc thường xuyên và ghi ý kiến riêng.
Tên học sinh:
Tên sách em mượn:.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
(Mức độ đọc thường xuyên của học sinh lúc ở nhà. Phụ huynh đánh dấu “X” vào ô tương ứng với mức độ từng hoạt động học sinh đã thực hiện)
Hoạt động
Thường xuyên
Ít khi
Không bao giờ
Đọc cá nhân
Đọc cùng cha mẹ
Trao đổi nội dung
 Ý Kiến riêng:..
.
 Phụ huynh
 (Ký tên)
Mẫu phiếu gợi ý:
+ Biết bảo quản và giữ gìn tài sản chung: Nhắc nhở học sinh phải giữ sách cẩn thận, việc làm hằng ngày đó của học sinh sẽ rèn cho học sinh có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản chung.
Ví dụ: Trước tiết học, các em sắp xếp bàn cho phù hợp với tiết học. Lấy sách cẩn thận không làm đỗ giá sách, không được tự ý di chuyển các vận dụng khác trong thư viện khi không được phép. Sau tiết học, các em trả sách đúng vị trí đã lấy, sếp lại bàn gọn gàng và dọn vệ sinh thư viện sạch sẽ. Lúc các em mượn sách về, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh phải giữ sách cẩn thận, không làm hư hỏng và mất sách.
 	+ Rèn kĩ năng sống cho các em: Qua mỗi câu chuyện của em đã được đọc, các em rút ra được bài học cho bản thân, cung cấp thêm cho các em những kĩ năng sống, những hàn

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung skkn.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTrang bia.doc