SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1

SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1

1. Lựa chọn học sinh vào đội tuyển tham gia Olympic môn Toán.

Điều kiện để tham gia đội tuyển là học sinh phải có năng lực, phẩm chất xếp loại Tốt, môn học và hoạt động giáo dục xếp loại Hoàn thành tốt, nói nôm na là học sinh đó phải giỏi toàn diện và đồng đều các môn. Tuy nhiên khi tuyển chọn học sinh thi từng môn tôi đã khảo sát để lựa chọn môn học mà học sinh có ưu thế hơn để khi bồi dưỡng học sinh sẽ phát huy hết được khả năng vốn có của mình tránh được trường hợp học sinh có năng khiếu học Toán lại được chọn vào đội tuyển thi môn Tiếng Việt và ngược lại.

Ngoài việc khảo sát tôi còn theo dõi các biểu hiện của học sinh ở từng môn học. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, những học sinh có năng khiếu học Toán sẽ thường có một số biểu hiện sau:

- Có óc quan sát tinh tế, nhanh chóng phát hiện vấn đề, phát hiện ra những điểm “nút” làm cho việc giải quyết vấn đề phát triển theo chiều hướng hợp lý hơn, độc đáo hơn. Khi giáo viên đưa ra moọt bài toán hoặc một tình huống toán học, đối với học sinh giỏi toán, các em sẽ quan sát và nhanh chóng phát hiện ra chỗ “mấu chốt” hay “thắt nút” của bài toán; đồng thời đề xuất cách “mở nút” hợp lý nhất. Chẳng hạn: So sánh hai phân số và . Nếu học sinh bình thường các em sẽ nghĩ ngay tới việc quy đồng nhưng với học sinh giỏi toán, các em sẽ dựa vào điểm “nút” của bài toán là phần bù của hai phân số này so với 1 là và . Do > nên <>

- Thích tìm tòi khám phá bài toán theo nhiều cách khác nhau.

- Có khả năng xác lập sự phụ thuộc của các đối tượng theo hai hướng xuôi và ngược.

Ví dụ 1: Tính diện tích mảnh vườn hình thang biết đáy lớn là 26m, đáy bé là 18m và chiều cao là 15m

Học sinh dễ dàng thực hiện bài toán này bằng công thức đã học.

Ví dụ 2: Một đám đất hình thang có diện tích 330m2. Tính đáy bé của hình thang, biết đáy bé kém đáy lớn là 8m và chiều cao là 15 m

Học sinh giỏi toán sẽ nhanh chóng suy luận theo hướng ngược lại: Trước tiên tìm tổng của hai đáy sau đó lấy tổng trừ 8 rồi chia 2 thì sẽ tìm được độ dài của đáy bé.

 

