SKKN Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8

SKKN Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8

Trong khi chúng ta dạy không sử dụng Powerpoint thì cũng trong phần củng cố này giáo viên chỉ có thể đưa ra hệ thống câu hỏi để kiểm tra về mặt lí thuyết ví dụ như:

- Trình bày cấu tạo của đại não?

- Cho biết vị trí của chất xám và chất trắng của não?

- Nêu chức năng của chất xám và chất trắng của đại não?

- Sự phân vùng của đại não người?

- Nêu rõ sự xuất hiện các vùng chức năng ở người có, mà động vật thuộc lớp thú không có?

Như vậy với những câu hỏi này học sinh còn mơ hồ về tác hại của một số chất gây nghiện và chất kích thích đến não bộ, khó gây hứng thú trong quá trình ghi nhận kiến thức của học sinh đồng thời không hiểu sâu được ảnh hưởng của một số chất gây nghiện và chất kích thích đã làm tổn thương bộ não như thế nào?

Đối với việc giáo viên sử dụng Powerpoint vào trong giảng dạy trong tất cả các bài, ở tất cả các bộ môn nói chung chúng ta càng thấy rõ hiệu quả khi sử dụng. Đối với việc sử dụng Powerpoint vào “lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện trong một số bài trong sinh học 8” nói riêng thì chúng ta thấy rất rõ những điểm khắc phục được các tồn tại mà khi dạy thông thường chúng ta bị mắc phải. Khi dạy Powerpoint chúng ta còn có thể sử dụng các video, các hình ảnh động để mô tả được rõ nét hơn về tác của các chất gây nghiện đối với cơ thể người.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1261Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa được quan tâm đúng mức, hoặc trong điều kiện thực tế của nhà trường hay tập quán địa phương nơi trường xây dựng còn có những khó khăn nhất định.
Hiện nay, giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh bậc trung học cơ sở là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, không được triển khai thành một môn học riêng mà tích hợp nội dung Giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào các môn học, đặc biệt các môn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp như: Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, Ngữ văn, và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nguyên nhân này dẫn tới những hạn chế và khó khăn trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào bài giảng do đặc thù của môn học, bài học, trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn về lĩnh vực giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện của hầu hết giáo viên còn rất hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường còn ít và phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trường, 
Chỉ có 4 phòng học/31 lớp được lắp sẵn thiết bị để giảng dạy bằng công nghệ thông tin nên một số lớp sẽ không được học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2. Thành công - hạn chế
* Thành công: Vận dụng đề tài này giáo viên sẽ có thêm phương pháp giảng dạy học lồng ghép về tác hại của một số chất gây nghiện trong học đường, qua đó nâng cao được chất lượng dạy học môn Sinh học đồng thười giúp các em dễ dàng nhận ra được một số chất gây nghiện và tác hại của chúng đới với cơ thể người qua hình ảnh. 
* Hạn chế: Một số thầy cô còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đồng thời nhiều lớp thường xuyên không đươc học bằng công nghệ thông tin nên khả năng nhận biết về các chất gây nghiện và tác hại của chúng còn ít. Số bài, số phần được lồng ghép trong chương trình Sinh học 8 không nhiều.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với việc dạy học. Đa số học sinh chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm. Thư viện nhà trường có nhiều loại sách, tài liệu phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo, ứng dụng vào trong việc học và giảng dạy. 
Giáo viên lựa chọn bài dạy hay phần dạy cụ thể và trong tâm trong việc lồng ghép để học sinh dễ hiểu và đạt được hiệu quả cao nhất vì nếu không lựa chọn thì dẫn tới học sinh sẽ bị nhàm chán, không gây hứng thú trong việc học của học sinh
* Mặt yếu: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc lồng ghép và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của mình dẫn tới học sinh dễ cảm thấy chán và lười suy nghĩ, liên hệ thức tế,...
