SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 12 THPT

SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 12 THPT

Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích được ý nghĩa của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi: Biển Đông nước ta thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nào?

* Trả lời câu hỏi: Nhờ có biển Đông rộng lớn, giàu tài nguyên nên nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, bao gồm: Khai thác khoáng sản biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải và du lịch biển.

 

docx 83 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 301Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: so sánh sự khác biệt về đặc điểm địa của miền núi Tây Bắc và Đông Bắc.
* Đáp án:
Các KV núi
Đông Băc
Tây Bắc
Phạm vi
Nằm ở tả ngạn sông Hồng
Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả.

Đặc điểm
Địa hình núi thấp chiếm phần lớn DT
Hướng núi: vòng cung.
Có địa hình cao nhất nước ta.
Hướng núi: TB - ĐN với 3 dải địa hình rõ rệt.
Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
Mục đích: HS gợi nhớ lại những kiến thức về Biển Đông đã học ở chương trình Địa lí THCS và bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về Biển Đông
và thiên tai biển (có thể sử dụng Atlat: trang 6 - 7, 8, 9). CMR Biển Đông nước ta có nhiều tài nguyên nhưng cũng có nhiều thiên tai.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về biển Đông
Mục đích: HS biết được đặc điểm cơ bản của biển Đông.
Kĩ thuật: KWL, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Khái quát về biển Đông
Biển Đông là một biển rộng DT đứng thứ 2 trong các biển ở TBD (diện tích: 3,477 triệu km2)
Là biển kín: Phía Đ, ĐN được bao bọc bởi các vòng cung đảo: quần đảo Philippin, Mã lai
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
(tính chất nhiệt đới ẩm GM và tính chất khép kín của BĐ được thể hiện qua các yếu tố hải văn(nhiệt độ, độ mặn, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển).
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ tự nhiên Việt Nam. GV giới thiệu hình ảnh về biển Đông cho cả lớp trên máy chiếu và giao nhiệm vụ cho cả lớp: để tìm hiểu những nét khái quát về biển Đông cô mời tất cả các em làm phiếu học tập số 1 với sơ đồ KWL, trước hết các em hãy hoàn thành cột K và cột W (thời gian 1 phút).
K
(Điều đã biết)
W
(Điều muốn biết)
L
(Điều học được)
-
-
-
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành yêu cầu trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện HS trình bày, HS khác bổ sung.
Hết thời gian 1 phút GV cho một số HS phát biểu các ý kiến điều đã biết về biển Đông (cột K), GV ghi nhanh vào sơ đồ KWL trên bảng. Sau khi hết ý kiến ở cột K, GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS ở cột K.
GV hỏi HS các em muốn biết thêm gì về biển Đông và ghi nhanh các câu hỏi của HS vào cột điều muốn biết (cột W) lên sơ đồ KWL trên bảng.
K
(Điều đã biết)
W
(Điều muốn biết)
L
(Điều học được)
Là biển nằm ở phía Đông của Việt Nam.
Nằm	ở	Thái	Bình Dương.
Là biển lớn hay nhỏ trên thế giới.
Giới hạn của biển Đông như thế nào?


Giáp với nhiều nước.
Hiện nay đang có sự tranh chấp của nhiều nước trên biển Đông.
- ......
Chế độ sóng, thuỷ triều của biển Đông như thế nào?
Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta?
-	....

