SKKN Phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp nâng cao tính tích cực của học viên trong giảng dạy phần sinh học tế bào

SKKN Phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp nâng cao tính tích cực của học viên trong giảng dạy phần sinh học tế bào

Giáo viên giảng giải: người ta thấy rằng ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình quang hợp mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp. Người ta chia quá trình quang hợp ra làm hai pha: pha sáng và pha tối.

Vấn đáp: Tính chất hai pha của quá trình quang hợp thể hiện như thế nào? (Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng ATP. Pha tối: diễn ra cả trong bóng tối, nhờ ATP và NADPH biến đổi CO2 thành cacbohidrat).

Vấn đáp: Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp. Nếu nói pha tối của quá trình quang hợp không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? Vì sao? (Không chính xác, vì pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng và một số enzim của pha tối hoạt hóa khi có ánh sáng).

Giáo viên dẫn dắt: Ánh sáng là nguồn năng lượng của quá trình quang hợp. Nhưng ánh sáng ảnh hưởng đến các pha của quá trình quang hợp là không giống nhau.

Vấn đáp: Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đối với từng pha của quá trình quang hợp? (Ánh sáng có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến pha sáng và ảnh hưởng gián tiếp đến pha tối)

Giáo viên nêu vấn đề: Ta không thể tách riêng hai pha của quá trình quang hợp và nó có mối quan hệ mật thiết với nhau.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp nâng cao tính tích cực của học viên trong giảng dạy phần sinh học tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 
Để thiết kế câu hỏi đảm bảo được các yêu cầu sư phạm, sử dụng trong quá trình dạy học cần thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định rõ và đúng mục tiêu cần hỏi.
Bước 2: Liệt kê, sắp xếp nội dung cần hỏi theo trình tự nhất định.
Bước 3: Diễn đạt nội dung cần hỏi bằng các câu hỏi.
Bước 4: Xác định những nội dung câu trả lời.
Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi.
2.3.2. Thực nghiệm một số phân đoạn giảng dạy bằng phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp
2.3.2.1 Mục ”Nhân tế bào” bài 8 “Tế bào nhân thực” (tiết 1) (Sinh học 10, cơ bản, trang 37)
Giáo viên thông báo: Có thể nói nhân tế bào là bào quan có vị trí vô cùng quan trọng đối với tế bào, nó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Vấn đáp: Từ đặc điểm chung của tế bào nhân thực hãy cho biết nhân của tế bào nhân thực có đặc điểm gì khác so với nhân của tế bào nhân sơ? ( Nhân đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền).
Giáo viên treo tranh tế bào nhân thực và yêu cầu học viên quan sát.
Vấn đáp: Hãy cho biết vị trí, số lượng, hình dạng của nhân tế bào? (Nằm trong tế bào chất thường ở trung tâm của tế bào, số lượng thường là một, đại đa số có hình cầu).
Giáo viên treo tranh bộ phận cấu trúc riêng của nhân và yêu cầu học viên quan sát.
Vấn đáp: Hãy mô tả sơ bộ cấu trúc của nhân tế bào? (Nhân tế bào gồm bên ngoài là một lớp màng kép, bên trong là dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc).
Giáo viên nêu vấn đề: Tế bào muốn tồn tại và phát triển được đòi hỏi phải có quá trình trao đổi chất với môi trường. Nhân tế bào cũng vậy, muốn đảm bảo được cấu trúc và chức năng của nó thì cũng phải thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường.
Vấn đáp: Nhân tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh nhờ thành phần (cấu trúc) nào của nhân tế bào? Cấu trúc đó có cấu tạo như thế nào? (Màng nhân, có cấu tạo là màng kép trên màng nhân có nhiều lỗ nhân để thực hiện trao đổi chất với tế bào).
Vấn đáp: Tại sao màng nhân là màng kép? (Do quá trình tiến hóa lâu dài màng kép giúp cho nhân đảm nhận tốt chức năng của mình).