doc 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1307Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả một trào lưu một xu thế phát triển của thời đại có tác động và có ảnh hưởng lớn tới việc phát hiện các tài năng cũng như tới việc phát triển sức sáng tạo và sự cống hiến tài năng của céng đồng cũng như của mỗi con người.
	Ba giai đoạn trên đây, kế tiếp tạo nên điều kiện cho nhau phát triển. Vì vậy trong mỗi giai đoạn cần có chủ trương, phương hướng, biện pháp và tác động đúng, kịp thời để năng lực của từng người phát triển nảy nở, đặc biệt trong giai đoạn hai, môi trường nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và bồi dưỡng năng khiếu. Giai đoạn thứ hai phù hợp với học sinh tiểu học nếu như gia đình, nhà trường và xã hội biết chăm lo học sinh ngay ở giai đoạn này thì sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của các tài năng, tạo tiền đề cho các tài năng, làm cơ sở cho các bậc học cao hơn.
	Như vậy sự hình thành và phát triển năng khiếu, tài năng của con người chịu sự tác động của các yếu tố di truyền (Tư chất và năng khiếu) môi trường tự nhiên và xã hội, vĩ mô cũng như vi mô của gia đình, nhà trường, xã hội của dân tộc, quốc gia và thời đại trong suốt quá trình sinh thành phát triển của cả đời người nói chung của những con người có năng khiếu, tài năng nói riêng.
	Dựa trên nền tảng đó chúng ta đề cập tới vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nói chung và công việc của người quản lý cïng nh÷ng ng­êi trùc tiÕp lµm c«ng t¸c gi¶ng d¹y nói riêng trên lĩnh vực phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tài năng cho quê hương đất nước là vô cùng quan trọng.
	Trong chương trình các môn học ở bậc tiểu học, bên cạnh môn Tiếng Việt thì môn Toán chiếm số giờ học rất lớn. Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán đặc biệt là phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán là vô cùng quan trọng và thiết thực.
Cơ sở thực tiễn
Việc tổ chức thi Olympic môn học nhằm động viên khích lệ học sinh học tốt và giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lý chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
	Trong quá trình dạy học thì việc chú ý tới sự phát triển của từng học sinh luôn là yêu cầu cơ bản. Bởi vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý.
Trường tiểu học là nơi đầu tiên học sinh tham gia vào viêc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ bồi dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tâp thì biểu hiện của năng khiếu sẽ ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các em không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu của các em mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng sẽ bị mai một, thui chột đi.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường. Mỗi học sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của cả cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I. Đặc điểm tình hình
Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là một trường thuộc vùng nông thôn, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên đa số phụ huynh học sinh của trường lơ là, thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó chất lượng học tập của học sinh thường ở mức độ thấp để có được đội ngũ học sinh tham gia Olympic môn học quả thật rất hiếm. Và kết quả là qua nhiều năm tham gia giao lưu học sinh giỏi hoặc Olympic môn học cấp huyện chưa có học sinh đạt giải dù các thầy cô giáo cũng rất cố gắng để bồi dưỡng. Cụ thể việc bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học của tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
a)Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
+ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học được thực hiện ngay đâù năm học.
+ Một số học sinh có tư duy học Toán tốt.
+ Việc bồi dưỡng học sinh Giỏi (Học sinh xếp loại Hoàn thành tốt môn học) không chỉ thực hiện ở lớp 5 mà thực hiện lồng ghép trong các tiết học ở tất cả các khối lớp.