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Nguyên nhân thành công:
Việc dạy học lồng ghép là một trong những yếu tố để tạo điều kiện trong việc hình thành và phát triển óc sáng tạo, sự say mê tìm tòi, khám phá của học sinh. Hiện nay có rất nhiều cuộc thi dành cho học sinh trong việc lồng nghép những hiểu biết của học sinh nhằm bồi dưỡng, nâng cáo, phát triển năng lực của học sinh. Trên thực tế nhà trường đã có nhiều em đạt giải cao trong cuộc “Dựa vào kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống trong thực tế” ở nhiều nội dung khác nhau, đó là một trong những thành công của việc dạy học lồng ghép.
 Môn Sinh học 8 là một môn học tương đối trừu tượng nhưng nhiều nội dung hay, có tác dụng rất tốt trong việc lĩnh hội kiến và ứng dụng kiến thức đó vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân các em và mỗi người thân của mình.
Nhà trường cũng đã tổ chức nhiều chuyên đề về tác hại của một số chất gây nghiện đối với cơ thể người và đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Những chuyên đề này đã giúp cho học sinh và giáo viên có thêm được nhiều kiến thức để hỗ trợ thêm trong việc dạy và học trong nhà trường.
* Nguyên nhân hạn chế:
Do một số thầy cô lớn tuổi, ít tiếp xúc hay sử công nghệ thông tin nên không tự tin vận dụng vào trong giảng dạy.
 Nhiều học sinh không được học nên không được quan sát nhiều về hình ảnh và tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ thể nên lượng kiến thức các em có được sẽ không nhiều. Cấu trúc chương trình Sinh học 8 là: khái quát cơ thể người, cấu tạo của từng hệ cơ quan, từng cơ quan, vệ sinh hệ cơ quan nên việc lồng ghép khó khăn. Sự lồng ghép không cả bài mà chỉ ở một phần nào đó trong một số bài của chương trình nên các em dễ quên kiến thức. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Cũng như nhiều môn học khác mỗi bộ môn có một đặc thù riêng, trong môn Sinh học thì mỗi khối học lại tìm hiểu về các lĩnh vực khác nhau, có khối có thể nhận biết hay lĩnh hội được kiến thức qua việc quan sát mẫu vật thật, hay trong một số tiết thực hành trên lớp hay về nhà,... nhưng đối với môn sinh học 8 thì khó lĩnh hội kiến thức qua một số phương phương pháp đó. Môn Sinh học 8 thì mức độ trừu tượng cao hơn, lại rất ít được thực hành để lĩnh hội kiến thức mới (vì nghiên cứu về cơ thể người) đồng thời số tiết học trên tuần lại ít (2 tiết trên tuần) vì vậy lại càng khó khăn trong việc lồng ghép, sự lồng ghép đôi khi chỉ cho là có.
Một số giáo viên giảng dạy để làm rõ một số nội dung còn khá lúng túng và đặc biệt là chưa thật đi sâu vào trong việc lồng ghép giáo dục tác hại của một số chất gây nghiện đối với cơ thể chưa thật linh hoạt đôi khi còn cứng nhắc hay còn gượng ép, chưa thật logic, không chặt chẽ.
Một số giáo viên còn chưa hiểu hết tác hại của một số chất gây nghiện, nhận diện các chất gây nghiện chưa nhiều nên phần nào đó đã ảnh hưởng trong quá trình giảng dạy.
Đối với trường THCS Buôn Trấp, tuy phần lớn giáo viên đã giảng dạy nhiệt tình nhưng về nhà một số cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con và sự thay đổi tâm sinh lí của con em mình em nên một số em dễ bị lôi kéo, rủ rê để sử dụng các chất gây nghiện. 
Một số giáo viên chưa được tham gia vào các chuyên đề về dạy học lồng ghép và một số chất gây nghiện vào trong môn học nên đa số trong các bài soạn và việc lồng ghép còn qua loa, sơ sài, chưa có sự sáng tạo và phát triển thêm các cách lồng ghép. Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy Sinh học 8 nhiều năm để biết được nhưng tác hại của các chất gây nghiện thì chủ yều là tự tìm hiểu qua sách báo, qua internet, qua một số chuyên đề do nhà trường tổ chức cho học sinh,...nên việc lồng ghép còn gặp nhiều khó khăn. 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên dạy học lồng ghép trong khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Qua đó tạo điều kiện để các em thể hiện khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình vào việc tự bảo vệ cho cơ thể mình tránh tác hại của các chất gây nghiện đồng thời có thể tuyên truyền tới bạn bè và người thân, ngoài ra các em còn có thể vận dụng kiến thức, sự hiểu biết của bản thân để ứng dụng vào trong một số cuộc thi.
