SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy bài các tác dụng của ánh sáng

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy bài các tác dụng của ánh sáng

Thưc trạng:

 a/ Thuận lợi – khó khăn:

• Thuận lợi:

Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến việc đổi mới phương pháp giáo dục trong nhiều năm trường THCS Dur Kmăn đã đưa phương pháp dạy học tích hợp và liên môn vào công tác giảng dạy.

Giáo viên được đi tập huấn phương pháp dạy học mới thêm vào đó trường đang thực hiện mô hình dạy học mới VNEN đó cũng là sự thuận lợi lớn cho giáo viên trong quá trình tiếp cận phương pháp mới.

Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy học, luôn có tinh thần giúp đỡ với các giáo viên như thư viện trường, thiết bị dạy và học.

Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi.

• Khó khăn:

Học sinh trong trường đa số là học sinh người dân tộc thiểu số chất lượng đầu vào của trường rất thấp cho nên khả năng tự học, tự tìm tòi, tự tìm ra kiến thức của các em còn rất yếu.

Sự hợp tác giữa người học với người học còn nhiều hạn chế đòi hỏi ở giáo viên rất nhiều sự định hướng và phải phù hợp với đối tượng học sinh.

 

doc 14 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1270Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để dạy bài các tác dụng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên phải ngồi lại với nhau lọc ra những nội dung tích hợp để không dạy ở các phần sau. “Chứ nếu bài văn giảng 2 tiết (có tích hợp các môn sử, địa), học sinh học xong, rồi sau đó học lại ở môn sử hoặc địa nữa thì tích hợp không hiệu quả. Tình trạng này sẽ dẫn đến chuyện ôm đồm, phá vỡ chương trình về mặt thời lượng”.
Hiện nay chưa có sách giáo khoa cụ thể mang tính tích hợp, giáo viên hầu hết không được đào tạo các phương pháp dạy học tích hợp nên không làm được hoặc làm nhưng hiệu quả không cao.
Qua thực tế giảng dạy, suy nghĩ trăn trở tôi mạnh dạn nghĩ ra một vài hướng phát huy theo ý chủ quan của mình thông qua đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn ở bài các tác dụng của ánh sáng”. 
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Thông qua phương pháp dạy học tích hợp liên môn nêu lên các tác dụng của ánh sáng: tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học, tác dụng quang điện của ánh sáng.
Nêu lên được ý nghĩa của dạy học tích hợp, liên môn trong dạy học vật lý, học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn ( không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
Người học tích cực, chủ động, độc lập hơnđể tìm hiểu những điều chưa biết, khám phá thế giới khoa học tự nhiên.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp, các cách tổ chức dạy học tích hợp, liên môn.
Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác giảng dạy theo phương pháp mới.
Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác giảng dạy.
 I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Quá trình vận dụng các giải pháp làm công tác giảng dạy tích hợp, liên môn ở trường Trung học cơ sở Dur Kmăn.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
Phương pháp định hướng hoạt động.
Phương pháp liên hệ thực tế.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp giải quyết tình huống.
Phương pháp thuyết trình.
II. Phần nội dung:
 II.1. Cơ sở lí luận:
	Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học
	Mục đích của dạy học tích hợp là dạy học theo hướng phát triển năng lực học phải đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn ( không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng từ các kiến thức đó. Dựa vào đặc điểm tình hình dạy học tích hợp lấy người học làm trung tâm: Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Người dạy kết hợp giữa môn mình đang dạy với các môn học khác để người học có cái nhìn tổng thể vế thế giới quan khoa học
 II.2. Thưc trạng:
 a/ Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến việc đổi mới phương pháp giáo dục trong nhiều năm trường THCS Dur Kmăn đã đưa phương pháp dạy học tích hợp và liên môn vào công tác giảng dạy.