Khó khăn:
+ Sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn hạn chế.
+ Về phía học sinh theo yêu cầu thì mỗi học sinh tham gia Olympic môn học phải có năng lực, phẩm chất xếp loại Tốt, môn học và hoạt động giáo dục xếp loại Hoàn thành tốt mà thông thường thì học sinh hay giỏi không đều các môn, có em giỏi môn Toán thì môn Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh còn hạn chế..với lại số lượng học sinh khối 5 quá ít (35 em) nên để tìm được 6 học sinh tham gia Olympic môn Toán không hề dễ.
+ Mặt khác, sự thiếu hụt kiến thức từ những năm trước do các em mau quên chưa bổ khuyết kịp thời tạo ra lổ hổng kiến thức khiến các em không theo kịp chương trình nâng cao, sinh ra chán nản và ngại học.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học vạn Thọ 1 có 1 lớp 5 và tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học với tổng số học sinh là 35 em. Sau khi khai giảng năm học mới, tôi tiến hành ngay vào việc tìm hiểu tình hình học tập của lớp, qua tìm hiểu tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Gia đình các học sinh đa phần là nông dân, kinh tế gia đình còn khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em. 
- Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở các lớp dưới và tiếp thu kiến thức mới còn chậm, một số học sinh khác tiếp thu kiến thức tốt nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo trong giải toán, chưa vận dụng được kiến thức đã học vào việc giải các bài tập có liên quan. 
- Các năm qua, khi bồi dưỡng học sinh tham gia olympic môn Toán, giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể và chi tiết.
Với thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Toán vào tuần 8 của chương trình để nắm chắc hơn trình độ tiếp thu và nắm kiến thức của từng em.
KIỂM TRA
Môn Toán lớp 5 – Ngày thi : 30 / 10 / 2018
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau :
Câu 1: Số bé nhất trong các số 0,6; 0,32; 0,047; 0,205 là: 
A. 0,32 B. 0,6 C. 0,205 D. 0,047
Câu 2: Số tự nhiên nào sau đây không nằm giữa 1,75 và 4,05 ? 
 	A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 
 	Câu 3: Dãy số thập phân nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn : 
 	 A. 2,9; 4,03; 5,1 B. 4,03; 5,1; 2,9
 C. 5,1; 4,03; 2,9 D. 5,1; 2,9; 4,03
Câu 4: của 3 tấn là: 
A. 12kg B. 120 kg C. 1200 kg D. 12000 kg
Câu 5: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5km 89m = ......m. là : 
A. 5890 B. 5098 C. 5089 D. 5809
Câu 6: Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài là 6m, chiều rộng bằng 
 chiều dài Diện tích căn phòng đó là: 
 	A .24 cm2 B . 24 m2	 C . 24 cm 	 D . 24 m
Câu 7 : Một hình vuông có chu vi bằng 28 dm, cạnh hình vuông là: 
 	A. 7 dm	 B. 10 dm C. 7 dm 2 D. 4 dm
Tự luận:
Câu 8: Tính :  
a) b) c) d) 
Câu 9 : Tìm x 
 x - = : 
Câu 10 : Hiện nay mẹ hơn con 30 tuổi, biết rằng cách đây 4 năm tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính số tuổi hiện nay của mỗi người. 
Kết quả khảo sát như sau: Tổng số học sinh lớp 5A là 35 em. 
ĐIỂM MÔN TOÁN
Điểm 10
Điểm 9
Điểm 8
Điểm 7
Điểm 6
Điểm 5
Điểm <5 
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
5,7%
2
5,7%
3
8,6%
6
17,1%
9
25,7%
10
28,6%
3
8,6%
Qua khảo sát cho thấy học sinh có điểm 9,10 ít ( 11,4%). Kết quả này thể hiện học sinh quên kiến thức lớp 4 nhiều, tiếp thu kiến thức đầu năm chưa vững. Bên cạnh việc theo dõi trong quá trình học kết hợp với lần khảo sát này tôi đã chọn ra 6 em trong 35 em để tham gia Olympic môn Toán. 
Việc bồi dưỡng cho các em được tiến hành trong tiết học Toán, tiết rèn Toán và sau giờ học mỗi buổi một tiết.
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu 
Để nâng cao chất lượng học sinh tham gia Olimpic môn Toán cấp huyện tôi tiến hành sáu giải pháp sau:
Lựa chọn học sinh vào đội tuyển tham gia Olympic môn Toán.