Vấn đáp: Nhân trao đổi chất với môi trường ngoài là nhờ lỗ nhân. Lỗ nhân có thông giữa hai màng nhân không? Tính chọn lọc của lỗ màng nhân thể hiện như thế nào? (Lỗ nhân chỉ hình thành khi hai màng nhân ép sát vào nhau, còn bình thường lỗ nhân được che kín bởi phân tử prôtêin. Tính chọn lọc của lỗ màng nhân thể hiện ở việc cho các chất đi vào và đi ra khỏi lỗ nhân).
Vấn đáp: Nhân của tế bào nhân thực, ngoài việc đã có màng nhân còn có đặc điểm gì khác so với nhân của tế bào nhân sơ? (ADN của tế bào nhân chuẩn liên kết với prôtêin histôn để tạo nên cấu trúc NST còn ở tế bào nhân sơ chỉ là ADN vòng không liên kết với prôtêin histôn). 
Vấn đáp: Nêu chức năng của nhân tế bào? (Chứa thông tin di truyền).
Giáo viên dẫn dắt: Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm phá hủy nhân tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào được chuyển nhân.
Vấn đáp: Bạn hãy cho biết con ếch con này mang đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này chứng minh vai trò gì của nhân tế bào? (Loài B, chứng minh chức năng của nhân tế bào chứa thông tin di truyền).
Vấn đáp: Dựa vào chức năng của nhân tế bào. Hãy giải thích tại sao nói nhân tế bào là thành phần quan trọng bậc nhất? (Vì nhân mang thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào).
2.3.2.2. Mục “Ti thể” bài 9 “Tế bào nhân thực” (tiết 1 ) ( Sinh học 10, cơ bản, trang 40)
Giáo viên dẫn dắt: Một đặc điểm chung của tế bào nhân thực là đã có các bào quan có màng bao bọc. Ti thể là một bào quan có màng bao bọc tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Vấn đáp: Ti thể có ở những loại tế bào nào? Vị trí, số lượng, hình dạng của ti thể? (Ti thể chỉ có ở tế bào nhân thực, số lượng rất nhiều, nằm rải rác trong tế bào chất, hình cầu, hình sợi).
Giáo viên treo tranh phóng to H.9.1 và yêu cầu học viên quan sát, nghiên cứu thông tin SGK.
Vấn đáp: Mô tả cấu trúc của ti thể? (Bao ngoài là hai lớp màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào có các enzim hô hấp. Bên trong là chất nền).
Vấn đáp: Với kiểu cấu tạo của hai lớp màng thì màng nào có diện tích tiếp xúc lớn hơn và điều đó có ý nghĩa gì? (Màng trong có diện tích tiếp xúc lớn hơn và để chứa nhiều enzim hô hấp).
Giáo viên thông báo: Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau là không giống nhau. Ví dụ ở tế bào cơ tim, tế bào gan khoảng 2500 ti thể, có một số tế bào lại chỉ có một vài ti thể.
Vấn đáp: Tại sao lại có sự khác nhau về số lượng ti thể ở các loại tế bào đó? (Vì tế bào cơ tim, tế bào gan phải hoạt động mạnh, tiêu tốn năng lượng).
Giáo viên thông báo: Có sự liên quan giữa số lượng ti thể và năng lượng của tế bào. Tế bào nào hoạt động mạnh thì có nhiều ti thể và ngược lại.
Vấn đáp: Vậy ti thể có chức năng gì? (Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào).
Vấn đáp: Tại sao nói ti thể có cấu trúc phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận? (Ti thể có màng trong gấp nếp chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào).
Giáo viên thông báo: Trong chất nền của ti thể có chứa ADN và ribôxôm.
Vấn đáp: Dựa vào chức năng của ribôxôm hãy cho biết ti thể có đặc điểm gì? (Có thể tự tổng hợp prôtêin riêng cho cơ thể và có thể tự nhân lên độc lập).
Vấn đáp: (Giáo viên củng cố) Tại sao nói ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào? (Vì có chứa enzim chuyển hóa đường, hợp chất khác tạo thành ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào).
2.3.2.3. Mục “Lục lạp”, bài “Tế bào nhân thực” (tiết 2), (Sinh học 10, cơ bản, trang 41)
Giáo viên dẫn dắt: Ti thể được coi như nhà máy năng lượng của tế bào.