Giáo viên được đi tập huấn phương pháp dạy học mới thêm vào đó trường đang thực hiện mô hình dạy học mới VNEN đó cũng là sự thuận lợi lớn cho giáo viên trong quá trình tiếp cận phương pháp mới.
Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy học, luôn có tinh thần giúp đỡ với các giáo viên như thư viện trường, thiết bị dạy và học...
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi.
Khó khăn:
Học sinh trong trường đa số là học sinh người dân tộc thiểu số chất lượng đầu vào của trường rất thấp cho nên khả năng tự học, tự tìm tòi, tự tìm ra kiến thức của các em còn rất yếu.
Sự hợp tác giữa người học với người học còn nhiều hạn chế đòi hỏi ở giáo viên rất nhiều sự định hướng và phải phù hợp với đối tượng học sinh.
 b/ Thành công – hạn chế:
Thành công:
Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc các công việc đề ra trong chất lượng đại trà. Đồng thời, học sinh có sự thay đổi về nhận thức, sự tự tin hơn ở phần lớn các đối tượng học sinh.
Hạn chế
Một số học sinh học quá yếu không thể phát huy được khả năng tự học và theo không kịp bạn bè. 
 c/ Mặt mạnh – mặt yếu:
Mặt mạnh
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ có lòng nhiệt tình và sự đam mê học hỏi.
Phương pháp dạy học tích hợp- liên môn đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở một số môn
Mặt yếu
Trong quá trình giảng dạy học sinh vẫn chưa tích cực nhiều, khả năng nhìn nhận về thế giới quan của các em rất yếu nên việc liên hệ rất khó.
Học sinh hiện nay rất lười đọc sách( đây là thực trạng chung của toàn xã hội).
 d/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả giảng dạy, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinhtất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác giảng dạy thì chính người giáo viên làm công tác giảng dạy ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đén sự thành công hay thất bại của công tác giảng dạy cho học sinh. Vì thế, người làm công tác giảng dạy phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình giảng dạy để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác đổi mới phương pháp giảng dạy cho học sinh.
 e/ Phân tích các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Với đối tượng học sinh ở trường chúng tôi thì việc đổi mới phương pháp để yêu cầu người học phải tự tìm kiếm kiến thức là một vấn đề trăn trở bởi với chất lượng đầu vào của các em từ cấp 1 lên rất thấp thậm chí có em học sinh lớp 6 mà đọc không được chúng tôi thật sự thấy khó khăn.
Phương pháp dạy học tích hợp- liên môn đòi hỏi các em phải có chiều sâu trong học tập, khả năng nhìn nhận về thế giới và thực tế phải tốt với học sinh chung tôi đây cũng là vấn đề khó
 II.3. Giải pháp, biện pháp:
 a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến mục đích phát triển năng lực học phải đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn (không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng từ các kiến thức đó) cải tiến chương trình dạy học truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung.
Nghiên cứu kĩ bài và phân tích có định hướng sư phạm bài dạy, cụ thể là:
+ Soạn giáo án tích hợp, liên môn đó là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: Những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh (nếu có) và cách khắc phục.
+ Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ, dân số, môi trườngnhằm liên môn các môn học.
+ Chuẩn bị các tiểu kĩ năng: Việc dùng các tiểu kĩ năng trong tiết dạy nhằm phát huy tính tích cực của người học . Giúp học sinh làm những gì có thể nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, đó là một cách để các em tự làm được những công việc khó hơn, tự khẳng định mình. 
+ Căn cứ vào những hướng dẫn trong phiếu giao việc, GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân với SGK, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi nhóm hay học tập toàn lớp.
+ Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn dạy.
+ Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất.