Điều kiện để tham gia đội tuyển là học sinh phải có năng lực, phẩm chất xếp loại Tốt, môn học và hoạt động giáo dục xếp loại Hoàn thành tốt, nói nôm na là học sinh đó phải giỏi toàn diện và đồng đều các môn. Tuy nhiên khi tuyển chọn học sinh thi từng môn tôi đã khảo sát để lựa chọn môn học mà học sinh có ưu thế hơn để khi bồi dưỡng học sinh sẽ phát huy hết được khả năng vốn có của mình tránh được trường hợp học sinh có năng khiếu học Toán lại được chọn vào đội tuyển thi môn Tiếng Việt và ngược lại.
Ngoài việc khảo sát tôi còn theo dõi các biểu hiện của học sinh ở từng môn học. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, những học sinh có năng khiếu học Toán sẽ thường có một số biểu hiện sau:
- Có óc quan sát tinh tế, nhanh chóng phát hiện vấn đề, phát hiện ra những điểm “nút” làm cho việc giải quyết vấn đề phát triển theo chiều hướng hợp lý hơn, độc đáo hơn. Khi giáo viên đưa ra moọt bài toán hoặc một tình huống toán học, đối với học sinh giỏi toán, các em sẽ quan sát và nhanh chóng phát hiện ra chỗ “mấu chốt” hay “thắt nút” của bài toán; đồng thời đề xuất cách “mở nút” hợp lý nhất. Chẳng hạn: So sánh hai phân số và . Nếu học sinh bình thường các em sẽ nghĩ ngay tới việc quy đồng nhưng với học sinh giỏi toán, các em sẽ dựa vào điểm “nút” của bài toán là phần bù của hai phân số này so với 1 là và. Do > nên < .
- Thích tìm tòi khám phá bài toán theo nhiều cách khác nhau.
- Có khả năng xác lập sự phụ thuộc của các đối tượng theo hai hướng xuôi và ngược.
Ví dụ 1: Tính diện tích mảnh vườn hình thang biết đáy lớn là 26m, đáy bé là 18m và chiều cao là 15m
Học sinh dễ dàng thực hiện bài toán này bằng công thức đã học.
Ví dụ 2: Một đám đất hình thang có diện tích 330m2. Tính đáy bé của hình thang, biết đáy bé kém đáy lớn là 8m và chiều cao là 15 m
Học sinh giỏi toán sẽ nhanh chóng suy luận theo hướng ngược lại: Trước tiên tìm tổng của hai đáy sau đó lấy tổng trừ 8 rồi chia 2 thì sẽ tìm được độ dài của đáy bé.
- Có khả năng chuyển đổi nhanh chóng từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác: Để hình thành một kiến thức toán học nào đó, ở tiểu học, con đường mà giáo viên thường áp dụng là con đường “quy nạp”, tức là hướng dẫn học sinh đi từ những trường hợp cụ thể để rút ra kết luận tổng quát. Với những học sinh giỏi toán, các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra dấu hiện đặc trưng để từ đó có thể xét trường hợp tương tự, trường hợp đặc biệt, cụ thể để dự đoán cái trừu tượng, khái quát.
- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề một cách phù hợp với những thay đổi của các điều kiện đặt ra: Biểu hiện này thể hiện khả năng phản ứng nhanh nhạy của học sinh trước những thay đổi điều kiện mà giáo viên đưa ra. Chẳng hạn, sau khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán nào đó, giáo viên đưa ra bài toán mới đã thay đổi điều kiện. Một học sinh có biểu hiện giỏi toán thường nhanh chóng phát hiện ra thay đổi đó và biết rằng cách giải cũ không còn phù hợp nữa, cần phải tìm cách giải mới.
Ví dụ: Sau khi nắm được công thức tính diện tích hình chữ nhật, nếu cho trước chiều dài và chiều rộng thì học sinh thì học sinh sẽ nhanh chóng tìm được diện tích. Bây giờ giáo viên đưa ra bài toán mới: “Cho hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 15cm, chiều dài gấp đôi chiêù rộng. Tính diện tích HCN.” Với học sinh bình thường khi lần đầu tiên gặp bài toán này các em thường tỏ ra lúng túng, nhưng với học sinh giỏi toán các em sẽ nhanh chóng phát hiện ra vấn đề để giải bài toán này trước tiên phải tính chiều dài của hình chữ nhật, sau đó áp dụng quy tắc đã biết. 
- Có thái độ hoài nghi khoa học, có óc tò mò, thích khám phá, không thõa mãn dừng lại ở việc làm theo mẫu có sẵn. Đứng trước một vấn đề thường đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?...
Sau khảo sát và tìm hiểu, tôi quyết định chọn 6 học sinh sau vào đội tuyển tham gia Olympic môn Toán:
DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA OLYMPIC TOÁN CẤP HUYỆN
STT
Họ và tên
Điểm khảo sát lần đầu
Ghi chú
1
Nguyễn Cao Minh
9
2
Lê Thanh Trí
10
3
Võ Tấn Huy
8
4
Huỳnh Trọng Hiếu
9
5
Bùi Minh Hải
