SKKN Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật hồ chí minh cho học sinh tiểu học trong phân môn Lịch sử Lớp 5

SKKN Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật hồ chí minh cho học sinh tiểu học trong phân môn Lịch sử Lớp 5

Thực trạng dạy và học Lịch sử lớp 5

a. Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi

 Đa số các em HS lớp 5 đều biết và có một vài kiến thức về nhân vật Hồ Chí Minh. Với vai trò là một lãnh tụ vĩ đại của đất nước, việc khắc sâu biểu tượng Hồ Chí Minh cũng trở nên dễ dàng hơn so với các nhân vật khác.

So với trước đây, HS có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với phương tiện truyền thông: ti vi, báo đài, mạng internet, nên các em có thể dễ dàng tìm hiểu các nhân vật lịch sữ nói chung, Hồ Chí Minh nói riêng.

* Khó khăn

Theo Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm: Lịch sử là một môn khoa học góp phần đào tạo con người. “Đối với HS càng nhỏ càng tiếp cận với lịch sử thì càng có ấn tượng sâu sắc. Cùng với lứa tuổi lớn lên của các em thì kiến thức đó càng sâu rộng nên Giáo sư cho rằng HS học lịch sử là rất quan trọng. Nhưng hiện nay vấn đề này chưa được coi trọng ở nhà trường” . Thực tế, Lịch sử là một môn học chưa được chú trọng đúng mức và còn bị coi là môn học phụ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học lịch sử ở phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng.

* Dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 5

Do điều kiện thực tế của trường Tiểu học Lê Quý Đôn và những điều kiện đặc thù của ngành Tiểu học, người GV Tiểu học nói chung và GV trường Tiểu học Lê Quý Đôn nói riêng trong một thời gian ngắn phải đồng thời giải quyết hàng loạt vấn đề của nhiều môn học khác nhau. Chính vì điều đó, mà mức độ đầu tư vào giáo án và phương pháp lên lớp của GV ở mỗi môn học cũng có sự khác nhau đáng kể.

Phân môn Lịch sử được dạy cho lớp 4, 5 mặc dù với một dung lượng kiến thức lớn, đồng thời GV lịch sử không phải là GV chuyên trách hay được tốt nghiệp khoa lịch sử ở các trường chuyên nghiệp, mà dạy gần như đủ tất cả các môn học có trong chương trình (vì trường có GV dạy riêng các môn: Tiếng Anh, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công). Tuy nhiên, đối với khối lớp 5, GV không chỉ dạy các môn: Khoa học, Đạo đức mà còn dạy các môn: Tiếng Việt, Toán, Địa lí và Lịch sử nên các GV không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt bài giảng cũng như các dụng cụ, phương tiện trực quan cho tiết dạy Lịch sử có hiệu quả và sinh động hơn. Ngoài ra, do tâm lý còn coi Lịch sử là “một phụ” và chỉ tập trung vào các “môn chính” nên GV chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và phương pháp dạy học Lịch sử cho nên kết quả học tập Lịch sử của HS chưa cao.

 