     	+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh THCS là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy. Chú ý bố trí bàn ghế phù hợp với hình thức tiết dạy.
+ Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn: Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” luôn phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh.
Từ việc phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân trên, người giáo viên cần đề ra những phương pháp cho phù hợp để nâng dần chất lượng. 
Bên cạnh một số phương pháp trên, giáo viên cần kết hợp làm một số việc như sau:
+ Tích cực đổi mới phương pháp, sử dụng triệt để và có hiệu quả các thiết bị dạy học.
+ Đảm bảo liên tục, kiên trì, bồi dưỡng học sinh yếu kém.
+ Xây dựng bầu không khí học tập tích cực.
+ Tổ chức “Đôi bạn cùng tiến” để các em theo dõi, nhắc nhở nhau trong học tập ở lớp cũng như ở nhà.
+ Đối với các học sinh yếu kém, cần quan tâm nhiều hơn các em khác, giáo viên thường xuyên kiểm tra vở sách và bài cũ của các em, thường xuyên cho các em trả lời và động viên khích lệ kịp thời.
+ Có thể xin phép nhà trường tổ chức phụ đạo để nâng cao kiến thức cho các em.
+ Giáo viên cần tránh: Xếp các em ngồi vào một góc, phó mặc các em, học như thế nào mặc kệ làm như vậy các em đã học yếu thì càng yếu hơn.
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Nội dung
Tìm hiểu các tác dụng của ánh sáng: Tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học, tác dụng quang điện của ánh sáng.
 Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen.
 Tác dụng sinh học của ánh sáng lên các sinh vật.
 Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng lên pin mặt trời.
Cách thức
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt công tác giảng dạy:
 Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì? 
 Tác dụng sinh học của ánh sáng lên các sinh vật.
 Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng.
Cũng tương tự như sách giáo khoa tôi chia bài học thành các tiểu kĩ năng:
* Tiểu kĩ năng 1: Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng:
Ở kĩ năng này giáo viên cần liên kết với môn địa lí 6 để dạy bài 18: thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Hệ thống các câu hỏi:
Câu hỏi 1( tạo tình huống có vấn đề): Em hãy nêu một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào các vật làm nóng các vật?
Đối với học sinh khá giỏi thì việc trả lời câu hỏi này rất dễ dàng tuy nhiên giáo viên phải định hướng để tất cả các học sinh trong lớp đều có thể trả lời được.
Cho học sinh quan sát một số bức ảnh về sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời để phục vụ đời sống và sản xuất. Giúp học sinh hình thành kiến thức nhiệt độ không khí do đâu mà có: Nguồn năng lượng tạo nhiệt cho không khí là năng lượng mặt trời, ban ngày năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất làm trái đất và các vật trên trái đất nóng lên, nhiệt độ mặt đất tỏa vào lớp khí quyển tiếp xúc mặt đất làm cho lớp khí này nóng lên, chính vì vậy trong ngày thời gian chiếu sáng mạnh nhất là 12 giờ trưa nhưng nhiệt độ tỏa xuống cao nhất là 13 giờ. Do phụ thuộc vào độ chiếu sáng của mặt trời lên bề mặt nên trong một ngày nhiệt độ không khí luôn thay đổi theo thời gian.
Ở mục tiểu kĩ năng này giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ về nhiệt độ không khí thay đổi dựa vào sự thay đổi lượng chiếu sáng của mặt trời và có thể tính được nhiệt trung bình trong ngày và vận dụng nó vào các công việc của cuộc sống hằng ngày
Câu hỏi 2: Lấy một vài ví dụ về tác dụng nhiệt của ánh sáng. Vậy qua hiện tượng trên ta có nhận xét gì khi các vật bị ánh sáng chiếu tới nó?
Giáo viên để các em tự tìm hiểu và rút ra nhận xét về tác dụng nhiệt của ánh sáng sau đó giáo viên định hướng cho các em liên hệ thực tế cách thức sử dụng ánh sáng mặt trời như thế nào là hiệu quả để các em có thể liên hệ thực tế giải quyết vấn đề này cũng cần định hướng rõ ràng.
