SKKN Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trải nghiệm thông qua tiết học Địa lí

SKKN Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trải nghiệm thông qua tiết học Địa lí

Tính mới của giải pháp

Trước khi thực hiện các giải pháp, như đã đề cập ở phần thực trạng của vấn đề, giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng khi lên lớp chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh.

Mặc dù đã có sự đổi mới nhất định nhưng việc vận dụng các phương pháp dạy học vẫn còn thụ động, máy móc, rập khuôn, chưa phát huy khả năng sáng tạo và tạo hứng thú cho người học.

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy rằng:

- Giáo viên:

+ Đã chủ động, linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. Đặc biệt là có khả năng sáng tạo trong tổ chức tiết dạy như: Tạo tình huống và giải quyết tình huống, dạy học gắn liền với tham quan, thực địa.Nhưng không làm ảnh hưởng đến chương trình và thời lượng của mỗi tiết học.

+ Giáo viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức bộ môn, vừa giáo dục học sinh về nhận thức và ý thức trước một số vấn đề mà trước đây chưa được chú trọng, hoặc có đề cập đến nhưng chưa sâu.

- Học sinh:

+ Có nhận thức tốt hơn trong học tập bộ môn, không còn coi nhẹ hoặc thờ ơ khi đến tiết học Địa lí. Đồng thời có những chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức và ý thức hơn trong việc tham gia các phong trào thi đua do nhà trường và Liên đội pháp động.