Vấn đáp: Trong tế bào ngoài ti thể còn có bào quan nào cũng được coi như nhà máy năng lượng của tế bào? Bào quan đó có ở loại tế bào nào? (Lục lạp, có ở tế bào thực vật).
Giáo viên cho học viên quan sát một chậu cây và giới thiệu phần lá nhận được nhiều ánh sáng, phần lá nhận được ít ánh sáng. 
Vấn đáp: Cho biết mầu sắc của những lá nhận được nhiều ánh sáng có điểm gì khác so với lá nhận được ít ánh sáng? Vì sao? (Lá nhận được nhiều ánh sáng có mầu xanh thẫm, còn lá nhận được ít ánh sáng có mầu xanh nhạt. Vì diệp lục được tạo thành nhiều ở ngoài ánh sáng).
Giáo viên treo tranh cấu trúc lục lạp yêu cầu học viên quan sát tranh và nghiên cứu thông tin SGK.
Vấn đáp: Lục lạp có cấu trúc như thế nào? (Bên ngoài bao bọc bởi màng kép. Bên trong là chất nền, trong chất nền chứa nhiều túi tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành các hạt grana, ADN và ribôxôm).
Giáo viên thông báo: Trên màng tilacôit có chứa rất nhiều sắc tố (chủ yếu là diệp lục).
Vấn đáp: Dựa vào cấu tạo của lục lạp và diệp lục. Hãy giải thích tại sao lá cây lại có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan đến khả năng quang hợp của cây hay không? Vì sao? (Do lục lạp có chứa diệp lục và khi ánh sáng chiếu vào lá thì diệp lục phản lại ánh sáng màu xanh lục mà không hấp thụ. Lá có màu xanh là lá có chứa nhiều diệp lục do đó hiệu suất quang hợp cũng tăng cao).
Vấn đáp: Với cấu trúc màng của lục lạp vừa nghiên cứu, hãy so sánh cấu trúc màng của lục lạp và ti thể? (Giống nhau: đều được cấu tạo từ hai lớp màng. Nhưng khác nhau: lục lạp cả hai màng đều trơn nhẵn, ở ti thể màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp).
Vấn đáp: Với cấu tạo như vậy lục lạp đảm nhận chức năng gì? Làm thế nào để nhận biết lục lạp thực hiện chức năng đó? (Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật, học viên vận dụng kiến thức lớp 6 để trả lời).
Giáo viên dẫn dắt: Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp và người ta đã chứng minh được rằng quang hợp quyết định đến 93% năng suất cây trồng.
Vấn đáp: Hãy giải thích tại sao lục lạp lại có thể thực hiện được chức năng đó? (Lục lạp chứa diệp lục có khẳ năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các phân tử đường).
Vấn đáp: Quang hợp có vai trò quyết định đến năng suất cây trồng. Vậy trong trồng trọt cần có những biện pháp kĩ thuật như thế nào để tăng hiệu suất của quá trình quang hợp? (Vấn đề mật độ cây trồng, loại cây trồng ưa bóng hay ưa sáng).
Giáo viên dẫn dắt: Tuy có những điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ti thể và lục lạp. Nhưng hai bào quan này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vấn đáp: Hãy trình bày mối quan hệ giữa ti thể và lục lạp? (Quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng nhờ diệp lục để tổng hợp nên các chất hữu cơ. Ti thể chuyển hóa hợp chất hữu cơ được tổng hợp thành năng lượng ATP).
2.3.2.4. Mục “Vận chuyển thụ động” bài 11 “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” ( Sinh học 10, cơ bản, trang 47)
Giáo viên tiến hành thí nghiệm: Nhỏ một giọt mực tím vào cốc nước lọc, yêu cầu học viên quan sát.
Vấn đáp: Hãy giải thích hiện tượng trên? (Mực hòa tan dần vào nước do hiện tương khuếch tán).
Vấn đáp: Hiện tượng giọt mực hòa tan vào cốc nước là hiện tượng khuếch tán. Do đâu có được sự khuếch tán? (Sự chuyển động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, do có sự chênh lệch về nồng độ).
Giáo viên thông báo: Đối với màng sinh chất của tế bào khuếch tán là một dạng vận chuyển thụ động.