10
6
Huỳnh Minh Quốc
7
Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh
Phụ huynh học sinh là một mắc xích quan trọng trong quá trình học tập nói chung và bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán nói riêng. Bởi một người thầy giỏi, tâm huyết, lựa chọn phương pháp bồi dưỡng đúng, một học sinh có tư duy toán học tốt, ngoan hiền vẫn chưa đủ, phải có một phụ huynh luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con học tập. Vì vậy, tôi đã liên hệ phụ huynh để nắm được hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh cũng như thống nhất và hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh ôn luyện – học tập ở nhà.
Biên soạn nội dung bồi dưỡng
Để soạn tài liệu bồi dưỡng cho các em, trước tiên tôi nghiên cứu ở Sách giáo khoa (lớp 4 - lớp 5) về các dạng bài tập và cũng tự suy nghĩ về yêu cầu hệ thống các mảng kiến thức trong từng chương, từng nhóm bài được trình bày qua các dạng bài luyện tập trong Sách giáo khoa.
Ngoài ra, bản thân còn tham khảo thêm nhiều tài liệu khác, cũng như những bộ đề thi Học sinh Giỏi hoặc Olympic môn học của những năm trước đây. Với những tài liệu tham khảo này, tôi phải chọn lọc những bài tập thích hợp với các em. Không phải chọn những bài tập quá khó, vì với những bài tập quá khó không giúp ích gì được cho các em, mà trái lại làm cho các em ngán ngại thêm hơn.
Tôi soạn tài liệu để bồi dưỡng cho các em, theo phương châm: “Biết đến đâu học đến đấy. Học đến đâu hiểu đến đấy”, không thể bắt ép các em dồn vào đầu óc mình những điều mà mình không hiểu được gì cả. Thà rằng chậm, từng bước tạo cho các em có được những hành trang kiến thức thật sự của mình và biết được trong gói hành trang đó có được những gì, nắm được tác dụng của từng loại hành trang có được. Tôi nghĩ như thế những kiến thức các em có được sẽ luôn ở bên mình trong suốt cuộc hành trình vươn tới tương lai.
4. Ôn tập những kiến thức cơ bản cho học sinh
Để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em, điều trước tiên các em phải nắm được những kiến thức cơ bản đã học. 
Thật ra, có một số em vào học bồi dưỡng mà kiến thức cơ bản, thậm chí tôi cho là sơ đẳng các em còn không nhớ được. 
Ví dụ như: Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm X), nêu quy tắc tìm số Trung bình cộng của nhiều số, các em cũng không phát biểu được. Có em hiểu được vấn đề nhưng nói chẳng thành câu. 
Cho nên, trong thời gian các em học ở những tuần đầu, tôi cố gắng tái hiện lại cho các em những điều gì đã học được ở lớp 4. Có thể nói giống như dạy lại những bài luyện tập ở lớp 4, nên ở từng mảng kiến thức tôi vừa ôn tập lại cho các em, đến khi các em nhớ lại chính xác vấn đề, tôi lại có một số bài tập nâng dần một cách nhẹ nhàng, đủ sức để các em hiểu được vấn dề một cách mạch lạc, vững chắc.
	Ví dụ: Ôn tập về phép nhân. Các em có hiểu phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau không? Trên cơ sở này, tôi cho các em thực hiện phép so sánh giá trị 3 biểu thức như:
+6+6+6+6) + (6+6+6) + (6+6)
 5 + 6 3 + 6 2
 6 (5 + 3 + 2)
...
	Từ đó, các em sẽ hiểu phép cộng các số hạng bằng nhau chính là phép nhân và hướng các em đến dạng bài tập một số nhân với một tổng (hiệu).
	Ngoài việc tái hiện cho các em các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 4 và đồng hành cùng các em với chương trình lớp 5 đang học ở lớp. Tôi mở rộng thêm nhiều dạng bài tập khác để các em được làm quen.
	Ngoài những dạng toán điển hình, tôi còn tham khảo, nghiên cứu và suy nghĩ thêm nhiều dạng đề bài khác và từng loại bài tôi nâng dần vừa sức với các em. 
	Chẳng hạn, về số tự nhiên, tôi hướng dẫn các em rõ thêm về cấu tạo thập phân của số (phân tích số thành tổng tròn trăm, tròn chục và đơn vị), biết thành lập số bằng những chữ số cho trước (Viết số có 3 chữ số khác nhau với các chữ số: 1; 2; 3 hay Với 3 chữ số: 0; 1; 2, em hãy viết các số có 3 chữ số khác nhau vv). Dạng khác, khi ta thêm vào bên phải một số tự nhiên, 1-2 chữ số nào đó thì số tự nhiên đó nó sẽ thay đổi như thế nào? Hay khi thêm vào bên trái số tự nhiên có 2 chữ số một chữ số nào đó thì số tự nhiên đó biến đổi ra sao?