Câu hỏi 3: Với sức nóng mặt trời của mặt trời theo em có những tác dụng và hại gì?( ở nội dung này học sinh có thể nhìn vào thực tế cuộc sống để trả lời giáo viên có thể gợi ý cho các em tác dụng nhiệt của mặt trời và từ đó các em tự tìm hiểu về tác hại của mặt trời, giáo viên có thể liên môn với môn sinh học để học sinh tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời đến da người.
Câu hỏi 4: Dựa vào đặc điểm địa lý như thế nào để khai thác hết tác dụng nhiệt của ánh sáng? Em đã tận dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng như thế nào vào thực tế địa phương mình như thế nào( ở nội dung này giáo viên sẽ tích hợp- liên môn với địa lý) để nêu lên tác dụng nhiệt của ánh sáng ở các vùng địa lý,các mùa khác nhau thì nhiệt độ của ánh sáng khác nhau).
Hướng dẫn học sinh áp dụng vào thực tế địa phương là ở vùng cao nguyên này khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa nên sẽ áp dụng vào các công việc làm nông như thế nào?
0C
0C
Giáo viên tạo điều kiện để học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm tác dụng nhiệt của ánh sáng trên các vật màu trắng và vật màu đen trong SGK hình 56.2 bởi học sinh đã nghiên cứu SGK ở nhà nên việc làm thí nghiệm rất dễ dàng.
Giáo viên yêu cầu các nhóm:
46
Mô tả các bước làm thí nghiệm.
Cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.
39
40
35
32
30
25
25
Tiến hành thí nghiệm.( giáo viên quan sát cách làm thí nghiệm của các em, trong quá trình học sinh làm thí nghiệm học sinh mà gặp khó khăn giáo viên định hướng học sinh cách làm chứ không làm dùm cho các em từ đó học sinh giải quyết được vấn đề và tự trả lời câu hỏi: hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của tấm kim loại trong hai trường hợp và rút ra kết luận về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật màu đen và màu trắng).
Học sinh nhận xét
 Nhiệt độ 
Lần thí nghiệm
Lúc đầu
Sau 1 phút
Sau 2 phút
Sau 3 phút
Với mặt trắng
25
30
35
40
Với mặt đen
25
32
39
46
Học sinh rút ra kết luận.
Từ đó giáo viên nhận xét về tác dụng nhiệt của ánh sáng: các vật màu tối hấp thụ ánh sáng mạnh hơn các vật màu sáng.
Tiểu kĩ năng 2: Tác dụng sinh học của ánh sáng
Đối với tiểu kĩ năng 2 ta liên môn sinh học 9 với bài học ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. 
Câu hỏi 1: Em hãy nêu một ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối.
Từ ví dụ của học sinh giáo viên lấy thêm vài ví dụ về tác dụng của ánh sáng đới với đời sống thực vật
Giáo viên cho học sinh quan sát các cây ưa sáng và các cây ưa bóng để học sinh tự hình thành kiến thức so sánh các cây ưa ánh sáng mạnh và các cây ưa ánh sáng yếu.
So sánh thân
So sánh phiến lá và màu sắc của lá
Giáo viên giúp học sinh hình thành kiến thức ánh sáng làm ảnh hưởng tới hình thái và sinh lí của cây
Những đặc điểm của cây
Cây sông ở những nơi quang đãng( cây ưa sáng)
Cây sống ở những nơi bóng râm, dưới tán cây to, trong nhà( cây ưa bóng)
Những đặc điểm hình thái
- Lá
- Thân
- Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt.
- Thân cây thấp, số cành cây nhiều.
Phiến lá lớn, rộng, màu xanh thẫm.
- Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của cây phía trên.
Những đặc điểm sinh lý
- Quang hợp
- Thoát hơi nước
- Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh
- Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
- Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu. Quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Thoát hơi nước kém
Từ đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận tác dụng của ánh sáng tới đời sống thực vật.
Câu hỏi 2: Em hãy nêu một ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể.
Học sinh lấy được ví dụ.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh để học sinh chỉ ra được tác dụng của ánh sáng là giúp vật di chuyển, định hướng đi kiếm thức ăn.
Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp. Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương. 
Giáo viên cho học sinh theo dõi video và những hình ảnh cũng như một số kiến thức sinh học về tác dụng của ánh sáng đối với các biến đổi nhất định ở các sinh vật.
Tiểu kĩ năng 3: Tác dụng quang điện của ánh sáng
