SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề địa lý tự nhiên Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn học Địa lý 12

SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề địa lý tự nhiên Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn học Địa lý 12

Câu 1: Nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ?

- Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

- Mùa hạ gió mùa Tây Nam và Đông Nam từ biển thổi vào mang theo độ ẩm lớn. Gió mùa đông bắc đi qua Biển Đông vào nước ta cũng trở nên ẩm ướt hơn. Vì vậy nước ta có lượng mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ.

Câu 2: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta.

Câu 3: Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta? Câu 4: Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Câu 5: Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng ven biển Nam Trung

Bộ?

Do có nhiệt độ cao, sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, ít sông đổ ra biển.

Câu 6: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên

nước ta? Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao rừng ngập mặn lại bị thu hẹp?

- Biển Đông làm cho cảnh quan thiên nhiên nước ta phong phú hơn với sự góp mặt của đa hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn.Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

docx 37 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 150Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong chủ đề địa lý tự nhiên Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn học Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g như hình để chia sẻ trong 1 phút. 2 bên sẽ cùng trao đổi các thông tin về thành tựu và thách thức + diễn giảng.
Hết 1 phút, HS dịch chuyển sang phải 2 bước và đổi hàng để tạo thành cặp mới
nhau
HS có khoảng 3 lượt dịch chuyển như vậy để hoàn thành thông tin + bổ sung
Bước 5: HS nêu nhanh các thành tựu và thách thức, GV có thể chiếu một số
thông tin bổ sung nhằm nhấn mạnh một số điểm cơ bản
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: TÌM HIỂU PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ NƯỚC TA (20 PHÚT)
*Có thể nói,vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ biệt của nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế, chính trị- xã hội. GV dựa vào Bản đồ các nước Đông Nam Á xác định vị trí địa lý của nước ta để học sinh quan sát và hình dung ban đầu.
Mục tiêu
Trình bày được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta: Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Đọc được thông tin từ Atlat và bản đồ
Phương pháp/kĩ thuật
Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
Phương tiện
Atlat Địa lí Việt Nam và bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Cụm 1
Lối di chuyển
Cum 2
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm tùy sĩ số, yêu cầu các nhóm quan sát Atlat, khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu vùng đất, vùng trời Nhóm 3,4 tìm hiểu vùng biển
Nhóm 5,6 tìm hiểu ý nghĩa VTĐL và lãnh thổ
Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm là sơ đồ tư duy trên giấy A2
Cụm 1
Lối di
chuyển
Cum 2
Số 1
Số 3
Số 2
Số 2
Số 3
Số 1
Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. mỗi cụm 3 nhóm tương ứng với 3 nội dung được giao. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đếm số từ 1 đến 3. Ai chưa có số đứng lên đếm lại từ đầu. và di chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.
Học sinh có 3 vòng di chuyển sản phẩm (nếu
lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới.
Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
- Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức.
BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI HOẠT ĐỘNG : CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
*Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ trải qua một thời kỳ lâu dài và phức tạp đã tạo nên cảnh quan chung của nước ta là một đất nước nhiều đồi núi, đây là đặc điểm đầu tiên của tự nhiên nước ta.Đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong bài học ngày hôm nay.
Mục tiêu: hiểu, phân tích, so sánh được đặc điểm địa hình của 4 vùng núi và chứng minh được mối quan hệ của địa hình với tự nhiên
Hình thức: Nhóm, cặp đôi
Phương pháp, kĩ thuật: Phiếu học tập và khai thác bản đồ
Phương tiện: Bản đồ địa hình VN, bản đồ tự nhiên VN
Hoạt động 1: Các khu vực địa hình
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Nhóm 1: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn. Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình Vùng núi Nam Trường Sơn. Các nhóm làm việc theo các ý chính:
Giới hạn
Hướng nghiêng
Độ cao địa hình
Tên các dãy núi chính, các đỉnh núi
GV đặt câu hỏi thêm cho các nhóm:
?Địa hình Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.
? Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật. Bước 2: HS trong các nhóm làm việc và trao đổi kết quả với nhau Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
Hoạt động 2: So sánh các vùng đồi núi nước ta.
Hình thức: nhóm.
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm giống như hoạt động 2, nhiệm vụ của các nhóm sẽ được hoán đổi cho nhau.
Nhóm 1: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc với cả nước.
Nhóm 2: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc với cả nước.
Nhóm 3: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn với cả nước.
Nhóm 4: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn với cả nước.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm lên bảng viết. Bước 3: Các nhóm cử đại diện đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
*Mặc dù đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta, và đồng bằng chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng đối với một quốc gia nông nghiệp, đồng bằng có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống .Vậy ta cùng nhau đi tìm hiểu nội dung này.
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
Mục tiêu
Trình bày được các đặc điểm của các đồng bằng
So sánh được 2 đồng bằng châu thổ về một số đặc điểm tự nhiên giống và khác nhau
Phương pháp/kĩ thuật
Hoạt động nhóm 3
Phương pháp/kĩ thuật: Mảnh ghép biến thể/băng chuyền biến thể; khăn trải
bàn