	Để nâng dần mức độ từ dễ đến khó, tôi xin điển hình về dạng bài tính nhanh, như sau:
	- Đối với biểu thức có nhiều phép cộng, các em chú ý đến tổng các cặp số tròn chục, tròn trăm. 
 	24 + 47 + 76 + 53 = (24 + 76) + (47 + 53) = 100 + 100 = 200
	- Biểu thức có cả cộng lẫn trừ, ta hiểu theo ý nghĩa: cộng là thêm vào, trừ là bớt ra, để chúng ta có thể sắp xếp một các hợp lí.
	799 + 435 - 299 - 335 = (799 - 299) + (435 - 335) = 500 + 100 = 600
hoặc:
	11 – 12 + 13 – 14 + 15 = 11 +(15 -14) + (13 - 12) = 11 + 1 + 1 = 13
 	)
	- Biểu thức toàn là phép nhân, chú ý những cặp số có tích tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Cung cấp cho các em những cặp số, như: 2 5=10; 502=100; 205=100; 254=100; 1258=1000. Ngoài ra, các em cần chú ý thêm nếu chỉ cần có 01 thừa số bằng 0 thì tích sẽ bằng 0, .
	Ví dụ:	
	125 4 8 25 = (125 8) (25 4) = 1000 100 = 100 000
hay nâng thêm mực độ khó hơn, yêu cầu các em biết phân tích một thừa số thành 2 thừa số thích hợp, như bài:
	25 50 8 = 25 50 4 2 = (25 4) ( 50 2) = 100 100 = 10000
	- Biểu thức là một phép chia, có số bị chia và số chia phức tạp. Các em lưu ý 2 trường hợp sau:
	Nếu số bị chia bằng 0 thì thương sẽ bằng 0.
	 (218 2 - 436) : (2345 5 103) = (436 - 436) : (2345 5 103) 
 = 0 : (2345 5 103) = 0
	Nếu số bị chia bằng số chia thì thương bằng 1. 
 	(18 4 + 6) : (18 5 – 12) = (18 4 + 6) : (18 4 + 18 -12) =
 (18 4 + 6) : (18 4 + 6) = 1 
Cách tính tổng dãy số cách đều.
	Ngoài ra, tôi còn soạn thêm cho các em một số dạng bài tập ít gặp trong chương trình Sách Giáo Khoa, có nội dung yêu cầu các em biết suy luận một cách logic để giải nhằm phát triển tư duy cho các em trong giải toán. Chẳng hạn như:
	Tìm 3 số có tích là 3600. Biết tích của số thứ nhất và số thứ hai là 240 và tích của số thứ hai và số thứ ba là 180.
	Ở bài này các em biết lấy tích chung chia cho tích của số thứ nhất và số thứ hai để tìm được số thứ ba (3600 : 240 = 15), dần các em sẽ tìm được các số còn lại. Bài này có nhiều cách để các em thực hiện.
	Hoặc:
	Trong lọ có 4 viên bi màu xanh và 7 viên bi màu đỏ. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để có đủ cả hai màu xanh và đỏ?
	Bài này hơi khó, ít gặp không yêu cầu các em phải giải bài trọn vẹn chỉ cho các em trong thảo luận nhóm để nêu ra được kết quả và giải thích bằng văn miệng là phải lấy ít nhất là 8 viên bi. Các em có tranh luận để đưa ra đúng kết quả, như thế đã kích thích để phát triển tư duy ở các em 
Xây dựng các bước để giải toán
Trước khi đi vào giải bài tập toán, tôi tập cho các em có được thói quen thực hiện theo từng bước cụ thể để tìm hiểu đề bài thật chính xác rồi giải bài tập một cách có hiệu quả. 
Tôi yêu cầu các em phải thực hiện qua các bước như sau:
- Đọc kĩ đề bài (2 – 3 lần)
- Phân tích đề bài tìm cách giải.
- Tóm tắt đề toán (nếu cần).
- Giải bài toán	
- Trình bày bài giải.
- Kiểm tra kết quả.
Qua quá trình bồi dưỡng, tôi thường theo dõi cách trình bày của các em để có hướng nhắc nhở, giúp các em khắc phục được những hạn chế mà thể hiện bài làm một cách rõ ràng, sạch sẽ, đúng quy định.
Đọc kĩ đề bài (2 – 3 lần)
-Tìm xem đề bài cho biết gì? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào? 
- Bài toán hỏi gì? (Quan trọng)
Phân tích đề bài tìm cách giải
- Dựa vào câu hỏi của bài toán, đi tìm những điều cần thiết để tính.
- Căn cứ vào những điều đã cho để tìm cách giải.
- Dự đoán bài toán thuộc dạng bài toán gì?
Tóm tắt đề toán (nếu cần)
Ở bước này, nếu thuộc những dạng toán điển hình (tìm 2 số khi biết: Tổng và Tỉ, Hiệu và Tỉ, Tổng và Hiệu) khi xác định được đầy đủ 2 yếu tố thì bắt buộc các em phải biết tóm tắt đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng. Còn thuộc những dạng khác, tùy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_sau_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tham_gia_olympic_mon_to.doc