docx 31 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1028Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật hồ chí minh cho học sinh tiểu học trong phân môn Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đòi hỏi khi lựa chọn các sự kiện về nhân vật HCM và hoạt động cách mạng của Người không sa vào những chi tiết có tính chất “ly kỳ”, “giật gân” mà phải chon lọc các sự kiện vừa phản ánh cuộc đời bình thường, giản dị nhưng vĩ đại và cực kỳ trong sáng của HCM, vừa đánh dấu những mốc phát triển của Việt Nam. Vì vậy, nội dung các sự kiện được lựa chọn để xác định nội dung biểu tượng về nhân vật HCM phải tuân thủ luận điểm khoa học từ các sự kiện phản ánh những biểu tượng lịch sử cụ thể của HCM để có nhận thức khái quát về hoạt động cách mạng của Người, trên cơ sở đó có biểu tượng đầy đủ về “con người cách mạng HCM” với lý tưởng cao cả là đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cuối cùng, cần nhận thức lòng kính yêu, tình cảm sâu đậm của HS đối với Bác Hồ không chỉ là sự khâm phục, ngưỡng mộ một người anh hùng, một vĩ nhân có tính chất cảm tính mà phải bắt nguồn từ nội dung khoa học của sự kiện. Chính vì vậy, biểu tượng về HCM và hoạt động cách mạng của Người mới gắn chặt trong tâm trí HS. Ở đây, khoa học và tình cảm gắn bó chặt chẽ với nhau.
* Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử ở Tiểu học
a) Khái quát về biểu tượng
Trong quá trình tri giác thế giới bên ngoài, con người phản ánh sự vật và hiện tượng xung quanh mình dưới dạng hình ảnh của các vật thể Các hình ảnh này phản ánh vào trong ý thức những đặc điểm bên ngoài của sự vậtvà lưu giữ trong một khoảng thời gian đáng kể trong ý thức con người. Hình ảnh được lưu giữ đó được gọi là biểu tượng. Vậy “Biểu tượng là hình ảnh về sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác xảy ra trước đó” 
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh trực quan nảy sinh trong óc người về những sự vật và hiện tượng đã được tri giác trước đây.
Do đặc điểm của bộ môn, khi học tập lịch sử, HS không thể trực tiếp tri giác các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm. Cho nên, không có biểu tượng nảy sinh từ những trực giác đối với sự kiện, hiện tượng có thật mà chỉ dựa trên cơ sở những “mảnh quá khứ” còn lưu lại để làm chỗ dựa cho việc tái tạo lại quá khứ lịch sử. Vì vậy, đôi khi “biểu tượng lịch sử là biểu tượng của trí tưởng tượng” và do đó, cần thiết tạo ra cơ sở cho quá trình tri giác này – tri giác gián tiếp hay tri giác tưởng tượng.
Từ những quan niệm chung về biểu tượng, tính đến đặc trưng của việc nhận thức lịch sử, chúng ta hiểu rằng: “biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý,.. được phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất” 
b) Khái niệm nhân vật lịch sử
Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử không phải chỉ có chuyện chiến tranh và thay đổi chế độ cho nên nhân vật lịch sử không phải chỉ là những ai góp phần đưa nhiều người vào chỗ chết hay tán gia bại sản. Không nhất thiết phải là những chính trị gia, tướng lĩnh tạo ra những bước ngoặc lịch sử thì mới được xem là nhân vật lịch sử” 
Trẻ em Tiểu học ở Mỹ đều biết rằng không chỉ có lịch sử của chính trị hay chiến tranh mà còn có lịch sử của nghệ thuật, khoa học, và lĩnh vực khác của đời sống con người: lịch sử của nhà cửa, lịch sử của thực phẩm, lịch sử của y phục,và những người có đóng góp lớn hay tạo ra những ảnh hưởng quan trọng trong những lĩnh vực đó đều là những nhân vật lịch sử. 
c) Biểu tượng nhân vật lịch sử
Theo phân loại biểu tượng, biểu tượng về nhân vật là một bộ phận của biểu tượng lịch sử, có những nét riêng biệt.
Trong dạy học lịch sử, theo quan điểm Mác – xít cần làm cho HS hiểu được rằng: nhân vật nào cũng là một thực thể vừa có cái riêng của mình vừa có cái chung của giai cấp hay tập đoàn xã hội mà cá nhân đó đại diện.
Biểu tượng về nhân vật lịch sử là hình ảnh về một nhân vật. Nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng nét bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện, được phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất 