Để trả lời được các câu hỏi ở cột W thì GV yêu cầu cả lớp nhìn vào sách giáo khoa trang 36, phần 1 để hoàn thiện cột L trong phiếu học tập (thời gian 1 phút).
Hết thời gian làm việc với cột L, GV cho một số HS phát biểu ý kiến phần làm việc của mình, cuối cùng GV chuẩn kiến thức trên máy chiếu và lưu ý cho HS một số câu hỏi của các em ở cột W mà nội dung không có trong phạm vi SGK, GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu và GV sẽ giải đáp ở các tiết học sau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên Việt Nam
Mục đích: Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên nước ta. Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật
Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn, nhóm, trò chơi, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Ảnh hưởng của biển Đông tới tự nhiên nước ta
a. Khí hậu
- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ (làm cho KH Việt Nam mang nhiều đặc tính của KH hải dương nên điều hòa hơn), làm giảm độ lục địa ở các vùng cực tây đất nước.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
Các dạng ĐH ven biển rất đa dạng: các vịnh cửa sông, các vũng vịnh nước sâu, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu, các bãi cát phẳng, các cồn cát, đầm phá, các đảo ven bờ và các rạn san hô.
Các HST ven biển đa dạng và giàu có: Rừng ngập mặn (DT đứng thứ hai sau rừng ngập mặn Amdon ở Nam Mĩ; phân bố chủ yếu ở Nam Bộ; DT đã bị thu hẹp
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
do chuyển đổi thành DT nuôi tôm, cá và do cháy rừng), các HST trên đất phèn( rừng tràm), HST rừng trên các đảo.
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
TN khoáng sản: dầu khí là KS có trữ lượng lớn và giá trị nhất( hai bể lớn nhất là Cửu Long, Nam Côn Sơn; hai bể có trữ lượng đáng kể là Sông Hồng và Thổ Chu - Mã Lai), cát có chứa trữ lượng lớn titan ( sa khoáng hay cát trắng ở các đảo của Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý cho CN thủy tinh, pha lê), muối (nghề làm muối PT nhất ở DHNTB - nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển)
TN hải sản: Cá, tôm, mực, các loài SV phù du, SV đáy, các loài đặc sản: Vích, sò huyết, hải sâm, bào ngư,trai ngọc.., ven các đảo nhất là tại hai quần đảo HS và TS còn có tài nguyên quý giá là các rạn san hô.
d. Thiên tai.
Bão: Mỗi năm có khoảng 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta và nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của bão là ven biển MT (Atlat trang 9)
Sạt lở bờ biển: Xảy ra nhiêu nhất ở ven biển Trung Bộ
Cát bay, cát chảy xảy ra chủ yếu ở các vùng ven biển miền trung.
d) Tổ chức thực hiện:
Khí hậu:
Hình thức: Cả lớp.
Thời gian: 3 phút.
Phương pháp: giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
Các bước triển khai hoạt động:
+ Bước 1: GV đưa ra lược đồ “Phân bố lượng mưa trên thế giới” và hình ảnh về thiên nhiên Việt Nam và thiên nhiên khu vực Tây Nam Á sau đó đặt câu hỏi cho cả lớp: So sánh lượng mưa của Việt Nam và các nước cùng vĩ độ?; Nhận xét về 2 bức tranh thiên nhiên của Việt Nam và khu vực Tây Nam Á?
+ Bước 2: HS suy nghĩ và rút ra nhận xét: tuy nằm cũng vĩ độ nhưng Việt Nam có lượng mưa cao hơn hẳn các nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Thiên nhiên Việt Nam xanh tốt, giàu sức sống khắc hẳn với thiên nhiên khu vực Tây Nam Á khô cằn, chủ yếu là hoang mạc, sa mạc...
+ Bước 3: GV đưa ra câu hỏi: Từ các nhận xét trên em hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
+ Bước 4: HS dựa trên các nhận xét kết hợp với kiến thức sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Địa hình và các hệ sinh thái ven biển.
Hình thức: Cả lớp + cá nhân
Thời gian: 15 phút
Phương pháp: hoạt động nhóm.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, viết tích cực.
Các bước triển khai hoạt động:
+ Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và đặt tên cho các nhóm theo chủ đề Biển: Biển xanh, Nắng vàng, Cát trắng. Các thành viên di chuyển về vị trí của nhóm mình để làm việc.
+ Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm: Kể tên các dạng địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ, HS làm việc với kĩ thuật “khăn trải bàn”.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. Ý KIẾN CÁ NHÂN (Thời gian: 2 phút)
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:......................................................NHÓM:..........................
Câu hỏi: Kể tên các dạng địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Các dạng địa hình ven biển là:
.....................................................................................................................................
Các hệ sinh thái ven biển là:
....................................................................................................................................
GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm
+ Bước 3: Trước hết HS sẽ làm việc với phiếu cá nhân (2 phút) sau đó các nhóm sẽ thảo luận và ghi ý kiến thống nhất vào phiếu học tập chung của cả nhóm (2 phút), các phiếu các nhân sẽ được dán xung quanh ý kiến chung.
+ Bước 4: Sau thời gian quy định 3 nhóm treo kết quả trên bảng, đại diện các nhóm sẽ trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung kết quả của nhóm trình bày. GV kết luận và chuẩn kiến thức.
+ Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam xác định vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Thời gian: 1 phút)
NHÓM:........................................
Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam xác định vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?

Vịnh biển
Tỉnh, thành phố


HẠ LONG



ĐÀ NẴNG



XUÂN ĐÀI



VÂN PHONG



CAM RANH


Các nhóm làm việc theo phiếu học tập chung cho cả nhóm với kĩ thuật “viết tích cực” (thời gian: 1 phút). Hết thời gian 3 nhóm treo kết quả lên bảng, GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển + d. Thiên tai.
Hình thức: cả lớp
Thời gian: 12 phút
Phương pháp: nhóm, trò chơi.
Kĩ thuật: tia chớp.
Các bước triển khai hoạt động:
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm để tìm hiểu về tài nguyên và các thiêntai vùng biển nước ta các em sẽ tham gia một trò chơi “ô chữ bí mật”. Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa và hiểu biết các em hãy tìm ra đáp án của các ô chữ bí mật, s

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_nham_phat_trien_p.docx
  • pdfTrần Thị Mai Oanh - Nguyễn Thị Sửu - THPT Cửa Lò - Địa Lý.pdf