+ Từ cách học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn khi được trực tiếp tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1122Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trải nghiệm thông qua tiết học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quả; Triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
II. Thực trạng vấn đề
Xin mượn lời của một tác giả khuyết danh “Mục đích chính là dạy cho trẻ biết nhiều, mà cái chính là dạy cho trẻ biết hành động”.Chính vì vậy những người làm công tác giáo dục luôn hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân là phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về nhận thức lẫn tinh thần.
Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2 thuộc thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Trường có điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Nhà trường là một khối đoàn kết, đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được tập huấn chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp. Đặc biệt trong những năm trở lại đây nhà trường đang tiếp cận dạy học theo mô hình trường học mới, là mô hình dạy học chú trọng đến việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện hơn. 
Hình ảnh hoạt động của học sinh tại trường THCS Lương Thế Vinh
Nhà trường có chất lượng đầu vào khá tốt nên có điều kiện thu hút nguồn học sinh khá giỏi từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện nên khả năng tiếp thu kiến thức khá tốt, nhiều em nhanh nhạy trong các hoạt động phong trào của nhà trường.
Dưới sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự nổ lực của giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt qua các năm.
Tuy nhiên, trong thời đại phát triển, sự bùng nổ về công nghệ thông tin thì nhân cách và lối sống một số học sinh bị xuống cấp trầm trọng. Một bộ phận học sinh sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Các em có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì các em dần trở nên ích kỷ hơn, khó bảo hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình. 
Các em thản nhiên xả rác bừa bãi, vô tư làm bẩn môi trường xung quanh, vẫn còn đâu đó hình ảnh vứt rác, giấy loại, bao bì, vỏ kẹo cao su xung quanh trường, hành lang, trong ngăn bàn, gây ảnh hưởng đến cảnh quan khuôn viên trường học và làm ô nhiễm bầu không khí học tập và giảng dạy. Trong khi ở một số quốc gia phát triển trên thế giới có hẳn môn học riêng về môi trường để nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của chính học sinh của họ, thì ở nước ta chỉ được lồng ghép trong các môn học và tiết học ngoại khóa. Song nhìn chung, vẫn còn mang nặng tính hình thức.
	Thế hệ học sinh hiện tại là công dân tương lai, với nhận thức công tác dân số vừa là vấn đề xã hội, vừa rất thiết thực với đời sống của mỗi gia đình và chính bản thân các em sau này. Liên quan đến vấn đề dân số, hiện nay nạn tảo hôn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều học sinh lười học, chán học, nghỉ học sớm, thậm chí có những học sinh đang đi học cũng phải dừng mọi hi vọng và ước mơ để bước vào cuộc sống gia đình trẻ. 
	Định hướng nghề nghiệp không tốt cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của các em học sinh. Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm của đội ngũ sinh viên khi ra trường đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ của các bậc cha mẹ và học sinh hiện nay. Các em không còn thấy hào hứng với việc học văn hóa, thiếu đi ước mơ thi vào các trường đại học, chuyên nghiệp, Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy một thực trạng đáng báo động tại các trường học là tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng tăng, đặc biệt là học sinh lớp cuối cấp.
	 Xã hội càng phát triển, công nghệ mới ra đời thì những vấn đề mới ngày càng nảy sinh. Giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng chính là đối tượng chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi xã hội. Dưới tác động của Internet các em ngày càng lười đọc, khả năng tư duy độc lập ngày càng hạn chế, thích chạy theo những giá trị ảo và càng ngày càng sống "vô cảm" hơn. Cho nên để chuẩn bị hành trang bước vào đời các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức mà phải có đạo đức tốt, hay nói cách khác đi là "trước khi thành tài phải thành nhân". Tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng nên nhiều học sinh sống trong thế giới ảo, vô cảm trước truyền thống văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, yêu gia đình. Chính vì thế giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ luôn là việc làm cần thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Đứng trước những vấn đề được đề cập ở trên bản tôi nhận thấy rằng: các thầy cô giáo hiện nay đã thực hiện đổi mới phương pháp nhưng chưa triệt để. Chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, nhận thức để nâng cao lý tưởng sống tích cực giúp học sinh phát triển toàn diện hơn. 