Vì vậy, việc tạo biểu tượng là cần thiết đối với việc học tập lịch sử, dù cho HS không thể trực tiếp tri giác, quan sát hiện thực quá khứ nhưng vẫn phải tuân theo quy luật nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” 
Về mặt tình cảm, đạo đức, biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật nói riêng có tác dụng không nhỏ đối với HS. Đó là khả năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, vì nó“không những tác động lên trí tuệ mà vào cả tâm hồn và tình cảm”. 
Qua các bài học lịch sử, những hành động anh hùng của những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ, vì hạnh phúc và hòa bình cho nhân dân lao động có sức lôi cuốn, hùng hồn, sôi nổi đối với HS, gây xúc cảm lịch sử sâu đậm. Từ đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với các vĩ nhân. Trái lại, những biểu tượng phản ánh hoạt động của các nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị đã hết vai trò tiến bộ, trở thành phản động, đi ngược lại với quyền lợi của quần chúng lao động, gây ra thảm cảnh cho nhân dân lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng phát triển của xã hội, sẽ gây ra phản ứng ngược lại từ phía HS, khơi dậy ở các em sự căm ghét hành vi hung bạo, độc ác của nhân vật đó. 
Việc tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử đã làm cho những tình cảm yêu, ghét của em được xác định rõ rệt.
Vì vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng về nhân vật nói riêng ngoài khả năng tái tạo lịch sử quá khứ còn có “chức năng điều chỉnh hành động” 
Về tác dụng phát triển tư duy, biểu tượng nói chung và biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng, là một trong những phương tiện quan trọng làm cho “tính chất hoạt động trí tuệ” của HS được phức tạp hóa tuần tự và đồng thời diễn ra quá trình không ngừng phát triển những năng lực nhận thức của HS. Cũng như tri giác, biểu tượng được hoàn thiện và phát triển dần trong quá trình giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống. Từ các biểu tượng không đầy đủ, không có phân biệt, không đúng, không rõ ràng và ít liên quan sẽ tiến đến xây dựng những biểu tượng rành mạch, rõ ràng, có phân biệt, đúng và có liên quan với nhau. Vì vậy, các biểu tượng nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng góp phần vào sự phát triển tư duy của HS.
Như vậy, biểu tượng lịch sử nói chung và biểu tượng nhân vật nói riêng không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, rút ra được bài học lịch sử, mà còn góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực tư duy lịch sử cho HS.
e). Biểu tượng HCM trong phân môn Lịch sử lớp 5 
Từ nhận thức về biểu tượng lịch sử nói chung, và biểu tượng nhân vật nói riêng, chúng ta tìm hiểu về biểu tượng nhân vật HCM trong phân môn lịch sử lớp 5.
Biểu tượng về nhân vật HCM không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Người mà còn giúp HS hiểu sâu hơn tri thức lịch sử Việt Nam. Bởi vì, giữa HCM và dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ “dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HCM, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non song đất nước ta”.
Trong dạy học lịch sử, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa hoạt động cách mạng của HCM với lịch sử dân tộc giúp cho HS nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân với cá nhân anh hùng, giữa lịch sử dân tộc với hoạt động của nhân vật. Điều đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức lịch sử của HS, bồi dưỡng đạo đức, tình cảm cách mạng ở HS. Cụ thể là:
Biểu tượng về nhân vật HCM sẽ giúp HS nắm vững hơn tri thức lịch sử dân tộc có liên quan, cụ thể hóa nhiều nội dung khái quát, những vấn đề lý thuyết trong phân môn Lịch sử lớp 5.
Biểu tượng về nhân vật HCM sẽ giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của HCM đối với sự phát triển lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho các em lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Ví dụ như: các biểu tượng HCM ra đi tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền cách mạng, lãnh đạo nhân dân làm nên hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội... sẽ hình thành ở các em tình cảm, lòng tôn kính Bác Hồ và vững tâm vào con đường cách mạng mà Đảng ta và HCM đã lựa chọn.