Cho học sinh quan sát hình ảnh pin mặt trời yêu cầu học sinh cho các ví dụ về một số dụng cụ sử dụng pin mặt trời.
Giáo viên đặt các câu hỏi tình huống nhằm tạo được tình huống có vấn đề
Câu hỏi 1: Pin mặt trời có thể tạo ra điện. Muốn pin phát điện phải có điều kiện gì?
Cho học sinh làm thí nghiệm đối với pin mặt trời để có thể trả lời câu hỏi 2.
Học sinh làm thí nghiệm đối với pin mặt trời làm cánh quạt quay:
Câu hỏi 2: Khi pin hoạt động nó có nóng lên không?
Câu hỏi 3: Tại sao pin mặt trời gọi là pin quang điện?
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra các vật đang sử dụng pin mặt trời.
Học sinh có thể lấy được ở các vật dụng gần gũi với bản thân như máy tính bỏ túi...
Cho học sinh xem video mô hình ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời. Từ video học sinh sẽ thấy con người đã ứng dụng tác dụng của ánh sáng mặt trời tạo thành điện năng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Giáo viên xây dựng giáo dục học sinh ý thức tìm tòi sáng tạo các nguồn năng lượng mới và giáo dục học sinh yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường
 c/ Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn quan tâm, theo dõi và gần gũi với các đối tượng học sinh. Đánh giá được khả năng tư duy, nhận thức về học tập và ý thức tham gia các hoạt động của học sinh. Tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình đối với học sinh. Nhìn thấy được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có phương pháp giáo dục. Tranh thủ được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của các bộ phận và của đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm.
* Đối với gia đình phụ huynh học sinh: Luôn phải quan tâm đến nhu cầu học tập của học sinh. Theo dõi sự phát triển của con cái để hiểu được tâm, sinh lí con cái và đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh. Luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến con cái để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về tinh thần, vật chất cho con cái học tập tốt. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để có hướng đi đúng cho con cái và có biện pháp giáo dục con cái tốt nhất.
* Đối với cá nhân học sinh: Luôn xác định nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong một tập thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. Có phương pháp học tập khoa học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng của việc học và rèn luyện. Luôn có lối sống lành mạnh, luôn học tập những chuẩn mực đạo đức đúng đắn để có cách ứng xử đúng với thầy cô, cha mè, bạn bè và những người xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Luôn biết lắng nghe lời dạy của gia đình, thầy cô và sự góp ý của bạn bè. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác chấp hành nội quy trường lớp và nhiệt tình để hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra. 
 d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết môn học với các môn học liên môn đến bài các tác dụng của ánh sáng để từ đó có cách giải quyết hợp lý tránh tình trạng dạy môn vật lý rồi học sinh lại học lại ở các môn kia.
Xác định thời gian thực hiện, hình thức thực hiện và người thực hiện đối với các hoạt động mà giáo viên đã định hướng.
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp khác như: Thư viện; Thiết bị; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh
 e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Mang lại nhiều kết quả khả quan hơn trong công tác dạy và học ở trường THCS Durkmăn
KẾT QỦA
Tôi đã thực hiện đề tài trong quá trình dạy lớp 9A, 9B, 9C năm học 2013 – 2014. Kết quả, tôi nhận thấy đa số học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, từng bước biết cách giải bài tập vật lý. Kết quả cụ thể được thể hiện ở điểm kiểm tra giữa học kì II năm học 2013 – 2014như sau:
Lớp 
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp 9A 
33
15
10
8
0
0
Lớp 9B
28
5
12
11
0
0
Lớp 9C
29

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - VAT LY - MY HIEP - DUR KMAN.doc