Giúp cho giáo viên nhận thấy hiêụ quả rõ nét trong việc ững dụng công nghệ thông tin của mình vào trong giảng dạy ở tất cả các môn học, bài học, các phương pháp dạy học hiện có không phải chỉ sử dụng khi cần lồng ghép
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Bước 1: Giáo viên khái quát được khối lượng kiến thức, sự logic của việc lồng ghép liên quan đến kiến thức bài học và giúp cho học sinh dễ dàng thu nhận được kiến thức. Trong những bài đầu của các chương thường là những bài về cấu tạo của hệ cơ quan và cấu tạo của các cơ quan nên không cần thiết phải lồng ghép nhiều nhưng những bài cuối của một số chương ta có thể đễ dàng lồng ghép về tác hại của một số chất gây nghiện trong học đường ví dụ như: bài vệ sinh hệ hô hấp, vệ sinh tiêu hóa, vệ sinh hệ bài tiết nước tiếu, vệ sinh da, vệ sinh hệ thần kinh
Bước 2: Tìm hiểu về hình ảnh cũng như tác hại của một số chất gây nghiện để giáo viên nắm vững được kiến thức để thuận lợi cho việc lồng ghép cụ thể như:
* Một số chất gây nghiện
- Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Gồm có 2 loại
+ Ma túy tự nhiên: Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca...
+ Ma túy tổng hợp: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm  amphetamin, ketamin,methamphetamin...
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng
Các dạng: ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine, Lysergic acid diethylamide (viên giấy, bùa lưỡi), bánh lười, cỏ Mỹ
- Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể, một số chất gây nghiện như thuốc lá, bồ đà (còn gọi là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo, cây đại ma), ma túy (cây thuốc phiện), heroin, thuốc lá, ma túy đá
 Cây gai mèo, họ Cần sa	Cây gai dầu
Cây Anh túc Ma túy đá
+ Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thẳng đứng, hoa nhiều màu sắc, có quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
+ Thuốc lá  loại sản phẩm được làm từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ được làm từ một số loại thực vật khác (cây gai dầu...)
 Các loại ma túy dạng viên Thuốc lá
- Chất Morphin trong y học, được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc, có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương và các trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim...
+ Heroin được chia thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông là bạch phiến dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng là " Heroin 3" dùng để hút, hít. 
- Cây cần sa còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đại ma, Bồ đà... Là thực vật với bản địa ở Trung Á và các khu vực xung quanh có tác dụng chữa bệnh mất ngủ...
- Shisha xuất phát từ chữ shishe trong tiếng Ba Tư hay ống nước là một thiết bị có một hoặc nhiều thân (thường làm bằng thủy tinh) dùng để hút thuốc lá, trong đó khói được lọc và làm lạnh bằng cách đi qua nước. Xuất phát từ Ấn Độ, shisha đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Trung Đông và dần dần được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Brasil. Và hiện nay đã có mặt ở Việt Nam
* Tác hại của chúng đối với con người
+ Thuốc phiện 
Người hút thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút.
+ Morphin. 
Rất nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi: trẻ bị gù, vẹo, thương tổn sọ, hen phế quản, thận mãn tính...Người sử dụng phù mắt, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng tử, thiếu máu, sút cân, đau thắt ngực, thần kinh bị kích thích.
+ Dùng Heroin. 
Lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau... Khi lên cơn nghiện người đau co thắt. Nếu dùng quá liều sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết sau vài phút. Bộ môn Giáo Dục Công Dân cho biết nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, mất khả năng sinh dục, dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật. 
Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: cười to, khóc than vãn... làm cho con người ta có những ảo giác và những cơn ác mộng. Sau đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ. Người trở nên gầy gò ốm yếu, ủ dột, có thể loạn thần kinh...