Phương tiện
Đoạn phim GV làm về các đồng bằng
SGK HS tự nghiên cứu
Bản đồ/Atlat có liên quan
Tiến trình hoạt động
Bước 1:
+ GV cho HS đếm số 1,2,3
+ Phân công nhiệm vụ: Số 1 nghiên cứu
+ Đọc các câu hỏi và phiếu hoàn thiện
+ Quan sát đoạn phim GV chuẩn bị
+ Nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu hoàn thiện.
Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu học tập cá nhân và trả lời câu hỏi in
nghiêng trong phiếu trong thời gian 3 phút
Bước 3: GV tổ chức cho HS đi tìm đồng đội
+ Tìm các HS có cùng nội dung nghiên cứu để chia sẻ và thống nhất kiến thức, thông tin trong 3 phút với 3 bạn cùng nội dung
+ Lập nhóm 3 người, cùng chia sẻ và giảng giải các nội dung có liên quan, sử dụng Atlat làm phương tiện
Bước 4: Tổng kết thông tin bằng trò chơi trả lời nhanh
Bước 5: Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn biến thể, giải quyết câu hỏi
Những giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của ĐBSH và ĐBSCL
-> HS ghi thông tin cá nhân ra giấy note >>>bổ sung thông tin sau khi các nhóm trình bày
Bước 6: Thực hiện báo cáo vòng tròn
Bước 7: GV tổng kết
Phiếu học tập số 1 về đồng bằng
Tiêu chí
Thông tin
Nguyên nhân hình thành

Diện tích

Địa hình

Đất

Thuận lợi và khó khăn

Phiếu học tập số 2 về so sánh đồng bằng
Tiêu chí
ĐBSH
ĐBSCL
Nguyên nhân hình thành


Diện tích


Địa hình


Đất


Thuận lợi và khó khăn


Giống nhau

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Vấn đề thảo luận: NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐÀO CÁC KÊNH ĐÀO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
Bước 1: GV Chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Đồng ý quan điểm đào các kênh đào Nhóm 2: Không đồng ý đào các kênh đào.
Bước 2: HS theo nhóm thảo luận đưa ra các lập luận cần thiết theo hướng:
Nhóm 1: Nêu các lợi ích của việc đào kênh trong đời sống, sản xuất và cải tạo đất phèn, mặn của đồng bằng.
Nhóm 2: Nêu các tác động tiêu cực của việc đào kênh dẫn nước về vịnh Thái Lan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên phía đông, đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn.
Bước 3: Các nhóm tranh biện. Giáo viên là trọng tài, hướng dẫn cách tranh biện và đối chất lẫn nhau.
Bước 4: GV đánh giá hoạt động của HS, chuẩn kiến thức.
Sử dụng kĩ thuật Tranh biện trong học tập tạo được bầu không không khí học tập sôi nổi. Các em được quyền đưa ra quan điểm của mình để lập luận vấn đề. Qua đó, các em sẽ nhớ kiến thức rất lâu, ngoài ra còn rèn học sinh cách trình bày một quan điểm để thuyết phục được người khác, một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống.
BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
*Giáo viên đặt ra tình huống.
Tại sao cùng vĩ độ với nước ta nhưng khu vực Tây Nam Á và châu phi lại có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc nhưng cảnh quan nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và đới rừng rất phát triển ? phải chăng Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với thiên nhiên và những vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN THIÊN NHIÊN NƯỚC TA (20 PHÚT)
Mục tiêu
Trình bày được các ảnh hưởng của Biển Đông thiên nhiên nước ta qua các yếu tố: Khí hậu, địa hình sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
Giải thích và đánh giá được các nhân tố khí hậu, địa hình sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Kỹ thuật mindmap.
Hình thức: Thảo luận nhóm.
Phương tiện
Giấy A1, bút lông nhiều màu.
Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia thành 8 nhóm (nhóm khoảng 5-6 HS) và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân, trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta bằng mindmap theo các câu hỏi định hướng sau:
Câu 1: Nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ?
Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.
Mùa hạ gió mùa Tây Nam và Đông Nam từ biển thổi vào mang theo độ ẩm lớn. Gió mùa đông bắc đi qua Biển Đông vào nước ta cũng trở nên ẩm ướt hơn. Vì vậy nước ta có lượng mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ.
Câu 2: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta.
Câu 3: Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta? Câu 4: Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Câu 5: Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng ven biển Nam Trung
Bộ?

Do có nhiệt độ cao, sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, ít sông đổ ra biển.
Câu 6: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên
nước ta? Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao rừng ngập mặn lại bị thu hẹp?
Biển Đông làm cho cảnh quan thiên nhiên nước ta phong phú hơn với sự góp mặt của đa hệ sinh thá

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_trong_chu_de_dia.docx
  • pdfNGUYỄN HẢI ANH-THPT NGUYỄN SỸ SÁCH -ĐỊA LÝ.pdf