Ngoài tác dụng về tư tưởng và tình cảm nêu trên, việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM chính xác còn góp phần phát triển năng lực tư duy của HS. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đánh giá mức độ hiểu biết lịch sử của HS. 
2. Thực trạng dạy và học Lịch sử lớp 5 
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
	Đa số các em HS lớp 5 đều biết và có một vài kiến thức về nhân vật Hồ Chí Minh. Với vai trò là một lãnh tụ vĩ đại của đất nước, việc khắc sâu biểu tượng Hồ Chí Minh cũng trở nên dễ dàng hơn so với các nhân vật khác.
So với trước đây, HS có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với phương tiện truyền thông: ti vi, báo đài, mạng internet, nên các em có thể dễ dàng tìm hiểu các nhân vật lịch sữ nói chung, Hồ Chí Minh nói riêng.
* Khó khăn
Theo Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm: Lịch sử là một môn khoa học góp phần đào tạo con người. “Đối với HS càng nhỏ càng tiếp cận với lịch sử thì càng có ấn tượng sâu sắc. Cùng với lứa tuổi lớn lên của các em thì kiến thức đó càng sâu rộng nên Giáo sư cho rằng HS học lịch sử là rất quan trọng. Nhưng hiện nay vấn đề này chưa được coi trọng ở nhà trường” . Thực tế, Lịch sử là một môn học chưa được chú trọng đúng mức và còn bị coi là môn học phụ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học lịch sử ở phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng.
* Dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 5
Do điều kiện thực tế của trường Tiểu học Lê Quý Đôn và những điều kiện đặc thù của ngành Tiểu học, người GV Tiểu học nói chung và GV trường Tiểu học Lê Quý Đôn nói riêng trong một thời gian ngắn phải đồng thời giải quyết hàng loạt vấn đề của nhiều môn học khác nhau. Chính vì điều đó, mà mức độ đầu tư vào giáo án và phương pháp lên lớp của GV ở mỗi môn học cũng có sự khác nhau đáng kể. 
Phân môn Lịch sử được dạy cho lớp 4, 5 mặc dù với một dung lượng kiến thức lớn, đồng thời GV lịch sử không phải là GV chuyên trách hay được tốt nghiệp khoa lịch sử ở các trường chuyên nghiệp, mà dạy gần như đủ tất cả các môn học có trong chương trình (vì trường có GV dạy riêng các môn: Tiếng Anh, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công). Tuy nhiên, đối với khối lớp 5, GV không chỉ dạy các môn: Khoa học, Đạo đức mà còn dạy các môn: Tiếng Việt, Toán, Địa lí và Lịch sử nên các GV không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt bài giảng cũng như các dụng cụ, phương tiện trực quan cho tiết dạy Lịch sử có hiệu quả và sinh động hơn. Ngoài ra, do tâm lý còn coi Lịch sử là “một phụ” và chỉ tập trung vào các “môn chính” nên GV chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và phương pháp dạy học Lịch sử cho nên kết quả học tập Lịch sử của HS chưa cao.
Đối với các GV việc soạn bài Lịch sử còn mang tính đối phó, sơ sài, giáo án chưa có sự đầu tư, nghiên cứu chưa đưa ra các phương pháp hay, thu hút HS. Bài soạn của GV còn mang tính rập khuôn chưa có sự sáng tạo còn phụ thuộc vào sách thiết kế. Phương pháp dạy học trên lớp chưa có sự đổi mới, còn áp dụng cách dạy học truyền thống “thầy đọc, trò chép” chưa phát huy được phương pháp dạy học mới là lấy người học làm trung tâm. Trong quá trình lên lớp GV chủ yếu cho HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi trong bài mà nội dung có sẵn trong SGK, không có sự mở rộng, tim tòi, khám phá ra các mối quan hệ, những điểm hay của môn học. GV chưa đưa ra được các câu hỏi gợi ý, các mối quan hệ giữa các mốc lịch sử để kích thích hứng thú tìm tòi kiến thức của HS.
GV ít tìm tòi, tham khảo tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử, hay các tài liệu nhằm mở rộng kiến thức lịch sử cho GV mà GV chỉ sử dụng phần lớn là sách giáo khoa, sách thiết kế và sách GV
Các bài dạy lịch sử cứ lặp đi lặp lại một cách máy móc mà GV không đưa ra quy trình riêng cho từng bài học. Vì vậy mà đối với HS việc học lịch sử trở nên nhàm chán, gò ép, mang tính chất lí luận chưa theo đúng quan điểm “học đi đôi với hành”. Tuy nhiên, cũng có một số GV có niềm đam mê Lịch sử, ham học hỏi, nhiều kinh nghiệm, áp dụng được một cách hiệu quả nhưng phương pháp dạy học Lịch sử mới mẻ, gây hứng thú cho HS. 