Vấn đáp: Thế nào là vận chuyển thụ động? Vận chuyển thụ động dựa trên nguyên lý nào? (Vận chuyển qua màng sinh chất không tiêu tốn năng lượng, nguyên lý là sự chênh lệnh nồng độ)
Vấn đáp: Có những kiểu khuếch tán nào? (Khuếch tán trực tiếp, khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng, khuếch tán qua kênh prôtêin đặc biệt). 
Giáo viên thông báo: Các chất được vận chuyển qua màng sinh chất dưới dạng hòa tan. Dựa vào bản chất của các chất được vận chuyển mà người ta hình thành khái niệm thẩm thấu và thẩm tách. 
Vấn đáp: Hãy phân biệt hai khái niệm trên? (Thẩm thấu: là sự khuếch tán của nước, thẩm tách là sự khuếch tán của các chất hòa tan).
Vấn đáp: Dựa vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tế bào người ta chia ra thành các loại môi trường khác nhau. Đó là những loại nào? Phân biệt các loại môi trường đó? ( Môi trường ưu trương nồng độ chất tan bên ngoài lớn hơn trong tế bào. Môi trường đẳng trương nồng độ các chất tan bên ngoài bằng với trong tế bào. Môi trường nhược trương: nồng độ các chất tan bên ngoài nhỏ hơn bên trong tế bào.)
Giáo viên dẫn dắt: Tốc độ khuếch tán của các chất ra và vào tế bào là không giống nhau.
Vấn đáp: Tốc độ khuếch tán ra và vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? (Nhiệt độ môi trường, sự chênh lệnh nồng độ các chất).
Vấn đáp: Nếu nói rằng nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao là đúng hay sai? Vì sao? (Đúng, vì nồng độ chất tan thấp dẫn đến dung môi (nước) cao và ngược lại).
2.3.2.5. Mục “Các pha của quá trình quang hợp” bài 17 “Quang hợp” (Sinh học 10, cơ bản, trang 67 – 68)
Giáo viên giảng giải: người ta thấy rằng ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình quang hợp mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp. Người ta chia quá trình quang hợp ra làm hai pha: pha sáng và pha tối.
Vấn đáp: Tính chất hai pha của quá trình quang hợp thể hiện như thế nào? (Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng ATP. Pha tối: diễn ra cả trong bóng tối, nhờ ATP và NADPH biến đổi CO2 thành cacbohidrat).
Vấn đáp: Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp. Nếu nói pha tối của quá trình quang hợp không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? Vì sao? (Không chính xác, vì pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng và một số enzim của pha tối hoạt hóa khi có ánh sáng).
Giáo viên dẫn dắt: Ánh sáng là nguồn năng lượng của quá trình quang hợp. Nhưng ánh sáng ảnh hưởng đến các pha của quá trình quang hợp là không giống nhau.
Vấn đáp: Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đối với từng pha của quá trình quang hợp? (Ánh sáng có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến pha sáng và ảnh hưởng gián tiếp đến pha tối)
Giáo viên nêu vấn đề: Ta không thể tách riêng hai pha của quá trình quang hợp và nó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vấn đáp: Hãy trình bày mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp? (Pha sáng tổng hợp ATP và NADPH, pha tối sử dụng ATP và NADPH được tạo ra từ pha sáng để biến đổi CO2 thành cacbohyđrat , ADP và NADP+ tạo ra ở pha tối sẽ được tái sử dụng trong pha sáng).
Giáo viên dẫn dắt: Pha sáng là pha chịu tác động trực tiếp của ánh sáng.
Vấn đáp: Năng lượng ánh sáng được biến đổi như thế nào trong pha sáng của quá trình quang hợp? (Năng lượng ánh sáng sẽ được biến đổi thành năng lượng dưới dạng ATP và NADPH).
Vấn đáp: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu? Nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng là gì? (Màng tilacôit, nguyên liệu: ánh sáng, sản phẩm: ATP, NADPH và ôxi).
Vấn đáp: Tại sao pha sáng của quá trình quang hợp lại được coi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng? (Vì giai đoạn này năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng dự trữ trong phân tử ATP).
Giáo viên dẫn dắt: Pha sáng của quá trình quang hợp xảy ra tại màng tilacôit của lục lạp.