Đối với học Địa lý, là một bộ môn trong hệ thống các môn văn hóa ở trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên, các hoạt động của con người trên phạm vi khu vực, quốc gia, thế giớiVì vậy hệ thống kiến thức rất rộng và đa dạng. Cho nên việc tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho các em không dễ dàng, không thuận lợi như các môn khoa học xã hội khác. Chính vì vậy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào soạn giảng theo hướng rèn luyện, giáo dục kĩ năng và lý tưởng, lối sống tích cực cho các em, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 
Do đó yêu cầu đặt ra đối với giáo viên hiện nay là phải biết tự tìm tòi, nghiên cứu chương trình, tìm hiểu nội dung và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để làm thế nào đó giúp học sinh nâng cao nhận thức và biết hành động đúng đắn để giải quyết một số vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay trong các tiết dạy trong các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp 1. Định hướng nội dung, hình thức thực hiện để nâng cao hiệu quả giáo dục trong chương trình môn Địa lí 
Lần đầu tiên thực hiện việc lồng ghép nội dung để giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, thái độ học tập đúng đắn và phòng chống, bài trừ một số hũ tục lạc hậu còn tồn tại của địa phương. Tôi đề xuất một số định hướng trong môn địa lí khối 6,7,8,9 cụ thể như sau:
Tên bài
Lớp
Mục tiêu giáo dục
Hình thức thực hiện
-Bài 22: Việt Nam – Đất nước, con người
8
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước
 Tình yêu quê hương gắn bó với tình yêu gia đình, làng xóm. Xuất phát từ tình yêu đó giáo dục học sinh luôn đóng góp một phần công sức của mình để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp thông qua việc không ngừng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi. Nêu cao tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
- Sử dụng phim tư liệu
- Giới thiệu nhân vật nhỏ tuổi điển hình về tinh thần yêu nước để giáo dục học sinh.
- Bài 33: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
8
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
9
- Bài 17: Lớp vỏ khí
6
Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường
Giúp học sinh tìm hiểu nguyên nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Những tình cảm, mối quan tâm của các em trong việc bảo vệ môi trường sẽ giúp các em có những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia.
- Xây dựng tình huống và giải quyết tình huống trong quá trình dạy học để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường
- Thống kê 
- Tuyên truyền thông qua các tiết học trên lớp
-Bài 17: Ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa
7
 - Bài 39: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
8
 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
9
- Bài 10: Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng
7
Giáo dục học sinh về vấn đề dân số và tình trạng tảo hôn
Giúp học sinh biết được tình hình dân số nước ta hiện nay. Tác động của dân số đối với một số vấn đề xã hội hiện nay, trong đó đáng báo động là nạn tảo hôn
Nhằm hạn chế tác hại của một số phong tục, hũ tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi, tây nguyên nói chung và địa phương nói riêng.
- Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
9
 - Bài 7: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
9
 - Bài 28: Vùng Tây Nguyên
9
- Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
9
Phân luồng và định hướng nghề nghiệp đối với học sinh cuối cấp
Hiểu rõ hơn về vấn đề việc làm hiện nay đối với giới trẻ, xây dựng mục tiêu cho bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Sống tích cực, học hành nghiêm túc để tạo ra việc làm ổn định cho bản thân, góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.
- Xây dựng tình huống
- Giải quyết tình huống
- Tuyên truyền giáo dục
- Trải nghiệm thực tế
2. Giải pháp 2. Tổ chức một sô tiết dạy có nội dung lồng ghép giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức học sinh.
2.1. Yêu cầu chung
 Để thực hiện giảng dạy bộ môn theo yêu cầu trên, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động dạy và học cần chú ý những nội dung sau:
+ Xác định vấn đề cần giải quyết
+ Chọn nội dung phù hợp
+ Xác định mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Thiết kế bài dạy
+ Thực hiện tiến trình dạy học, phân bố thời gian hợp lý, thực hiện vào đầu hoặc cuối tiết học. Lưu ý phải đảm bảo thời gian, hoàn cảnh thực hiện, hạn chế lan man, dài dòng, lạm dụng quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiết học.
- Đối với yêu cầu này giáo viên phải xây dựng được tình huống tốt. Tình huống xuất phát từ thực tế và được chỉnh sửa để mang tính điển hình, phục vụ tốt cho mục tiêu dạy học. 
- Thực hiện đầy đủ quy trình tiết dạy có lồng ghép nội dung giáo dục như: 