- Thực trạng học lịch sử của HS lớp 5
Ở trường Tiểu học, đa số HS học Lịch sử theo kiểu đối phó, học thuộc nội dung trong sách để lên trả bài cho GV và sau đó các em quên hết kiến thức đã học thậm chí không nhớ một kiến thức nào dù nhỏ khi GV hỏi lại một cách bất ngờ. Tuy nhiên vẫn có một số em rất ham thích học lịch sử và có kiến thức lịch sử tương đối chắc, nhưng số lượng rất ít. Các em không ham thích học lịch sử thậm chí chán ghét, học chỉ để đối phó cho nên không thể tiếp thu và học tốt lịch sử được. HS thường cảm thấy mệt mỏi và không hào hứng với việc tiếp thu nên chất lượng việc học lịch sử không cao. HS học lịch sử một cách gò bó, không sôi nổi, lớp học ít sôi động, ít có không khí học tập. 
- Thực trạng việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử ở trường Tiểu học 
Ở các trường Tiểu học việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử chưa được quan tâm chú trọng nhiều, khi học về các nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, HCM, các GV chưa tạo được biểu tượng về các nhân vật đó, chưa có nhiều hình ảnh, câu chuyện, thậm chí GV cũng không nắm rõ về tiểu sử và công lao to lớn của họ đối với đất nước. Những điều đó làm cho HS nhàm chán với Lịch sử, HS không có ấn tượng và tình cảm với các nhân vật anh hùng, các em không biết được những cống hiến và sự hi sinh to lớn của các vị anh hùng để các em có được ngày hôm nay, từ đó các em sẽ không biết quý trọng hiện tại, biết ơn những nhân vật lịch sử.
Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm giúp hình thành trong các em những nhân vật lịch sử gắn với từng thời kỳ lịch sử và những sự kiện tiêu biểu, giúp các em có hứng thú học tập. Đặc biệt là về nhân vật HCM, người lãnh tụ vị đại của dân tộc, hình ảnh người gần gũi với các em thiếu nhi những những hiểu biết của các em về HCM còn ít. Vì vậy, việc tạo biểu tượng nhân vật HCM trong phân môn Lịch sử lớp 5 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về hình ảnh, cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, khơi dậy ở các em lòng kính yêu, tôn trọng Bác Hồ, đồng thời hứng thú và ham thích với việc học lịch sử.
b. Các nguyên nhân, yếu tố tác động
Sau khi tìm hiểu, tôi nhận thấy tình trạng này do một số nguyên nhân sau:
Ý thức học tập của HS chưa cao, không tìm tòi, suy nghĩ, thiếu thái độ cũng như động cơ học tập đúng đắn đặc biệt với môn lịch sử. 
Các em chưa mạnh dạn nêu lên những thắc mắc của mình.
Việc mở rộng hiểu biết về môn học chưa được các em quan tâm như việc tra cứu từ điển, đọc tài liệu hoặc xem các chương trình liên quan đến lịch sử trên ti vi, 
GV chưa quan tâm đến việc giải thích những thắc mắc và trau dồi, bồi dưỡng kiến thức cho HS, chưa trau dồi nhận thức, tình cảm cho các em.
GV chưa hướng dẫn các em tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài học để từ đó giúp HS nắm vững nội dung bài học.
Việc đánh giá HS của GV chưa cụ thể nên chưa giúp HS khắc phục được những hạn chế của mình.
Nhà trường chưa có đủ đồ dùng phục vụ cho môn học: mô hình, biểu đồ, bản đồ, các câu chuyện lịch sử,
Nhà trường chưa có điều kiện đưa các em đi tham quan thực tế.
Phụ huynh ít quan tâm đến việc học lịch sử của con em mình, không chú ý, nhắc nhở các em mà chỉ chú ý nhắc nhở các em chú trọng vào các môn học chính.
Nhìn chung thực trạng học tập môn lịch sử đang là mối quan tâm của toàn xã hội, làm sao để lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc cho các thế hệ mai sau đó không phải là điều đơn giản.
3. Những con đường, biện pháp sư phạm được sử dụng để tạo biểu tượng nhân vật Hồ Chí Minh trong phân môn Lịch sử lớp 5
Quá trình tạo biểu tượng về nhân vật HCM được tiến hành ở cả hai hình thức dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông (nội khóa và ngoại khóa). Trong quá trình đó, GV phải tiến hành hàng loạt các thao tác và thủ thuật sư phạm cần thiết. Ngoài những yếu tố riêng, cá biệt phụ thuộc vào tư chất, nghệ thuật sư phạm của người thầy, GV còn phải nắm chắc những con đường, biện pháp sư phạm cụ thể để tạo biểu tượng về nhân vật HCM có hiệu quả.