+ Shisha: Nhiều người lầm tưởng là khói từ shisha ít nguy hiểm hơn nhiều so với khói thuốc lá. Hơi nước do shisha tạo ra làm cho khói bớt khó chịu và gây ra cảm giác an toàn giả tạo, bớt lo lắng về tác hại thực sự đối với sức khỏe. Các bác sĩ tại nhiều bệnh viện trong đó có phòng khám Mayo đã nói rằng việc hút shisha cũng tàn phá sức khỏe y như hút thuốc lá và một nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới cũng xác nhận kết quả này.
 Mỗi lượt hút shisha thường kéo dài hơn 40 phút, và gồm từ 50 đến 200 lần hít, mỗi lần từ 0,15 đến 0,5 lít khói. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, trong một lượt hút shisha kéo dài một giờ, một người có thể sẽ hít nhiều gấp 100 đến 200 lượng khói và nhiều hơn 70% lượng nicotine so với hút một điếu thuốc lá.
 Một nghiên cứu vào năm 2005 cũng cho thấy người hút shisha có nguy cơ mắc bệnh răng miệng gấp 5 lần người không hút. Người hút shisha cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 5 lần người không hút.[
+ Ma tuý tổng hợp (ATS). 
Nếu dùng ATS thời gian dài sẽ gây nghiện. Người sử dụng ATS thường thiếu ngủ, chán ăn, đánh trống ngực, chóng mặt và các dấu hiệu cường giao cảm như: tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm sinh lý và nhiều chức năng khác của cơ thể. 
- Những người nghiện thường bị rối loạn sinh lý (tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp)
Hình ảnh “Choáng” với tác hại thật của thuốc lá số 1
Những người sử dụng các chất gây nghiện thường bị bệnh tim mạch, huyết áp; các bệnh thần kinh; mục răng, mắc HIV/AIDS (Theo báo cáo của Bộ Y tế, hết tháng 6/2008, Việt Nam có 129.722 người nhiễm HIV, 26.840 bệnh nhân AIDS và 39.664 bệnh nhân tử vong do AIDS)
- Người nghiện thường mắc các bệnh kèm theo như , mục răng, ghẻ lở, hắc 
	Bước 3: Để đạt hiệu quả và giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu thì giáo viên phải lựa chọn để sử dụng tác hại của một số chất gây nghiện phù hợp với nội dung của từng bài cần lồng ghép, không nhất thiết là bài nào cũng phải lấy đầy đủ các chất gây nghiện dẫn tới dễ dàng bị lặp mà không có sự liên quan gây mất hứng thú cho học sinh. Ví dụ: bài « Vệ sinh hệ hô hấp » thì ta nên lấy tác hại của của Shisa, thuốc lá, thuốc lào,Bài «  Vệ sinh hệ thần kinh » ta có thế lấy tác hại của ma túy, heroin,
	Bước 4: Lồng ghép vào một vài bài cụ thể
Ví dụ 1 bài: Vệ sinh hệ thần kinh :
Tôi lồng ghép cụ thể vào mục III – Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh. Dưới đây là một phần của giáo án dạy bằng Powerpoint:
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 19
Dưới đây là một phần của giáo án dạy không dùng Powerpoint trong phần III trong bài “Vệ sinh hệ thần kinh”
Hoat động 3: Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp sự hiểu biết của bản thân-> thảo luận -> hoàn thành bảng 54
- GV kẻ bảng 54 -> gọi HS lên điền
- GV yêu cầu các nhóm lấy VD cụ thể 
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức
- Gv: Từ nội dung trong bảng, phân tích rõ cho hs thấy được hậu quả việc sử dụng các chất kích thích và chất gây nghiện. trong đó có ma túy, thuốc lá, rượu
- Gv: Liên hệ thực tế. Từ đó giáo dục hs ý thức bảo vệ sức khỏe, tránh lạm dụng các chất kích thích. Đặc biệt là ma túy (“không thử, dù chỉ có 1 lần”)
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
- HS vận dụng những hiểu biết thông qua phương tiện thông tin -> thảo luận nhóm -> thống nhất câu trả lời
- Đại diện các nhóm lên điền -> các nhóm khác bổ sung
KẾT LUẬN: Nội dung trong bảng
Bảng 54
Loại chất
Tên chất 
Tác hại
- Chất kích thích
- Rượu
- Nước chè, cà phê
- Hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém
- Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ
- Chất gây nghiện
- Thuốc lá
- Ma túy
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách
5. Thực hành/luyện tập
- Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ
- Muốn đảm bảo được một giấc ngủ tốt, cần có những điều kiện gì?
- Nêu những yếu ảnh hưởng đến giấc ngủ?
- Tại sao không nên làm việc quá sức thức quá khuya?
- Theo em để bảo vệ tốt hệ thần kinh, cần chú ý những điều gì?
- Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy
6. Vận dụng