 + Bước 1: Tìm chủ đề, xác định mục tiêu của chủ đề
 + Bước 2: Lựa chọn tình huống phù hợp với nội dung của từng chủ đề, từng bài.
 + Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh
 + Bước 4: Thực hiện dạy học có nội dung xử lý tình huống theo chủ đề đã xây dựng.
 2.2. Ví dụ minh họa
	Ví dụ 1: Dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua giải quyết tình huống (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
Mục tiêu: Thông qua tình huống học sinh trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là do con người khai thác quá mức và gia tăng chất thải vào môi trường. Phương pháp dạy học nhẹ nhàng, linh hoạt, dễ dàng tạo hứng thú trong học tập bộ môn. Qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường giáo viên có thể chọn tình huống sau:
	Trong thời gian qua em được cử đại diện tham gia hội thảo quốc gia về vấn đề suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học đã phân tích nguyên nhân của hiện trạng này như sau:
"Tiến sĩ Trần Văn Chiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho rằng: Việt Nam là nước đất chật, người đông với tổng số dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyên đang có. Việc sử dụng môi trường chưa hợp lý như hiện nay, tài nguyên đất, nước, không khí... của Việt Nam đang có nguy cơ bị tàn phá, cạn kiệt. "Dân số gắn với môi trường, trong đó có kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Sinh càng nhiều, càng nhanh thì tài nguyên càng bị thu hẹp và con người càng phải đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam không nằm ngài quy luật đó". 
"Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam lại phân tích mức tăng dân số bao nhiêu và mật độ cao thế nào không ảnh hưởng tới môi trường bằng chính cách con người đối xử với môi trường sống của mình. Năm 1945, Việt Nam có 20 triệu dân. Hiện tại, con số này đã gấp hơn 4 lần. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, tuổi thọ người Việt cũng tăng lên gấp 2-3 lần. Như vậy, nếu tổ chức tốt, biết sử dụng hợp lý những gì mình có thì một khu vực nhỏ nhiều người sống vẫn có thể có môi trường trong lành, phát triển tốt". 
	Với tư cách là người đại diện đến lượt mình phát biểu, em sẽ nói gì? Em sẽ gửi thông điệp gì đến các bạn học sinh về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường hiện nay?
	- Thông qua tình huống trên học sinh nắm được một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường.
- Nêu quan điểm của bản thân và thông điệp gửi đến các bạn học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, làm tốt công tác tuyên truyền trong gia đình đến bên ngoài xã hội về việc thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường như:
+ Tiết kiệm điện, nước mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện.
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, xử lí rác thải phù hợp, gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.
 + Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
+ Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
+ Tuyên truyền mọi người hạn chế đi xe máy, tăng cường đi xe đạp
+ Hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.
Hình ảnh học sinh chăm sóc công trình măng non
	Ví dụ 2: Giáo dục học sinh về vấn đề dân số và tình trạng tảo hôn thông qua phương pháp thống kê, tuyên truyền (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiến hành tìm số liệu thống kê về tình trạng tảo hôn ở các tỉnh miền núi phía bắc, tây nguyên và huyện Krông Ana
	- Theo thống kê năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Đăk Lăk có 915 cặp vợ chồng tảo hôn. Tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Bông, Lắk; Ea Kar; Krông Ana...
	- Huyện Krông Ana hiện nay có khoảng 17 trường hợp tảo hôn; Riêng trường THCS Lương Thế Vinh có đến 2 trường hợp tảo hôn trong năm 2017 - 2018.
	- Thực trạng một số tỉnh có tỷ lệ kết hôn dưới 20 tuổi và dưới 18 tuổi cao nhất cả nước năm 2009 được minh họa ở bảng sau:
TT
 Tỉnh/thành phố
Nam 15-19
 Nữ 15-19
 Nữ 15-17
Cả nước
2,19
8,51
3,12
1
Hà Giang
17,25
25,52
14,31
2
Cao Bằng
10,70
16,73
8,64
3
Bắc Cạn
5,49
13,08
5,86
4
Lào Cai
11,37
23,16
11,83
5
Điện Biên
14,40
27,60
17,53
6
Lai Châu
18,65
33,83
21,20
7
Sơn La
14,03
29,08
17,14
8
Yên Bái
5,16
16,11
6,15
9
Kon Tum
4,69
15,75
7,85
10
Gia Lai
5,46
17,26
7,83
Để tuyên truyền giáo dục học sinh xóa bỏ hũ tục lạc hậu của các dân tộc miền núi, tây nguyên. Hoặc tình trạng yêu đương và kết hôn quá sớm, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau:
 - Qua bảng số liệu em có nhận xét gì về thực trạng nạn tảo hôn của các dân tộc miền núi nói chung và địa phương em nói riêng? 
	- Nếu được chấp nhận cho kết hôn ở tuổi 16 thì liệu rằng các em đã đủ chín chắn, đủ hiểu biết để đảm đương cho vai trò người vợ, người chồng, người bố, người mẹ, người con dâu rể trong gia đình chưa? 
	- Em có những đề xuất gì với các bạn trẻ hiện nay?