Chất lượng việc tạo biểu tượng về nhân vật HCM phụ thuộc ở việc giải quyết đồng thời cả hai yêu cầu: “khả thi và chất lượng mới”, khả thi nhưng thấp hơn yêu cầu quy định của chương trình thì vô nghĩa, là việc làm thừa, tai hại và nguy hiểm, vì nó cản trở sự tiến bộ” . Vì vậy, việc chọn lựa phương pháp tối ưu cần phải tạo ra nhưng phương pháp khả thi, nhưng quan trọng hơn là phải đạt cao hơn tình trạng hiện thực về hiệu quả và chất lượng. Giải pháp này được thực hiện theo nguyên tắc “dạy học lấy HS làm trung tâm” trong dạy học lịch sử.
a. Tạo biểu tượng nhân vật Hồ Chí Minh tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, tạo biểu tượng về không gian và thời gian xảy ra sự kiện phản ánh hoạt động cách mạng của HCM, tức là làm HS hình dung được thời điểm và bối cảnh lịch sử cụ thể mà Người đã sống và làm việc. Chẳng hạn như, để tạo biểu tượng HCM ra đi tìm đường cứu nước (bài 2: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước) trước hết cần hướng dẫn HS hình dung hoàn cảnh đất nước, suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ để các em tự giải thích “vì sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước?”
Bằng cách hình dung những con đường cứu nước của các bậc tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), GV giúp HS hiểu rõ Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây, bằng lao động của mình là hoàn toàn đúng.
Để khẳng định điều này, qua thực nghiệm sư phạm, tôi giúp HS hình dung:
+ Con đường mà HCM đi sang phương Tây (đi bằng cách nào, đi theo con đường nào: dùng bản đồ và kể chuyện về cuộc sống của Người).
+ Mục đích ra đi? (tìm đường cứu nước).
+ Tác dụng của quyết định ra đi tìm đường cứu nước (tìm được con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam).
Như vậy, qua trình bày cụ thể bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) chúng tôi không chỉ giúp HS nhận thức được những hoạt động cụ thể của HCM, mà còn làm cho HS hình dung được những nét bản chất của quá trình vận động hợp quy luật của lịch sử ( Việt Nam phải được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thoát khỏi sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng).
Thứ hai là, tạo biểu tượng về những hoạt động cụ thể của HCM để hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, qua đó hiểu sâu hơn những sự kiện lịch sử dân tộc có liên quan.
Thứ ba là, tạo biểu tượng về tác dụng, kết quả hoạt động cách mạng của HCM đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Đây là các biểu tượng quan trọng giúp HS nhận thấy bước chuyển về chất trong nhận thức, tư tưởng của HCM, những bước ngoặt căn bản trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, như biểu tượng Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam, biểu tượng Người ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946,..
b. Để tạo biểu tượng nhân vật Hồ Chí Minh trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 có hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, đảm bảo tính hình ảnh cụ thể, tính chính xác của nội dung các sự kiện phản ánh hoạt động cách mạng của HCM. Yêu cầu này được thực hiện thông qua việc thực hiện ngôn ngữ trong sáng, tài liệu về tiểu sử HCM và các tài liệu thành văn khác, các phương tiện trực, các bài tường thuật, miêu tả.
+ Việc sử dụng tài liệu tiểu sử HCM để tạo biểu tượng về Người được tiến hành bằng nhiều cách:
* Đối với những bài mà kiến thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với hoạt động của HCM trong suốt cả một quá trình, phải khắc họa cho HS những nét tiểu sử quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Người để HS hiểu nội dung của bài.
* Đối với những bài mà sự kiện cơ bản gắn với hoạt động của HCM ở một thời điểm quan trọng thì tập trung nêu đặc điểm tính cách của HCM với bản chất nội dung sự kiện.
+ Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc miêu tả, tường thuật kết hợp với nêu đặc điểm là những cách dạy học quan trọng trong phương pháp “trình bày miệng” nói chung và t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_tao_bieu_tuong_nhan_vat_ho_chi_minh_cho_hoc.docx