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu thêm các chất kích gây tác hại tới hệ thần kinh.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rõ nếu trong bài “Vệ sinh hệ thần kinh” thông thường trong quá trình dạy học bình thường (không sử dụng Powerpoint) thì mỗi giáo viên cũng sẽ lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện, chất kích thích ảnh hưởng tới hệ thần kinh theo như chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng như vậy học sinh sẽ khó hình dung và nhận diện được một số chất gây nghiện như các loại ma túy nhưng qua việc sử dụng Powerpoint thì học sinh sẽ không những hiểu rõ hơn về tác hại của các loại chất đó đối với hệ thần kinh mà còn dễ dàng nhận diện được một số ma túy ở các dạng, trạng thái khác nhau. Đồng thời trong giảng dạy bằng giáo án thông thường thì phần luyện tập, củng cố thì giáo viên cũng rất khó đưa ra một số bài tập để khắc sâu kiến thức nhưng khi chúng ta dạy bằng giáo án Powerpoint thì học sinh có thể dễ nhớ, dễ hiểu, dễ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức khi được quan sát qua tranh ảnh có màu sắc rõ ràng để từ đó học sinh có thể áp dụng vào làm một số bài tập trong phần củng cố để khắc sâu kiến thức cho bản thân.
Ví dụ 2: Bài “Vệ sinh hệ hô hấp” tôi lồng ghép tác hại của thuốc là và Shisha vào mục I - Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: Dưới đây là một phần của giáo án dạy bằng Powerpoint.
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Dưới đây là một phần của giáo án không dạy bằng Powerpoint.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, biện pháp bảo vệ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gv: Cho học sinh đọc thông tin trong bảng 22 để tim ra các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và y.c hs trả lời các câu hỏi sau:
 ? Không khí bị ô nhiễm là do đâu?
? Các tác nhân đó có nguồn gốc từ đâu?
? Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?
? Những tác nhân này có hại như thế nào đến hệ hô hấp?
- Gv: Từ các nhân trên y/c hs thảo luận và đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- Giải thích:
? Tại sao cần phải trồng nhiều cây xanh có lợi gì cho hệ hô hấp và làm sạch bầu không khí?
? Tại sao cấm không cho hút thuốc lá? 
? Tại sao cần phải vệ sinh chung?
? Các em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp? 
? Tại sao cần phải đeo khẩu trang chống bụi khi vệ sinh hay hoạt động ở môi trường nhiều bụi?
- Lưu ý: Gv cần liên hệ thực tế của từng biện pháp. Từ đó có hướng giáo dục hs ý thức thực hiện tốt các nội dung đã nêu ở trên và vận các kiến thức đã biết vào cuộc sống thực tế
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận 
- HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 22
- HS: Dựa theo cột tác nhân gây hại để trả lời 
- HS: Dựa vào nguồn gốc trong bảng 22 để trả lời.
+ Tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp:
Bụi, các loại khí (nitơ ôxit, lưu huỳnh oxit..), khói, vi sinh vật
+ Gây viêm phổi, sưng phổi, ung thư phổi, có thể gây chết
- HS: Dựa vào tác hại trong bảng 22
- HS: Nêu được: Trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi
- HS: Thải O2 hút CO2, ngăn bụi
+ Vì trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại (CO, nicotin ntrozamin) có thể bệnh ung thư phổi
+VS chung sẽ làm cho môi trường sạch, không gây ô nhiễm
+ không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi.... tuyên truyền cho các bạn cùng tham gia.)
+ Tránh gây bệnh bụi phổi
HS vận dụng được kiến thức vào thực tế để hiểu được từng biện pháp
KẾT LUẬN:
- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như: Bụi, khói thuốc lá, nito oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, VSV gây bệnh
-Biện pháp: Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm gồm các biện pháp sao:
 + Trồng nhiều cây xanh
 + Không xả rác bứa bãi
 + Không hút thuốc lá
 + Đeo khẩu trang chống bụi
Trong bài “Vệ sinh hệ hô hấp” nếu giáo viên dạy không cần Powerpoint thì khó có thể truyền tải hết các chất độc hại có trong khói của thuốc lá và Shisha, tác hại của từng chất có trong thuốc lá, con đường làm tổn thương đến từng bộ phận của hệ hô hấp và khó hiểu được con đường mà khói thuốc lá gây ra bệnh ung thư phổi. Nhưng khi giáo viên sử dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN SEN 2016 (1).doc