	Ví dụ 3: Phân luồng, định hướng nghề nghiệp và giáo dục thái độ học tập đối với học sinh cuối cấp. (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
	Mục tiêu: Suy nghĩ về vấn đề lao động và việc làm, đây là vấn đề báo động đối với xã hội hiện nay. Giúp cho học sinh có cách nhìn nhận đúng về vấn đề việc làm trong tương lai. Từ đó có thái độ học tập đúng đắn. Đề ra một số biện pháp khắc phục, kêu gọi mọi người và chính bản thân biết nâng cao kĩ năng tay nghề, năng động, sáng tạo trong lao động, học tập, trau dồi kinh nghiệm bản thân ngay khi còn học THPT. 
	Đối với nội dung này giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề như sau:
	Trong một lần đi học về qua một phiên chợ nhỏ ở địa phương em bất chợt để ý đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi chưa tắm. Em đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi, đầu tóc bù xù ngồi bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé đưa chiếc bát nứt hướng về phía dòng người xuôi ngược với mong mỏi một chút tiền của người qua đường. Lòng em le lói lên cái gì đó đến nghẹn ngào không nói nên lời vì em không thể làm gì giúp cô. Em tự hỏi rằng tại sao cô ấy lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé gái? Vì sao? Còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản thân, gia đình trong khi đất nước chúng ta còn chưa thực sự phát triển? bản thân em rất khúc mắc và trăn trở quyết định tìm hiểu để nắm bắt về vấn đề lao động và việc làm ở nước ta. Em rút ra bài học gì cho mình qua tình huống trên?
Ảnh minh họa thực trạng thiếu việc làm hiện nay (Nguồn: internet)
 	- Qua tình huống trên giúp học sinh xác định được lao động việc làm là một vấn đề hết sức cần thiết giúp nâng cao kiến thức trong lao động học tập để tương lai có được một công việc tốt, mức thu nhập cao có thể trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình. Vì vậy giáo dục học sinh ngay từ bây giờ phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được những kinh nghiệm nhỏ nhặt, tự tạo được cơ hội cho bản thân phát triển, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời, xác định được lí tưởng lao động làm việc đúng đắn, vạch ra được các kế hoạch rõ ràng cho tương lai, hành động tích cực hướng đến công việc lao động mơ ước. Tránh việc học vẹt, học đối phó với bố mẹ, thầy cô,... 
	- Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại các cơ sở tại địa phương như: trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, cơ sở làm nấm, trồng rau sạch; làm đồ mĩ nghệ, cơ sở sản xuất gạch...
Học sinh đang tham quan và thực hành chăm sóc vườn rau sạch tại
 địa phương (diệt sâu ăn lá bằng nước cây giã quỳ)
	Ví dụ 4: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước cho học sinh bằng phương pháp nêu gương, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học (Phạm vi áp dụng trong các bài được minh họa ở mục 1. Giải pháp 1)
	- Giáo viên sưu tầm, lựa chọn video clip có nội dung phù hợp như: về khẳng định chủ quyền biển đảo, danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta, những công trình kiến trúc... Giới thiệu cho học sinh vẻ đẹp của địa phương, các lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn văn hóa dân tộc thông qua bài dự thi "Dư địa chí Việt Nam" đã được tổ chức từ các năm học trước.
- Sưu tầm tư liệu giới thiệu những tấm gương thanh thiếu niên tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc như: Kim Đồng; Võ Thị Sáu; Lê Văn Tám để liên hệ giáo dục học sinh tinh thần nêu gương.
	- Tuyên truyền giáo dục học sinh: Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sẽ phát triển thành tình yêu quê hương đất nước. Từ đó các em sẽ xác định được nhiệm vụ của bản thân để giúp quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Biểu hiện bằng những việc làm cụ thể như: phải lên kế hoạch học tập và rèn luyện để có đủ tài và sức làm những công việc có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác, các em phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội chính trị, hòa nhập với cộng đồng, giúp bản thân phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, vận dụng tốt những điều đã học vào thực tế.
IV. Tính mới của giải pháp
Trước khi thực hiện các giải pháp, như đã đề cập ở phần thực trạng của vấn đề, giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng khi lên lớp chủ yếu chú trọng vào truyền đạt kiến thức cho các em theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, chạy đua với thành tích bằng những điểm số, giải thưởng, kì thi mà chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Mặc dù đã có sự đổi mới nhất định nhưng việc vận dụng các phương pháp dạy học vẫn còn thụ động, máy móc, rập khuôn, chưa phát huy khả năng sáng tạo và tạo hứng thú cho người học.
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy rằng: 
- Giáo viên: 
+ Đã chủ động, linh hoạt hơn trong v

Tài liệu đính kèm:

  • doc_SKKN-_Thanh_Nga Địa.doc