Vấn đáp: Lục lạp có cấu trúc như thế nào để quá trình hấp thụ ánh sáng được nhiều nhất? (Các sắc tố trong lục lạp và chuỗi vận chuyển êlectron quang hợp được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trên màng tilacôit).
Giáo viên thông báo: Một trong các sản phẩm quan trọng của quá trình quang hợp là ôxi được tạo ra trong pha sáng.
Vấn đáp: Ôxi được tạo ra trong pha sáng đó có nguồn gốc từ đâu? (Từ các phân tử nước thông qua quá trình quang phân ly nước).
Giáo viên nêu vấn đề: Quá trình quang hợp diễn ra nhờ các hệ sắc tố quang hợp là những phân tử hữu cơ có khả năng hấp thu ánh sáng.
Vấn đáp: Nếu mỗi cơ thể quang hợp không có nhiều loại sắc tố khác nhau mà chỉ có một loại duy nhất thì hiệu quả hấp thụ năng lượng ánh sáng sẽ tăng hay giảm đi? Vì sao? (Giảm đi, vì các ánh sáng có bước sóng khác nhau, các loại sắc tố khác nhau sẽ hấp thụ ở các bước sóng khác nhau). 
Giáo viên nêu vấn đề: Sản phẩm của pha sáng tạo ra sẽ được pha tối sử dụng để thực hiện quá trình biến đổi CO2 thành hợp chất hữu cơ. Pha tối có đặc điểm gì?
Vấn đáp: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu? Nguyên liệu và sản phẩm của pha tối là gì? (Chất nền, nguyên liệu: CO2, sản phẩm: các hợp chất hữu cơ).
Vấn đáp: Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH. Quá trình sử dụng đó diễn ra như thế nào? (Nhờ ATP và NADPH sẽ cố định CO2 trong chu trình C3 để tạo thành các sản phẩm hữu cơ).
Vấn đáp: Tại sao pha tối của quá trình quang hợp người ta gọi là pha “Cố định CO2” ? (Vì CO2 tự do được cố định lại trong các phân tử cacbohiđrat).
Giáo viên dẫn dắt: Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Cavin.
Vấn đáp: Quá trình cố định CO2 qua chu trình C3 diễn ra như thế nào? (Sơ đồ chu trình SGK trang 69).
Vấn đáp: Dựa vào sơ đồ giản lược của chu trình C3 hãy cho biết tại sao lại có tên là chu trình C3? (Vì sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon).
Vấn đáp: Ánh sáng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quang hợp. Trong sản xuất làm thế nào để cây trồng quang hợp tốt nhất? (Mật độ cây, tính chất cây ưa bóng hay ưa sáng).
2.3.2.6. Mục “Quá trình nguyên phân” bài “Chu kì tế bào và qúa trình nguyên phân” (Sinh học 10, cơ bản, trang 72,73,74)
Giáo viên nêu vấn đề: Khi tế bào đã tăng trưởng đến một mức độ nhất định thì tế bào bước vào quá trình nguyên phân. Nguyên phân là hình thức phân chia chủ yếu ở tế bào nhân thực.
Vấn đáp: Nguyên phân được chia thành những giai đoạn nào? (Gồm hai giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất).
Giáo viên treo tranh hình 18.2 yêu cầu HS quan sát.
Giáo viên giảng giải: Phân chia nhân thực chất là một quá trình liên tục diễn ra sự biến đổi của NST, trung tử, màng nhân và nhân con. 
Vấn đáp: Hãy mô tả diễn biến các kì của quá trình nguyên phân? (Kì đầu: NST co xoắn, màng nhân và nhân con tiêu biến. Kì giữa NST co xoắn cực đại tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, trung tử di chuyển về hai cực của tế bào. Kì sau NST tách nhau ở tâm động. Kì cuối NST dần giãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện).
Giáo viên nhắc lại: Ở kì đầu màng nhân và nhân con tiêu biến, nhưng ở kì cuối lại xuất hiện.
Vấn đáp: Sự biến mất và xuất hiện của màng nhân và nhân con có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình nguyên phân? (Tạo không gian và nguyên liệu cho nguyên phân).
Vấn đáp: NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động. Điều đó sẽ có ý nghĩa gì? (Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền về hai cực của tế bào).
Vấn đáp: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân NST co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia đi về hai cực của tế bào. Tại sao lại như vậy? (Để khi phân li về hai cực NST không bị rối).
Giáo viên thông báo: Kết quả của quá trình nguyên phân là từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống hệt nhau và giống tế bào mẹ.
Vấn đáp: Những sự kiện nào của quá trình nguyên phân đã tạo nên điều đó? (Do NST được nhân đôi sau đó lại được phân chia đồng đều về hai cực của tế bào).
Vấn đáp: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân có xuất hiện thoi phân bào. Nếu thoi phân bào không được hình thành thì điều gì sẽ xảy ra? (NST không tách nhau ra và không được kéo đều về hai cực).
Giáo viên dẫn dắt: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền tế bào bước vào quá trình phân chia tế bào chất. Nhưng thực chất hai quá trình này không tách rời nhau.
Vấn đáp: Quá trình phân chia tế bào chất diễn ra ở kì nào? (Cuối kì sau và đầu kì cuối).
Giáo viên thông báo: Quá trình phân chia tế bào chất ở mỗi loại tế bào khác nhau có sự khác nhau.
Giáo viên treo tranh phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật, yêu cầu HS quan sát.
Vấn đáp: Sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật khác nhau như thế nào? (Ở tế bào động vật: Màng sinh chất thắt lại ở giữa. Ở tế bào thực vật xuất hiện vách ngăn từ giữa ra).
Vấn đáp: Tại sao màng tế bào thực vật không lõm vào giống tế bào động vật? (Vì có thành xenlulôzơ vững chắc).
2.3.3. Kiểm tra thực nghiệm 
Sử dụng một số bài kiểm tra 15 phút dạng trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên:
BÀI 1: TẾ BÀO NHÂN THỰC (TIẾT 1)
Họ và tên học viên:	
Lớp:  
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau: 
Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân chuẩn khác với tế bào nhân sơ là:
Có hệ thống nội màng
Có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất...
Có màng nhân
Có cấu tạo phức tạp
2. Các bào qua tham gia vào quá trình vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào:
Nhân tế bào, lưới nội chất, ty thể
Lưới nội chất, bộ máy gôngi, màng sinh chất
Ribôxôm, nhân, bộ máy gôngi
Ribôxôm, túi tiết, màng sinh chất.
3. Cấu trúc nào sau đây không có trong thành phần của nhân tế bào:
Dịch nhân.
Nhân con.
C. Bộ máy gôngi	D. Chất nhiễm sắc.
4. Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào?
Chứa đựng thông tin di truyền.
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.
Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
5. Thành phần hoá học của riboxom gồm:
ADN, rARN và prôtêin. 	
Prôtêin và rARN.
C. Lipit, ADN và rARN.	
D. ADN, rARN và NST.
6. Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và các xoang dẹt thông với nhau là:
Lưới nội chất.	
Chất nhiễm sắc.
C. Khung tế bào.	D. Màng sinh chất.
7. Trên mạng lưới nội chất hạt có:
Nhiều hạt có khả năng nhuộm mầu bằng dung dịch kiềm.
Nhiều hạt có thể nhuộm mầu bằng dung dịch axit.
Các ribôxom gắn vào.
Đính nhiều loại enzim.
8. Trên mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều chất nào sau đây:
Enzim.	
B. Hoocmôn.	
C. Kháng thể.	
D. Pôlysaccarit.
9. Cấu tạo bộ máy gôngi bao gồm:
Các ống rãnh xếp trồng lên nhau và thông với nhau.
Các túi màng dẹt xếp trồng lên nhau và tách rời nhau.
Các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại.
Các thể hình cầu có màng bao bọc.
10. Chức năng của bộ máy gôngi trong tế bào là:
Phân xưởng lắp ráp và đóng gói các sản phẩm của tế bào.
Điều hòa quá trình trao đổi chất của tế b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_cau_hoi_van_dap_nang_cao_tinh_tich.doc
  • docfile Bao cao tom tat hieu qua SKKN - Quoc.doc